Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Lưu ý khi mua và sử dụng sơn M pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 5 trang )

Lưu ý khi mua và sử dụng sơn
Mua sơn bao nhiêu là đủ và khắc phục những lỗi xảy ra khi tiến hành công
viêc như thế nào là điều mà rất nhiều người băn khoăn khi muốn sửa sang lại
ngôi nhà.
Cách tính lượng sơn cần mua

Khi quét tường, vấn đề rắc rối mà chúng ta hay gặp đó là không biết dùng lượng
vôi hay lượng sơn bao nhiêu. Mua nhiều thì lãng phí, mua ít thì phải mua thêm
làm cho màu khi quét sẽ không được đồng nhất.

Thực ra cách tính cũng khá đơn giản. Ta chỉ lấy diện tích phòng ngủ (m2) cần quét
vôi hoặc sơn chia cho 4, tiếp tục lấy chiều cao chia cho 4, đen 2 số vừa chia được
cộng lại sẽ ra số lượng vật liệu cần dùng (kg).
Ví dụ: căn phòng rộng 20m2, lượng bột cần dùng là : 20 : 5 = 5; bột trang trí cho
tường cao 4m: ta lấy 4 : 4 = 1, sau đó lấy 5 + 1 =6 vậy khối lượng cân dùng quét
cho 2 lần là 6 kg.



Hình minh họa

Khi sơn nhà bạn có thể gặp một số lỗi sau:

1. Sơn bị chảy

Sơn võng xuống hay chảy sau khi sơn xong. Nguyên nhân của việc này là bột tạo
màu sơn bị lắng xuống đáy thùng hay tách biệt khỏi lớp sơn do không khuấy kỹ
trước khi sử dụng, sơn để quá lâu hết hạn bảo quản, sơn bị để dưới nhiệt độ quá
cao hay lỗi do pha loãng.

Giải pháp: Tránh để sơn ở khu vực quá nóng trong thời gian dài, lưu trữ theo


đúng như sự yêu cầu của nhà sản xuất, pha loãng với tỷ lệ dung môi phù hợp.

2. Màng sơn bị nhăn:

Bề mặt sơn nhấp nhô gợn sóng. Nguyên nhân là do sơn quá dày, sơn trên bề mặt
khi nhiệt độ quá cao, sơn lớp sau cùng khi các lớp trong chưa hoàn toàn khô hẳn.

Giải pháp: Tránh sơn quá nhiều sơn, đợi lớp sơn bên trong khô hẳn mới bắt sơn
lớp ngoài, sơn nhiều lớp mỏng thay vì sơn một lớp dày.

3. Phai màu sơn:

Sau khi sơn, sơn có biểu hiện bị phai hay mất màu. Nguyên nhân là do các phân tử
bên trong tường phản ứng với sơn khi khô, do bị thấm nước hay do các chất gây ô
nhiễm bên trong

Giải pháp: Bảo đảm bề mặt tường luôn khô ráo khi sơn, chống thấm bằng dung
dịch chống thấm hay kiềm hóa.


Hình minh họa

4. Sơn bong tróc:

Bề mặt sơn có hiện tượng bong tróc. Nguyên nhân là do bị thấm nước, xử lý bề
mặt ban đầu quá kém hay sử dụng không đúng hệ thống sơn.

Giải pháp: Kiểm tra và xử lý hiện tượng thấm nước, che phủ khuyết điểm bề mặt
bằng bột trét tường, chắc chắn là bề mặt luôn khô ráo trước khi sơn, sử dụng dung
dịch chống bị kiềm hóa.


5. Sơn bị phấn hóa:

Trên bề mặt sơn xuất hiện lớp muối hay bột phía trên. Nguyên nhân là do sử ảnh
hưởng của tia cực tím làm ảnh hưởng hay phân hủy đến độ kết dính của sơn, sử
dụng sai sơn nội thất thành sơn ngoại thất.

Giải pháp: Loại bỏ những lớp bột hay muối trên bề mặt sơn, giữ bề mặt khô ráo
hoàn toàn và sơn lại bằng sơn phù hợp.

6. Sơn bị giộp:

Lớp sơn bị giộp lên do bị thấm nước từ bên trong tường ra bề ngoài bề mặt.

Giải pháp: Loại bỏ lớp sơn hư trên bề mặt, giữ bề mặt khô ráo hoàn toàn và sơn
lại bằng sơn phù hợp.

7. Tường bị nấm mốc:

Nấm mốc tăng trưởng khi bề mặt dơ bẩn và ẩm thấp. Trong một vài trường hợp,
sử dụng không đúng dung dịch diệt nấm mốc và rong rêu có thể đem lại kết quả
xấu hơn.

Giải pháp: Diệt nấm mốc và rong rêu bằng các chà rửa sạch và bằng dung dịch
diệt nấm mốc, rong rêu.

×