Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ tính toán thời cổ Phần 6 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.06 KB, 5 trang )

Công nghệ tính toán thời cổ -
Phần 6
CẢI CÁCH THUẾ THỜI CỔ
Theo nhà sử học Hi Lạp cổ đại Herodotus,hình học đã được người ta phát
minh ravì mụcđích tính thuế! Hình học là một dạng thức toán học dùng để tính
diện tíchcủa hình vuông, hình chữ nhật, vànhững chi tiết khác. Vào thế kỉ thứ 5
tCN, Herodotusđã viết về Sesostris, một pharaoh(nhà vua)Ai Cậptừ khoảng năm
1400 tCN. Sesostrisđã đề ra một luật thuế tính trên lượngđất đaimà mỗi người
canh tác. Nhưng hàngnăm, mỗi khi sông Nile dâng lũ, đất đai bị cuốn trôi theo
dòngnước. Một số nôngdân bị mất những mảnglớn đấtđai. Vì thế, vị pharaohquy
định nhữngngười nông dân bị mất đất cóthể nộp thuế ít hơn.Các nhà chép sách đi
đo lượngđất đaibị mất mát.Herodotuslí giải: “Từ thực tế này, tôi nghĩ, mônhình
học xuấthiệnđầu tiên ở Ai Cập, rồi nó đượctruyền sangHi Lạp”.
Có lẽ Herodotus đã có mộtcâu chuyện hợp lí, nhưng các nhàkhoa họckhông
tin như vậy. Một số tên tuổi, ngàytháng, và thực tế mà Herodotussử dụngtrong
các tác phẩm của ông đơn giản là không đúng.Và các chuyêngia biết rằng không
có pharaohnào tên là Sesostris đề ra luật vào khoảngnăm 1400tCN. Cũngchẳng
có vị pharaoh nào thuộc thời kìấy phù hợpvới câu chuyệncủa Herodotus.Nhưng
cho dù câu chuyện đó có đúng haykhông, nó vẫnchứng minh cho sự hữu ích của kĩ
thuật trắc địa và tính toán trong xã hội Ai Cậpcổ đại.
“Đối với những người Ai Cập phải tiến hành đo đạc [đất đai] do sự ngập
lũ của sông Nile làm xóa mất ranh giới đất của từng người Việc khám phá ra
[hình học] lẫn những ngành khoa học khác được thúc đẩy từ lợi ích [mà chúng
mang lại]”
- Proclus Diadochus, nhà triết học Hi Lạp (410 – 485)
GRAIN
Đơn vị trọng lượng chínhthức nhỏ nhất ở nước Mĩ và nước Anhlà grain
[tươngđương0,0648 gam].Một grainhết sức nhỏ. Phải 437,5grain mới bằng một
ounce(28 gam) và 7.000 grain mới bằng 1 pound(0,45 kg).
NgườiAi Cập cổ đại lần đầutiên sử dụngđơn vị này hồi hàng nghìnnăm về
trước.Nó vốn bằngtrọnglượng của một hạtlúa mì. Thươngnhân buôn bán những


lượng nhỏ hàng quý giá, như vàng, sẽ đặt vài hạt lúamì ở một bên của cân chùm.
Họ đặt hàng hóalên phía đĩa cân bên kia.
ĐỒNG HỒ BÓNG NẮNG, ĐỒNG HỒ MẶT TRỜI, VÀ ĐỒNG HỒ NƯỚC
Giữ nhịp thời gianlà điều quantrọng đối với ngườidân ở Ai Cập cổ đại. Các
thầytế và binhlính phải thựchiện nhữngcông việc nhấtđịnh vào những thời khắc
nhất định.Nhà cai trị, quanphủ, vànhà chép sách phải theo dõinhân công vàthời
gian làm việc của họ.
Giống như người Babylon,người Ai Cập chia ban ngày thành 12phần bằng
nhau. Người Ai Cập đã sử dụng đồng hồ từ năm3500 tCN. Chiếc đồnghồ Ai Cập
đầu tiên là mộtcột tháp cao, có bốn mặt. Nó tạo ra bóng nắngkhi mặt trời di
chuyển. Cái bóng ngắn dần vào buổi sáng khiMặt trời lêncao trên bầu trời. Nó
biến mất lúc giữa trưa với Mặt trời ngaytrên đỉnh đầu. Cáibóngđó dài ra khiMặt
trời hạ dần xuốngchân trời tây. Người ta ước tínhthời gian dựa trên chiều dài của
cái bóng.
Khoảngnăm 1500tCN, người Ai Cập đã chế tạora một đồng hồ mặt trời mới
và cải tiến. Nó trông tựanhư chữ T dựng trênmặt đất.Một nền đế dài, hẹptrải ra
phía saunó dọc trên đất. Các vạch trên nền đế đó đánhdấu cácgiờ. Người AiCập
có thể cho biếtgiờ vào ban ngày bằng cáchnhìn vàovạch kẽ mà cái bóng củathanh
chạmtới. Sau này, họ sử dụng đồnghồ mặt trời cóhình dạng nửa vòngtròn, giống
như loại dùng ở Trung Đông cổ đại. KhiMặt trời di chuyển trên bầu trời, mộtđồng
hồ mặt trời sẽ đổ bóng trên các vạch tỏa ratừ tâm ở giữa.Những đồng hồ mặt trời
sơ khai này đánhdấu 12 giờ ban ngày tròn năm như nhau.Nhưngở Ai Cập, cũng
như ở đa số nhữngnơi khác, lượngánh sáng banngày thayđổi theo mùa. Chonên
chiềudài của các giờ thật sự có thayđổi. Với côngnghệ này, một giờ không phải là
một số đo chuẩn của thời gian. Mỗi giờ sẽ dài hơn vàomùa hèvà ngắnhơn vào
mùa đông.
Cũng khoảngnăm 1500 tCN, người Ai Cập đã chế tạo ra một loại đồnghồ
khác.Nó là mộtclepsydra, hay đồnghồ nước.Cấu tạo của nó gồmmột lọ đất sét có
đánh dấu bên trong. Không giốngnhư đồng hồ mặttrời, đồnghồ nước có thể đo
thời gian vàoban đêm.Khi nước trong lọ chảy ra khỏi một cái lỗ nhỏ ở dướiđáy,

mỗilúc có nhiều vạch lộ rangoài hơn. Mỗi vạch lộ ra nghĩa làmột đơnvị thờigian
nữa đã trôi qua. Clepsydra phải đượcchế tạo rất chính xác để chúng đo thời gian
như nhau.Nước phải chảy rakhỏi từng chiếc đồng hồ ở tốcđộ như nhau.
MÙA HÈ TRONG THÁNG 12?
Năm dương lịchlà thời giantráiđất chuyển động một vòngxung quanh Mặt
trời. Nó mất khoảng 365ngày 5 giờ 48 phút46 giây. Điều gì sẽ xảy ra nếu như lịch
khôngkhớp với năm dươnglịch? Ngày lễ và các mùa sẽ dầndần bị xê dịch. Những
thángmùa hè cuối cùng sẽ rơi vào giữa mùa đông.
Những loại lịch cổ đầu tiên thậtsự bị xê dịch như vậy. Chúngđượclập theo
năm âm lịch. Năm âmlịch đượcchia thành12 thángdựa trêncác pha củaMặt
trăng. Nóchỉ dài 354ngày. Do sự chênh lệch giữa năm âm lịch vànăm dương lịch,
cho nên những quyểnlịch đầu tiên khôngchính xác cho lắm. Chúng xê dịch 110
ngày – gần như 4 tháng –trongmỗi 10 năm.
NgườiAi Cập là những người đầu tiêngiải quyếtđược vấn đề đó. Họ sáng
tạo ra một loại lịch dựatrên năm dương lịch. Lịch Ai Cậpcó 12 tháng, mỗi thángcó
30 ngày,với thêm5 ngày bổ sung vào cuối mỗinăm. Vàonăm 238 tCN,pharaoh
PtolemyIII đã cải biên quyển lịch đó chính xác hơn nữa. Ôngbổ sungthêm1 ngày
nữa trongmỗi 4 năm. Ngày đó là do sự chênh lệch gần 6 giờ (khoảngmột phần tư
ngày) giữa năm lịch và năm mặt trời.Một năm có thêmmột ngày nữa là năm
nhuận.

×