BÁO CÁO THỰC TẬP
Đ ti:
Bn v hoạt động đu tư trong
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
MỤC LỤC
BÁO CÁO TH C T P 1
t i: 1
B n v ho t ng u t trong doanh nghi p b o hi m nhân th 1
M C L C 2
L I M U 3
I.LÝ LU N CHUNG 4
1.LÝ LU N CHUNG V HO T NG U T TRONG DOANH NGHI P B O
HI M NHÂN TH : 5
1.1.Khái ni m v ho t ng u t trong doanh nghi p b o hi m 5
1.2. c i m c a ho t ng u t trong doanh nghi p b o hi m nhân th : 5
1.3.Vai trò c a ho t ng u t trong DNBH nhân th . 6
2.NGUYÊN T C U T C A DOANH NGHI P B O HI M 7
2.2.Nguyên t c sinh l i: 9
2.3.Nguyên t c m b o kh n ng thanh toán th ng xuyên. ! 9
3.NGU N V N U T C A DOANH NGHI P B O HI M NHÂN TH :" # 10
3.1.Ngu n v n i u l$ % 10
3.2.Qu d tr b t bu c& ' ( 10
3.3.Qu d tr t nguy n& ' ( ' 10
3.4.Các kho n lãi c a nh ng n m tr c ch a s d ng v l i t c l i c a ( ! ) * + , -
doanh nghi p. 10
3.5.Ngu n v n nh n r i t d phòng nghi p v b o hi m$ % . / ' + 11
4.CÁC NHÂN T NH H NG N HO T NG U T C A DOANH # 0
NGHI P B O HI M NHÂN TH : 12
4.1. Nh ng nhân t bên trong:( % 12
4.2.Nh ng nhân t bên ngo i :( % 14
5. HÌNH TH C VÀ T CH C HO T NG U T TRONG DOANH 1 2 1
NGHI P B O HI M NHÂN TH : 15
5.1.Hình th c u t trong DNBH nhân th :- 15
5.2.T ch c ho t ng u t :3 - 17
6. ÁNH GIÁ HI U QU C A HO T NG U T TRONG DOANH NGHI P
B O HI M NHÂN TH : 18
6.1.M c tiêu ánh giá+ 19
6.2.Nh ng ch tiêu c b n ánh giá hi u qu c a ho t ng u t trong ( 4 5
doanh nghi p b o hi m nhân th 19
6.3.Nh ng ph ng pháp ánh giá hi u qu u t .( 5 19
PH N HAI 22
TH C TR NG HO T NG U T TRONG DOANH NGHI P B O HI M
NHÂN TH VI T NAM. 22
I. KHÁI QUÁT TH TR NG B O HI M NHÂN TH VI T NAM6 22
II.TH C TR NG U T V N C A M T S DOANH NGHI P B O HI M # #
NHÂN TH VI T NAM 27
M T S KI N NGH VÀ GI I PHÁP # 0 6 35
I.GI I PHÁP T PH A NHÀ N C 7 8 9 35
II.GI I PHÁP T PH A CÁC DOANH NGHI P B O HI M 7 8 37
K T LU N0 44
TÀI LI U THAM KH O 45
2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế, các trung gian tài chính bảo hiểm là một kênh huy động
vốn đầu tư không thể thiếu và đầy tiềm năng. Bảo hiểm nhân thọ dài hạn vừa là
nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển, vừa là biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia,
đảm bảo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi nước.
Thị trường bảo hiểm bùng nổ, vấn đề đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo
hiểm đã và đang trở thành vấn đề sống còn, nhất là đối với doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ.
3
Đầu tư tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bảo toàn
quỹ tài chính bảo hiểm, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và đứng vững trong
cạnh tranh. Thêm nữa, thu nhập từ đầu tư tài chính còn là nguồn để doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ thực hiện các cam kết với khách hàng, nâng cao tính hấp dẫn của
các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.Trên thế giới, các công ty bảo hiểm nhân thọ lớn
coi đầu tư tài chính là hoạt động mang lại thu nhập chính và luôn được coi trọng.
Có thể nói hoạt động đầu tư của DNBH nhân thọ có vai trò rất lớn không
những đối với DNBH nhân thọ mà còn đối với toàn bộ tư tài chính của nền kinh tế.
Với ý nghiã đó, em chọn đề tài
"Bàn về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ"
Cấu trúc của bài viết gồm ba phần:
Phần I: Lý luận chung về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp
bảo hiểm nhân thọ.
Phần II: Thực trạng hoạt động đầu tư của một số doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam
Phần III: Một số kiến nghị và giải pháp
Đây là một đề tài còn khá mới mẻ, và nguồn số liệu thu thập được còn hạn
chế nên bài viết chắc còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo và góp ý
của cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo - Thạc sỹ Phạm Thị Định đã
nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành được bài viết này.
Hà Nội ngày 29/12/03
I.LÝ LUẬN CHUNG
4
1.LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ :
1.1.Khái niệm về hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo
hiểm
Bảo hiểm là sự chia nhỏ tổn thất của một số ít người cho nhiều người có
cùng khả năng gặp phải những rủi ro tương tự bằng cách thu của họ một khoản tiền
gọi là phí bảo hiểm để hình thành nên quỹ tài chính bảo hiểm từ đó bồi thường (chi
trả) cho họ những thiệt hại về tài chính do rủi ro bất ngờ gây nên .
Sơ đồ 1: Cơ chế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm .
Đặc thù của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là "sự đảo ngược của chu kỳ sản
xuất kinh doanh". Việc tiêu thụ sản phẩm dựa trên quy trình: phí bảo hiểm được thu
trước, còn cam kết trả tiền bảo hiểm được thực hiện sau. Giá trị sử dụng của sản
phẩm bảo hiểm chỉ được thực hiện sau khi mua một khoảng thời gian nhất định.
Như vậy doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) có trong tay một quỹ tài chính tập trung
khá lớn, nhưng quỹ này sẽ không được sử dụng để bồi thường ngay nên DNBH có
thể sử dụng lượng tiền nhàn rỗi này để đầu tư .
Như vậy: Đầu tư tài chính của một doanh nghiệp bảo hiểm là việc doanh
nghiệp bảo hiểm sử dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư
theo luật định. Mỗi nước khác nhau thì có những quy định khác nhau về lĩnh vực
đầu tư của DNBH.
1.2.Đặc điểm của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ:
Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư quỹ tài chính rất
phức tạp do sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng đa dạng và phức tạp hơn, lại thêm
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường.Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thường là hợp
5
Quỹ t i
chính
BH
Người tham
gia Bảo
hiểm
Người tham
gia BH gặp
rủi ro
Người Bảo
Hiểm
Phí bảo hiểm
Chi trả
Qlý
đồng dài hạn nên hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có một số
đặc trưng cơ bản sau:
Một đặc điểm chung của hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ là chịu tác động rất lớn của những thay đổi về lãi suất và lạm phát do
nguồn vốn đem đầu tư thường là dài hạn.
Do tính chất dài hạn của các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ và nhu cầu
chi có thể dự đoán được một cách khá chính xác nên các quỹ bảo hiểm nhân thọ
thường đầu tư vào các loại chứng khoán dài hạn.
Quy mô các quỹ bảo hiểm nhân thọ lớn hơn các quỹ bảo hiểm phi
nhân thọ xét dưới góc độ phí bảo hiểm.
Thu nhập của công ty bảo hiểm nhân thọ thường lớn hơn các khoản
chi và tất cả các khiếu nại có thể được thanh toán từ phí bảo hiểm và thu nhập từ
đầu tư trong năm. Do vậy, DNBH nhân thọ ít có nhu cầu đầu tư vào chứng khoán
ngắn hạn.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia tính toán thì một hợp đồng bảo
hiểm phù hợp với công ty bảo hiểm nhân thọ là một hợp đồng mà ngày thanh toán
đáo hạn của hợp đồng trùng với ngày thanh toán đáo hạn của hạng mục đầu tư.
Đầu tư nước ngoài của quỹ bảo hiểm nhân thọ thường ít hơn bảo hiểm
phi nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ có tính tiết kiệm nên việc đầu tư có ảnh hưởng lớn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường.
1.3.Vai trò của hoạt động đầu tư trong DNBH nhân thọ.
1.3.1.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm :
DNBH không chỉ có nhiệm vụ thu chi quỹ tài chính bảo hiểm mà còn phải
phát triển quỹ tài chính này. Đầu tư tài chính nguồn vốn nhàn rỗi có ý nghĩa quan
trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm. Đầu tư có hiệu quả
chính là phát triển quỹ tài chính của DNBH.
-Hoạt động đầu tư có ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực tài chính và khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm trên thị trường. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư cao
sẽ giúp doanh nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí bảo hiểm, từ đó tạo lợi thế
so với đối thủ cạnh tranh.
- Chiến lược thiết kế và bán sản phẩm của doanh nghiệp cũng bị chi phối bởi
hoạt động đầu tư thông qua việc định giá các sản phẩm bảo hiểm, mở rộng phạm vi
trách nhiệm cũng như tăng thêm quyền lợi cho khách hàng.
-Hoạt động đầu tư đóng góp vào sự tăng trưởng thu nhập và lợi nhuận của
của doanh nghiệp bảo hiểm, từ đó giúp doanh nghiệp bảo hiểm mở rộng quy mô,
tăng thêm thu nhập cho người lao động. Đồng thời còn giúp các doanh nghiệp bảo
6
hiểm bù đắp sự mất giá của đồng tiền, bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm trước rủi ro
lạm phát .
Ngoài ra, hoạt động đầu tư còn có một số ý nghĩa khác như : giúp doanh
nghiệp khuếch trương quảng cáo thông qua đầu tư bất động sản hoặc tạo thêm
khách hàng cho doanh nghiệp thông qua hoạt động cho vay (khi người vay mua
bảo hiểm tại công ty).
1.3.2.Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ :
Nếu như trong doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, thu nhập từ hoạt động
đầu tư tài chính giúp doanh nghiệp bù đắp các chi phí kinh doanh,có điều kiện để
giảm phí bảo hiểm, tăng khả năng ký kết hợp đồng bảo hiểm, nâng cao mức giữ lại
trong các hợp đồng tái bảo hiểm, từ đó ổn định và nâng cao kết quả kinh doanh thì
trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, đầu tư quỹ dự phòng là sự bắt buộc vì tính
chất kỹ thuật của nghiệp vụ bảo hiểm này. Nếu các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
không đầu tư hoặc thu nhập từ hoạt động đầu tư không đủ lớn để bù đắp các khoản
"nợ tiết kiệm" đối với người được bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm sẽ lâm vào
tình trạng thua lỗ ; trầm trọng hơn có thể dẫn tới phá sản. Như vậy có thể nói đầu tư
là một hoạt động có vai trò sống còn đối với việc tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng có những vai
trò quan trọng như các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung. Ngoài ra nó còn thể hiện
một số nét quan trọng sau :
-Hoạt động đầu tư giúp họ thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình đối với
người tham gia bảo hiểm. Bởi vì bảo hiểm nhân thọ không chỉ có tính rủi ro mà còn
có tính tiết kiệm. Do đó việc đầu tư có hiệu quả không đơn thuần là phát triển quỹ
tài chính mà còn là trách nhiệm của DNBH để đảm bảo cho khách hàng được trả lãi.
-Thu nhập từ đầu tư là nguồn tài chính để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện
các cam kết với khách hàng, tăng các khoản lợi tức chia thêm cho các hợp đồng
bảo hiểm, qua đó nâng cao tính hấp dẫn cho các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ.
-Đầu tư giúp DNBH nhân thọ bù đắp sự mất gía của đồng tiền, bảo toàn
quỹ tài chính trước rủi ro lạm phát, đảm bảo khả năng chi trả của doanh
nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong tương lai .
2.NGUYÊN TẮC ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm được ví như một "cánh tay"
của doanh nghiệp bảo hiểm cùng với "cánh tay" kinh doanh trực tiếp. Trong môi
trường cạnh tranh quyết liệt để đảm bảo đầu tư an toàn và hiệu quả doanh nghiệp
bảo hiểm cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản sau :
7
2.1.Nguyên tắc an toàn
Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu và bảo toàn
nguồn vốn sử dụng.
Hoạt động đầu tư luôn đứng trước những rủi ro như :
Rủi ro về lãi suất
Rủi ro tín dụng
Rủi ro thị trường
Rủi ro tiền tệ
Rủi ro biến động giá trong đầu tư chứng khoán .
Khi tiến hành hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm cần chú ý đến tất
cả những rủi ro trên để hoạt động đầu tư được hiệu quả hơn.
Trước những rủi ro đó việc đảm bảo an toàn vốn là rất quan trọng , nó đảm bảo khả
năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, tạo lòng tin cho khách hàng từ đó tăng
thêm uy tín cho doanh nghiệp. Nguyên tắc này yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm phải
đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình nhằm phân tán và giảm thiểu những rủi ro
có thể gặp phải.
Nguyên tắc an toàn được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu
tư với những lĩnh vực có mức độ rủi ro đầu tư thấp.Cụ thể như sau :
Điều 98,Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành năm 2000 quy định doanh
nghiệp bảo hiểm được đầu tư vào những lĩnh vực sau:
Mua trái phiếu chính phủ;
Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp;
Kinh doanh bất động sản;
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác;
Cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng;
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng
(trích điều 98-Luật kinh doanh bảo hiểm)
8
2.2.Nguyên tắc sinh lời:
Một trong những mục tiêu quan trọng của hoạt động đầu tư là tạo ra lợi
nhuận.Lợi nhuận cao là mục tiêu của tất cả mọi doanh nghiệp khi tham gia kinh
doanh trên thị trường. Với doanh nghiệp bảo hiểm, lợi nhuận là rất cần thiết giúp
doanh nghiệp tăng cường sức mạnh tài chính, đứng vững trong cạnh tranh và thực
hiện các chiến lược của mình. Lợi nhuận tạo ra từ hoạt động đầu tư sẽ giúp doanh
nghiệp bảo hiểm có điều kiện giảm phí và mở rộng phạm vi bảo hiểm.
Tóm lại đây là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp bảo hiểm theo đuổi . Tuy
nhiên, muốn thu được tỷ suất lợi nhuận cao thì rủi ro khi đầu tư cũng tăng theo. Vì
vậy nhà quản lý đầu tư cần nghiên cứu sao cho hoạt động đầu tư vừa đảm bảo
nguyên tắc an toàn lại vừa đem lại mức lợi nhuận như mong muốn.
2.3.Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.
Khả năng thanh toán là khả năng mà doanh nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng
các tài sản của mình để đáp ứng các trách nhiệm thanh toán đã đến hạn. Do các
khiếu nại của các DNBH rất khó dự đoán nên họ phải giữ một tỷ lệ đầu tư nhất định
vào các hạng mục đầu tư có tính thanh khoản cao để đảm bảo thanh toán ngay khi
cần thiết.
Song song với mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu đảm bảo khả năng thanh
toán.Thực tế hai mục tiêu này thường có sự đánh đổi lẫn nhau: Khi doanh nghiệp
bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải chấp nhận tăng khả năng rủi ro, nếu rủi ro
thực tế xảy ra thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ bị đe doạ. Do đó việc
đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý vì
doanh nghiệp bảo hiểm có thể phải thanh toán cho khách hàng bất kỳ lúc nào khi có
sự kiện bảo hiểm xảy ra.
Tất cả các nguyên tắc đầu tư cần được áp dụng một cách linh hoạt tuỳ
thuộc vốn đầu tư được hình thành từ nguồn nào.
Đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm từ các nguồn vốn nợ (như các quĩ Dự phòng
nghiệp vụ ) phải tuân thủ hết sức nghiêm ngặt các nguyên tắc đầu tư trên. Bởi vì
đây không phải là tiền của doanh nghiệp bảo hiểm mà là khoản nợ của doanh
nghiệp đối với khách hàng.
Các nguyên tắc đầu tư trên đòi hỏi các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cần
đa dạng hoá các hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư thích hợp với quy
mô của doanh nghiệp cũng như phù hợp với điều kiện thị trường.
9
3.NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN
THỌ :
3.1.Nguồn vốn điều lệ
Doanh nghiệp bảo hiểm thường phải ký một phần vốn điều lệ của mình theo
quy định của pháp luật. Ơ Việt Nam hiện nay quy định bằng 5% vốn pháp định,
phần còn lại DNBH có thể đem đi đầu tư sinh lời.
Trong DNBH nhân thọ, nguồn vốn này chưa phải là chiếm tỷ trọng lớn nhưng có
vai trò khá quan trọng. Nó là nguồn vốn tự có của doanh nghiệp nên không chịu sự
kiểm soát và quy định chặt chẽ của pháp luật, do đó DNBH có thể đem đầu tư vào
những khoản mục có tỷ suất lợi nhuận cao nhằm phục vụ những chiến lược và mục
tiêu của mình.
3.2.Quỹ dự trữ bắt buộc
Trong quá trình kinh doanh rủi ro, bản thân DNBH cũng có thể gặp phải
những rủi ro gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, từ đó có thể
ảnh hưởng đến khách hàng.Vì vậy Nhà nước phải yêu cầu DNBH phải trích lập các
quỹ dự trữ bắt buộc để không những đảm bảo khả năng thanh toán của doanh
nghiệp mà còn bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo
hiểm Việt Nam quy định các DNBH phải trích 5% lợi nhuận sau thuế hàng năm để
lập quỹ dự trữ bắt buộc, mức tối đa của quỹ này là 10% vốn điều lệ của doanh
nghiệp bảo hiểm.
3.3.Quỹ dự trữ tự nguyện
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các DNBH luôn phải duy trì khả năng
thanh toán của mình. Ngoài quỹ dự trữ bắt buộc, DNBH có thể thành lập quỹ dự trữ
tự nguyện. Quỹ này được lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của doanh
nghiệp. DNBH thành lập thêm quỹ này nhằm tăng khả năng thanh toán của mình,
thực hiện tốt các cam kết với khách hàng.
Các quỹ dự trữ bắt buộc và tự nguyện của DNBH thường chiếm tỷ trọng không lớn
trong nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp nhưng cũng có vai trò quan trọng, góp
phần tăng doanh thu và đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH.
3.4.Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng và lợi tức
để lại của doanh nghiệp.
Vào cuối mỗi năm tài chính, lợi nhuận sau thuế của DNBH được sử dụng để
chia cổ tức cho cổ đông đối với công ty cổ phần, trích lập các quỹ như quỹ đầu tư
phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi, phần còn lại sẽ được bổ sung vào nguồn vốn
đầu tư của doanh nghiệp.
10
Trong kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, DNBH còn có các quỹ đầu tư hình thành từ
lợi tức để lại, đảm bảo cho những cam kết có chia lãi.
3.5.Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
a, Quỹ dự phòng nghiệp vụ trong DNBH
Theo quy định hiện hành thì dự phòng nghiệp vụ là quỹ bắt buộc doanh
nghiệp bảo hiểm phải lập để thực hiện cam kết với khách hàng theo hợp đồng bảo
hiểm trong mọi tình huống. Ngoài ra,các quỹ dự phòng nghiệp vụ còn đóng vai trò "
van điều chỉnh " thu , chi và lợi nhuận của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp
luôn trong tình trạng phát triển và ổn định.
Quỹ dự phòng nghiệp vụ nếu không được kiểm soát chặt chẽ, vận hành tuỳ tiện sẽ
phản tác dụng và gây hại cho doanh nghiệp.
Dự phòng nghiệp vụ có nguồn gốc từ phí thuộc sở hữu của doanh nghiệp, có chiều
hướng ngày càng tăng về quy mô do tăng trưởng về nghiệp vụ và mức giữ lại. Sự
tăng trưởng của quỹ dự phòng nghiệp và tính ổn định tương đối của nó trở thành
một tiềm năng tài chính của doanh nghiệp ,được doanh nghiệp sử dụng vào đầu tư
trong chiến lược kinh doanh tổng hợp kinh doanh của mình .
Quỹ dự phòng nghiệp vụ của DNBH bao gồm :
Dự phòng toán học;
Dự phòng chi trả ( bồi thường);
Dự phòng đảm bảo cân đối;
Dự phòng chia lãi;
b, Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm
Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của DNBH nhân thọ là
tổng dự phòng nghiệp vụ trừ các khoản tiền bồi thường bảo hiểm thường xuyên
trong kỳ.
Luật kinh doanh bảo hiểm quy định khoản tiền bồi thường xuyên trong kỳ
đối với DNBH nhân thọ là lớn hơn hoặc bằng 5% tổng dự phòng nghiệp vụ.
Cuối mỗi năm tài chính, DNBH trích lập các quỹ dự phòng nghiệp vụ từ quỹ
tài chính bảo hiểm cho từng nghiệp vụ bảo hiểm và cho phần trách nhiệm còn lại
của hợp đồng bảo hiểm. Trong năm tài chính tiếp theo, các quỹ dự phòng nghiệp vụ
thường không phải sử dụng để chi trả, bồi thường hết ngay. DNBH có thể lấy từ
tiền phí thu được trong năm để chi trả bồi thường cho phần trách nhiệm phát sinh từ
những hợp đồng ký từ những năm trước. Do vậy DNBH sẽ có một phần quỹ dự
phòng nghiệp vụ là "nhàn rỗi " có thể đem đi đầu tư để sinh lời.
Trong các nguồn đầu tư trên thì nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
của DNBH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn đầu tư. Đối với DNBH nhân
thọ, nguồn vốn này chiếm đến trên dưới 90%. Việc đầu tư nguồn vốn này chịu sự
kiểm soát chặt chẽ của pháp luật. Ở Việt Nam luật pháp quy định như sau:
11
Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền
tại các tổ chức tín dụng không hạn chế .
Mua cổ phiếu ,trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào
các doanh nghiệp khác tối đa là 50%vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm.
Đối với việc kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ
chức tài chính tín dụng tối đa là 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm.
4.CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ :
Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ, trong đó bao gồm cả những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.
4.1. Những nhân tố bên trong:
4.1.1. Các nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Có thể nói nghĩa vụ tài chính của DNBH là nhân tố then chốt quyết định sự
lựa chọn các hình thức đầu tư của công ty bảo hiểm, đặc biệt là nghĩa vụ đối với
khách hàng( người được bảo hiểm).Nghĩa vụ này được quy định tại các điều khoản
của hợp đồng bảo hiểm. Hình thức đầu tư của DNBH sẽ phụ thuộc vào bản chất các
nghĩa vụ của DNBH đối với khách hàng.
Nguồn vốn đem đi đầu tư của DNBH phần lớn lấy từ các quỹ dự phòng
nghiệp vụ; Do đó để đảm bảo quyền lợi của khách hàng cũng như đảm bảo khả
năng thanh toán của công ty thì DNBH khi đầu tư không chỉ tính đến lợi nhuận mà
cón phải đảm bảo khả năng đáp ứng cao trách nhiệm đối với người được bảo hiểm.
Nếu như không có sự quản lý hoạt động đầu tư một cách chặt chẽ, DNBH sẽ có xu
hướng tìm kiếm các hình thức đầu tư sao cho thu được lợi nhuận cao nhất trên cơ sở
tài sản tài chính hiện có.
Cũng như DNBH phi nhân thọ, DNBH nhân thọ có hai nghĩa vụ tài chính chủ yếu
là :
Trách nhiệm đối với người được bảo hiểm
Trách nhiệm đối với cổ đông.
Bản chất của nghĩa vụ tài chính đối với người được bảo hiểm ở DNBH nhân thọ
có ảnh hưởng lớn đến chính sách đầu tư của doanh nghiệp, đặc biệt là đến việc lựa
chọn các tài sản được coi là đảm bảo cho nghĩa vụ đó. Nhìn chung, nghĩa vụ tài
12
chính với người tham gia bảo hiểm của DNBH nhân thọ có thời hạn dài hơn so với
DNBH phi nhân thọ, nhất là những nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ có liên quan đến
việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm và hưu trí dài hạn.
Điều này có nghĩa là giới hạn thời gian cho việc đầu tư các quỹ của người tham
gia bảo hiểm nhân thọ dài hạn hơn nhiều so với trong bảo hiểm phi nhân thọ.Thêm
nữa, các luồng tiền thu vào (inflow) từ phí bảo hiểm nhân thọ tương đối ổn định do
phí đã được tính trước và được thu định kỳ hoặc một lần. Do đó DNBH nhân thọ
không phải lo lắng quá nhiều về tính thanh khoản của các tài sản trong danh mục
đầu tư của mình.
4.1.2.Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm
Quy mô của doanh nghiệp bảo hiểm cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn các hình thức
đầu tư :
Các DNBH có vốn đầu tư lớn sẽ có phạm vi lựa chọn đầu tư rộng hơn, có
khả năng đầu tư vào nhiều danh mục khác nhau, đặc biệt là khi có quy định tỷ lệ
đầu tư tối thiểu với một số lĩnh vực như bất động sản, trái phiếu chính phủ Ngược
lại với những DNBH có vốn đầu tư với quy mô nhỏ hơn.
Mức độ thanh khoản của các tài sản tài chính sẽ phụ thuộc vào quy mô đầu
tư vào tài sản đó của DNBH so với quy mô của toàn thị trường.Ví dụ, một DNBH
nhỏ thì do tài sản đầu tư có gía trị nhỏ nên khi cần họ có thể bán ngay ra thị trường
mà không lo làm rối loạn thị trường, đảm bảo tính thanh khoản để có tiền mặt chi
tiêu.Trong khi đó, với một DNBH lớn, nắm giữ một giá trị lớn cùng loại tài sản đầu
tư đó , khi cần nếu bán ra thị trường có thể bị ảnh hưởng đáng kể do khi bán hàng
với số lượng lớn thường bị giảm giá. Trong trường hợp này, tài sản đầu tư đó có thể
coi là không đủ tính thanh khoản cần thiết.
4.1.3. Chính sách phân phối lợi nhuận
Nhân tố này ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ, khi doanh nghiệp ký kết những hợp đồng bảo hiểm có cam kết chia lãi
như sản phẩm bảo hiểm nhân thọ trọn đời, hỗn hợp và niên kim
-Nếu thị trường bảo hiểm địa phương có tập quán phân phối lợi nhuận cho
người tham gia bảo hiểm dươí hình thức chia lãi bằng tiền mặt hàng năm thì
DNBH sẽ chú trọng hơn vào mức thu nhập ngắn hạn từ việc đầu tư.
-Ngược lại, nếu việc phân phối lợi nhuận cho người tham gia bảo hiểm nhân
thọ được thực hiện chủ yếu dưới hình thức bổ sung vào số tiền bảo hiểm hoặc trả
thưởng vào thời điểm kết thúc hợp đồng bảo hiểm thì DNBH ít quan tâm đến lợi
nhuận đầu tư ngắn hạn và tập trung vào đầu tư dài hạn.
4.1.4.Các quan điểm đầu tư của nhà quản lý .
Hoạt động đầu tư chịu tác động bởi nhiều nhân tố, nhưng quyết định đầu tư
cuối cùng: đầu tư vào đâu, đầu tư dưới hình thức nào và giá trị bao nhiêu là do
13
người chịu trách nhiệm quản lý đầu tư quyết định trong khuôn khổ pháp luật cho
phép.
Nếu người quản lý đầu tư là những người thận trọng thì họ thiên về lựa chọn
những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro thấp. Ngược lại nếu họ là những người ưa
mạo hiểm, họ sẽ có xu hướng lựa chọn những danh mục đầu tư có mức độ rủi ro
cao hơn nhưng tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng sẽ lớn hơn rất nhiều.
Thực tế cho thấy rằng quan điểm quản lý đầu tư ở các thị trường bảo hiểm
khác nhau là khác nhau. Điều này có ảnh hưởng tới hội đồng quản trị của các công
ty bảo hiểm với tư cách là những người đặt ra các giới hạn chung cho chính sách
đầu tư của công ty. Do chịu cùng một sức ép , các chính sách đầu tư nhìn chung có
xu hướng tương tự nhau giữa các DNBH hoạt động trên cùng một thị trường.
Tuy nhiên thực tế cũng cho thấy các triết lý hay quan điểm đầu tư không tách
biệt với bối cảnh quy mô và tốc độ phát triển của thị trường vốn. Các thị trường vốn
có quy mô lớn thường có sự tham gia tích cực của các công ty bảo hiểm. Các khu
vực tài chính tự do và năng động hơn thường sẽ tạo ra các tập quán quản lý đầu tư
thiếu thận trọng hơn.
4.2.Những nhân tố bên ngoài :
Cũng như bất kỳ một hoạt động kinh tế nào khác , hoạt động đầu tư của DNBH luôn
chịu tác động của các nhân tố môi trường bên ngoài như môi trường pháp lý, môi
trường kinh tế -xã hội-chính trị
4.2.1. Chế độ thúê của Nhà nước .
Thuế là một nhân tố bên ngoài quan trọng có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động đầu tư của DNBH, cụ thể như sau:
Nếu thuế suất áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư khác với thúê suất áp dụng
đối với thu nhập từ lãi vốn thì điêù đó sẽ làm ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức
đầu tư.
Nếu thu nhập từ lãi vốn đầu tư không bị đánh thúê thì điều này có thể làm
thay đổi tính hấp dẫn của các tài sản tài chính khác nhau.
DNBH sẽ tăng giá trị đầu tư vào những lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích
thông qua việc giảm thuế .
Nhà nước khuyến khích đầu tư cho nền kinh tế bằng chính sách ưu đãi không không
đánh thuế đối với lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu lợi nhuận đó được đem
tái đầu tư. Khi đó các DNBH sẽ có xu hướng để lại nhiều lợi nhuận sau thuế bổ
sung vào vốn điều lệ, tăng nguồn vốn đầu tư cho doanh nghiệp.
4.2.2.Các điều kiện của thị trường vốn.
Quy mô của các thị trường vốn và thị trường tài chính trong nước có tác
động quan trọng tới sự lựa chọn các hình thức đầu tư. Các thị trường vốn được tổ
chức tốt có thể cung cấp một phạm vi rộng rãi các tài sản tài chính sẵn có và điều
14
này được thể hiện trong danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm. Nếu thị trường
vốn phát triển không đầy đủ , sự lựa chọn hình thức đầu tư sẽ bị hạn chế( Điều này
thể hiện rất rõ ở thị trường Việt Nam trong những năm qua: Từ năm 2000, chúng ta
đã có thị trường chứng khoán nhưng quy mô vẫn còn nhỏ và hoạt động chưa hiệu
quả.
4.2.3. Một số công cụ quản lý khác của Nhà nước.
DNBH không thể tự do đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi của mình mà luôn chịu sự
quản lý của Nhà nước. Nhà nước phải có những hạn chế pháp luật đối với hoạt động
đầu tư của DNBH, định hướng đầu tư , đưa ra những danh mục đầu tư nhất định,
thậm chí giới hạn mức đầu tư tối đa , tối thiểu.
Thực tế, nguồn vốn của DNBH là rất lớn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
nên Nhà nước cần phải quản lý hoạt động đầu tư của DNBH nhằm mục đích:
+ Bảo vệ người tham gia bảo hiểm;
+Định hướng sự lưu chuyển của các quỹ đầu tư ;
+Giảm nguy cơ tập trung quyền lực trong lĩnh vực tài chính;
5. HÌNH THỨC VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ :
5.1.Hình thức đầu tư trong DNBH nhân thọ:
5.1.1.Cho vay có thế chấp
Đối với DNBH nhân thọ, hoạt động đầu tư thông qua cho vay có vai trò rất quan
trọng thể hiện ở những đặc điểm sau:
Tuân thủ các tiêu chuẩn tài chính
Tạo thu nhập ổn định cho DNBH
Cung cấp cho xã hội một kênh huy động vốn
Góp phần khuyến khích việc tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm
Với tính chất là một công cụ đầu tư, khi tiến hành cho vay, các công ty bảo
hiểm cũng phải chịu một số hạn chế nhất định như hạn chế đối với số tiền tối đa
được phép cho vay hay hạn chế về đồng tiền cho vay.
Hiện nay, các khoản cho vay có thế chấp của các DNBH chủ yếu đảm bảo
bằng bất động sản. Ví dụ như vào cuối những năm 90 ở Mỹ, hơn 17% tổng giá trị
các khoản đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ là đầu tư cho vay có tài sản thế
chấp bằng bất động sản, trong khi những bất động sản do các công ty bảo hiểm này
trực tiếp sở hữu chỉ chiếm 3%.
Ngoài ra, các khoản vay theo đơn bảo hiểm nhân thọ ngày càng có xu hướng
gia tăng. Đây cũng là một hình thức thu hút thêm khách hàng cho DNBH. ở Việt
15
Nam hiện nay, việc cho vay theo đơn bảo hiểm đang rất thịnh hành và được các
DNBH sử dụng như một hình thức cạnh tranh.
5.1.2.Đầu tư chứng khoán
Đây là một công cụ đầu tư được các DNBH sử dụng rộng rãi nhất. Tại Mỹ
vào những năm 90, giá trị đầu tư vào chứng khoán chiếm khoảng 60% tổng giá trị
đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ.Ơ Pháp, có tới 63,9% giá trị đầu tư của
các công ty bảo hiểm trong năm 1994 được giành để mua trái phiếu. Ngoài ra, 17%
giá trị đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ Mỹ là các chứng khoán do Kho
bạc Hoa Kỳ và các cơ quan chính phủ liên bang phát hành. Điều này có nghĩa là thu
nhập từ các hoạt động đầu tư chứng khoán đem lại cho các công ty bảo hiểm là rất
lớn.
Ngoài ra, đầu tư vào chứng khoán có tính thanh khoản cao vì DNBH có thể
nhanh chóng bán các loại chứng khoán ra thị trường nếu nhu cầu chi trả tiền mặt là
cần thiết. Chứng khoán mà các DNBH đầu tư thường là cổ phiếu và trái phiếu .
Cổ phiếu:
Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một
số cổ phần của công ty đó. Có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu
đãi . Cổ phiếu thường là một khoản đầu tư dưới hình thức cổ phần và nó khác hẳn
so với trái phiếu trong khi cổ phiếu ưu đãi lại có tính chất của cả cổ phiếu và trái
phiếu .
Khi DNBH đầu tư vào cổ phiếu, họ được hưởng các quyền đối với công ty với
tư cách là cổ đông,được sở hữu và chia cổ tức với mức độ tương đương với tỷ lệ cổ
phần mà họ nắm giữ. Quyền lợi mà DNBH được hưởng lúc này tuỳ theo họ nắm
giữ cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi. Ngoài phần lãi thu được từ cổ tức còn có
thể thu được lãi vốn. Đó là thu nhập mà DNBH có được do có sự chênh lệch giữa
giá thị trường hiện tại và giá mua vào của cổ phiếu.
Trái phiếu:
Đây là một loại chứng khoán được phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc bút
toán ghi sổ, xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu đối với người
sở hữu trái phiếu. Công cụ nợ này có thể do Chính phủ hoặc các doanh nghiệp phát
hành. Trái phiếu công ty có độ rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ nhưng lại có tỷ
suất lợi nhuận cao hơn. Đầu tư vào trái phiếu chủ yếu chịu sự tác động của rủi ro lãi
suất. Do trái phiếu có những lợi thế nhất định như có thời gian đáo hạn dài nên tạo
điều kiện cho các DNBH nhân thọ loại trừ rủi ro lãi suất, đặc biệt là khi cạnh tranh
trên các thị trường bảo hiểm đã khiến cho những đảm bảo về lãi suất đối với những
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thông thường và niên kim có xu hướng tăng.
Tóm lại, đầu tư vào chứng khoán có tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với các
hình thức đầu tư khác. Các DNBH thường có xu hướng đầu tư giá trị lớn vào danh
mục này. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán trong những năm
16
qua,việc đầu tư vào thị trường chứng khoán của các DNBH ngày một gia tăng, nhất
là các DNBH phi nhân thọ. Hiện nay các DNBH nhân thọ chủ yếu chuyển sang đầu
tư vào chứng khoán và các khoản vay có mức độ đảm bảo ít hơn nhưng có mức tỷ
suất lợi nhuận kỳ vọng cao hơn.
5.1.3.Đầu tư bất động sản
Hình thức đầu tư này cũng có vai trò quan trọng vì:
-Duy trì sự ổn định giá trị, việc đầu tư vào bất động sản ít chịu ảnh hưởng
bởi tác động của yếu tố lạm phát.
-Phát huy tác dụng khuếch trương, quảng cáo, nâng cao hình ảnh của công
ty.
-Cung cấp nơi làm việc thuận lợi cho khách hàng để thắt chặt thêm mối quan
hệ với họ.
Chính vì những lý do trên mà hiện nay nhiều DNBH chiếm vị trí vững chắc
trên thị trường bất động sản. Ví dụ như ở Đài Loan, công ty bảo hiểm nhân thọ
Cathay Life vào cuối những năm 90 sở hữu tới 189 tòa nhà tại Đài Loan, trong đó
công ty chỉ sử dụng 106 toà nhà, còn lại là cho thuê.
Tuy nhiên, việc đầu tư vào bất động sản có rủi ro thị trường cao và có tính
thanh khoản thấp. Do đó, các hoạt động kinh doanh bất động sản của DNBH luôn
phải chịu những hạn chế nhất định.
Những số liệu thống kê về thị trường bảo hiểm các nước OECD năm 1989 cho thấy
đầu tư vào bất động sản của các công ty bảo hiểm chiếm tỷ trọng không lớn, nhất là
DNBH phi nhân thọ do yêu cầu đảm bảo khả năng thanh toán.
5.1.4.Đầu tư khác :
Ngoài những hình thức đầu tư trên, DNBH còn có thể đầu tư dưới các hình
thức khác như: góp vốn liên doanh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, cầm cố, thế
chấp, ký cược ký quỹ dài hạn tuỳ theo luật pháp của từng quốc gia.
Với DNBH nhân thọ, nên nguồn vốn đầu tư thường là dài hạn nên danh mục
đầu tư dài hạn của họ lớn hơn các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.Trước đây, các
khoản cho vay có đảm bảo bằng thế chấp là hình thức đầu tư chủ yếu của DNBH
nhân thọ ở nhiều nước. Những khoản đầu tư này thường mang lại tỷ suất lợi nhuận
cao hơn so với các khoản đầu tư vào trái phiếu chính phủ, mặc dù tính thanh khoản
không cao.
5.2.Tổ chức hoạt động đầu tư :
Hình thức tổ chức hoạt động đầu tư của các DNBH phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó chủ yếu là qui mô của doanh nghiệp,tính chất nghiệp vụ bảo hiểm và
những quy định của pháp luật có liên quan của từng nước. Có 3 hình thức tổ chức
17
phổ biến được các công ty bảo hiểm trên thế giới sử dụng để tiến hành các hoạt
động đầu tư của mình, đó là các hình thức sau:
5.2.1.Thành lập công ty đầu tư thuộc doanh nghiệp bảo hiểm
Việc thành lập một tổ chức đầu tư độc lập dưới hình thức công ty đầu tư hay
quỹ đầu tư do công ty bảo hiểm sở hữu toàn bộ cổ phần hoặc nắm cổ phần chi phối
là hình thức áp dụng khá phổ biến ở các DNBH trên thế giới. Mô hình này phù hợp
với các DNBH có quy mô lớn và phát triển, nó giúp các DNBH tập trung các nguồn
lực của mình nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư.Các quỹ này có
thể chỉ tập trung vào một khu vực địa lý hay nhóm ngành nghề nhất định hoặc có
phạm vi hoạt động rộng và có lĩnh vực đầu tư tổng hợp.
Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm có quy mô lớn chẳng hạn
như AIG hay Prudential đã chuyển sang thành lập các quỹ đầu tư để tập trung các
nguồn lực của mình, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
5.2.2.Tổ chức phòng đầu tư trực thuộc công ty.
Mô hình tổ chức này thường được áp dụng đối với những DNBH có quy
mô nhỏ hoặc DNBH mới thành lập . Do đó hoạt động đầu tư còn hạn chế hoặc
chưa phát triển.
Theo mô hình này, phòng đầu tư được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của một
phó giám đốc doanh nghiệp phụ trách về đầu tư. Phòng này có trách nhiệm thực
hiện chương trình đầu tư của doanh nghiệp mà hội đồng quản trị đã đề ra. Ngoài
việc thông qua các tiêu chuẩn đầu tư của doanh nghiệp để trình trước ban tài chính
của doanh nghiệp phê chuẩn, phòng đầu tư còn là nơi lưu giữ các loại cổ phiếu, trái
phiếu và các công cụ đầu tư khác của DNBH; đồng thời phòng này cũng được giao
nhiệm vụ thu lãi và cổ tức từ các khoản đầu tư, được trực tiếp tham gia vào việc
mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các khoản thế chấp Bên cạnh đó ,
phòng đầu tư còn hoạt động với tư cách là cố vấn cho tổng giám đốc và hội đồng
quản trị khi có hoạt động sát nhập hoặc mua lại một công ty khác.
5.2.3.Mua cổ phần ở mức không chi phối của các công ty đầu tư khác
Các DNBH có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư
khác nhằm mở rộng và đa dạng hoá hoạt động đầu tư của mình.
Hoạt động đầu tư trong các DNBH đòi hỏi cán bộ chuyên môn làm trong lĩnh vực
này phải có những kỹ năng và kiến thức rộng về các loại hình đầu tư mà DNBH
được phép hoạt động và kinh doanh theo luật định.
6.ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG
DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ:
18
6.1.Mục tiêu đánh giá
Hiệu quả là một chỉ tiêu tổng hợp, được nhìn nhận trên nhiều khía cạnh.
Nhưng với tư cách là một tổ chức hạch toán kinh doanh trên thị trường, hiệu quả
của việc sử dụng các nguồn vốn về đầu tư trong DNBH chính là hiệu suất sinh lời
của đồng vốn. Đồng thời lợi ích của DNBH cũng không được đi ngược lại lợi ích
của toàn xã hội mà phải gắn liền với lợi ích của xã hội.
Mục tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong DNBH là để doanh nghiệp có thể
kiểm soát và làm chủ những hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư hiệu
quả và phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp cũng như tình hình thị trường.
6.2.Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động
đầu tư trong doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của
DNBH như:
Giá trị hiện tại thuần NPV
Thời gian hoàn vốn PP
Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR
Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Nhưng suy cho cùng thì mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hoá lợi
nhuận. DNBH phải tính toán sao cho một đồng vốn bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận
nhất. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư của DNBH không nằm ngoài sự đánh giá
thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư
Trong thực tế , với mỗi sản phẩm bảo hiểm, DNBH thường bán được một số
lượng lớn hợp đồng nên gía trị quỹ đầu tư cũng lớn. Doanh nghiệp phải đầu tư vào
nhiều danh mục khác nhau với thời gian và tỷ suất lợi nhuận đầu tư khác nhau. Do
vậy khi đánh giá hiệu quả đầu tư, DNBH phải so sánh lãi kỹ thuật với tỷ suất lợi
nhuận đầu tư bình quân.
Ngoài hiệu quả kinh tế có thể tính toán được, hoạt động đầu tư của DNBH
còn mang lại nhiều lợi ích xã hội mà việc đánh giá hiệu quả là không đơn giản. Tuy
nhiên, khi xem xét hiệu quả xã hội hoạt động đầu tư của DNBH có thể xem xét dựa
trên một số khía cạnh sau:
-Sự phù hợp của danh mục đầu tư đối với mục tiêu phát triển chung của nền
kinh tế đất nước.
- Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế
khác đối với đời sống xã hội.
- Công ăn việc làm tạo ra qua các lĩnh vực đầu tư của DNBH.
6.3.Những phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư.
6.3.1.Giá trị hiện tại ròng(NPV)
19
Để thấy được danh mục nào đầu tư có lợi hơn,DNBH cần sử dụng phương pháp
giá trị hiện tại ròng.Theo phương pháp này,DNBH phải dự kiến được lợi nhuận thu
được,thời gian đầu tư,tỷ lệ hoàn vốn và các khoản chi.Công thức tính giá trị hiện tại
ròng như sau:
NPV=
∑ ∑
= =
+
−
+
n
i
n
i
nn
r
Ci
r
Ti
0 0
)1()1(
Trong đó VPV :giá trị hiện tại ròng
Ti :Thu của doanh mục đầu tư thứ i
Ci: Chi của doanh mục đầu tư thứ i
n Thời gian đầu tư
r: Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
Nếu NPV >0 :có thể chấp nhận đầu tư và lựa chọn danh mục có NPV lớn nhất
Nếu NPV<0: danh mục đầu tư bị loại bỏ
6.3.2.Tỷ suất lợi nhuận đầu tư
Tỷ suất lợi nhuận Tổng lợi nhuận do đầu tư
đầu tư = Tổng vốn đầu tư
Với DNBH nhân thọ, nghiệp vụ bảo hiểm cho phép doanh nghiệp có thể đầu
tư vào những lĩnh vực dài hạn. Nhưng việc đánh giá hiệu quả đầu tư trong bảo hiểm
nhân thọ là phức tạp và khắt khe hơn nhiều so với bảo hiểm nhân thọ. Đánh giá hiệu
quả đầu tư trong bảo hiểm nhân thọ phải đưa chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận lên hàng
đầu . DNBH nhân thọ không chỉ đơn giản cần đầu tư có lời mà còn phải lớn hơn lãi
suất kỹ thuật dùng để tính phí . Có như vậy DNBH mới đảm bảo có đủ tiền để trả
cho khách hàng tham gia bảo hiểm.
Vấn đề này được xem xét qua ví dụ:
DNBH x có sản phẩm BHNT hỗn hợp thời hạn 5 năm,số tiền bảo hiểm 50 tr
đ.tuổi của NĐBH là 50 tr.Bảng tỷ lệ tử vong tính phí như sau:
Độ tuổi Tỷ lệ tử vong Số người sống Số người chết
50 2,0 100.000 200
51 2,3 99.800 230
52 2,4 99.570 239
53 2,7 99.331 268
54 3,1 99.063 307
55 3,7 98.756 365
Phí thuần đóng 1 lần trong bảo hiểm hỗn hợp tính như sau:
f=
∑
=
+
−+
+
+
+
n
j
x
n
bnx
j
bjx
l
i
Sl
i
Sd
1
1
)1(
*
)1(
*
20
Trong đó: x :độ tuổi tham gia bảo hiểm
i :lãi suất kỹ thuật
Giả sử lãi suất kỹ thuật DNBH áp dụng tính phí là 5% thì
f =39.000.000đ .như vậy DNBH có thể dùng 39 tr khai thác từ hợp đồng để đem
đầu tư.Giả sử tất cả phí được đem đầu tư thời hạn 5 năm thì tỷ suất lợi nhuận đầu
tư phí bảo hiểm i
2
là:
i
2
=
1
8
5
−
S
trong đó S:giá trị tương lai đưa việc đầu tư phí thuần
Nếu i
2
= i
1
=5% => S= 49.774.980,94đ DNBH chỉ đủ tiền trả cho NĐBH
Nếu i
2
< i
1
=5% => S< 49.774.980,94đ DNBH không đủ dự phòng toán học để trả
cho người được bảo hiểm
Như vậy chỉ khi tỷ suât lợi nhuận đầu tư lớn hơn 5% thì DNBHNT mới đảm bảo đủ
tiền chi trả cho người được bảo hiểm và trang trải các chi phí phát sinh.
6.3.3.Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn của một dự án là độ dài thời gian để thu hồi đầy đủ
khoản đầu tư ban đầu từ lợi nhuận thuần thu được.
Công thức: T =
Trong đó W
pv
là lợi nhuận thuần thu được
T là thời gian thu hồi vốn đầu tư
I
vo
là tổng số vốn đầu tư tính đến thời điểm các kết quả đầu tư
bắt đầu phát huy tác dụng.
Theo phương pháp đánh giá thời gian hoàn vốn, càng rút ngắn được thời gian
hoàn vốn sẽ càng tốt hơn.
Mặt khác để đánh giá hiệu quả đầu tư bằng chỉ tiêu thời gian hoàn vốn, các
nhà quản trị còn thiết lập chỉ tiêu thời gian hoàn vốn cần thiết và thời gian hoàn vốn
tối đa có thể chấp nhận được.Nếu thời gian hoàn vốn dài hơn thời gian tối đa cho
phép thì dự án đầu tư sẽ bị loại bỏ.
21
PHẦN HAI
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRONG DOANH
NGHIỆP BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM.
I. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM
Là một trong những quốc gia đông dân thứ 12 trên thế giới, Việt Nam rất có
tiềm năng về bảo hiểm nhân thọ.
Bảo hiểm nhân thọ bắt đầu được nghiên cứu để triển khai ở Việt Nam vào năm
1987 tổng công ty bảo hiểm Việt Nam tiến hành. Lúc đó thị trường tài chính chưa
phát triển, chưa có môi trường đầu tư , chưa có văn bản pháp luật điều chỉnh mối
quan hệ giữa công ty bảo hiểm và người tham gia và công ty bảo hiểm cũng chưa
được phép hoạt động trong lĩnh vực đầu tư.
Hiện nay, Quốc hội đã thông qua luật kinh doanh bảo hiểm, Chính phủ ban
hành NĐ42, 43. Môi trường kinh tế xã hội đã có nhiều thay đổi.
Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay đã có sự góp mặt của 20 công ty, trong
đó có 5 công ty bảo hiểm nhân thọ, còn lại là các công ty bảo hiểm phi nhân thọ.
Bảng 1: Danh sách các DNBH nhân thọ hoạt động trên thị trường bảo hiểm Việt
Nam:
STT Tên doanh nghiệp Năm thành
lập
Hình thức sở
hữu
Vốn điều lệ
hiện nay
1
Tổng công ty bảo hiểm
nhân thọ Việt Nam( Bảo
Việt )
1964
Nh
à nước
586
tỷ VND
2
Công ty bảo hiểm nhân
thọ Prudential UK
1999
100% vốn
nước ngoài
71 triệu USD
3
Công ty bảo hiểm quốc
tế Mỹ (AIA)
2000
100% vốn
nước ngoài
25
triệu USD
4
Công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ Bảo
Minh- CMG
1999
Liê
n doanh
1
0 triệu USD
5
Công ty TNHH bảo
hiểm nhân thọ Manulife
1999
100% vốn
nước ngoài
10 triệu USD
(Nguồn: Tạp chí bảo hiểm năm 2003)
Thị trường bảo hiểm nhân thọ với sự góp mặt của 5 công ty cả dưới hình
thức công ty nhà nước và công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động trong môi trường
cạnh tranh khốc liệt. Trước kia Bảo Việt luôn là công ty chiếm vị trí độc quyền
nhưng hiện nay thị phần của các công ty bảo hiểm như sau:
22
Biu 1: Th phn ca cỏc cụng ty bo him nhõn th theo doanh thu phớ bo him
nm2002
(Ngun: Vinare)
Doanh thu phớ bo him tng bỡnh quõn 23%/ nm, trong ú doanh thu bo
him nhõn th t 0,05 t ng nm 1996 lờn n 2778 t ng nm 2001.
T trng phớ bo him trờn GDP ca Vit Nam cng tng, nht l trong vũng
3 nm tr li õy: nm 2000 l 0,68%, nm 2001 lờn 0,97%, v nm 2002 lờn n
1,4%GDP.
Th trng bo him nhõn th cú doanh thu phớ khỏ cao. Nm 2002 l nm
cú mc tng trng k lc v s lng hp ng khai thỏc mi vi 1.300.000 hp
ng, tng 58% so vi nm 2001. Cỏc cụng ty bo him nhõn th tip tc coi i lý
l kờnh phõn phi sn phm chớnh. Bờn cnh ú cỏc cụng ty bo him nhõn th
cng chỳ trng n kờnh phõn phi qua ngõn hng. Cho n nay cỏc ngõn hng
nc ngoi nh ACB v HSBC l nhng ngõn hng i u trong vic liờn kt bỏn
bo him nhõn th.
Doanh thu phớ bo him ca ton th trng giai on 1998 - 2002
c th hin biu sau:
Biu 2: Tng doanh thu phớ bo him nhõn th v phi nhõn th ca ton
th trng 1998 - 2002
23
Thị phần của các công ty bảo hiểm
nhân thọ năm 2002
Bảo Việt
Prudential
Bảo Minh-CMG
AIA
Manulife
(Ngun: Thụng tin th trng bo him-tỏi bo him - Vinare)
.
Trong bi cnh nn kinh t t nc tip tc n nh v phỏt trin vi mc
tng trng GDP 7,04%, th trng bo him Vit Nam nm 2002 tip tc duy trỡ
tc tng trng cao: Tng phớ bo him nhõn th v phi nhõn th c tớnh t
7685 t VND, tng 55% so vi nm 2001 v chim 1,4% GDP trong ú tng phớ
bo him nhõn th t 4.615 t VND, tng trờn 66% so vi nm 2001.
Kt qu núi trờn ca th trng bo him Vit Nam t c trong bi cnh
th trng quc t cú nhiu bin ng, kt qu kinh doanh ca nhiu tp on bo
him trờn th gii u gim do tỡnh hỡnh tn tht xu v kt qu u t yu kộm.
Trong tỡnh hỡnh ú, cỏc DNBH Vit Nam mt mt vn tip tc m rng th trng,
nõng cao cht lng phc v; mt khỏc vn m bo an ton ti chớnh cho hot
ng kinh doanh ca mỡnh.
Vn ca ton th trng trong vũng 6 nm qua cng cú nhiu thay i theo
chiu hng tớch cc. Nm 1999 cú 979 t ng, n nm 2001 t 1754 t ng
trong ú bo him nhõn th úng vai trũ khụng nh. Phõn tớch t trng vn ca ton
th trng cho thy vn ca cỏc DNBH nh nc hin vn chim t trng ln, tip
theo l cỏc cụng ty bo him 100% vn nc ngoi, tip theo l cỏc cụng ty bo
him liờn doanh v cui cựng mi l cỏc cụng ty c phn bo him . Ngun d
phũng nghip v bo him cng tng mnh t 198 t ng nm1994 lờn n 4130
t ng nm 2001.
24
1664
203
1593
484
1786
1289
2162
2778
3070
4615
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
Tỷ VND
1998 1999 2000 2001 2002
Năm
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị tr ờng
1998-2002
Nhân thọ
Phi nhân thọ
Với sự tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ như vậy, các DNBH nhân thọ Việt
Nam đã và đang có vai trò quan trọng trong việc đầu tư trở lại nền kinh tế đất nước.
Với nguồn vốn tích luỹ được, trong những năm tới đây, các công ty bảo hiểm nhân
thọ sẽ tập trung vào việc đầu tư trở lại nền kinh tế trong các dự án lớn trung và dài
hạn. Từ đây trở đi, các ưu thế về tiềm lực tài chính của các công ty bảo hiểm sẽ
được thể hiện rõ trong nền kinh tế Việt Nam
Bảng 2: Giá trị đầu tư trở lại nền kinh tế của toàn thị trường bảo hiểm Việt Nam giai
đoạn 1996-2002:
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002
Giá trị đầu
tư trở lại (tỷ
đ)
74 137 977 1.446 1.672 2.704 4.482 7397
Tốc độ tăng
trưởng(%)
- 85,14 613,14 48,00 15,63 61,72 65,775 64,91
(Nguồn: Bộ tài chính)
Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển ngoạn
mục, đặc biệt là ở khu vực các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có vốn đầu tư nước
ngoài. Cũng trong năm 2002, các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thị trường đồng
loạt gia tăng vốn hoạt động : Prudential hiện đã tăng vốn điều lệ lên đến 71 triệu
USD, Bảo Minh_CMG và Manulife có mức vốn 10 triệu USD, AIA có mức vốn
điều lệ 25 triệu USD. Tổng số vốn đăng ký thêm của các công ty so với mức vốn
đăng ký ban đầu đã lên đến 57,3 triệu USD. Sự gia tăng vốn hoạt động này một mặt
để đáp ứng theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm, mặt khác thể hiện tiềm
năng to lớn của thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam. Việc gia tăng vốn đã
giúp cho các công ty bảo hiểm có thêm tiềm lực tài chính, mở rộng hoạt động, quan
hệ khách hàng và mở rộng đầu tư. Tuy nhiên cũng đặt các doanh nghiệp bảo hiểm
nhà nước vào tình trạng cạnh tranh ngày càng khó khăn hơn.
Trong những năm gần đây, các DNBH Việt Nam đã chú trọng cải thiện công
tác đầu tư tài chính: Một loạt các biện pháp mang tính chiều sâu được thực hiện
nhằm đảm bảo lựa chọn được các dự án đầu tư thích hợp, an toàn cho nguồn vốn và
mang lại hiệu quả kinh tế cao như: góp vốn liên doanh, tham gia thành lập công ty
cổ phần, tham gia các dự án đầu tư , cho vay, gửi tiết kiệm tại ngân hàng,đầu tư
chứng khoán
Hoạt động đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng được đa
dạng hoá hơn so với trước. Các công ty bảo hiểm nhân thọ không chỉ dừng lại ở đầu
tư trái phiếu Chính phủ dài hạn mà đã mở rộng sang lĩnh vực chứng khoán, xây
dựng cơ bản,dịch vụ( khách sạn, ngân hàng, vui chơi giải trí , xây dựng cơ bản, cơ
sở hạ tầng, công nghiệp nặng, giao thông vận tải) v.v
25