Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Liên Xô - hình ảnh và sự kiện ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 28 trang )

^=^ Đặng Hoàng Hải ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
History E-Books: HD230806073
Compiled & Published by Rosea



Liên Xô - Hình ảnh & Sự kiện

Index:
SOVIET WAR PHOTOGRAPHY: 2
Images of the Second World War and its Aftermath 2
Howard Schickler Fine Art 2
15 nm sau v chớnh bin thỏng Tỏm Liờn Xụ 10
ỏnh giỏ ca ngi dõn Nga v Cuc chớnh bin ngy 19 thỏng Tỏm 11
Nc Nga v tui tr ca tụi 11
Mún canh borts nh mt phn ca lch s cụ-dc 13
Matxcva vnh bit tng Govorov 14
Yuriy Levitan - phỏt thanh viờn huyn thoi ca Liờn Xụ 16
Nhng chic ''xe tng bit bay'' 18
Mt trong nhng ngi to nờn Hóy i y! qua i 20
Phi cụng MiG-17 v MiG-21, sỏt th dit Con Ma, Thn Sm 20
N ci nc Nga hin i I 23

^ Dù cho lịch sử có phủ nhận thế nào đi chăng nữa thì Liên Xô vẫn mãi là hình ảnh t ợng
tr ng cho một chế độ chính trị kiểu mới đầu tiên trong lịch sử với những đặc điểm tiến bộ
nhất thời bấy giờ. Đến bây giờ vẫn ch a thể khẳng định đ ợc sự sụp đổ của LX và hệ


thống các n ớc XHCN là do sai lầm trong bản chất, bởi vậy Liên Xô với những thành tự
đã đạt đ ợc trong quá khứ có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử xã hội loài ng ời và cả
t ơng lai. Con ng ời và tính cách của nhân dân Nga nói chung và n ớc Nga ngày nay nói
riêng vẫn d ờng nh còn mang những nét phảng phất của một thời hào hùng Liên Xô. Đối
với tôi và mỗi ng ời dân VN, hình ảnh một n ớc LX hùng c ờng là hình ảnh bất tử trong
trái tim những ng ời yêu chuộng hòa bình. Thế giới này cần phải cảm ơn đến những bà
mẹ LX đã sinh ra những ng ời con anh hùng cứu cả thế giới khỏi họa diệt chủng phát xít,
là lá cờ đầu trong phong trào bảo vệ hòa bình thế giới. ^
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073

SOVIET WAR PHOTOGRAPHY:
Images of the Second World War and its Aftermath
Howard Schickler Fine Art
Seldom exhibited and rarely seen in the West, war photographs by Soviet photojournalists of the Second World War are
at last making their way to museums and private collections. These master photographers captured on photographic film
both the destruction and death in the motherland after the Nazi invasion of 1941, as well as the triumph and glory of the
Red Army's march to Berlin culminating in victory in May of 1945. Many of the leading photographers in Russia during the
1920's and 1930's, such as Alpert, Zelma, and Shaikhet became leaders of the Red Army's photographic brigade
alongside young photographers such as Yevgeny Khaldei, who was to take some of the most compelling and memorable
images of the 20th century.
From the partisans gathering to thwart the Nazi advance into Belorussia, to the siege of Stalingrad, and finally to the
raising of the Soviet flag over the Reichstag in Berlin in May, 1945, and the subsequent war crimes trials of Nuremberg in
1946, these photographs have fortuitously survived to document these momentous historical events.

1. DMITRI BALTERMANTS

Road of War, 1941



^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Sorrow-stricken, 1942

Road of Death, Southern Front, 1942

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Tank (Rodina), Stalingrad, 1942

Assault, Stalingrad, 1942


^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea

HD230806073
Approaching the Buildings, Stalingrad, 1942


Seizing the Building, Stalingrad, 1942

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Letter Home, 1943

Standing Guard, 1942-43

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Reconnaissance Mission, 1943

The Kursk Front, 1943

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^




Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Ambush, 1944

Sniper, c. 1943

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Bulgarian Freedom Fighter, 1944

24. YEVGENY KHALDEI
Budapest, 1944

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
15 năm sau vụ chính biến tháng Tám ở Liên Xô
Đã tròn 15 năm kể từ ngày xảy ra vụ chính biến tháng Tám 1991 ở Liên Xô. Vụ này
được thực hiện bởi các thành viên của “Uỷ ban Quốc gia về tình trạng khẩn cấp”
(ГКЧП) được lập ra khi ấy. Trong Hội đồng này có 8 nhân vật, đều là những cán bộ cao
cấp thuộc ban lãnh đạo Đảng và quân sự của Liên Xô. Họ chống lại đường lối của tổng
thống Mikhail Gorbachev và ủng hộ việc duy trì quốc gia Liên bang đang tan rã…


Vào ngày ấy, cả Mát-xcơ-va đã chìm trong một không khí ảm đạm đông cứng. Khắp
thành phố là các khí tài quân sự. Trước tòa nhà trụ sở Đài Tiếng nói nước Nga, và xung
quanh khu vực Bộ Báo chí – phát thanh, là những chiếc xe tăng đậu. Trên từng tầng lầu,
là những quân nhân lăm lăm súng tiểu liên. Hàng triệu người đến nay vẫn nhớ những
cảnh phim tư liệu và truyền hình, trong đó các thành viên ГКЧП với bàn tay và cặp môi
run run thông báo về ý định “cứu dân tộc” khỏi nền dân chủ của Gorbachev và khỏi sự
tan rã của đất nước. Và tất nhiên, người ta còn nhớ cảnh tổng thống Nga Boris Eltsin
đứng trên chiếc xe tăng trước tòa nhà Chính phủ, nơi khi đó do các thành viên ГКЧП làm
chủ.

Trong các sự kiện những ngày ấy, có rất nhiều cách nhìn. Nhưng dù thế này hay thế khác,
vụ chính biến - như phần lớn người Nga vẫn gọi -, vẫn chỉ là một cố gắng để đuổi theo
con tàu đã chạy. Những người tổ chức vụ này, hẳn đã không biết đến câu nói của bộ
trưởng Quân sự Anh đồng thời cũng là một nhà sử học thế kỷ 19, Tomas Macaulay, đã
nói rằng: “Nếu muốn mạnh hơn, hãy tiến hành cải cách”. Những vị trong ГКЧП đã
muốn, không chỉ là duy trì Liên bang Xô-viết, mà là duy trì chế độ của các lãnh đạo quan
liêu và chiếc gọng kìm về chính trị, kinh tế và tư tưởng đang ràng buộc cả đất nước. Họ
sợ hãi và không muốn dân chủ. Họ đã không hiểu, hay không muốn hiểu rằng, nhân dân
muốn và đã sẵn sàng đón đợi nền kinh tế thị trường, muốn và sẵn sàng đón nhận quyền tự
do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do di chuyển. Các thành viên của ГКЧП cũng đã
không biết đến châm ngôn mà đại văn hào Pháp Victor Hugo từng nói, rằng không một
quân đội nào có thể ngăn chặn được những tư duy đã chín muồi.

Những năm tháng trôi qua đã cho thấy tính chất hợp lý và tất yếu của chiến thắng dân chủ
trước chủ nghĩa tòan trị ở Liên bang Xô-viết. Hiện nay, ngay cả các nhân vật của ГКЧП,
những người tổ chức vụ chính biến 15 năm trước, vẫn đang được tự do sử dụng mọi
quyền hạn của mình, có người là đại biểu Quốc hội Nga, hoặc là thành viên các tổ chức
được bầu chọn khác. Điều đó chỉ chứng tỏ rằng, nền dân chủ ở Nga đang đâm chồi kết
lộc. Nhưng có việc khác, là nhiều người thuộc thế hệ lớn tuổi vẫn nặng lòng nhớ tiếc Liên
bang Xô-viết, nhớ tiếc chế độ giáo dục và y tế miễn phí tốt đẹp thời xưa. Đó là điều tự

nhiên, cũng dễ hiểu như nguyện vọng của các dân tộc khác ở các nước Cộng hòa thuộc
Liên Xô cũ, nay đã là những quốc gia độc lập có chủ quyền, vẫn nhớ tiếc một quê hương
chung bao la và hùng mạnh. Nhưng đại đa số người Nga đều đồng ý rằng, dù nền dân chủ
không phải là cái gì tòan mỹ, nhưng nhân lọai không nghĩ ra được điều gì tốt đẹp hơn thế.
Nhiệm vụ chủ yếu bây giờ, là cùng nhau giảm thiểu những khiếm khuyết đó, để có được
một nền dân chủ ngày càng trọn vẹn hơn.

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Đánh giá của người dân Nga về Cuộc chính biến ngày
19 tháng Tám
Nhân dịp kỷ niệm 15 năm Cuộc chính biến ngày 19 tháng Tám, Tờ Ogoniok đã đăng kết
quả các cuộc trưng cầu dân ý để đánh giá sự kiện này và nhận được kết quả như sau:

Vào thời điểm năm 2006, đánh giá của người dân Nga về Cuộc chính biến ngày 19
tháng Tám:

Đa số người dân cho rằng sự kiện này là một sự kiện bi thảm, để lại hậu quả nặng nề cho
đất nước và dân tộc 36%.

39% cho đó là cuộc đấu tranh quyền lực của lãnh đạo đất nước.

12% người được hỏi không có câu trả lời.

Chỉ có 13% cho rằng đó là kết quả thắng lợi của lực lượng dân chủ, kết thúc sự lãnh đạo
của ĐCSLX.


Trả lời câu hỏi đánh giá hướng phát triển của đất nước sau sự kiện 19/8/2001:

44% cho rằng đất nước đã phát triển chệch hướng.

30% cho rằng phát triển đúng hướng.

26% không có câu trả lời.

Nước Nga và tuồi trẻ của tôi
Tôi nghe về nước Nga từ khi còn bé xíu, qua những câu chuyện kể của ba mẹ tôi. Nhưng
tôi chỉ thực sự biết về nó vào thập niên 80 của thế kỷ trước, khi được sống và học tập tại
Nga. Lúc đó, Liên bang Xô-viết (Liên Xô), trong đó có nước Nga, đang ở vào thời kỳ
thịnh vượng. Bao nhiêu tình cảm thân thương với đất nước Nga tươi đẹp, với những con
người Nga nhân hậu đã in sâu trong trái tim tôi. Và tiếng Nga – thứ ngôn ngữ kỳ diệu ấy
– đã thấm vào máu thịt, để đến hôm nay dù 20 năm đã trôi qua, dù tiếng Nga chẳng còn
là thời thượng nữa, tôi vẫn không thể nào quên, kể cả trong mơ. Tuổi xuân trong cuộc
đời mỗi con người thường trong sáng, đầy nhiệt huyết và vĩnh cửu. Trong tôi, nước Nga
và tuổi xuân là một.

Tháng 8 năm 1982, vào tuổi 18, cái tuổi “trong đời chỉ có một lần”
(
*
)
, tôi được đặt chân
lên Moskva – thủ đô của Liên Xô trước đây, và của Nga hiện nay. Moskva đã vào cuối
hè, thành phố đầy cây xanh, quả mọng trĩu trên cành. Thành phố hiện ra thật uy nghi rộng
lớn với những dòng chảy xe cộ và những con người đi lại tất bật trên đường, làm chúng
tôi - những “tân lưu học sinh” - choáng ngợp. Chúng tôi được học một năm tại Khoa Dự
bị, Trường Đại học Tổng hợp Lômônôxôv nổi tiếng thế giới. Tại đây, chúng tôi đã được

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
các cô giáo trong Khoa cho làm quen với một kho tàng tiếng Nga tuyệt vời, là các tác
phẩm của những nhà văn, nhà thơ Nga vĩ đại như Puskin, Lermantov, Dostoievski,
Tonxtoi, Exenhin… Chúng tôi đã hát, ngâm thơ, kể chuyện về những tác phẩm ấy. Các
cô giáo đã chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho chúng tôi vào học những năm tiếp theo. Tôi
đã học được cách sống, cách học tập và làm việc cùng bạn bè. Những bỡ ngỡ, những thổn
thức lo âu trước cuộc đời quá rộng lớn và mới mẻ đã nhanh chóng qua đi. Tôi được
chuyển về học Đại học Tổng hợp Leningrad (Saint Petersburg ngày nay).

Lêningrad, thành phố như quê hương thứ hai của tôi, nơi tôi có đầy ắp kỷ niệm về
Người. Lêninrgad hiền hoà, diễm lệ có dòng sông Nhêva xanh ngắt chảy qua. Thành phố
nổi tiếng bởi những đêm trắng huyền diệu và những chiếc cầu mở vào giữa đêm; có Bảo
tàng Ermitage, tượng Pier Đại đế lung linh và trang nghiêm bên bờ sông Nhêva, có vườn
Mùa hạ thơ mộng và sâu lắng… Thành phố duyên dáng được nhiều người biết đến với
những công trình kiến trúc độc đáo, những pho tượng La mã cổ đại và nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp tuyệt vời. Trường Đại học Tổng hợp Leningrad, nơi tôi trải qua những
tháng ngày sinh viên, nằm trên đảo Vasiliev, cạnh bờ sông Nhêva. Ngôi trường to lớn và
cổ kính bao gồm nhiều khoa, là những tòa nhà đỏ thắm thấp thoáng sau rặng cây phong lá
vàng óng và bờ rào sắt với những hoa văn uyển chuyển duyên dáng như một bài thơ, mặt
hướng ra sông Nhêva. Trường có một thư viện rộng lớn cổ kính được xây dựng từ thế kỷ
18 nằm ở trung tâm và cũng lại có nhiều studgorodok (thị trấn sinh viên) hiện đại nằm
giữa cánh rừng ở ngoại ô thành phố (ở Petergov, nơi có Cung điện Mùa hạ và những đài
phun nước nổi tiếng, là nơi dành cho việc nghỉ ngơi của vua Pie Đệ nhất ). Những chiều
hè, sau giờ học, tôi hay đi dạo dọc bờ sông, đứng bên Tháp Hải đăng, ngắm Nhêva lúc
mặt trời lặn. Không hiểu sao, trong đầu tôi khi ấy luôn văng vẳng lời thơ của Ônga

Becgôn:

“Em nhớ lại những ngày quá khứ,
Khúc hát thơ ngây một thời thiếu nữ,
Ngôi sao cháy bùng trên sóng Nhêva,
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà…”

Trong những tháng ngày của một thời “thanh niên sôi nổi”
(
**
)
với nhiều khát vọng ấy, có
biết bao kỷ niệm buồn vui; khi tin yêu thì hết mình và hoàn toàn sụp đổ khi lòng tin bị
mất; hy vọng và thất vọng, yêu thương và giận dỗi; những băn khoăn, trăn trở, những lo
lắng cho sự nghiệp còn chưa được định hình rõ nét trong tương lai… Tôi đã tích luỹ được
cho mình nhiều kiến thức phong phú, là tài sản quý báu suốt đời tôi sẽ mang theo bên
mình. Tại Lêningrad, tôi có người bạn gái Nga thân thiết; cho đến bây giờ, chúng tôi vẫn
thường xuyên viết thư cho nhau, nhớ đến ngày sinh nhật của nhau và của cả con cái
chúng tôi nữa. Tôi đã kết bạn với bạn bè từ nhiều nơi trên thế giới, cùng học tập, sinh
hoạt văn nghệ, vui chơi giải trí; và có những buổi “Lao động cộng sản” hăng say mang
tinh thần quốc tế sâu sắc. Các bạn bè Việt Nam cùng học bên Nga đã gắn bó thương yêu,
cùng sinh hoạt trong Thành Hội, Thành Đoàn với tôi đến nay vẫn gặp gỡ, giúp đỡ nhau
khi có thể và thỉnh thoảng lại cùng nhau tụ tập để sống lại thời tuổi trẻ ngày xưa ấy.
Chẳng phải cố công, chẳng cần lên gân mà tự nhiên như máu thịt, tinh thần của “Thép đã
tôi thế đấy” cứ sống mãi trong tôi, âm ỉ nhưng mãnh liệt, mặc cho cuộc sống có biết bao
đổi thay từ đó đến nay. Tôi hiểu rằng, tình yêu của tôi với nước Nga không phải là trường
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^




Allrights reserved by Rosea
HD230806073
hợp cá biệt. Rất nhiều thế hệ người Việt Nam đã được đào tạo ở Nga và Liên bang Xô-
viết đều có những tình cảm thiêng liêng, đều mang trong mình một góc tâm hồn Nga như
tôi vậy.

Hàng năm, cứ đến Lễ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại 7/11, là dịp con tim
của chúng tôi - các thế hệ cựu sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh từng sống bên
Nga và Liên Xô trước đây - lại rung lên bởi những tình cảm thiết tha, chân thành và sâu
lắng với đất nước Nga thân yêu, tuy xa xôi mà rất gần gũi. Năm tháng trôi qua, cuộc đời
sau đó mỗi người có mỗi ngả rẽ khác nhau và có những số phận khác nhau. Chúng tôi đã
trưởng thành và rất bận rộn vì công việc và mưu sinh hàng ngày. Nhưng, kỳ lạ thay, tất cả
đều dành riêng một góc thiêng liêng của trái tim mình cho nước Nga, cho những “tâm
hồn Nga” tốt bụng và nhân hậu. Chúng tôi có những cuộc họp, những buổi giao lưu
truyền thống của Hội Hữu nghị Việt – Nga, của thành phố và của trường, của khoa nơi
mình đã sống và học tập . Tại đó, chúng tôi lại cùng nhau hát “Cuộc sống ơi, ta mến yêu
người”, “Aliosa”, “Cachiusa”, “Đàn sếu”, “Giờ này anh ở đâu, hỡi người bạn cùng trung
đoàn”…

Nước Nga Xô-viết và tuổi trẻ của chúng tôi một lần nữa như được sống lại. Chúng tôi
được tiếp thêm sức mạnh, thêm yêu cuộc đời và con người; có thêm nghị lực vươn lên,
khẳng định lý tưởng và năng lực của mình, cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước thân
yêu ./.
____________
(
*
)
Bài hát Nga “Trên đời chỉ có một lần 18 tuổi”
(
**

)
“Bài ca thanh niên sôi nổi”, bài hát Nga nổi tiếng một thời được các bạn trẻ Việt Nam yêu thích.

Món canh borts như một phần của lịch sử cô-dắc.
Những người cô dắc sông Đông hôm nay (20/8) vừa lập một kỷ lục ẩm thực đáng ngạc
nhiên – họ nấu ngay lập tức 300 lít canh borts (борщ). Đây là món ăn mà đến tận bây
giờ không một người cô dắc nào lại có thể hình dung một bữa ăn trưa đầy đủ nếu thiếu
nó. Công thức của món ăn này hóa ra đã 365 tuổi. Lần đầu tiên trong lịch sử món cánh
borts được nấu trong thời gian vây hãm Azov, khi mà những người cô dắc sông Đông đã
liên kết với người cô dắc Zaporozhe đã chiếm được pháo đài Thổ Nhĩ Kỳ.

Những người cô dắc sông Đông quyết định đem đến cho thế giới một bất ngờ. Để làm
được điều đó họ đã phải sử dụng một cái nồi rất lớn, 22 xô nước nguồn, 50 kg thịt lợn,
một bao bắp cải và nhiều thứ rau khác nữa.

Nhưng điều mới mẻ không chỉ ở chỗ vùng sông Đông hôm nay nấu một nồi canh borts
rất lớn, mà là ở người nghĩ ra món ăn này. Hóa ra đó là những người cô dắc. Trong thời
gian vây hãm pháo đài Azov, trong những hoàn cảnh thiếu thốn, một ngày nọ họ đã lấy
và nấu tất cả những gì có trong tay. Món ăn đã gặp được sự đồng tình của nhiều người cô
dắc lúc bấy giờ. Và họ đã đặt tên nó theo tên một món ăn đặc sản khác – món canh
tserba (щерба) – canh cá. Họ thay đổi thứ tự các chữ cái – thế là có cái tên borts (борщ)

^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
“Không lẽ đó không phải là điều bất ngờ? Thế nhưng chúng tôi biết điều đó đã suốt 365
năm qua! Và không giấu diếm ai, rằng món borts được sinh ra từ mảnh đất bên sông

Đông”, – ông Vladimir Voronin, Phó chỉ huy quân đội cô dắc sông Đông khẳng định.

Cũng theo lời những người cô dắc ấy, thì những người cô dắc Zaporozhe, vốn cùng tham
gia chiến đấu trong trận đánh Azov đã đem công thức món ăn này về Ukraina và bổ sung
thêm pampuski (gần như bánh bao nhạt) vào.

Trong khi nồi canh borts 300 lít đang sôi sục thì những người tham dự tiến hành bài học
lịch sử cô dắc cho các học sinh lớn. Bởi vì họ đang tập trung ở Kamplitsa – chốn thiêng
liêng đối với mỗi người cô dắc. Ở đây người ta tưởng nhớ những người lính trong những
năm khác nhau đã hiến dâng cuộc đời vì Tổ quốc.

“Trong các truyền thuyết dân gian người cô dắc luôn được gọi là các tráng sĩ. Họ bảo vệ
Tổ quốc, nhân dân”, - ông Igor Karasev, chủ tịch Câu lạc bộ lịch sử - quân sự sông Đông
mang tên M.Platov nói.

Những cuộc thi cưỡi ngựa, vật, tham dự vào việc đánh trận giả và không khí – đó là
phương pháp tuyệt vời làm tăng thêm sự ngon miệng. Không ai bối rối vì sự pha trộn của
các thời đại và phong cách, khi họ đập tan quân phát xít trong tiếng gầm rú của những
khẩu đại bác cổ.

Và từ tất cả các phía đều vang lên những lời khen ngợi. Cái muôi múc canh quý giá được
chuyền từ tay người này sang người khác. Mặc dù lửa đã dập tắt từ lâu, nhưng nồi canh
vẫn nóng đến nỗi một người không thể nào đứng múc canh lâu được.

Món canh borts cô dắc thật sự - đó không phải là món canh loãng. Món canh này phải
đặc đến nỗi thìa có thể đứng trong đó được. Và người ta không rót nó vào bát, mà phải
xúc vào.

Bữa ăn rất náo nhiệt, nhưng dường như thức ăn thì không giảm. Theo các nguồn lịch sử,
chừng ấy canh borts đủ cho 600 tu sĩ hoặc là 100 người cô dắc. Và các chuyên gia ước

tính: những học sinh cô dắc và thầy của họ sẽ ăn hết món canh này, tới đêm nay (20/8) là
hết.
Matxcơva vĩnh biệt tướng Govorov
Hôm 17/8 vừa qua Matxcơva vĩnh biệt tướng Vladimir Govorov. Chủ tịch Ủy ban Cựu
chiến binh, Anh hùng Liên Xô đã qua đời hôm thứ hai 14/8, thọ 82 tuổi. Vladimir
Govorov đã trải qua tất cả các cấp bậc trong quân đội – từ một học sinh sĩ quan cho đến
cấp tướng, chiến đấu từ thời Chiến tranh Vệ quốc, đã từng là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
Liên Xô. Thời gian gần đây ông làm việc ở Ủy ban Xã hội. Ông an nghỉ ở nghĩa địa
Novodeviche của Matxcơva.

Con của một nhà cầm quân xuất sắc chỉ có thể đi vào con đường binh nghiệp. (Leonid
Aleksandrovich Govorov – nguyên soái Liên Xô, Anh hùng Liên Xô). Người cha mơ ước
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
con mình theo nghề đóng tàu. Nhưng chàng trai trẻ 14 tuổi lại tìm cách trốn đi Tây Ban
Nha trên những con tàu ấy để chiến đấu cùng chiến tuyến với những chiến sĩ cộng hòa.

Cậu bé đã phải quay trở về, nhưng cuộc chiến tranh nổ ra năm 1941 đã đặt mọi thứ vào vị
trí của mình. Leonid Govorov chỉ huy mặt trận Leningrad, còn Vladimir Govorov thì chỉ
huy một trung đội pháo binh ở tiền tuyến. Người cha không thể hình dung tới việc con
trai mình có thể phục vụ nơi nào đó xa tuyến lửa hơn.

Sau chiến tranh Vladimir Govorov tốt nghiệp xuất sắc Học viện Quân sự. Chỉ huy quân
khu Pribantic, rồi Quân khu Matxcơva, chỉ huy diễu binh trên Quảng trường Đỏ. Vào
giữa những năm 80 ông trở thành Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô. Gần như chỉ vài
ngày sau thảm họa Chernobưn thì Vladimir Govorov được bổ nhiệm làm chỉ huy lực

lượng dự bị. Ông phải đến Chernobưn và chỉ huy công việc khắc phục hậu quả cho
những vùng rộng lớn.

“Đất nhiễm xạ phải đem đi chôn. Vladimir Govorov có mặt ở đó – Nhicolai Grachev,
người phó của ông kể lại. – Tất nhiên là ông đã bị nhiễm phóng xạ đáng kể”.

Ngày thứ năm 16/8 vừa qua lễ viếng đại tướng tổ chức ở Nhà Văn hóa Các lực lượng vũ
trang. Các tướng và các nguyên soái xếp hàng dài tới vài trăm mét để chờ tới lượt viếng
Vladimir Govorov.

“Các vị thấy đấy, ở đây có biết bao nhiêu là cựu chiến binh và cả những người còn đương
chức. Bởi vì, ông là một con người xuất sắc, một người chỉ huy tài năng, một nhà tổ chức
tuyệt vời. Ông đã đứng đầu cả Hội Cựu chiến binh”, - ông Evgeny Primakov, chủ tịch Ủy
ban Thương mại – Công nghiệp Nga nói.

Vladimir Govorov trở thành chủ tịch tổ chức cựu chiến binh vào những năm tháng phức
tạp nhất đối với những người hưu trí. Trong những năm 90 nhiều anh hùng của chiến
tranh trở thành nghèo túng. Govorov đã đấu tranh cho quyền lợi từng người một.

“Ông thảo luận, tranh luận với những ai không hiểu những vấn đề ấy, - Viktor Ermakov,
Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Cựu chiến binh chiến tranh và lao động thành phố
Matxcơva nhớ lại. – Đôi khi có người không thích ông, vì ông rất kiên định trong việc
bảo vệ quyền lợi cho các cựu chiến binh”.

Iosif Kobzon là bạn của tướng Vladimir Govorov và gia đình ông hơn bốn chục năm. Họ
quen nhau khi Govorov phục vụ ở Cộng hòa Dân chủ Đức, còn ca sĩ thì lưu diễn ở đó.

“Các vị biết không, dường như là quân nhân, những chế độ nhất định, phong cách sống
nhất định, - ca sĩ kể lại. Tuy nhiên họ là những người rất tinh tế và trí thức. Họ rất yêu âm
nhạc, nghệ thuật, văn hóa”.


Tại nghĩa địa Novodeviche, ba tràng súng quân sự đã tiễn đưa tướng Govorov vào nơi an
nghỉ cuối cùng.
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
Yuriy Levitan - phát thanh viên huyền thoại của Liên Xô
Yuriy Levitan ra đời tại thành phố Vladimir của Nga, trong gia đình một người thợ may.
Những người thân nghĩ rằng con trai sẽ nối nghiệp bố. Nhưng khi chàng trai tròn 16
tuổi, không ai nghi ngờ rằng Yuriy sẽ trở thành một nghệ sĩ nổi tiếng bởi anh có một
giọng nói cực kì đẹp.

Năm 17 tuổi Yuriy đến Moskva để thi vào trường trung cấp điện ảnh, nhưng không đỗ.
Quá thất vọng, chàng trai ra ga tàu hoả để trở về nhà, bỗng anh nhìn thấy trên một cột
điện tờ giấy thông báo về việc tuyển chọn phát thanh viên. Ở Liên Xô thời bấy giờ hệ
thống các đài phát thanh phát triển rất mạnh và người ta tuyển chọn phát thanh viên ngay
trên đường phố.

Ngay ngày hôm sau, Yuriy lại xuất hiện trước một ban giám khảo. Các thành viên ban
giám khảo, trong đó có nghệ sĩ nổi tiếng của Nhà hát nghệ thuật Moskva, Vasiliy
Chkalov, không khỏi ngạc nhiên khi thấy chàng trai tuổi còn quá trẻ, ăn mặc rất quê với
chiếc quần thể thao, áo phông kẻ sọc, và đặc biệt là thổ âm Vladimir. Nhưng giọng nói
của anh đã quyết định tất cả - rõ ràng, dứt khoát, mê hoặc. Không phải ngẫu nhiên mà hồi
nhỏ các bạn gọi anh là Yuriy Còi, giọng nói của anh vang rất xa, nhiều người mẹ thường
nhờ cậu đi gọi hộ con trai của mình.

Thế là Yuriy được nhận vào nhóm thực tập sinh của Uỷ ban phát thanh để trong tương lai

trở thành phát thanh viên số 1 của đất nước, người mà danh tiếng có thể sánh với ngôi sao
điện ảnh hàng đầu của Liên Xô thời bấy giờ Lyubov Orlova.

Thời gian đầu công việc của Yuriy Levitan là chuyển công văn tới các phòng, pha trà cho
các đồng nghiệp, nhưng đêm đêm anh vẫn miệt mài luyện giọng để khắc phục thổ âm
Vladimir của mình. Cuối cùng Yuriy được giao đọc qua radio các bài báo trên tờ Sự thật,
vào những năm 30 ở Liên Xô người ta chuyển các bài viết trên báo ngày hôm sau tới
những vùng xa xôi hẻo lánh bằng cách phát thanh viên đọc chúng gần như theo từng âm
tiết để các tốc kí viên ở địa phương ghi lại và đem tới nhà in.

Thật tình cờ là ngày hôm đó, đúng ra là đêm, khi thực tập sinh Levitan lần đầu tiên được
đọc trước microphon, thì Stalin cũng ngồi cạnh đài thu thanh. Lãnh tụ có thói quen làm
việc ban đêm và chiếc radio trong phòng làm việc của ông cũng không tắt. Khi nghe
Levitan đọc xong, ông gọi điện thoại ngay cho chủ tịch Uỷ ban phát thanh Liên Xô lúc
bấy giờ và nói rằng người đọc bài phát biểu khai mạc của ông vào sáng ngày mai tại Đại
hội Đảng lần thứ XVII phải là phát thanh viên vừa đọc bài báo trên Sự thật.

Vào lúc 12 giờ trưa người ta mang vào phòng phát thanh chiếc phong bì đựng bản báo
cáo của Stalin. Mặt tái đi vì xúc động, trong 5 giờ liền Levitan đã đọc bài phát biểu quan
trọng mà không phạm một lỗi nào. Ngày hôm sau chàng trai 19 tuổi trở thành phát thanh
viên chính của Liên Xô.
Mặc dù được đồng nghiệp và lãnh đạo hoàn toàn tin cậy, nhưng Levitan vẫn không
ngừng rèn luyện giọng đọc của mình. Anh nhờ một người nào đấy quay tờ giấy nằm
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
trước mặt sang phải rồi sang trái, thậm chí lật ngược từ dưới lên trên và cứ thế đọc không

nghỉ.


Kẻ thù số 1 của Hitller

Tháng 6 năm 1941 chính Levitan đã đọc bản thông báo về việc phát xít đức tấn công Liên
Xô và sau đó trong vòng bốn năm liền anh đưa tin cho cả nước về tình hình chiến sự trên
các mặt trận. Nguyên soái Rokossovskiy có lần nói rằng giọng nói của Levitan có sức
mạnh bằng cả một sư đoàn. Còn Hitller thì coi anh là kẻ thù số 1 của Đức quốc xã. Tổng
tư lệnh tối cao Stalin là kẻ thù số 2.

Phát xít Đức đã treo giá 250.000 mác cho ai lấy được đầu của Levitan, một nhóm đặc
nhiệm của SS đã chuẩn bị đột nhập vào Moskva nhằm mục đích thủ tiêu anh. Để gìn giữ
giọng nói chính của đất nước, người ta đã thành lập một đội vệ sĩ để bảo vệ anh, còn khắp
thành phố người ta tung các tin đồn giả về ngoại hình của Levitan, may mà rất ít người
biết mặt anh.

Levitan nhớ lại: Chúng tôi thường mơ ước một ngày nào đó được đọc thông báo về thắng
lợi hoàn toàn của quân đội Liên Xô đối với phát xít Đức. Và mơ ước đó đã thành hiện
thực Ngày 9 tháng 5 năm 1945 tôi may mắn được đọc biên bản về việc đầu hàng không
điều kiện của phát xít Đức Buổi chiều hôm đó tôi cùng với chủ tịch Uỷ ban phát thanh
Liên Xô Aleksey Puzin được triệu tập vào điện Cremli và nhận văn bản lệnh của Tổng tư
lệnh tối cao về Chiến thắng đối với phát xít Đức. Sau 35 phút nữa phải phát sóng tài liệu
đó.

Phòng phát thanh, nơi chúng tôi cần có mặt nằm cách điện Cremli không xa, sau toà nhà
Bách hoá tổng hợp. Tuy nhiên, để đi tới đó cần phải vượt qua Quảng trường đỏ tràn ngập
biển người Biết không có cách nào khác, chúng tôi bèn quay trở lại điện Cremli, ở đó
cũng có một đài phát thanh, và đọc luôn tại đấy. Lúc bấy giờ đồng hồ chỉ 21 giờ 55 phút.
Đây là tiếng nói Moskva. Phát xít Đức đã bị tiêu diệt



Người cha cô đơn

Yuriy Borisovich Levitan thường nói về sự nổi tiếng của mình với một vẻ hài hước vốn
có. “Có lần tôi hỏi anh: Yura, sự nổi tiếng có làm phiền cậu không?, - nghệ sĩ Boris
Sichkin nhớ lại. - Rất phiền toái, - Levitan trả lời - Cậu hiểu không, trước đây, khi không
ai biết tôi, tôi đi trên đường và khạc nhổ thoải mái, còn bây muốn nhổ nước bọt phải tìm
đến thùng rác”.

Thế nhưng mặc dù được mọi người hâm mộ và yêu mến, cuộc sống riêng của Levitan
không suôn sẻ. Năm 1938 anh cưới vợ - một nữ sinh Trường đại học ngoại ngữ. Ngay
trong lần gặp đầu tiên anh cầm tay nàng và nói: Tôi yêu em Rồi im lặng và đọc tiếp:
tình yêu chừng có thể! Cứ thế Yury đọc một mạch bài thơ tình "Gửi" nổi tiếng của
Pushkin.
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073

Họ cưới nhau, sinh được một cô con gái và đặt tên là Natasha. Nhưng sau 11 năm chung
sống vợ của Levitan đã phải lòng một người khác. “Thôi được, em cứ đi, chúng ta làm
bạn vậy”, - Yury Borisovich nói. Và cho đến cuối đời quả thật anh vẫn giữ quan hệ thân
mật với vợ cũ và người chồng thứ hai của cô. Thậm chí họ cùng đón năm mới với nhau.
Mỗi lần gặp nhau ở chỗ đông người Levitan thường giới thiệu vợ cũ là em họ của mình.

Bản thân Yuriy Borisovich không lấy vợ nữa và sống tại một căn hộ trên phố Gorkiy (nay
là Tverskaya) cùng với con gái Natasha và mẹ vợ Faina Lvovna. Bà rất quý chàng con rể

cũ và luôn luôn cố gắng tạo ra sự đầm ấm trong gia đình.

Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ trước Levitan hầu như không lên sóng trực tiếp, ông
chuyển sang đọc thuyết minh phim, gặp gỡ với các cựu chiến binh từng coi giọng nói của
ông như một kỉ niệm thiêng liêng về những ngày trận mạc. Ông được nhà nước phong
tặng danh hiệu nghệ sĩ nhân dân Liên Xô.

Tháng 8 năm 1983 Yuriy được mời tham gia lễ kỉ niệm nhân dịp 40 năm ngày giải phóng
thành phố Oryol và Belgrad. Trước khi đi ông đã thấy đau ở vùng tim, nhưng vì không
tiện từ chối lời mời nên vẫn cứ đi.

Tháng 8 năm ấy trời nóng kinh khủng, nhiệt độ lên tới 40 độ C. Trên cánh đồng ngoại ô
Prokhorovka, nơi đã từng diễn ra trận Kursk lịch sử trong thời gian chiến tranh vệ quốc vĩ
đại, Yuriy Borisovich đã đột ngột từ trần.

Không một tờ báo nào trong nước đăng điếu văn về cái chết của người phát thanh viên
huyền thoại một thời của Liên Xô.

Những chiếc ''xe tăng biết bay''
Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng của Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, xin giới thiệu với
các bạn yêu mến nước Nga một số bài viết từ chuyên mục “Những vũ khí của Chiến
thắng”, nói về các mẫu mã vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự ưu tú nhất của Hồng
quân Liênxô trong chiến tranh thế giới thứ hai. Tác giả chuyên mục này là một nhà Việt
nam học trẻ tuổi, anh Dmitri Shorkov.

Các chiếc máy bay cường kích IL của quân độI Liênxô từng được mệnh danh là “những
chiếc tăng biết bay”.
Trong khỏang thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cơ quan thiết kế và các hãng
sản xuất máy bay của nhiều nước đã bắt tay vào việc chế các máy bay để hỗ trợ trực tiếp
cho quân đội trên mặt đất, là các chiếc máy bay cường kích. Chúng cần phải được trang

bị vũ khí mạnh, phải có tính năng bay tốt, và có độ bảo vệ cao trước hỏa lực của đối
phương. Ngoài ra, cần phải thiết kế những chiếc máy bay cường kích giành cho sản xuất
lọat lớn, vì sự mất mát những chiếc máy bay đó trong các trận đánh, như thường thấy, là
tổn thất nghiêm trọng, và cần được khắc phục nhanh chóng.
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
TạI Liênxô, đề án máy bay cường kích đã do một công trình sư hàng đầu, ông Sergay
Iliushin đưa ra. Lần đầu tiên trong lịch sử hàng không thế giới, toàn bộ các hệ thống máy
móc cốt tử, như động cơ, thùng chứa nhiên liệu, khoang vũ khí chiến đấu, khoang cho tổ
lái, tất cả đều được xếp thành một khối bọc thép. Các tấm kính trong khoang cũng được
bọc thép (Kính chống đạn - NNTT). Như vậy, chiếc chiến đấu cơ có thể bay ở tầm thấp,
mà không sợ mạo hiểm vì các vũ khí phòng không bắn tỉa và pháo cỡ nòng nhỏ của đối
phương. Vào đầu năm 1938, công trình sư Iliushin đã gửi thư lên Stalin, trình bày thực
chất sơ đồ cấu tạo máy bay và đề nghị sản xuất loạI phi cơ cần thiết này để đưa vào thực
tế chiến đấu. Và ngày 2 tháng 10 năm 1939, một phi công giàu kinh nghiệm đã đưa chiếc
máy bay cường kích đầu tiên lên bầu trời. Mùa xuân năm 1941, chiếc máy bay được nhận
tên hiệu IL-2 đã vượt qua một cách thành công mọi thử nghiệm quốc gia. Việc sản xuất
nó được giao cho một cơ sở sản xuất máy bay ưu tú nhất của Liênxô. Cho đến thờI điểm
bọn phatxit Đức tấn công vào đất nước xôviết, đã có 249 chiếc như thế được xuất xưởng.
Phi cơ cường kích của Iliushin quả thật rất độc đáo. Nó được trang bị pháo cỡ nòng
23mm, hai súng liên thanh, có thể mang đến 600 kg bom và 8 thiết bị phản lực. Động cơ
mạnh 1750 mã lực, khiến cho chiếc máy bay có trọng lượng toàn thể 6 tấn có thể bay
với tốc độ hơn 400km/giờ, bay xa đến 700km. IL-2 có thể bay ở độ cao từ 7 km cho đến
10 mét.
Ngay trong những tháng đầu tiên của cuộc chiến tranh chống quân xâm lược phatxit,
những đứa con của công trình sư Iliushin đã thể hiện khả năng chiến đấu ưu việt của

mình. Chúng đã giáng những quả đấm mạnh xuống các đoàn xe tăng và xe môtô thiết
giáp của địch, vào những điểm nút liên lạc, vào các nhà ga xe lửa và các sân bay trong
vùng địch. Đáng tiếc là, lứa IL-2 đầu tiên chỉ có một chỗ ngồi, không có súng liên thanh
cỡ nòng lớn để bảo vệ phần đuôi máy bay khỏi cuộc tấn công của máy bay tiêm kích
địch. Điều đó dẫn đến những tổn thất đáng kể. Đến mùa xuân 1942, các chiếc cường
kích đã được chế tạo theo phương án hai chỗ ngồi. Máy bay được sản xuất cùng lúc tại 3
nhà máy : ở Voronhezh – trung tâm nước Nga, ở Kuibưshev - vùng ven Volga, ngày nay
gọi là Samara, và ở Nizhni Tagil - vùng Ural.
Thực tế sử dụng ngoài mặt trận đã chứng tỏ rằng, máy bay cường kích này không chỉ
được vũ trang xuất sắc, mà còn chắc chắn và có sức sống khá dẻo dai. Đã có hàng trăm
trường hợp, những chiếc IL trở về sân bay với thương tích đầy mình, cánh và đuôi bị
gãy (mà ở IL, bộ phận này làm bằng gỗ), với hàng chục vết đạn trên khoang bọc thép.
Trong một đêm, những người thợ máy khẩn trương chữa lành mọi vết thương, và sáng
mai, chiếc chiến đấu cơ lại lên đường làm nhiệm vụ. Các phi công lái IL không hiếm khi
sử dụng chiếc máy bay của mình như một chiếc tiêm kích hạng nặng, dũng cảm lao
thẳng vào trận đánh với các máy bay thù và trở về chiến thắng.
Mẫu máy bay của công trình sư Iliushin thường xuyên được cải tiến đến hoàn thiện, có
trang bị vũ khí ngày càng mạnh hơn. Đầu năm 1944, đã xuất hiện cả mô hình phi cơ
cường kích mẫu mới: IL-10. Máy bay này có động cơ mạnh 2000 mã lực, vận tốc
550km/giờ, bay xa 800km, có trang bị pháo cỡ 37mm. Chiếc cường kích loại mới đã kịp
tham gia vào chiến sự chống bọn phatxit và vào các chiến dịch chống quân Nhật tại
Viễn Đông. Thế hệ những chiếc IL-10 còn đã được sử dụng trong quá trình cuộc chiến
tranh tạI Triều tiên, những năm 1950-1953.
Trong những năm 1941-1945, Liênxô đã xuất xưởng gần 40 nghìn chiếc máy bay cường
kích mã hiệu IL. Nhân tiện, xin nói thêm rằng, trong binh chủng Không quân của các
nước thành viên chiến tranh thế giới thứ hai, trên thực tế, không hề có loại phi cơ nào
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^




Allrights reserved by Rosea
HD230806073
gần giống được với máy bay này. Quả là người Đức có máy bay cường kích ”Henshel
129”, nhưng về các tính năng kỹ thuật-chiến thuật, thua xa những chiếc Iliushin. Thông
thường, nhiệm vụ tấn công được giao cho các máy bay ném bom loạI “Iunkers” của
Đức, chiến đấu cơ tiêm kích ném bom loại “Zero” của Nhật, hay máy bay tiêm kích tầm
xa loại “Laitning” của Mỹ. Nhưng tất cả các loại kể trên đều không phải là phi cơ bọc
thép.
Trong những năm sau chiến tranh, ngành chế tạo máy bay cường kích của Liênxô đã
tiếp tục phát triển. Dần dà, cũng như ở các nước khác, một bộ phận nhiệm vụ của chúng
được chuyển cho các máy bay trực thăng tấn công. Hiện nay, trong lực lượng không
quân Nga, thịnh hành nhất và được đánh giá tốt nhất trong loại hình máy bay cường
kích, là Sukhôi-25, hậu duệ trực tiếp của những chiếc “xe tăng biết bay” trong thời chiến
tranh thế giới thứ hai.
Một trong những người tạo nên “Hãy đợi đấy!” qua đời
Họa sĩ Svetozar Rusakov – một trong những người tạo nên bộ phim hoạt hình nổi tiếng
“Hãy đợi đấy!” vừa qua đời, hưởng thọ 84 tuổi.

Gần như toàn bộ cư dân của Liên Xô cũ đều biết đến tác phẩm của họa sĩ – chính ông là
một trong những người tạo ra hình tượng của Sói và Thỏ trong “Hãy đợi đấy!”. Chính do
đó mà năm 1986 họa sĩ được tặng Giải thưởng Quốc gia Liên Xô. Rusakov tham gia công
việc trong 16 tập đầu của bộ phim hoạt hình này.

Svetozar Rusakov sinh tháng 4 năm 1923. Trong thời gian chiến tranh ông làm việc ở
TASS. Từ năm 1956 ông là họa sĩ – dàn dựng tại xưởng phim “Soyuzmultfilm”. Ông
được biết đến qua những bộ phim được người dân Liên Xô yêu thích, trong số đó có
“Shaibu, shaibu!”, “Chuyện cổ tích về Emel”, “Những cuộc phiêu lưu của Buratino”…
Tổng cộng Rusakov đã tham gia gần 150 bộ phim hoạt hình.
Phi công MiG-17 và MiG-21, “sát thủ” diệt “Con Ma”,
“Thần Sấm”

Ngày 23 tháng Tám 1967, lúc 14 giờ, một trận tập kích đường không nữa của Không lực
Hoa Kỳ vào thủ đô ở miền Bắc của Việt Nam đang được tiến hành
Do lực lượng được phái đi rất đông (40 máy bay, bao gồm các máy bay Thần sấm F-105
mang theo bom, F-105F làm nhiệm vụ chế áp các dàn rađa điều khiển tên lửa SAM của
Việt Nam và các Con Ma F-4 đi làm nhiệm vụ hộ tống), tổ bay của một trong những
chiếc F-4D, Charles R. Tyler (phi công) và Ronald M. Sittner (sỹ quan hỏa lực) của phi
đội chiến thuật 555 thuộc phi đoàn chiến thuật 8, cảm thấy rất tự tin. Họ không trông đợi
sự tiếp đón của MiG, có vẻ như đã bị tê liệt sau những trận không chiến ác liệt chống lại
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
F-4 của Phi đoàn 8 cuối tháng Năm và đầu tháng Sáu. Tyler nghe trong rađiô tiếng của
một phi công của chiếc F-105D (Elmo Baker) thông báo rằng anh ta bị MiG tấn công và
phải nhảy dù. Tyler còn đang cố tìm xem đồng đội đang ở đâu thì một tiếng nổ lớn làm
rung chuyển cả máy bay, Tyler mất khả năng điều khiển nó và bị bắn bật ra ngoài. Treo
lơ lửng dưới những múi dù, anh ta nhìn thấy chiếc F-4 bốc cháy rơi xuống rừng rậm, còn
người sỹ quan hỏa lực thì không thấy nhảy dù ra – Sittner đã bị giết bằng chính quả tên
lửa đã bắn vào máy bay. Cả Tyler và Baker đều bị bắt bởi lính Bắc Việt ngay khi tiếp đất.
Cả hai máy bay Mỹ đều bị bắn hạ bởi tên lửa không đối không R-3S Atoll của hai chiếc
MiG-21PF “Fishbed” (Tên Mỹ đặt cho MiG-21) của Trung đoàn 921 của Quân chủng
Không quân (Lực lượng không quân Việt Nam) lái bởi Nguyễn Nhật Chiêu và Nguyễn
Văn Cốc. Hai chiếc F-4 khác cũng bị hạ, mà không đi kèm bất kỳ thiệt hại nào của MiG.
Quả là một ngày chiến đấu thành công của họ.
Trong khi chỉ có hai phi công Mỹ trở thành Át trong chiến tranh Việt Nam, Randy
"Duke"
(1)
Cunningham (Hải quân Hoa Kỳ) và Steve Ritchie (Không lực Hoa Kỳ) thì có

đến 16 phi công Việt Nam đạt được danh hiệu tự hào đó. Nguyễn Văn Cốc là Át chủ bài
dẫn đầu của nhóm các phi công này, với thành tích 9 máy bay Mỹ (7 máy bay và 2 chiếc
“xe trên trời không người lái” Firebees). Trong số 7 chiếc của anh, có 6 chiếc được chính
thức xác nhận bởi Không lực Hoa Kỳ, nhưng chúng ta có thể ghi thêm vào đó một chiếc
thứ 7 nữa, chiếc F-102A của phi công Mỹ Wallace Wiggins (chết) bị hạ ngày 3 tháng Hai
năm 1968, được kiểm tra chính xác bởi Không quân Việt Nam. Bỏ qua hai “con ong ngớ
ngẩn” không người lái, thì Nguyễn Văn Cốc vẫn là phi công “đỉnh” nhất trong chiến
tranh trên bầu trời Bắc Việt vì không có bất cứ một phi công Mỹ nào đạt được thành tích
hạ trên 5 chiếc.

Vậy thì tại sao các phi công Việt Nam lại ghi được nhiều bàn thắng hơn các phi công
Mỹ? Có lẽ lý do đầu tiên là số lượng. Trong năm 1965, Không quân Việt Nam chỉ có 36
chiếc MiG-17 với một số lượng tương đương phi công, thì đến 1968 họ đã có tới 180
chiếc MiG và 72 phi công. Sáu “tiểu đội” phi công dũng cảm này phải đối mặt với 200
chiếc F-4 của các phi đoàn 8, 35 và 366; khoảng 140 chiếc Thần sấm F-105 của các phi
đoàn 355 và 388 của Không lực Hoa Kỳ và khoảng 100 chiếc của Hải quân Hoa Kỳ (F-8,
A-4 và F-4) từ tàu sân bay “Yankee Station” trực chiến trong Vịnh Bắc Bộ, kiêm cả các
nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động không kích (EB-6B – gây nhiễu; HH-53 – cứu phi công nhảy
dù; “Skyraider” yểm hộ hai loại trên).
Như vậy, phi công Việt Nam rõ ràng là “bận rộn” hơn đối thủ, và đồng thời họ dễ dàng
tìm được mục tiêu để diệt hơn, và quan trọng là họ chiến đấu với tinh thần “chiến đấu đến
khi hy sinh”. Họ không cần phải về nhà, vì đây đã là nhà của họ rồi – Tổ quốc. Phi công
Mỹ cứ sau 100 chuyến xuất kích lại được về thăm nhà, ngoài ra còn được về để huấn
luyện, để nhận lệnh hoặc trăm thứ việc linh tinh khác. Khi quay lại, không phải ai cũng
sẵn sàng chiến đấu.
Vậy thì đặc điểm của chiến thuật của hai bên là gì? Bởi vì Không lực Hoa Kỳ đã không
tấn công tiêu diệt được các dàn rađa và trung tâm chỉ huy bay của Bắc Việt (lúc đó họ
cho rằng được sự cố vấn của các chuyên gia quân sự Liên Xô hoặc Trung Quốc), người
Việt Nam đã dẫn các máy bay tiêm kích đánh chặn của họ một cách tài tình với chiến
thuật “du kích”, mai phục trên bầu trời. Những chiếc MiG nhanh như cắt và bất ngờ tấn

công vào đội hình không quân Hoa Kỳ từ nhiều hướng khác nhau (thông thường, MiG-17
đánh vỗ mặt, MiG-21 đánh từ phía sau). Sau khi bắn rơi một vài chiếc trong đội hình Mỹ,
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
bắt các máy bay cường kích F-105 phải hấp tấp ném bom trước khi đến mục tiêu, không
chờ đợi sự phản ứng của đối phương, các máy bay MiG biến mất. Chiến thuật “không
chiến du kích” của không quân Việt Nam đã rất thành công.
Chiến thuật này nhiều khi lại được sự hậu thuẫn của chính những thói quen thủ cựu đến
kỳ quặc của không lực Hoa Kỳ. Ví dụ, vào cuối năm 1966, đội hình tấn công của F-105
đã bay hàng ngày ở một giờ cố định, trên một đường bay cố định và dùng những mật hiệu
gọi nhau trong khi bay không thay đổi, lặp đi lặp lại trong rađiô. Các chỉ huy không quân
Bắc Việt Nam đã không bỏ lỡ cơ hội: vào tháng Chạp năm 1966, các phi công MiG-21
của Trung đoàn 921 đã chặn được tụi Thần sấm trước khi họ gặp được các tốp F-4 hộ
tống, bắn rơi 14 chiếc F-105 mà chẳng mất chiếc nào. Đợt chiến đấu này kết thúc vào
ngày 2 tháng Giêng năm 1967 khi Đại tá Robin Olds tiến hành chiến dịch “Bolo”.
Về huấn luyện
Giữa thập kỷ 1960, các phi công Mỹ được tập trung huấn luyện sử dụng tên lửa không
đối không (như các loại AIM-7 Sparrow (dẫn đường bằng rađa) và AIM-9 (dẫn đường
bằng hồng ngoại)) để giành chiến thắng trong không chiến. Tuy nhiên, họ đã “quên” rằng
người phi công ngồi trong khoang lái quan trọng hơn vũ khí họ sử dụng rất nhiều. Nhưng
không quân Việt Nam rất biết điều đó, họ huấn luyện và cùng với các phi công của họ
khai thác tính năng thế mạnh của những chiếc MiG 17, 19 và 21: nhanh nhẹn, cơ động,
sử dụng lối đánh gần, khi mà những chiếc Con ma và Thần sấm hoàn toàn bất lực. Chỉ
cho đến năm 1972, khi chương trình “Top Gun” cải thiện kỹ năng không chiến của các
phi công Mỹ trong Hải quân Hoa Kỳ như Randall Cunningham, và sự xuất hiện của chiếc
F-4E tích hợp khẩu cà-nông 20mm “Núi lửa” (Vulcan) thì tình hình mới được cải thiện.

Cuối cùng, với mật độ đông đúc máy bay Mỹ trên bầu trời, với cái nhìn của các phi công
Việt Nam thì đó là một “chiến trường giàu mục tiêu”, còn với các phi công Mỹ thì Việt
Nam là một “mảnh đất nghèo đói”. Các phi công Mỹ không có đủ mục tiêu để có thể san
bằng tỷ số, bởi vì làm gì có chiếc MiG nào ở xung quanh mà tiêu diệt! Thời đó, Không
quân Việt Nam chưa bao giờ có quá 200 chiếc máy bay chiến đấu.

Tất cả những yếu tố đó đã tạo ra nhiều Át Việt Nam hơn là Át Hoa Kỳ, và tạo điều kiện
cho các phi công Át Việt Nam ghi được nhiều bàn thắng hơn các đối thủ Mỹ. Nói một
cách chính thức thì có 16 phi công Át Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam
(13 người là phi công MiG-21, chỉ có 3 người là phi công MiG-17 và không có Át MiG-
19). Trong danh sách dưới đây, con số trong ngoặc đơn ở cột “Chiến công” là số liệu
được Không lực Hoa Kỳ chính thức xác nhận, và do đó trên thực tế số “bàn thắng” có thể
cao hơn.
Các phi công Át MiG-17 và MiG-21 trong chiến tranh Việt Nam:
Phi công Át chủ
bài của Không
quân Việt Nam
Chiến công
(*)
Chi tiết
Trung đoàn
không quân
tiêm kích
Máy bay
Nguyễn Văn Cốc 9 (7)
2 F-4D, 1 F-4B, 2 F-
105F, 1 F-
105D và 1
F-102A
921 MiG-21PF

Nguyễn Hồng Nhị

8 (3)
1 UAV, 1 F
-
4D, 1 F
-
105D. Bị bắn r
ơi
921 MiG-21
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
một lần.
Phạm Thanh Ngân

8 (1) 1 RF-101C 921 MiG-21F-13
Mai Văn Cương 8 (?) - 921 MiG-21
Đặng Ngọc Ngữ 7 (1)
1 F-
4C (22 tháng
Năm 1967)
921 MiG-21
Nguyễn Văn Bảy 7 (5)
2 F-8, 1 F-4B, 1 A-
4C và 1 F-105D
923 MiG-17F

Nguyễn Đức Soát 6 (5)
3 F-4E, 1 F-4J, 1 A-
7B
927 MiG-21PFM
Nguyễn Ngọc Độ 6 (2)
1 F-105F, 1 RF-
101C
921 MiG-21
Nguy
ễn Nhật
Chiêu
6 (2)
1 F-4 (trên MiG-
17),
1 F-105D
921
MiG-17 & MiG-
21
Vũ Ngọc Đỉnh 6 (5)
3 F-105D, 1 F-
4D, 1
HH-53C
921 MiG-21
Lê Thanh Đạo 6 (2) 1 F-4D, 1 F-4J 927 MiG-21PFM
Nguy
ễn Danh Kính
6 (3)
1 F-105D, 1 EB-
66C, 1 UAV
921 MiG-21

Nguyễn Tiến Sâm 6 (1) 1 F-4E 927 MiG-21PFM
Lê Hải 6 (2) 1 F-4C, 1 F-4B 923 MiG-17F
Lưu Huy Chao 6 (1) 1 RC-47 606 ACS 923 MiG-17F
Nguyễn Văn Nghĩa

5 (1) - 927 MiG-21PFM
(*) Trong ngoặc là con số dc ghi nhận chính thức trong báo cáo thiệt hại của Hoa Kỳ.

Nụ cười nước Nga hiện đại I
Này chàng trai – ông bố tức giận nói, - anh hứa đưa con gái tôi về nhà trước nửa đêm.
Bây giờ đã 3h sáng rồi, mà đây không phải là con gái tôi./
§§§§§
Buổi chiều, anh chồng đứng xoay qua xoay lại trước gương, râu đã cạo, nước hoa đã
xịt, quần áo cũng đã chỉnh tề. Anh ta hỏi vợ:
- Em yêu, em không phản đối nếu hôm nay anh đến chỗ bạn trai chứ?
- Cứ đi đi anh yêu, em không giữ sừng anh đâu!
¨¨¨¨¨
- Cô bán hàng này, tại sao trong bánh của các cô làm càng ngày càng ít thịt thế?
- Người ta cấm chúng tôi mang mèo vào bếp
- Cái gì cơ, chẳng nhẽ nhân bánh là thịt mèo?
- Lạy chúa, chúng tôi không sát hại động vật nuôi. Những con mèo là để bắt chuột.
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^



Allrights reserved by Rosea
HD230806073
©©©©©
Tại nhà trẻ cô giáo hỏi:
- Các cháu nghĩ rằng ai thông minh hơn- con người hay động vật?

Một cô bé nói:
- Động vật thông minh hơn ạ
- Nhưng tại sao?
- Vì khi cháu nói với con chó, nó luôn hiểu cháu, còn khi nó nói với cháu, cháu
chẳng hiểu gì cả.
ªªªªª
Tôi say mê môn yoga. Chiều nào tôi cũng nằm ngửa và nằm như vậy 2-3 tiếng, mắt nhìn
vào một điểm.
- Nhìn gì thế?
- Màn hình tivi.
¨¨¨¨¨
Một ông già bước vào nhà thờ và nói với vị linh muc:
- Tôi cần phải nói chuyện riêng với cha
- Ông muốn xưng tội?
- Ưhm,… xưng tội thì xưng tội
Ông già kể rằng ông ta 86 tuổi, vợ ông ta đã mất từ rất lâu và từ đó đến nay ông ta hoàn
toàn không làm “chuyện đó”. Nhưng 2 ngày trước ông ta đã uống 1 viên Viagra và đã trải
qua một đêm vớI tận 2 cô gái trẻ.
- Rồi sao nữa?- Vị linh mục ngạc nhiên
- Thế là hết rồi.
- Hmm, thế lần xưng tội gần nhất của ông là khi nào?
- Chưa bao giờ cả.
- Tại sao?
- Bởi vì tôi là người Do Thái
- Người Do Thái? Thế ông làm gì trong nhà thờ và ông kể những điều vừa rồi cho
tôi để làm gì?
- Tôi hạnh phúc quá đỗi! Tôi muốn kể cho tất cả mọi người!
^=^ §Æng Hoµng H¶i ^=^




Allrights reserved by Rosea
HD230806073
§§§§§
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, chàng cảnh sát hét lên trong mơ:
- Xe tải dừng lại! Xe tải dừng lại!
Vợ liền vỗ nhẹ vào vai:
- Xe không! Xe không!
ªªªªª
Phi công thứ nhất nói với phi công thứ hai:
- Hãy đi ra bảo mấy vận động viên nhảy dù ngừng nhảy lại. Chúng ta còn chưa cất
cánh mà!
©©©©©
Bác sĩ khám cho bệnh nhân:
- Thở đi! Không thở! Thở! Không thở! Thở! Không thở! Không thở! Không thở!
Không thở! Khiêng ra ngoài đi. người tiếp theo!

- Anh yêu, anh không thấy là mặt nạ dưa chuột giúp cho em trông dễ coi hơn rất
nhiều à?
- Tất nhiên là anh không thể thấy rồi em yêu, sao em không bỏ mặt nạ ra đi đã?

- Bác ơi có đúng là cá mập đã cắn bác không?
- Thật chứ
- Thế cắn vào đâu ạ?
- À, điều này thì không thật.

Một quý bà trong cửa hàng lông thú nói với người bán hàng: “Xin lỗi vì tiền này bị ướt
như vậy. Chồng tôi đã khóc nức nở khi đưa nó cho tôi!!”.

- Này, khi anh đi vắng mấy người hàng xóm bàn tán về anh đấy

- Ôi, khi tôi đi vắng thì cứ mặc họ, thậm chí là đánh tôi cũng được!

Vợ đang lau sàn nhà. Chồng ngồi đọc báo trên ghế.

×