Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

địa hình và vai trò của nó trong địa lý thổ nhưỡng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.8 KB, 7 trang )

địa hình và vai trò của nó
trong địa lý thổ nhưỡng
Địa hình là hình thái bề mặtcủa đất. Nó ảnhhưởngtới sự phân bố lại năng
lượng và vậtchất trong và trên bề mặt đất tới điều kiện khíhậu cụ thể củatừng
vùng.
PHÂN LOẠI ĐỊA HÌNH
Trướckhi phântích ảnhhưởngcủađịa hình tới sự hình thành đất,chúng ta xét
khái quát sự phân loại địa hình để cónhững khái niệmcơ bản khi xét vấn đề trên.
Phân loại địa hình có nhiều cách và dựa vàonhiều đặcđiểm khác nhau. Ở đây ta
chỉ xét một số phân loại cơ bản.
1. Dựa vào hìnhthái bề mặt người ta chiađịa hình rathành:
a) Địa hình đồng bằng (hayđịa hình bằngphẳng): Ở đây hìnhthái bề mặt đất ít bị
phân cách,bề mặt đấttươngđối đồng đều,khôngchênh lệch nhaunhiều.
b) Địa hình đồi núi: Ở đây bề mặt đất bị phâncách nhiều do sự chênhlệch về độ
cao giữađồi, núi vàthung lũng.
Trênđịa hình đồng bằng và đồi núicó các dạng địa hìnhlồi (như đồi, gò, đống)và
địa hìnhlõm (haytrũng)như thung lũng, vạt đất sâu.
2. Dựa vào độ cao (độ cao tuyệt đốivà độ cao tương đối) địa hìnhđược chiara:
Trongđiều kiệncụ thể của nước ta về phươngdiệnhình thành đất địa hìnhcó thể
chia làm 3 vùng:
- Vùngnúi hayvùng thượngdu ở độ cao > 500mso với mặtbiển.
- Vùngđồi gòhaytrungdu ở độ cao50-500m.
- Vùngđồng bằng ở độ cao < 50m.
Địa hình vùng đồinúi đặc trưng cho địahìnhxói mòn,còn địa hìnhđồng bằng đặc
trưng chođịa hìnhbồi tụ.
3. Dựa vào phạm vi ảnh hưởng vàmứcđộ tácdụngcủa địahình đối với những yếu
tố khác của tự nhiên người ta chiara địa hìnhlớn (đại địa hình), địa hình trung
bình (trung địa hình) và địa hình nhỏ (tiểu địa hình). Tiêu chuẩn để phân chia ba
loại địa hình này có thể khác nhau ít nhất ở những khoahọcvà tác giả khác nhau.
Ví dụ: Trong địamạohọc người ta chiara: Địahìnhlớn do đặc điểmbề mặtchung
(như núi, đồi gò,thung lũng…) của mộtnước quyết định; và hình thái bề mặt của


một vùng nhất định trong phạm vi hìnhthái bề mặt chung. Một số tác giả còn chia
ra thêm địa hình trung bình. Đó là dạng trung gian của hai loại trên.
4. Dựa vào phạm vi vàmức độ tác dụng của địa hình đến sự hình thành đất chúng
ta có thể chia ra3 loại địa hìnhsau:
a) Địa hình lớn: Đó là nhữngdạng địa hình lớnnhất như đồng bằngbình nguyên,
cao nguyên, dãy núilớn.Dạngđịa hình này ảnh hưởng tới sự vận chuyểncủa
khôngkhí đến sự hình thành khí hậuđịa phương. Ở vùngnúiđịa hình này tạo ra
quy luật biến đổi của khí hậu theo độ cao, hìnhthànhquần thể thựcvật và đất phù
hợp với điều kiện khí hậu đó.Sự phát sinh ra địa hình lớn liên quan với hiện tượng
kiếntạo của vỏ đất.
b) Địa hình trungbình: Đó làdạngđịa hình cókích thước trung bình, mứcđộ tác
dụnghẹpnhư đồi, thunglũngbậcthang rộng. Nó ảnhhưởng trước hết đến sự
phân bố lại lượng nước mưatrên bề mặt và điều chỉnh tỷ lệ nước chảy bề mặt và
nước thấm sâu. Về saunó ảnh hưởngđến hướng thấmsâu và tốc độ dòng chảy
trong đất. Dòng nướcnày thấmsâu thẳng đứng ở bề mặtđất phẳnghoặc thấm xiên
theo bề mặt sườnđồi.
Địa hình trungbình cũngảnhhưởng tới sự phân bố lại nhiệt độ. Độ dốc và hướng
dốc của đồi núi khác nhausẽ nhậnđược năng lượng bức xạ mặt trời khônggiống
nhau.
c) Địa hình nhỏ là dạng rất bé của địahình như gò, đống,gố trũng. Nólà nguyên
nhângây ranhững dạng đất không đồng nhất chủ yếu do chế độ nước khác nhau.
Sự hình thành trong địa hình liên quanvới quátrình địa chất ngoại sinhtạora sự
nâng lênhoặc lõm xuống những bộ phận nhỏ của mặt đất.
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH TỚI SỰ HÌNHTHÀNH ĐẤT.
Địa hình ảnh hưởng rất lớn tớisự hình thành đất. Điều kiệnkhí hậucụ thể của một
vùng,thành phần thực vật,sự vận chuyển các hợpchất hoà tan và phần tử rắn đều
chịu ảnh hưởng của địa hình. Nói mộtcách khái quát là địa hình ảnh hưởng tới sự
phân bố lại vật chất, nhiệt độ và nước trong đất.
1. Địa hình ảnhhưởng tới sự vận chuyển cácphần tử rắn của đất.
Tuỳ theođịa hình cao haythấp, bằng phẳng hay gồ ghề, độ dốc nhiềuhoặc ít mà

các vật liệu rắnvô cơ và hữucơ đượctích luỹ tại chỗ hoặcbị rửatrôi dodòng nước
mặt.
Ở nhữngchỗ bằng phẳng, trênđường phân thuỷ, ở đâucác sản phẩm phong hoá và
hình thành đất không bị rửa trôi và bào mòn hoặc bị rửatrôi và bàomònkhông
đáng kể tạo nên vỏ phonghoá tại chỗ.Và đấtđược hìnhthànhở đây gọi là đất tại
chỗ hoặcđất địa thành.
Còn ở những địa hình thấp, trũng tích luỹ cácsản phẩm phonghoávà hình thành
đất dodòng nước mặt mạng tới từ những vùng xungquanhhoặc từ xa tạo thành
vỏ phonghoá tái trầm tích. Và, đất được hình thành ở đây gọi là đất thuỷ thành.
Số lượng và chất lượngcủa vật liệubị dòngnước mặt lôi cuốn điphụ thuộcvàođộ
dốc của địa hình,lượng nướcvà tốcđộ dòng chảy. Độ dốccao, lượng nước nhiều,
tốc độ dòng chảy mạnh thì khối lượng lớnđất đá bị rửa trôi. Trong đó không chỉ
bao gồm những phần tử nhỏ như mùn,sét, cát mà cả những phần tử lớn như sỏi,
cuội, đá mảnh cũng bị lôi cuốnđi. Trái lại, độ dốc nhỏ,lượng nướcít, tốc độ dòng
chảychậm thì có những phầntử nhỏ bị rửa trôi.
Kết quả của quá trình vận chuyển vật chấtnày là ở địa hìnhxói mòn (vùngđồi núi)
sẽ tạo thành nhữngmương xói, rãnh sâu hoặcbào mòn bề mặt, cònnhững địa hình
thấpsẽ được bồi đắp dần.
2. Địa hình ảnhhưởng tới sự phân bố lại lượng nướcvà sự di chuyển các dạng hoà
tan của nguyêntố hoáhọc.
Nước mưa sau khirơi trên mặt đất không phải được phân bố đồng đều ở khắp mọi
nơi. Những nơiđịa hình dốc, không bằng phẳng lượngnướcmưa thấm sâu ở phần
trên dốcít hơn phần dưới đồi và nơitrũng. Donướcchảytừ trên xuốngnên thời
gian nước thấm phầntrên dốc ít hơnphần dưới dốc.
Nước saukhi đã thấm vào trongđấtvẫn bị vận chuyển từ nơi cao xuốngnơi thấp
(nướcmạch, nước ngầm). Đấtở địahình thấp gần mạch nước ngầmhơn ở nơicao.
Do địa hình cao thấp khác nhau, nên mặc dầulúcđầu lượng nước mưa đồng đều ở
khắpmọi nơi, nhưngsau đó nước chảy từ nơi cao đến nơi thấp. Kết quả là nơi thấp
được phân phối nướcnhiều hơnnơi cao.
Nước dichuyển từ nơi cao đến nơithấp, từ tầng đất mặt xuống tầng đất sâu không

chỉ lôicuốn những phầntử đất đá rắn,mà còn hoà tanlôi cuốn cả những hợp chất
dễ hoà tan, nhất là các nguyên tố kiềm và kiềmthổ bị rửa trôitheo dòng nước mặt
hoặc nước thấm sâu.
3. Nhiệt độ và độ ẩm liên quanvới độ cao tuyệt đối củađịa hình.
Nhiệt độ không khí trongvùngnúi thường giảm theo độ cao. Tuy nhiên quyluật
giảm nhiệt độ này có thể khácnhau và phụ thuộc vào độ cao của núi,hướng của
sườnnúi đối vớibức xạ mặt trời và luồng vận chuyểncủa không khí, vào dạng địa
hình vàthờigian trong năm. Donhữngdạngtrao đổi nhiệt khác nhautrongkhí
quyển (như hấp thụ và phảnxạ nhiệt, bốchơi nước và ngưng tụ hơi nước) nên
nhiệt độ của không khí giảm trung bình từ 0,5đến0,60 mỗikhi độ cao nâng lên
100m.
Độ cao của địahình khôngchỉ ảnh hưởngtới sự thayđổi củanhiệtđộ màcòn làm
thayđổi độ ẩm của khíquyển và của đất.
Ví dụ,ở vùng nhiệt đới ẩm củachúngta, khiđộ cao của địa hình cànglớn thì không
những nhiệt độ càng giảm, màđộ ẩmcủa không khí và củađất cũng tăng.Theo O.A.
Đrozdova,ở những vùngnúi có rừng khiđộ caotănglên 100mthìlượng mưa
trung bìnhtrong nămcũngtăng lên100mm.
4. Địa hình ảnhhưởng tới sự phân bố lại nănglượng mặt trời vànước mưa.
Sự phân bố lại năng lượng mặt trờilên bề mặt đấtphụ thuộc vàonhiều đặcđiểm
của địa hình như độ dốc và hướngdốc của đồinúi ở bắc bán cầu. Những sườn núi
phía bắc bao giờ cũng nhận được nhiệt bức xạ mặt trời ít hơn sườn phía nam.Ví
dụ, trên núi Anpơ với độ cao 900m vàđộ sâu 80cmsườnphía bắc nhiệt độ của đất
về mùađông 4,20về mùa hè 15,30, còn ở sườn phía Nam về mùa đông là 5,30và
mùa hè là19,30.
Ở trêncùng sườnnúi phía Namnhưngdốc đứngvề mùa hènhận ít nhiệt hơndốc
thoải. Bởi vìban trưa bức xạ mặt trời chiếu vào dốcđứng với gócxiên khá lớn
(hoặc gần songsong),còn đối với dốcthoải với góc xiên nhỏ (hoặc gần như thẳng
góc).Về mùa đôngthì trái lại dốc đứng nhận nhiệt bức xạ mặt trời nhiều hơnbề
mặtphẳng.
Hướng dốc khôngchỉ ảni hưởngtới nhiệt độ mà còn ảnh hưởng cả tớilượng nước

nữa. Hướngdốc, sườn núi trựcdiện với hướng gió và mưa thìnhậnđược lượng
nước nhiều sovới hướng dốc,sườn núiđối diện bên kia.
Ví dụ,về mùa mưa ở nước ta gió và mưa thường vận chuyểntheo hướngđông -
nam vào đấtliền nênsườncủa những dãy núi hướng đông nam nhận đượclượng
mưa nhiều hơn so với sườn phía tây - bắc.
Chínhvì sự thay đổicủa nhiệtđộ vàđộ ẩm(khí hậu)theo độ cao vàhướng dốc cho
nên ở mỗi độ cao nhấtđịnh đều có một loạiquần thể thực vật và loại đất riêng phù
hợp với độ caođó; ngaytrên một dãynúi nhưngsự phát triển củađất ở sườnphía
đôngkhác sườn phía tây.
5. Ảnh hưởngcủa địa hình thấp tới sự hìnhthànhđất.
Địa hình thấp hoặc trũng (địahình bồi tụ) khôngnhững được tích luỹ bồi đắp
những vật liệu thô và minh của đá vàđất, những hợp chất vôcơ và hữu cơ hoà tan,
nước từ nhữngđịahình cao (địa hìnhxói mòn) vận chuyểnxuống do nướcmà còn
chịu ảnh hưởng rất lớn củanước ngầm. Địahìnhthấp đã tạonên nhữngloại đất
thung lũng,đất đọngmùn sâu ở vùng đồi núivà đất bãi bồi và phùsa ở vùng đồng
bằng.Thành phần, tính chất và cấu tạo củanhững loại đấtnày phụ thuộc vào nhiều
những vật chất bồi đắp của những địa hình caolân cận.
Địa hình thấp hoặc trũng lượngnước được tập trung nhiều từ các vùng cao xung
quanh hoặc gần mạchnước ngầm.Nếu khôngđượcthoát nước đấtở đâydễ bị úng
nước, các quátrình khử pháttriển là tạo thànhđất lầy, đất than bùnhoặcđất gây
yếu hoặcmạnh.
Nếu mạch nước ngầmgần mặtđất sẽ ảnh hưởnglớn đến thành phần và tínhchất
của đất. Thành phần các hợp chất hoáhọc hoàtan trongnướcngầm sẽ thấm trực
tiếp vào tầngđất mặthoặc theo các mao quảnleo lên tầng đấtmặt.Khi nước bốc
hơi nhữngthành phần đó còn lại trong đất. Quátrình mặnhoá đấtdo nước ngầm
mặn chính là do nguyên nhân trên.
6. Ý nghĩa củađịa hình đối với công tác bảnđồ nói chungvàbản đồ đất nói riêng.
Địa hình là yếu tố hìnhthànhđất quan trọng. Địa hìnhcòntác độngvới những yếu
tố hình thànhđất khác trongmột vùngnhấtđịnh.Địa hình tạo ra những điều kiện
cụ thể về khíhậu, thựcvật, chế độ nước v.v…đã tạo ra quy luật biến đổi của đất

trong một cảnhquancụ thể.
Mốiliên hệ chặt chẽ của địa hình với quy luật phânbố đất cho phép. Docychaev
nêu raquy luậtvề mối tươngquan giữa hình tháibề mặt (địa hình)với đặcđiểm
đất củamột vùngnhất định. Quyluật này lànguyên tắc quantrọngnhất cho công
tác bản đồ địalý và bản đồ đất.
Nghiêncứu ảnhhưởngcủa địahìnhtrung bìnhvànhỏ đối với cấu trúc của lớp vỏ
thổ nhưỡng có ý nghĩa đặc biệt quantrọng trongcông tác bản đồ đất. K.D. Glinca
đặc biệt nhấn mạnh sự cần thiết phảinghiêncứu địahìnhtrong vùng đất nghiên
cứu và khi đó khôngphải chỉ xétđến ảnh hưởng do địa hình lớn và trung bình,mà
phải xét cả đếnảnh hưởng củahoạtđộng nhỏ tới đất.
Muốn xác địnhmối liên hệ củacácthànhphần địa hìnhkhilập bản đồ đất, trước
hết phải biết chọnnhững địa hìnhđiển hình củavùng đó. Những địa hình này là
những điểm cơ bản (chìakhoá) cho công tác nghiên cứu tiếp tục saunày. Trên cơ
sở nghiên cứu tỉ mỉ những địa hình điển hình người ta thiếtlập mối quan hệ của
mỗiloại địa hìnhvới quần thể thực vật, với thành phần củađá mẹ và với đất. Điều
đó cóthể đạt được bằng cách nghiêncứu trựctiếp nhiều phẫu diện đất trong mỗi
địa hìnhkhácnhau. Sau đó khớp những loại đất khác nhauvới cácdạng địa hình
trung bìnhvà nhỏ của vùng nghiên cứu. Ở giaiđoạn này người nghiên cứusẽ thấy
được sự cần thiết phải sử dụngrộg rãi những quy luật của địa hìnhảnh hưởngtới
sự hình thành đất như quyluậtphân bố đấttheo độ cao.
Việc thiết lập bản đồ đất trên cơ sở quy luật địa hình có thể làm nhanhvà rútngắn
được quátrình lập bảnđồ đất. Chính vì vậy,muốnlập bản đồ đấtnhanh và chính
xác phải dựa trên bảnđồ địa hình.
Nhiều nhà địalý - thổ nhưỡng sau nhiều năm nghiên cứu đã khẳng địnhsự phân
bố của các loạiđất (thuộc đơn vị nhỏ như chủng và biến chủngcủađất)đượcquyết
định do địa hình trung bình và nhỏ.

×