Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu về Tìm hiểu về Nam khoa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.81 KB, 6 trang )

Tìm hiểu về Tìm hiểu về Nam khoa



Nếu “một nửa của thế giới” có chuyên ngành phụ khoa thì nửa bên này cũng có
một chuyên ngành tương đương là nam khoa. Nam khoa được dịch từ chữ
Andrologie (tiếng Pháp), hay Andrology (tiếng Anh), tiếng Đức, tiếng Nga, Tây
Ban Nha gì cũng đều na ná như vậy; trong đó “Andro” nghĩa là “nam”, còn “logy”
là một ngành khoa học, nên Andrology là ngành khoa học chuyên nghiên cứu về
bệnh đàn ông.“Trứng” bị đổ tội gây vô sinh, chứ “tinh
trùng” thì vô can ?
Bệnh đàn ông có nhiều thứ nhưng thường thiên hạ chỉ
chú tâm tới chuyện “yếu” mà thôi mà quên mất vai
trò chính của nam khoa là điều trị hiếm muộn - vô
sinh nam, rồi đến các bất thường bộ sinh dục nam, bất
thường nội tiết nam, giới tính nam, mãn kinh nam và
thậm chí, mới đây, sách gối đầu giường nam khoa còn “tấn công” sang cả lĩnh vực
trục trặc “chuyện ấy” của nữ giới.
Có một nhầm lẫn thường gặp không chỉ đối với người “tay ngang” mà còn cả với
những người trong ngành y, là đồng hóa nam khoa với tình dục học (sexology).
Nghe có vẻ gần nhưng thật ra hai chuyên ngành này tách bạch làm hai, mỗi bên
chuyên trị một thứ. Nam khoa trị nhiều thứ hơn (đã kể trên), nghiêng về động thủ
hơn, đao to búa lớn hơn (mổ xẻ); còn tình dục học chỉ chuyên một thứ là chuyện
phòng the, trị cả hai người nam và nữ. Chuyên viên tình dục học có thể là bác sĩ
mà cũng có thể chỉ là chuyên viên tâm lý, mà không hiếm người là nữ. Trong khi
bác sĩ nam khoa “múa dao mổ” trị bệnh là chính, thì chuyên viên tình dục học là
những nhà tâm lý bậc thầy.
“Trứng” bị đổ tội gây vô sinh, chứ “tinh trùng” thì vô can?
Điều trị vô sinh nam lâu nay vẫn là một công việc thầm lặng của các bác sĩ niệu
khoa - nam khoa nhưng ít được các cặp vợ chồng lưu tâm đến. Để có em bé, nhất
thiết phải có ít nhất một cái trứng và một tinh trùng tốt (trừ sinh sản vô tính). Tỉ lệ


“góp vốn” rõ ràng là 50 - 50. Tuy nhiên, cái trứng thì con người đã biết từ thuở xa
xưa, do nhìn thấy trứng cá, trứng gà… từ động vật cái. Tinh trùng, người ta chỉ
mới biết nó tồn tại từ vài trăm năm nay mà thôi, sau khi kính hiển vi được phát
minh ra. Có lẽ do cái tiềm thức ngàn năm đó mà “trứng” bị đổ tội gây vô sinh, chứ
“tinh trùng” thì vô can.
Trước đây, và thậm chí cả ngày nay, vẫn còn nhiều người nghĩ rằng hễ có tinh
dịch là có con. Họ không biết rằng tinh dịch chỉ là một dịch lõng bõng trong đó có
chứa tinh trùng và đủ thứ chất khác. Có tinh dịch chưa chắc là trong đó có tinh
trùng. Nên các cặp vợ chồng vô sinh, thay vì trước tiên đi làm cái chuyện đơn giản
nhất là xét nghiệm tinh trùng thì lại đi làm cái chuyện phức tạp hơn là khám
nghiệm khả năng sinh con bình thường của người vợ.
Các bác sĩ nam khoa với dao mổ của mình có thể giúp người chồng có tinh trùng
yếu hay thậm chí không có tinh trùng trong tinh dịch (y học gọi là vô tinh) có con
bình thường. Những trường hợp “tắc tị”, tinh trùng bị nhốt trong tinh hoàn, không
có đường ra thì các bác sĩ nam khoa sẽ cấp “vốn” cho các chuyên viên thụ tinh
trong ống nghiệm bằng cách hút lấy tinh trùng từ tinh hoàn hay mào tinh người
chồng.
Nam giới có mãn kinh?
Mãn kinh là chuyện sinh lý bình thường ở phụ nữ, không ai bàn cãi việc đó có hay
không. Hai ba mươi năm trước, người ta thấy nếu cho người phụ nữ mãn kinh
được bổ sung các nội tiết tố sinh dục thì cuộc sống tươi đẹp hơn, khỏe mạnh hơn,
dù tuổi thọ có thể không hơn. Các triệu chứng của người đàn ông lớn tuổi bị giảm
testosteron cũng giống như ở phụ nữ mãn kinh: mất ham muốn tình dục, mất khả
năng cương, mất sức mạnh tinh thần, giảm khối cơ, tăng lượng mỡ và nếu giảm
testosteron kéo dài, còn có đau xương và loãng xương. Các triệu chứng này gộp
chung thành một hội chứng, gọi là hội chứng suy tuyến sinh dục khởi phát muộn
(late-onset hypogonadism), hay để dễ hình dung, nó thường được gọi là mãn kinh
nam (Male menopause, andropause).
Cũng như ở phái nữ, việc bổ sung testosteron cho những người bị mãn kinh nam
đã được thực hiện với mong muốn đem lại cho những người này cảm giác “sống

khỏe”, phục hồi chức năng tình dục, tăng cường sức cơ, phòng loãng xương… Tuy
nhiên, vẫn cần có thêm các nghiên cứu khoa học về tác động của testosteron trên
sức khỏe của đàn ông lớn tuổi trước khi chúng ta biết rõ lợi và hại của nó.
Bất thường bộ phận sinh dục nam vẫn còn là một thách thức đối với các bác sĩ
phẫu thuật nam khoa. Trong khi chuyện dương vật cong cong méo méo đã được
chỉnh sửa khá dễ dàng thì các dị tật dương vật đi kèm lỗ tiểu thấp hay cao đều đòi
hỏi một trình độ phẫu thuật cao tay mới chỉnh sửa “coi được”. Chuyện làm to, làm
dài dương vật trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai vẫn chỉ là chuyện phiếm.
Phẫu thuật cắt cái này, kéo cái nọ, đắp thêm lên nó cái gì đó thì cũng chỉ làm cho
dương vật nhìn có vẻ dài và to hơn, nhưng thật chất hai cái ống thể hang (thành
phần cấu tạo chủ yếu của dương vật) thì cũng vậy mà thôi. “Nuôi” dương vật lớn
ra bằng thuốc thoa, kéo tạ hay phẫu thuật cắt rời dương vật ghép vào chỗ khác, nếu
có thành công, làm dương vật to ra thì cũng làm nó thành cục thịt thừa, liệt là chắc
chắn!
Bác sĩ về nam khoa
Nói về bác sĩ chuyên về nam khoa, họ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Trước hết,
đó là các bác sĩ niệu khoa, vẫn là “hạt nhân”, những người trị bệnh nam khoa
không chỉ bằng lời nói (để giải thích), bằng thuốc, mà nhất là, còn xài dao mổ để
làm đủ thứ: sửa dương vật, trị vô sinh nam, gắn dương vật mới…
Niệu khoa là chuyên ngành y học lớn chuyên về các bệnh của thận, bàng quang và
bộ sinh dục nam. Trong các bộ sách giáo khoa về niệu khoa dù là của nước ngoài
(chẳng hạn bộ Capmbell’s Urology dày gần 5.000 trang) hay “nước trong” (như
quyển Bệnh học tiết niệu của trường Y Hà Nội) thì các chương về rối loạn cương,
vô sinh nam, mãn kinh nam… luôn được viết đầy đủ và chi tiết. Nam khoa tách từ
nhánh sinh dục nam của niệu khoa, được xem như một chuyên ngành con của niệu
khoa. Bởi thế đa số các bác sĩ nam khoa hàng đầu thế giới có xuất xứ từ niệu khoa.
Ở những nơi mà nam khoa chưa hình thành thì các bệnh nhân bị yếu sinh lý, vô
sinh nam sẽ tìm đến các khoa niệu, các trung tâm niệu để được chữa trị.
Kế đến là các nhà nội tiết; làm nam khoa mà nội tiết sinh dục không “chắc tay”
một chút là coi như mất đi một nửa vũ khí. Các bác sĩ phụ khoa chuyên về vô sinh

cũng “xí một suất” trong nam khoa, chính họ là những người thực hiện chuyện thụ
thai trong ống nghiệm để giúp các ông có tinh trùng “xìu xìu ễnh ễnh”, không đủ
sức làm tròn nhiệm vụ (làm trứng thụ thai) bằng con đường tự nhiên, có thể có con
được. Các nhà tình dục học, tâm lý học và kể cả tâm thần học cũng góp công trong
sự phát triển của nam khoa, vì đàn ông coi to khỏe vậy chứ mà yếu lắm, bệnh một
chút (mà nhất là bệnh ngay chỗ hiểm) là đâm ra âu tư, lo lắng, thậm chí “man
man” nữa.
Tóm lại, trái với suy nghĩ của nhiều người, bệnh nam khoa không phải là loại bệnh
mới mà chúng đã có từ khi con người biết trị bệnh. Việc lâu nay ai đó “yếu sinh
lý” đi khám thầy thuốc Đông y là chuyện bình thường thì nhiều người lại “dị ứng”
với chuyện Tây y trị loại bệnh này. Khi mà người ta đã lo xong phần “ăn no, mặc
ấm” rồi thì ai cũng muốn sống sao cho vui khỏe hơn, chất lượng hơn có
BS. NGUYỄN THÀNH NHƯ (Trưởng Đơn vị nam khoa, Bệnh viện Bình Dân -
TP.HCM)

×