100
hiện đại, nhiều bệnh đã được chẩn đoán ngay từ thời kỳ này. Nhiều bệnh quá cấp tính
do các tác nhân quá mạnh, có thể không có thời kỳ này (chết do bỏng, điện giật, mất
máu quá lớn, các bệnh ở thể quá cấp tính, ).
Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài phụ thuộc vào mầm bệnh và sức khoẻ của con vật,
có thể là 3 - 5 ngày, cũng có thể là 10 - 15 ngày hoặc dài hơn.
Hiểu biết về sự ủ bệnh ở vật nuôi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong:
- Cách ly, nhập đàn
- Tiêm chủng vacxin
Ví dụ: Vật nuôi nhìn thấy khoẻ mạnh bình thường, sau khi mang về vài ngày thì bị
ốm, lây sang các con khác. Hoặc khi tiêm chủng vacxin, con vật khoẻ mạnh bình
thường, sau vài ngày thấy phát bệnh.
F
Qua hai ví dụ trên có thể suy đoán rằng những con vật trên đang ủ bệnh và
chúng sẽ ốm sau đó vài ngày.
Thời kỳ khởi phát: xuất hiện một số triệu chứng đầu tiên (khi chẩn đoán chính xác).
ở thời kỳ này xét nghiệm có vai trò rất lớn.
Thời kỳ toàn phát: xuất hiện triệu chứng đầy đủ và điển hình nhất. Tuy nhiên vẫn có
những thể không điển hình.
Thời kỳ kết thúc: có thể khác nhau tuỳ bệnh, tuỳ cá thể (khỏi, chết, di chứng, trở
thành mạn tính).
Tuy nhiên, nhiều bệnh hoặc nhiều thể bệnh có thể thiếu một hay hai thời kỳ nào đó.
Ví dụ: bỏng toàn thân, hoặc điện giật không có thời kỳ ủ bệnh.
4.4. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐIỀU TRỊ HỌC
4.4.1. Khái niệm về điều trị học
Khái niệm về điều trị học có liên quan rất mật thiết với sự hiểu biết của con người về
nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh. Chính vì vậy, cũng như các khái niệm khác, khái niệm
về điều trị luôn thay đổi qua các giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử loài người.
Ở thời kỳ mông muội: với khả năng tư duy và hiểu biết của con người với thế giới tự
nhiên còn hết sức hạn chế, người ta cho rằng vạn vật đều do đấng thần linh, siêu nhiên
tạo ra. Do đó, bệnh tật là sự trừng phạt của đấng thần linh, là sự quấy phá, ám ảnh của
ma tà, quỷ quái. Chính vì vậy, quan niệm về điều trị ở thời kỳ này là tế lễ, cúng khấn và
cầu xin các đấng thần linh hoặc nhờ các đấng thần linh xua đuổi tà ma để ban cho
được khỏi bệnh.
Đây là những quan niệm duy tâm hết sức sai lầm về các vật và các hiện tượng trong
tự nhiên cũng như về bệnh. Quan niệm này hiện nay vẫn còn tồn tại ở một số các thôn
bản của các vùng miền núi, hoặc một bộ phận dân cư trong các xã hội văn minh.
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
101
Đến thời kỳ văn minh cổ đại: con người đã biết sản xuất và sử dụng các công cụ lao
động bằng kim loại, từ đó với các trực quan của mình, người Trung Quốc cổ đại đã cho
rằng: Vạn vật trong tự nhiên đều được cấu thành 5 nguyên tố (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ).
Các mối quan hệ này nằm trong mối tương sinh hoặc tương khắc ràng buộc lẫn nhau và
cùng nhau tồn tại. Bệnh tật là sự mất cân bằng giữa các mối quan hệ này. Từ đó người
ta cho rằng điều trị là lập lại mối cân bằng giữa các yếu tố này bằng cách kích thích
mặt yếu (bổ) và áp chế mặt mạnh (tả).
Ở thời kỳ hiện đại: Khi trình độ khoa học đã có những bước phát triển vượt bậc trên
nhiều lĩnh vực, con người đã có những hiểu biết ngày càng sâu sắc hơn về bệnh nguyên
học và sinh bệnh học thì quan niệm về điều trị cũng chuẩn xác và khoa học hơn. Và từ
đó người ta đưa ra những khái niệm về điều trị học có tính khoa học.
Điều trị học là môn học nhằm áp dụng những phương pháp chữa bệnh tốt nhất, an
toàn nhất tác động đối với cơ thể bệnh để làm cho cơ thể đang mắc bệnh nhanh chóng
hồi phục trở lại bình thường và mang lại sức khoẻ và khả năng làm việc, như:
- Dùng thuốc (như dùng kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn, bổ sung canxi,
phospho và vitamin D trong bệnh mềm xương và còi xương, ).
- Dùng hoá chất (như dùng xanh methylen trong điều trị trúng độc HCN, dùng
Na
2
SO
4
hoặc MgSO
4
trong tẩy rửa ruột ở bệnh viêm ruột hay trong chướng hơi dạ cỏ,
tắc nghẽn dạ lá sách).
- Dùng lý liệu pháp (như dùng ánh sáng, dùng nhiệt, dùng nước, dùng dòng điện, ).
- Điều tiết sự ăn uống và hộ lý tốt (như trong bệnh xeton huyết phải giảm thức ăn
chứa nhiều protein, lipit và tăng thức ăn thô xanh, trong bệnh viêm ruột ỉa chảy phải
giảm thức ăn xanh chứa nhiều nước và thức ăn tanh, ).
4.4.2. Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị học
Điều trị học hiện đại là kế thừa sự nghiệp của các nhà y học lỗi lạc (Bôtkin,
Pavlop, ). Dựa trên quan điểm cơ bản là “Cơ thể là một khối thống nhất, hoàn chỉnh,
luôn luôn liên hệ chặt chẽ với ngoại cảnh và chịu sự chỉ đạo của thần kinh trung ương”.
Với sự tiến bộ không ngừng của sinh học, y học, dược học, điều trị học luôn luôn thay
đổi về phương pháp và kỹ thuật. Tuy vậy, vẫn có những nguyên tắc không thay đổi và
luôn luôn đúng mà người thầy thuốc phải nắm vững. Những nguyên tắc chính gồm:
a. Nguyên tắc sinh lý
Chúng ta thấy rằng mọi hoạt động của cơ thể đều chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh
với mục đích là để thích nghi với ngoại cảnh luôn luôn thay đổi, nâng cao được sức
chống đỡ với bệnh nguyên mà ta gọi chung là phản xạ bảo hộ của cơ thể (đó là hiện
tượng thực bào, quá trình sinh tế bào, mô bào mới, hình thành miễn dịch, giải độc, ).
Do vậy, theo nguyên tắc này tức là chúng ta phải tạo cho cơ thể bệnh thích nghi trong
hoàn cảnh thuận lợi để nâng cao sức chống đỡ bệnh nguyên, cụ thể:
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
102
- Điều chỉnh khẩu phần thức ăn (ví dụ: trong chứng xeton huyết phải tăng lượng
gluxit và giảm lượng protein, lipit trong khẩu phần thức ăn; trong bệnh viêm ruột ỉa
chảy phải giảm khẩu phần thức ăn xanh nhiều nước và thức ăn tanh, ).
- Tạo điều kiện tiểu khí hậu thích hợp (ví dụ: trong bệnh cảm nóng, cảm nắng phải
để gia súc nơi thoáng và mát).
- Giảm bớt kích thích ngoại cảnh (ví dụ: trong bệnh uốn ván, chó dại thì phải tránh
ánh sáng, nước, các kích thích tác động mạnh)
- Tìm mọi biện pháp để tăng sức đề kháng cơ thể, tăng cường sự bảo vệ của da và
niêm mạc (bằng dùng vitamin A, vitamin C), tăng cường thực bào của bạch cầu, tăng sự
hình thành kháng thể, tăng sự giải độc của gan và thận,
b. Nguyên tắc chủ động tích cực
Theo nguyên tắc này đòi hỏi người thầy thuốc phải thấm nhuần phương châm “chữa
bệnh như cứu hoả”. Tức là phải:
- Khám bệnh sớm
- Chẩn đoán bệnh nhanh
- Điều trị kịp thời
- Điều trị liên tục và đủ liệu trình
Chủ động ngăn ngừa những diễn biến của bệnh theo các chiều hướng khác nhau (Ví
dụ: trong bệnh chướng hơi dạ cỏ sẽ dẫn tới tăng áp lực xoang bụng và chèn ép phổi làm
cho gia súc ngạt thở mà chết. Do vậy, trong quá trình điều trị cần theo dõi sự tiến triển
của quá trình lên men sinh hơi trong dạ cỏ.
Kết hợp các biện pháp điều trị để thu được hiệu quả điều trị cao. Ví dụ: trong bệnh
viêm phổi ở bê, nghé có thể dùng một trong các biện pháp điều trị sau:
- Dùng kháng sinh tiêm bắp kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực và các thuốc điều trị
triệu chứng.
- Dùng kháng sinh kết hợp với Novocain ở nồng độ 0,25 - 0,5% phong bế hạch sao.
Trong 2 phương pháp này thì phương pháp phong bế có hiệu quả điều trị và hiệu quả
kinh tế cao nhất. Do vậy ta nên chọn phương pháp điều trị thứ hai.
c. Nguyên tắc tổng hợp
Cơ thể là một khối thống nhất và chịu sự chỉ đạo của hệ thần kinh. Do vậy, khi một
khí quan trong cơ thể bị bệnh đều ảnh hưởng đến toàn thân. Cho nên trong công tác điều
trị muốn thu được hiệu quả cao chúng ta không chỉ dùng một loại thuốc, một biện pháp,
điều trị cục bộ đối với cơ thể bệnh mà phải dùng nhiều loại thuốc, nhiều biện pháp, điều
trị toàn thân. Ví dụ: trong bệnh viêm ruột ỉa chảy do nhiễm khuẩn ở gia súc. Ngoài việc
dùng thuốc diệt vi khuẩn còn phải dùng thuốc nâng cao sức đề kháng, trợ sức, trợ lực,
bổ sung các chất điện giải cho cơ thể kết hợp với chăm sóc, hộ lý tốt.
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
103
Trong bệnh bội thực dạ cỏ, ngoài biện pháp dùng thuốc làm tăng nhu động dạ cỏ
còn phải dùng thuốc làm nhão thức ăn trong dạ cỏ, trợ sức, trợ lực và tăng cường giải
độc cho cơ thể còn phải làm tốt khâu hộ lý chăm sóc (cụ thể: để gia súc ở tư thế đầu cao
đuôi thấp, xoa bóp vùng dạ cỏ thường xuyên).
d. Nguyên tắc điều trị theo từng cơ thể (điều trị phải an toàn và hợp lý)
Cùng một loại kích thích bệnh nguyên nhưng đối với từng cơ thể thì sự biểu hiện về
bệnh lý có khác nhau (sự khác nhau đó là do sự phản ứng của từng cơ thể và do cơ năng
bảo vệ, loại hình thần kinh của mỗi con vật có khác nhau). Do vậy trong điều trị cần
phải chú ý tới trạng thái của từng con bệnh để đưa ra phác đồ điều trị thích hợp, tránh
trường hợp dùng một loại thuốc cho một loại bệnh, một loại thuốc cho tất cả các loại
con bệnh khác nhau mà không qua khám bệnh, tránh trường hợp nghe bệnh rồi kê đơn.
Sử dụng thuốc nào hoặc một phương pháp điều trị nào trước hết phải chú ý đến vấn
đề an toàn (trước hết phải không có hại). Từ lâu đời nay nó vẫn là một phương châm
hàng đầu mỗi khi tiến hành điều trị. Tất nhiên trong điều trị đôi khi cũng có thể xảy ra
những biến chứng hoặc những tác dụng phụ không mong muốn, nhưng phải lường trước
và phải hết sức hạn chế sự xuất hiện của chúng ở mức tối đa cho phép và phải có sự
chuẩn bị đối phó khi chúng xuất hiện.
Mỗi khi tiến hành điều trị cho bất cứ con bệnh nào, phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Cho thuốc gì phải dựa trên cơ sở chẩn đoán bệnh chính xác và toàn diện, phân biệt bệnh
chính và bệnh phụ, nguyên nhân và triệu chứng, thể bệnh và biến chứng, cơ địa và hoàn
cảnh của con bệnh. Điều này làm được tốt hay không là tuỳ thuộc vào độ chuyên môn
của người thầy thuốc, kiến thức và bệnh học, kinh nghiệm hành nghề của từng người.
Chất lượng điều trị phụ thuộc phần lớn vào độ chính xác của chẩn đoán, sự theo dõi sát
sao của người thực hiện y lệnh và khả năng đánh giá tiên lượng bệnh của thầy thuốc.
Ví dụ. Trong bệnh bội thực dạ cỏ thuốc có tác dụng làm tăng nhu động dạ cỏ mạnh
nhất là pilocarpin, nhưng ở gia súc có chửa thì không dùng được (vì nó sẽ gây sẩy thai).
Cho nên, để không gây sẩy thai và con vật vẫn khỏi bệnh thì người bác sĩ phải trực tiếp
khám bệnh và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Tóm lại, theo nguyên tắc này người ta đã đưa ra những chỉ định và chống chỉ định
khi dùng thuốc, liều lượng thuốc cho từng loại, từng cá thể, tuổi của gia súc, Nhằm
mục đích là tạo điều kiện cho con bệnh nhanh chóng trở lại khỏe mạnh bình thường và
không gây tác hại gì cho cơ thể.
e. Điều trị phải có kế hoạch
Đánh trận phải có kế hoạch tác chiến, chiến đấu với bệnh tật cũng phải có kế hoạch
cụ thể, tuỳ theo tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, cấp hay mạn tính. Muốn làm kế hoạch
điều trị, phải dựa trên cơ sở biết bệnh, biết con bệnh, biết thuốc.
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
104
Biết bệnh: là có chẩn đoán rõ ràng, có trường hợp nguyên nhân biết được ngay, dễ
dàng do đó có thể điều trị ngay nguyên nhân, đó là trường hợp lý tưởng. Nhưng cũng có
trường hợp khi chưa biết ngay nguyên nhân, lúc này phải có hướng tìm bệnh ngay từ lúc
đầu và sau sẽ điều chỉnh lại chẩn đoán.
Biết bệnh về phương diện điều trị học còn là biết khả năng của y học hiện nay có
thể giải quyết được bệnh hay không. Nếu là trường hợp bệnh thuộc loại có thể điều trị
khỏi hẳn được thì lúc này nên khẩn trương điều trị. Nếu là trường hợp bệnh chưa có thể
chữa được chắc chắn thì phải cho loại thải
Biết con bệnh: Biết bệnh cũng chưa đủ để điều trị mà còn cần phải biết con bệnh.
Trong việc điều trị bệnh, người thầy thuốc có một vai trò quan trọng. Họ phải có kiến
thức y học rộng, phải nắm được những điều cần biết tối thiểu về các chuyên khoa
khác, có như vậy mới tránh được thiếu sót trong công tác hàng ngày, nhất là đối với
những trường hợp cấp cứu.
Biết thuốc: Thầy thuốc phải nắm vững những thuốc mình dự định dùng trong điều
trị. Do vậy, biết bệnh, biết con bệnh cũng chưa đủ mà cần biết rõ thuốc và phương pháp
điều trị để áp dụng cho đúng chỉ định, đạt hiệu quả tối ưu. Cụ thể là cần phải biết dược
tính, liều lượng, khả năng tác dụng của thuốc, nắm chắc cách sử dụng thuốc như uống,
tiêm, truyền, thuốc dán, thuốc đạn, thuốc nhỏ.
Về biệt dược (hiện nay có rất nhiều, từ nhiều nguồn trong nước và nước ngoài) cần
phải biết hoạt chất là gì, liều lượng tối đa, tối thiểu. Về thuốc độc, cần biết thuốc bảng
nào của quy chế thuốc độc, liều lượng tối đa cho một lần và cho 24 giờ.
f. Điều trị phải được theo dõi chặt chẽ
- Theo dõi tác dụng của thuốc
Phải theo dõi chặt chẽ để xem thuốc có tác dụng hay không, đặc biệt chú ý khi cho
thuốc đúng quy cách nhưng bệnh không thuyên giảm, không khỏi. Trong trường hợp
này, nên kiểm tra xem chủ con bệnh có thực hiện đúng như trong đơn thuốc hay không,
thuốc còn thời hạn hay đã quá hạn, đã bị hư hỏng, thuốc pha chế có đúng tiêu chuẩn
dược điển hay không. Cũng nên kiểm tra lại chế độ ăn uống, chế độ nghỉ ngơi. Có
trường hợp cần xét lại chẩn đoán xem có biến chứng mới xuất hiện hay không.
- Trường hợp dùng nhiều thuốc cùng một lúc
Khi dùng nhiều thuốc cùng một lúc, phải lưu ý đến khả năng tương kỵ thuốc.
Tương kỵ thuốc là ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hoặc nhiều vị thuốc với nhau,
dẫn tới sự biến đổi một phần hoặc toàn bộ các tính chất lý hoá của thuốc trong đơn
thuốc hoặc tác dụng chữa bệnh của những vị thuốc chính trong đơn thuốc đó.
Trước khi pha chế thuốc, cần nghiên cứu kỹ xem có tương kỵ giữa các chất không.
Muốn vậy cần phải vận dụng những kiến thức đã nắm được cũng như kinh nghiệm
trong thực tế pha chế để có thể kết luận đơn thuốc có tương kỵ hay không và từ đó đưa
ra cách khắc phục nếu có thể được.
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m
Click to buy NOW!
P
D
F
-
X
C
h
a
n
g
e
V
i
e
w
e
r
w
w
w
.
d
o
c
u
-
t
r
a
c
k
.
c
o
m