Sơ lược ECG nhồi máu cơ tim và thiếu máu cơ tim
ECG trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp cũng như của các bệnh tim thiếu máu
cục bộ là rất quan trọng (gọi chung là bệnh mạch vành - Coronary Artery
Diseases), hơn nữa, lại không phức tạp lắm. Mình xin phép tóm tắt vài điểm về
vấn đề này.
Trong ECG bệnh mạch vành, phần tái cực thất thường được quan tâm hơn phần
trước của nó, tức là đoạn ST và sóng T.
1. Các phân vùng tim trên ECG:
Phần này đơn giản nhưng lại rất quan trọng trong xác định vị trí tổn thương của cơ
tim nhằm xác định động mạch vành nào bị tổn thương, đồng thời cũng giúp tiên
lượng bệnh.
- Các chuyển đạo chi:
+ Vùng hoành: Quan trọng, DII, DII, aVF.
+ Vùng bên: DI, aVL.
- Các chuyển đạo ngực:
+ Vùng trước vách: V1, V2.
+ Vùng trước mỏm: V3, V4.
+ Vùng trước bên: V5, V6.
+ Trước vách - mỏm: V1 - V4.
+ Trước rộng: V1 - V6.
- Đặc biệt:
+ Vùng sau thực: Chuyển đạo thực quản hoặc dựa vào hình ảnh soi gương
ở V1, V2, V3.
+ Thất phải: Các chuyển đạo khảo sát thất phải V3R, V4R (đối xứng với
V3, V4).
+ Điểm J: Điểm nối giữa phức bộ QRS và đoạn ST
2. Các dấu hiệu:
2.1. Thiếu máu (Ischemia):
- Dưới thượng tâm mạc: T âm, nhọn, đối xứng.
- Dưới nội tâm mạc: T dương, nhọn, đối xứng.
2.2. Tổn thương:
- Tổn thương dưới nội mạc: ST chênh xuống.
- Tổn thương dưới thượng mạc: ST chênh lên (giai đoạn cấp)
2.3. Hoại tử:
Sóng Q sâu, rộng:
- Rộng ≥ 0.04s (1 ô nhỏ).
- ≥ 1/4 sóng R cùng chuyển đạo.
3. Tiêu chuẩn chẩn đoán:
3.1. Thiếu máu cơ tim dưới nội mạc (xem ở tất cả các chuyển đạo):
- Đoạn ST:
ST chênh xuống ≥ 1 mm tại điểm J.
ST chên xuống dạng ngang hay chúi xuống, T dương hoặc ngược hướng QRS.
- Sóng T:
T nhọn, đối xứng.
T âm ≥ 1 mm ở các chuyển đạo.
- Dựa vào sơ đồ ở trên xác định vùng bị thiếu máu.
3.2. Nhồi máu cơ tim cấp:
Giai đoạn sớm: Chỉ có ST chênh lên và T cao rộng, hòa vào làm 1, khó phân biệt.
Sau đó sẽ xuất hiện Q hoại tử.
T âm nhọn trong giai đoạn từ ngày 2 đến ngày 8, ST vẫn chênh -> Sóng vành
Pardee
Giai đoạn mạn tính: ST và T trở về bình thường, T có thể vẫn âm, còn Q tồn tại
vĩnh viễn.
- Biểu hiện tổn thương lan rộng ra xung quanh: Trung tâm sẽ có hiện tượng
hoại tử với sóng Q, bên ngoài là vùng tổn thương với ST chênh lên nhưng chưa có
Q, ngoài cùng là vùng thiếu máu với T âm, ST chênh xuống.
4. Một số dạng ECG của NMCT
Nhồi máu cơ tim trước vách: Q hoại tử V1, V2, T cao, nhọn, để ý phần thiếu máu
cơ tim gần đó (ST chênh xuống V3 - V6):
Fig. 1: Twelve lead ECG showing anterior wall myocardial infarction
Sóng T tiên phát trong nhồi máu cơ tim cấp thành trước vách
Nhồi máu cơ tim trước vách - mỏm: Q hoại tử, ST chênh lên từ V1 - V4:
Nhồi máu cơ tim trước rộng: Q hoại tử, ST chênh lên từ V2 đến V6, DI, aVL (ST
chênh lên):
Nhồi máu cơ tim vùng hoành: ST chênh lên, T cao, nhọn ở DII, DIII, aVF; biểu
hiện thiếu máu vùng bên: ST chênh xuống DI, aVL (thiếu máu kề cận).
Nhồi máu cơ tim vùng sau thực: Hình ảnh soi gương tại V1, V2, V3.
ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới
Thiếu máu cơ tim vùng trước bên với ST chênh xuống từ V4 đến V6
This EKG shows that this patient has an inferior wall myocardial infarction.
CÁC HÌNH ẢNH
Block nhánh phải hoàn toàn: QRS dãn rộng(≈ 0,13s); S dãn rộng có móc ở V5,
V6; Dạng rSR’ ở V1, V2; Thời gian xuất hiện nhánh nội điện ở V1 là 0,1s