Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Yếu tố tôn giáo và truyện cổ tôn giáo trong truyện kể dân gian Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.92 KB, 8 trang )

Yếu tố tôn giáo và truyện cổ
tôn giáo trong truyện kể
dân gian Việt Nam
Nghiên cứu truyện kể dân gian chiếm một vị trí quan trọng trong khoa nghiên
cứu folklore Việt Nam cũng như trên thế giới. Truyện kể dân gian từ khi ra đời đã quan
tâm lí giải rất nhiều vấn đề trong cuộc sống, nghiên cứu truyện kể dân gian cũng được
tiến hành từ nhiều góc độ khác nhau và đã đạt được những thành tựu không thể phủ
nhận.
Nảy sinh trên cơ sở của một nền văn hoá nhất định, trải qua quá trình lưu truyền
liên tục, truyện kể dân gian mang trong mình những dấu ấn văn hoá, những quan niệm
văn hoá nghệ thuật, những tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của cộng đồng đã
sản sinh cũng như của cộng đồng đã tiếp nhận nó. Vì vậy, các nhà nghiên cứu thường
bóc tách các lớp lang văn hóa ẩn chứa trong các truyện kể dân gian để xem xét các
phương diện mà nó phản ánh.
Truyện kể dân gian liên quan tới tôn giáo hay là truyện cổ tôn giáo đã được các
nhà folklore thế giới chú ý tới. Các công trình nghiên cứu chưa thật nhiều nhưng có
thể kể tới một số công trình như Văn hóa dân gian trong Kinh Cựu Ước của James
Frazer (1918)
(1)
, Các type truyện dân gian – Phân loại và thư mục của A. Aarne và S.
Thompson (1961)
(2)
, Đức Chúa trời và con người: truyền thuyết của các tôn giáo trên
thế giới của John Bailey (1992)
(3)
, v.v… Trong khi đó, ở Việt Nam, đây là một vấn đề
còn bỏ ngỏ. Trong bài viết này, bước đầu chúng tôi tiến hành phân biệt yếu tố tôn giáo
với truyện cổ tôn giáo và thử xác định khái niệm truyện cổ tôn giáo ở Việt Nam.
1. Vấn đề tôn giáo
Theo Từ điển Triết học, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh hiện
thực qua các khái niệm, hình ảnh mang tính ảo tưởng, ảo vọng. Đặc điểm chính của


tôn giáo là đức tin vào sự tồn tại thực của một đấng siêu nhiên. Tôn giáo hợp nhất với
thế giới quan tôn giáo, với phạm vi, mức độ thờ phụng và tình cảm tôn giáo. Tôn giáo
có những hình thức điển hình như: tôn giáo nguyên thuỷ, tôn giáo dân tộc và tôn giáo
thế giới.
Tôn giáo nguyên thủy xuất hiện trong xã hội nguyên thuỷ, xã hội bộ lạc, chủ yếu
là đạo thờ vật tổ, thờ vật linh, ma thuật. Tôn giáo dân tộc là những tôn giáo như Do
Thái giáo, Hinđu giáo, Thần đạo, Khổng đạo xuất hiện trong xã hội có giai cấp, phản
ánh sự đoàn kết của cả dân tộc. Tôn giáo thế giới là từ dùng để chỉ Thiên Chúa giáo,
Hồi giáo và Phật giáo. Đó là những tôn giáo được phổ biến tới nhiều dân tộc khác nhau
và mang tính chất toàn cầu
(4)
.
Bên cạnh quan điểm được xem là chính thống như trên, còn có quan điểm khác
về những tôn giáo được cộng đồng tôn giáo tiếp nhận trong thực tế, khác biệt với thứ
tôn giáo của tầng lớp tăng lữ - tôn giáo dân gian.
Trong khi tìm hiểu để Hướng tới một định nghĩa tôn giáo dân gian, Don
Yonder đã nhận ra rằng “quan niệm của mọi người về Thiên Chúa giáo thường khác
một cách căn bản so với những cái mô tả của giáo phái chính thức do các tu sĩ
giảng”
(5)
. Dựa trên những phân tích về các quan điểm của các nhà nghiên cứu văn
hóa dân gian, nghiên cứu tôn giáo và các quan điểm xã hội học, ông đã đưa ra định
nghĩa: “Tôn giáo dân gian là tổng thể của tất cả các quan điểm và các thực hành tôn
giáo tồn tại trong nhân dân, song hành và khác với các dạng thức mang tính nghi lễ
và thần học chặt chẽ của tôn giáo chính thức”
(6)
.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Duy Hinh khi nghiên cứu Phật giáo với văn học Việt
Nam cũng đưa ra nhận xét rằng ở Việt Nam, Phật giáo “hình thành hai dòng dân gian
và cung đình với nội dung cụ thể khác nhau”

(7)
. Phật giáo cung đình chính là Phật giáo
bác học có nội dung gần với Phật giáo Ấn Độ và Trung Quốc còn Phật giáo dân gian
lại có nội dung SINH, NỮ, thể hiện sự kết hợp của tôn giáo với tín ngưỡng phồn thực,
khác biệt với Phật giáo chính thống.
Như vậy, tôn giáo dân gian không hẳn là tôn giáo với tư cách là một hệ thống
giáo lý, có một vị giáo chủ đứng đầu, có một hệ thống giáo luật, giáo hội với các tín đồ
và một hệ thống những quy tắc nghi lễ thờ tự nghiêm ngặt. Tôn giáo dân gian gần gũi
với đời sống người dân và những yếu tố tôn giáo đi vào truyện kể dân gian cũng chính
là những yếu tố được thoát thai từ đó. Và nó cũng chính là đối tượng mà chúng tôi
quan tâm trong bài viết này.
Tôn giáo thường là sự phát triển một tín ngưỡng dân gian, được cộng đồng thể
chế, quy phạm hoá cao độ, nhưng ở Việt Nam, quá trình này không diễn ra.
Việt Nam không có tôn giáo bản địa theo đúng nghĩa, những tôn giáo hiện tồn ở nước
ta như đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Lão, đều là những tôn giáo ngoại lai, du nhập
vào nước ta theo những con đường khác nhau, vào những thời điểm khác nhau. Tuy
nhiên, trong quá trình du nhập, những tôn giáo đó dần được biến đổi cho phù hợp với
quan niệm, với hoàn cảnh thực tế đời sống của nhân dân ta, nó còn được dung hợp với
những tín ngưỡng bản địa tạo nên một sắc thái riêng, khác biệt với thứ tôn giáo chính
thống lúc ban đầu.
2. Yếu tố tôn giáo trong truyện kể dân gian Việt Nam
Yếu tố tôn giáo xuất hiện trong truyện kể dân gian bao giờ cũng muộn hơn
nhiều so với sự xuất hiện của tôn giáo trong đời sống. Chỉ tới khi tôn giáo phát triển
đến một mức độ nhất định, đi sâu vào đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân, trở
thành một phần trong đời sống nhân dân thì nó mới được phản ánh trong truyện kể dân
gian.
Là một phần trong đời sống tinh thần của nhân dân, tín ngưỡng, tôn giáo đi vào
truyện kể dân gian như một lẽ tự nhiên. Truyện kể dân gian là nơi lưu giữ, ẩn chứa
những yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng lưu hành trong nhân dân. Những yếu tố này phải
được nghệ nhân dân gian chọn lựa kĩ lưỡng trước khi sáng tác và được tập thể chấp

nhận, tiếp nhận và lưu truyền. Tuy nhiên, đi vào truyện kể dân gian, những yếu tố tôn
giáo thường bị mờ nhạt đi, biến đổi đi và đậm chất dân gian, đôi khi không còn phân
biệt được một cách rạch ròi giữa yếu tố tôn giáo và những quan niệm truyền thống của
người dân. Vì vậy mới có trường hợp một bộ phận những truyện kể đậm chất tôn giáo,
khi được lưu hành trong nhân dân đã dần biến đổi, trở thành những truyện dân gian,
khó có thể tìm được dấu vết của yếu tố tôn giáo trong đó như truyện Xẩm sờ voi, Mèo
lại hoàn mèo
(8)
hay Hai con cò và con rùa, v.v
Yếu tố tôn giáo là toàn bộ những yếu tố của tôn giáo được nghệ nhân dân gian
sử dụng trong truyện kể dân gian. Như chúng ta đã biết, mỗi tôn giáo có một vị giáo
chủ, một hệ thống giáo lý, một hệ thống giáo hội và những tín đồ riêng. Khi một hay
nhiều yếu tố trong hệ thống đó tham gia vào quá trình hình thành một tác phẩm văn
học dân gian thì chúng đều phải được xem là những yếu tố tôn giáo, cho dù nó đã biến
đổi so với những yếu tố nguyên gốc. Với quan niệm như vậy, chúng ta thấy trong
truyện kể dân gian, những yếu tố tôn giáo tồn tại rất phong phú.
Một trong những biểu hiện dễ nhận thấy nhất của yếu tố tôn giáo trong truyện kể
dân gian là việc bên cạnh hình ảnh những vị thần quen thuộc (gắn với tư duy vạn vật
hữu linh và tín ngưỡng đa thần giáo nguyên thuỷ) đã xuất hiện cả những ông Bụt
(Phật), ông Tiên, Ngọc Hoàng vốn là những vị giáo chủ của những tôn giáo xuất hiện
sau này. Cùng với những nhân vật tôn giáo là những giáo lý, niềm tin tôn giáo xuất
hiện khá nhiều trong truyện kể dân gian. Tất nhiên, có những tín ngưỡng dân gian
trùng với tôn giáo, có những niềm tin tôn giáo trùng với đạo đức của nhân dân, chẳng
hạn như quan niệm “ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác” của nhân dân và thuyết nhân quả
của đạo Phật; quan niệm và cách thức thực hành ma thuật của người dân và những
thuật phù thủy của Đạo giáo mà để phân biệt được chúng cũng không phải là một
việc làm đơn giản.
Tuỳ theo mức độ đậm nhạt và vị trí của yếu tố tôn giáo trong truyện mà truyện
kể dân gian đó có thể được coi là truyện kể dân gian mang màu sắc tôn giáo hay là
truyện cổ tôn giáo. Trong thực tế, sự phân biệt này còn khá mơ hồ. Khi xem xét một

tiểu loại của truyện cổ tôn giáo là truyện cổ Phật giáo, chúng tôi thấy nhiều truyện cổ
Phật giáo được các nhà sưu tầm, biên soạn xếp vào truyện cổ tích (như truyện Sự tích
cái chân sau con chó, Sự tích cá he, Sự tích cây huyết dụ, trong sách Kho tàng
truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi)
(9)
hay được xem là những truyện cổ
mang màu sắc Phật giáo (như truyện Sự tích con nhái, Sự tích ông bình vôi, Man
Nương, Cái cân thủy ngân, trong sáchNhững truyện cổ Việt Nam mang màu sắc
Phật giáo do nhà sư Thích Trung Hậu sưu tập và giới thiệu)
(10)
. Theo chúng tôi, sở dĩ
có hiện tượng chồng chéo này có thể là do hai nguyên nhân: thứ nhất, cả hai loại
truyện đều có chứa yếu tố tôn giáo nhưng với mức độ đậm nhạt khác nhau; thứ hai,
do chưa có một giới thuyết cụ thể nào về truyện cổ tôn giáo để có thể lấy đó làm căn
cứ để xác định nó. Thậm chí, truyện cổ tôn giáo, được biết tới với cái tên Tiên thoại,
Phật thoại còn bị gạt ra khỏi truyện kể dân gian, cho rằng “Tiên thoại, Phật thoại
hay nói chung là những truyện cổ tôn giáo là những loại truyện dễ nhìn nhận dù của
bất cứ dân tộc nào, vì chúng mang theo dấu ấn rõ nét của một thứ tôn giáo nhất
định… Gạt tất cả các truyện trên ra, chúng ta sẽ chỉ còn lại những loại truyện với cái
tên quen gọi là truyền thuyết, cổ tích”
(11)
hay “Tính chất mê tín của những truyện này
khiến cho dễ phân biệt chúng với truyện dân gian”
(12)
… Điều này liên quan đến vấn
đề vị trí của truyện cổ tôn giáo trong hệ thống truyện kể dân gian mà chúng tôi xin
được bàn đến trong một dịp khác.
Mục đích của bài viết này, như trên đã xác định là bước đầu chỉ ra sự khác biệt
giữa truyện kể dân gian có yếu tố tôn giáo (hay mang màu sắc tôn giáo) và truyện cổ
tôn giáo, dựa vào yếu tố tôn giáo tồn tại trong chính bản thân truyện kể. Ở đây, có thể

coi truyện Tấm Cám là một dẫn chứng sinh động.
Trước hết, đây là một kiểu truyện cổ tích có tính phổ biến trên toàn thế giới,
được biết đến với cái tên chung là Cinderella (có nghĩa là Cô Tro Bếp hay Cô Lọ Lem)
và được S. Thompson xếp vào type 510
(13)
. Theo thống kê của nhà sưu tầm truyện dân
gian M.R.Cox người Anh, có tới 345 dị bản truyện Cô Lọ Lem
(14)
. Thậm chí, theo nhà
nghiên cứu E.M. Meletinxki, con số này còn lên tới trên 500 dị bản
(15)
.
Tuy cùng thuộc type 510A nhưng truyện Tấm Cám của Việt Nam và những
nước trong khu vực Đông Nam Á lại có kết cấu phức tạp hơn. Nếu như truyện Cô
Lọ Lem của các nước phương Tây thường kết thúc khi cô gái lấy được hoàng tử thì
truyện Tấm Cám ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á còn được tiếp tục với
chuỗi tình tiết bị bức hại liên tiếp của cô gái. Trong sự biến hóa của Tấm có bóng
dáng của thuyết luân hồi của Phật giáo, thêm vào đó, lực lượng phù trợ cho Tấm
không phải là bà tiên hay linh hồn người mẹ (như trong truyện của phương Tây và
một số nước khác) mà là ông Bụt (đấng tối cao của Phật giáo) đã khiến cho vấn đề
ảnh hưởng của Phật giáo tới truyện cổ tích này trở thành vấn đề được các nhà
nghiên cứu quan tâm. Tổng hợp ý kiến của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu Đỗ Bình
Trị đã cho rằng “vấn đề chủ yếu không phải là Tấm Cám có chịu ảnh hưởng của
đạo Phật không mà là vấn đề những biểu thiện cụ thể của ảnh hưởng này và mức
độ của nó”
(16)
.
Xác định được “những biểu hiện cụ thể của ảnh hưởng này (ảnh hưởng của đạo
Phật – Đ.T.T.H) và mức độ của nó” trong truyện Tấm Cám cũng đồng thời xác định
được truyện Tấm Cám của Việt Nam có phải là truyện cổ tôn giáo không, hay nó chỉ

đơn thuần là truyện cổ mang màu sắc tôn giáo. Để làm được điều này, chúng tôi thử
tiến hành so sánh truyện Tấm Cám của Việt Nam với truyện Con rùa vàng của Thái
Lan và nhận thấy:
Về kết cấu, hai truyện này có sự tương đồng, tức là đều có chi tiết cô gái hóa
thân liên tiếp – đặc trưng cho kết cấu của type truyện 510A ở phương Đông. Tuy
nhiên, các yếu tố Phật giáo xuất hiện ở hai truyện mang những vai trò khác nhau.
Yếu tố Phật giáo trong truyện Tấm Cám của người Việt Nam thể hiện trước
hết qua hình ảnh ông Bụt, lực lượng phù trợ cho cô Tấm. Tuy nhiên, ông Bụt ở đây
chỉ là hình ảnh ông Phật đã được dân gian hóa, đúng như GS. Đinh Gia Khánh nhận
xét “Ông Bụt trong truyện Tấm Cám chỉ có cái tên làm cho ta nghĩ đến tôn giáo; về
thực tế đó là một sản phẩm của văn nghệ dân gian ở nước ta”
(17)
. Ông Bụt trong
tâm thức của người Việt giống như là một vị thần luôn có mặt ở mọi nơi để cứu
giúp, ban thưởng cho người tốt và trừng phạt kẻ xấu.
Cũng có thể nhận thấy bóng dáng thuyết luân hồi của đạo Phật qua sự biến hóa
liên tiếp của Tấm sau khi bị bức hại. Tuy nhiên, sự tái sinh liên tiếp của nhân vật này
trong những hình dạng khác nhau không chỉ mang bóng dáng thuyết luân hồi (thuyết
luân hồi của Phật giáo cũng như quan niệm luân hồi trong dân gian) mà còn ẩn chứa
những dấu hiệu của tư duy nguyên thủy về linh hồn vĩnh cửu. Khi nghiên cứu kiểu
truyện Cô Lọ Lem của miền Nam Trung Quốc đặt trong mối tương quan so sánh với
kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam, dựa trên những kết quả nghiên cứu dân tục học
cụ thể, nghiên cứu sinh Đường Tiểu Thi đã chỉ ra rằng: Theo quan niệm của đạo Phật
thì sự “luân hồi” là do chuỗi “nhân quả báo ứng” không dứt còn trong tư duy nguyên
thủy, phần thể xác của con người có thể vĩnh viễn mất đi nhưng linh hồn thì còn tồn tại
mãi mãi, dưới hình thức này hay hình thức khác
(18)
. Hơn nữa, truyện của người Việt
kết thúc khi cô gái thực hiện được mục đích quay trở lại đoàn tụ hạnh phúc với chồng
và con ngay trong kiếp hiện sinh. Đó là mục đích chính của cuộc đấu tranh giữa nhân

vật Tấm và lực lượng thù địch (hai mẹ con Cám), mục đích này không chỉ khác biệt
mà hoàn toàn xa lạ với mục đích giải thoát con người khỏi bể khổ, giải thoát con người
khỏi luân hồi của Phật giáo.
Trong truyện của Thái Lan, ông Phật (Bụt) tuy không đóng vai trò là lực lượng
phù trợ cho U’ay nhưng lại xuất hiện ở cuối truyện để lý giải về những sự kiện xảy ra
trong cuộc đời cô gái như là những nhân quả từ kiếp trước đưa lại, không thể tránh
được:
“Kiếp trước, U’ay đã bắt một con gà con cho con mình chơi để đến nỗi gà
con rơi vào nồi nước sôi. Vì vậy, kiếp này mẹ con U’ay phải trả nợ kiếp trước.
Kanitha (mẹ của U’ay) bị giết và sau khi thành cá thì lại bị làm thịt, còn U’ay thì
ngã vào nồi nước sôi mà chết. Kiếp trước, Séthi là con vẹt hay nói, còn Kanitha là
con mèo. Vẹt được chủ yêu, Mèo ghen tức, rình lúc chủ đi vắng vồ vẹt và giết chết.
Vì vậy, kiếp này, để báo lại, Séthi đã giết Kanitha. Trên trần thế này, sự việc cứ
nhắc đi nhắc lại mãi cho đến khi ta thôi không đem điều ác để báo lại điều ác; và
như vậy thì mới thoát khỏi kiếp luân hồi, lên cõi vô sinh cực lạc”.
Với sự giải thích như vậy, Phật sống Pach Cheka Budda đã trực tiếp khẳng định
quan niệm nhân quả của đạo Phật. Sức mạnh của quy luật này chi phối sự vận động
của vạn vật, chi phối mọi hành vi của con người vì gieo nhân nào sẽ gặt quả ấy, bất kể
là ai, từ vua quan cho tới người dân, từ cha con cho tới vợ chồng. Sự quả báo trong
truyện Con cá vàngcũng giống như những sự quả báo từng được ghi lại trong các kinh
sách của đạo Phật. Chẳng hạn, trong sách Hiền ngu nhân duyên kinh
(19)
, quyển thứ
chín, phẩm (Theo Từ điển Phật học Hán -Việt
(20)
, “phẩm” là thuật ngữ tương đương
với chương, đoạn) thứ bốn mươi hai có ghi lại câu chuyện về một người con ngộ sát
cha đẻ của mình. Việc đó được chính đức Thích Ca giải thích rằng, cái kết quả (bị con
ngộ sát) mà người cha phải nhận trong kiếp này là do kiếp trước, chính ông ta đã vô
tình đập chết cha của mình (nguyên nhân), chỉ khác là vị trí của cha và con trong hai

kiếp đã bị hoán đổi: người cha kiếp trước là người con của kiếp này và ngược lại. Vì
theo đạo Phật “quả báo không bao giờ xóa nhòa được, dầu cho lâu kiếp cũng phải đền
trả”
(21)
.
Như vậy, trong truyện của Thái Lan, vai trò của con người bị những yếu tố tôn
giáo lấn át, mọi hành vi của con người đã được định sẵn theo luật “nhân quả”, “oan
oan tương báo” của đạo Phật. Hơn nữa, việc đức Phật luôn xuất hiện ở cuối mỗi câu
chuyện để giải thích, xâu chuỗi các sự kiện theo quan điểm của Phật giáo cũng là kết
cấu chung của những câu chuyện ghi trong kinh Phật.
Qua so sánh một vài điểm như trên, có thể thấy rõ ràng những yếu tố Phật giáo
có xuất hiện trong truyện Tấm Cám nhưng đã bị biến đổi, dân gian hóa và hoàn toàn
không đóng vai trò quyết định trong sự phát triển cốt truyện. Ngược lại, với truyện Con
cá vàng, yếu tố Phật giáo đóng vai trò chủ đạo, chi phối mọi hành vi của các nhân vật.
Mặc dù cả hai truyện này đều thuộc type 510A theo hệ thống A-T như đã xác
định ở trên nhưng dựa vào mức độ ảnh hưởng và vị trí của yếu tố tôn giáo có mặt trong
truyện, có thể xác định được truyện Tấm Cám của Việt Nam là truyện cổ mang màu
sắc tôn giáo trong khi truyện Con rùa vàng của Thái Lan là truyện cổ tôn giáo.

×