Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN Vật lý 11 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.47 KB, 2 trang )


Trang 1/2 - Mã đề thi 132
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT ĐÔNG HIẾU
ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN Vật lý 11- Ban cơ bản
Thời gian làm bài: 45 phút;
(20 câu trắc nghiệm)


Mã đề thi 132
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Câu

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

11

12

13

14

15

16

17


18

19

20

ĐA



Câu 1: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra
bởi:
A. sự biến thiên của chính cường độ điện trường trong mạch
B. Sự biến thiên từ trường Trái Đất.
C. Sự chuyển động của nam châm với mạch
D. Sự chuyển động của mạch với nam châm
Câu 2: Một điện tích có độ lớn 10C bay với vận tốc 10
5
m/s vuông góc với các đường sức một từ
trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1T. Độ lớn lực Lo-ren-xơ tác dụng lên diện tích là:
A. 0,1N B. 10
4
N C. 1N D. 0N
Câu 3: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào
A. Tiết diện dây dẫn B. Điện trở của mạch
C. Cường độ dòng điện qua mạch D. Chiều dài dây dẫn
Câu 4: Một êlectron bay vuông góc với các đường sức một từ trường đều độ lớn 100mT thì chịu một
lực Lo-ren-xơ có độ lớn 1,6.10
-12
N. Vận tốc của electron là.

A. 10
6
m/s B. 1,6.10
6
m/s C. 1,6.10
9
m/s D. 10
8
m/s
Câu 5: Hai dây dẫn thẳng dài, đặt song song với nhau trong chân không, cách nhau một khoảng
10cm. Trong hai dây có hai dòng điện ngược chiều chạy qua và có cùng cường độ 16A. Xác định cảm
ứng từ tại điểm cách dây thứ nhất 2cm, cách dây thứ hai 8cm?
A. 2.10
-4
T. B. 5.10
-4
T. C. 10
-4
T. D. 2.10
-5
T.
Câu 6: Chọn câu sai.
A. Tương tác của từ trường với êlectron chuyển động trong nó không phải là tương tác từ.
B. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thử là tương tác từ.
C. Tương tác giữa nam châm chữ U và nam châm thẳng là tương tác từ.
D. Tương tác giữa dòng điện với nam châm thử là tương tác từ.
Câu 7: Một ống dây có 500 vòng, dài 50cm. Biết từ trường đều trong lòng ống dây có độ lớn B=
2,5.10
-3
T. Cường độ dòng điện chạy qua ống dây có giá trị xấp xỉ bằng:

A. 0,2A. B. 2A. C. 10A. D. 20A.
Câu 8: Định nghĩa đơn vị cảm ứng từ như thế nào là đúng?
A. 1T =
2
1N.1m
1A
B. 1T = 1A.1N C. 1T =
1N.1m
1A
D. 1T =
1N
1A.1m

Câu 9: Một ống dây tiết diện 10cm
2
, chiều dài 20cm và có 1000 vòng dây. Hệ số tự cảm của ống dây
(không lõi, đặt trong không khí) là
A. 2 mH B. 0,2 mH C. 0,2 mH D. 0,2 H
Câu 10: Chọn câu đúng.
A. Khi hai đường sức từ của một từ trường cắt nhau thì tại đó cảm ứng từ có cùng giá trị.
B. Từ phổ là hình ảnh tổng hợp của tất cả các đường sức từ trong từ trường.
C. Nơi các đường sức từ vẽ mau thì cảm ứng từ lớn, vẽ thưa thì cảm ứng từ nhỏ.
D. Chiều của đường sức từ được quy ước là chiều từ cực Bắc sang cực Nam của nam châm thử.
Câu 11: Một ống dây có hệ số tự cảm 0,1H có dòng điện 200mA chạy qua. Năng lượng từ tích luỹ ở
ống dây này là

Trang 2/2 - Mã đề thi 132
A. 4 J B. 4 mJ C. 2000 mJ D. 2 mJ
Câu 12: Cảm ứng từ bên trong lòng ống dây được xác định bằng công thức nào?
A. B = 4.10

-7
.nI B. B = 4.10
-7
.nR C. B = 4.10
-7
.
I
r
D. B = 2.10
-7
.
I
r

Câu 13: Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của Lực – ren-xơ khi vận tốc của điện
tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích.
A. tăng 4 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 2 lần. D. không đổi.
Câu 14: Một khung dây dẫn điện trở 2  hình vuông cạnh 20 cm nằm trong từ trường đều các cạnh
vuông góc với đường sức. Khi cảm ứng từ giảm đều từ 1T về 0 trong thời gian 0,1s thì cường độ
dòng điện trong dây dẫn là:
A. 2 A B. 2 mA C. 0,2A D. 20mA
Câu 15: Một khung dây hình vuông cạnh 20cm nằm toàn bộ trong một từ trường đều và vuông góc
với các đường cảm ứng. Trong thời gian 1/5s, cảm ứng từ của từ trường giảm từ 1,2T về O. Suất điện
động cảm ứng của khung dây trong thời gian đó có độ lớn là:
A. 1,2V B. 240V C. 240mV D. 2,4V
Câu 16: Một ống dây 4 mH đang tích luỹ một năng lượng 8mJ. Dòng điện qua nó là:
A. 2 A B. 4 A C.
2
A D. 2
2

A
Câu 17: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hệ số tự cảm của ống dây ?
A. Hệ số tự cảm phụ thuộc vào số vòng dây của ống
B. Hệ số tự cảm không phụ thuộc vào môi trường xung quanh
C. Hệ số tự cảm có đơn vị là H (Henry)
D. Hệ số tự cảm phụ thuộc tiết diện ống
Câu 18: Khi cho nam châm chuyển động qua một mạch kín, trong mạch xuất hiện dòng điện cảm
ứng. Điện năng của dòng điện được chuyển hóa từ.
A. Hóa năng B. Quang năng C. Nhiệt năng D. Cơ năng
Câu 19: Một ống dây có hệ số tự cảm 20mH đang có dòng điện với cường độ 5A chạy qua. Trong
thời gian 0,1s dòng điện giảm đều về 0. Suất điện động tự cảm của ống dây có độ lớn là:
A. 0,1 V B. 1 V C. 100 V. D. 0,01 V
Câu 20: Ống dây 1 có cùng tiết diện với ống dây 2 nhưng chiều dài ống và số vòng dây đều nhiều
hơn gấp đôi. Tỉ số hệ số tự cảm của ống 1 với ống 2 là:
A. 8 B. 2 C. 4 D. 1


HẾT

×