Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

skkn quản lý dạy thêm học thêm trong giáo dục phổ thông ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đồng nai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.22 KB, 18 trang )


UBNDTỈNH ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Đồng Nai, ngày 27 tháng 5 năm
2013




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

QUẢN LÝ DẠY THÊM, HỌC THÊM
TRONG GIÁO DỤC PHỔ THÔNG NGÀNH
GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI







Họ và tên: Phan Đình Chương
Chức vụ: Chánh Văn phòng
Đơn vị công tác : Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai





A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Đây là trách nhiệm
của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực
lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng.
2. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉ
nh Đồng Nai đã
có những bước phát triển bền vững, chất lượng giáo dục đào tạo luôn luôn ổn
định nhiều mặt. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng phát
triển, có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị, trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ ngày càng được nâng cao. Đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
3. Để tăng cường quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo, những năm
gần đây, Đảng và nhà nước ban hành nhiều chính sách rất quan trọng, trong
đó có luật giáo dục 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo
dục năm 2009, Thông tư số 17/2002/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 Ban hành
về qui định dạy thêm, học thêm. đã cụ thể hoá việc quản lý bằng pháp luật.
Việc th
ực hiện quản lý nhà nước về Giáo dục và Đào tạo bằng pháp luật, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, tạo ra hành lang pháp lý để cho các tổ chức
và cá nhân có thêm cơ hội để đầu tư và hưởng thụ giáo dục ngày một đầy đủ.
Từ Luật Giáo dục, các cơ quan hành chính nhà nước đã ban hành hệ thống văn
bản dưới luật để hướng dẫn các tổ chức cá nhân, ngườ
i dạy và người học thực
hiện. Nhờ đó trong những năm gần đây lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo có nhiều
chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục công dân, xây dựng
nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đóng góp tích cực vào
công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

4. Tuy nhiên, hiện nay, trong điều kiện phát triển đa dạng của các loại
hình và quy mô đào t
ạo, nhu cầu của người học cũng ngày một cao hơn, việc
quản lý ngày càng phức tạp. Đặc biệt, hiện tượng dạy thêm, học thêm ngoài
nhà trường ngày càng phức tạp. Ở nhiều nơi, hiện tượng này gây nhiều ý kiến
không đồng tình của học sinh, phụ huynh học sinh và của xã hội, đôi khi hiện
tượng này đã gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng không tốt đến uy tín
người thầy, làm xói mòn truy
ền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta vốn có
từ ngàn xưa.
5. Sự cần thiết đặt ra, phải làm thế nào để quản lý tốt việc dạy thêm, học
thêm, phát huy mặt tích cực, các ưu điểm của nó và đồng thời khắc phục mặt
trái, ngăn chặn có hiệu quả việc ép học sinh đi học để thu tiền mà không đem
lại hiệu quả nâng cao chất l
ượng học tập của học sinh.

Trong phạm vi công tác quản lý nhà nước về giáo dục, tôi xin chọn chủ đề
“Quản lý dạy thêm học thêm trong giáo dục phổ thông ngành Giáo dục và Đào
tạo tỉnh Đồng Nai” với mong muốn góp phần giải quyết các bức xúc xã hội và
nâng cao chất lượng giáo dục.


B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Phần thứ nhất
THỰC TRẠNG VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐỒNG NAI

Từ năm 1988, trong ngành Giáo dục và Đào tạo có xuất hiện một hiện
tượng mà trước đó chưa có biểu hiện đầy đủ như vậy, đó là một số giáo viên

phổ thông mà chủ yếu là cấp THPT tổ chức những lớp học tại nhà riêng, có
nhiề
u học sinh đến học, thời điểm này là khởi đầu, thực tế cũng không khác
việc dạy kèm truyền thống từ khi có nghề dạy học là có dạy kèm học sinh yếu,
đây là một trong các hình thức làm thêm để tăng thu nhập, khắc phục tình
trạng khó khăn của các giáo viên. Hiện tượng này ngày càng phát triển ở tất cả
các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến trung họ
c phổ thông. Tuy nhiên,
hồi mới đầu, thầy, Cô giáo chỉ chủ yếu là kèm cặp cho học sinh, qua đó các
phụ huynh bồi dưỡng cho thầy, Cô làm thêm giờ này một ít thù lao do tuỳ tâm
từng người, chưa có quy định cụ thể và học sinh đi học lúc ấy là tự giác và
không hề có sự bắt buộc nào hết. Nhưng càng sau này, hiện tượng trên càng
phổ biến, các lớp học ngày càng có quy mô lớn hơn và được tổ chức chặt chẽ
,
có lịch và thời khoá biểu cụ thể. Các phòng học được bố trí ngăn nắp hơn, có
đủ bàn ghế, có quy cách có ánh sáng, âm thanh phù hợp, và đặc biệt là được
bố trí phòng riêng độc lập với sinh hoạt của gia đình. Học sinh đến học được
ghi danh, có thể là học sinh do chính giáo viên dạy trên lớp được phân công,
có thể là học sinh của lớp khác trong trường hoặc học sinh của trường khác
trong khu vực. Đặc biệt học phí được quy đị
nh rõ ràng, mức học phí phụ
thuộc vào thời gian học, bộ môn dạy và rất phụ thuộc vào trình độ của giáo
viên. Các lớp học này phổ biến đặt ở ngoài nhà trường, có thể ngay tại nhà
giáo viên dạy, thuê địa điểm ngoài nhà trường, cá biệt một nhóm giáo viên tự
tổ chức và thuê địa điểm tập trung để dạy.
Trong số đó không ít giáo viên đã bằng mọi cách yêu cầu hầu như tất cả

học sinh mình dạy trên lớp đến học, đối tượng học thêm cả học sinh giỏi cũng
như học sinh học yếu đều được dạy thêm như nhau, lúc này hiện tượng dạy
thêm tràn lan xuất hiện. Hiện tượng này bắt đầu phổ biến và gây bức xúc dư

luận từ những năm cuối 1990 và từ năm 2000 trở đi, đặc biệt phức tạp từ 2005
đến nay. C
ũng từ thời điểm này quan hệ giữa giáo viên và học sinh bị việc dạy
thêm có thu tiền chi phối. Một bộ phận không nhỏ giáo viên đã có thu nhập
ngoài lương cao hơn lương nhà nước trả “chân ngoài dài hơn chân trong” đã

trở thành khá phổ biến, không ít giáo viên đã lấy mục tiêu dạy thêm làm động
cơ vào nghề.


Phần thứ hai
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU XỬ LÝ TÌNH HUỐNG

Như vậy rõ ràng, hiện tượng dạy thêm học thêm là vấn đề xã hội, chúng
ta cần phân tích và tìm ra bản chất của sự việc, các mặt tích cực của nó để
nhận dạng, đồng thời phải xác định đúng các mặt tiêu cực, nguyên nhân để
tìm gi
ải pháp khắc phục.
Hiện nay, dư luận xã hội có nhiều phản ứng khác nhau, xin đưa ra đây
một số trường hợp:
1. Dạy thêm, học thêm thực chất là việc giáo viên bổ trợ kiến thức cho
học sinh, giúp các em học khá hơn, bởi thế, bản chất của dạy thêm, học thêm
không phải là xấu. Tuy nhiên, ở đâu đó, những biểu hiện không lành mạnh của
dạy thêm, họ
c thêm đã làm dư luận không ngớt phàn nàn, thậm chí có cái nhìn
không mấy thiện cảm với thầy, cô giáo. Đặc điểm, phương thức của tiêu cực
trong dạy thêm, học thêm đã được ngành giáo dục và đào tạo mổ xẻ không ít,
vấn đề nan giải là phải tìm ra liều thuốc hiệu nghiệm để đặc trị "căn bệnh" khó
chữa này.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều những nhóm, lớp phụ đạ

o học sinh yếu
kém đã giúp cho mặt bằng chất lượng học tập ở các lớp đồng đều và tiến bộ
hơn. Những bài giảng ngoài giờ, thậm chí ở ngay tại nhà học sinh khó khăn,
có hoàn cảnh đặc biệt của các thầy, cô giáo đã giúp cho không ít học sinh bớt
đi nguy cơ phải nghỉ học vì không theo kịp bạn bè, thêm phần vững tâm khi
tới lớp. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những bi
ểu hiện tiêu cực của dạy
thêm, học thêm vẫn tồn tại, dù không phổ biến, song lại gây nhiều bức xúc.
Điều đã và đang bị dư luận lên án gay gắt khiến dạy thêm, học thêm
biến tướng tràn lan là tình trạng giáo viên dạy trên lớp thì lơ là, "để dành" kiến
thức, nhưng dạy thêm lại hăng hái; hoặc xuất hiện sự khác biệt trong kết quả
làm bài kiểm tra giữa những em có họ
c thêm với những em không đi học
thêm. Thực tế ấy khiến không ít học sinh không muốn cũng phải đi học thêm,
gây áp lực cho gia đình và cả học sinh.
2. Như chúng ta đã biết, hiện nay, việc dạy, học thêm đã và đang trở
thành một trong những vấn đề xã hội nóng bỏng, được dư luận hết sức quan
tâm. Đa số ý kiến đều lên tiếng phê bình những mặt trái, mặt tiêu cự
c của việc
dạy và học thêm như: học quá tải, giáo viên lợi dụng việc dạy thêm, học thêm
để kiếm tiền, và vì tiền đã xảy ra nhiều chuyện trái với lương tâm, đạo đức của
người giáo viên Thế nhưng, nếu nhìn nhận một cách khách quan hơn, liệu
việc dạy thêm, học thêm có thật sự là vấn nạn mà xã hội đã và đang kịch liệt
lên án?

Học tập là một quá trình phấn đấu và rèn luyện không ngừng, "Học, học
nữa, học mãi", một bài học nếu dạy một lần trên lớp chính khoá, nhiều học
sinh có thể chưa thấm nhuần, chưa tiếp thu hết ngay được. Nếu kiểm tra sẽ có
ngay các tỷ lệ phần trăm số học sinh nắm vững hoặc chưa nắm vững bài học,
tỷ lệ ấy dao động tu

ỳ thuộc vào năng lực, trình độ, tư duy, phẩm chất trí tuệ
của từng học sinh. Một tập thể lớp học sẽ có sự phân loại từng nhóm khác
nhau, và đó là điều tất yếu.
Những đồng tiền giáo viên có được từ việc dạy thêm là thu nhập chính
đáng từ công sức trí tuệ, tâm huyết của mình. Vậy thì dạy thêm, học thêm có
gì là xấu, có gì là "ghê gớm" mà một số người phả
i nặng lời lên án nó như bấy
lâu nay? Xã hội đừng bao giờ nhìn nhận cực đoan rằng, giáo viên bày trò dạy
thêm, học thêm để kiếm tiền từ học sinh. Nếu chỉ suy nghĩ theo hướng này thì
thật oan cho nhà giáo.
Theo tôi, để hạn chế những tiêu cực của việc dạy thêm, học thêm, trước
hết, phải khẳng định rằng, đây là một nhu cầu của xã hội. Có cung ắt có cầu
theo quy luật của cu
ộc sống, vì vậy, không nên cấm đoán, không nên chỉ nói
một chiều với những mặt trái của vấn đề. Yêu cầu đặt ra ở đây là gia đình và
nhà trường cần có sự phối hợp hài hoà, có phương pháp định hướng quản lí
cho phù hợp, để dạy thêm, học thêm có thể phát huy được những mặt tích cực
góp phần nâng cao kiến thức giúp học sinh nắm chắc kiến thức khoa học, kiến
thức ph
ổ thông.
Ngành giáo dục cần có cơ chế, quy chế cụ thể nhằm tăng cường quản lí
theo hướng quy định rõ số buổi mà từng môn học được phép tổ chức dạy thêm
tại trường. Ban giám hiệu nhà trường nên định rõ số buổi mà từng môn học
phải quản lí theo chương trình giáo án đăng kí dạy thêm của giáo viên. Tuyệt
đối không dạy trước chương trình đào tạo chính khoá, việc dạy thêm chỉ nhằm
m
ục tiêu phụ đạo bài giảng chính khoá mang tính hệ thống, giảng thêm cho
học sinh chậm hiểu hoặc nâng cao kiến thức bồi dưỡng thêm cho học sinh
giỏi Ngành giáo dục cần có quy định mức tối thiểu, tối đa việc thu tiền học
trên nguyên tắc trả tiền công cho giáo viên như người lao động làm thêm giờ

theo quy định trong Bộ luật Lao động hiện hành.
Mỗi học sinh có thể lựa chọn giáo viên phụ đạo cho mình, phải tuân th

nguyên tắc dạy thêm, học thêm là sự tự nguyện giữa thầy và trò, nó cũng như
một sự thoả thuận dân sự, thầy lao động được phụ huynh trả công, trò có nhu
cầu tiếp thêm kiến thức. Những mặt trái của việc dạy và học thêm như thầy
ràng buộc bắt buộc học sinh phải đi học thêm cần phải loại bỏ, ai vi phạm sẽ
bị xử lí nghiêm kh
ắc. Học ở nhà thầy hoặc mời thầy về giảng thêm tại nhà trò
phải coi là chuyện bình thường, nhà nước không nên cấm đoán, ngăn cản.
Hiện tượng này cũng giống như bệnh nhân mời thầy thuốc đến chữa trị tại gia,
thay vì đến bệnh viện.

Xã hội ta vốn có truyền thống tôn sư trọng đạo, "Nhất tự vi sư, bán tự vi
sư", bậc cha mẹ nào cũng mong muốn con em mình trở thành con ngoan trò
giỏi, lớn lên thành công dân có ích cho xã hội. Bởi vậy, hãy nhìn nhận việc
dạy thêm, học thêm là một hiện tượng xã hội bình thường, chúng ta cần khách
quan và công bằng hơn để từ đó có giải pháp quản lí và thực hiện theo đúng
định hướng của sự nghiệp giáo dụ
c, sự nghiệp trồng người.
3.Tình trạng dạy thêm học thêm trong những năm gần đây diễn ra rất
bình thường và không có gì đáng để phản ánh. Khẳng định hoàn toàn không
có dạy thêm trái phép thì không đúng. Tuy nhiên hiện tượng này diễn ra
không nhiều, không đáng kể.
Chương trình học trong sách giáo khoa hiện nay là hoàn toàn phù hợp
với học sinh. Và kể cả đề thi ra cũng rất sát với chương trình trong sách giáo
khoa. Chính vì thế, những năm gần đây, ở nông thôn có tỉ
lệ đỗ đại học cao
hơn những năm trước rất nhiều thậm chí một số huyện tỉ lệ gần bằng thành
phố.

Việc học thêm phải dựa trên tinh thần tự nguyện, nhưng hiện nay có một số
trường đã "lách luật", khiến nhiều phụ huynh bị tự nguyện trong ép buộc?
Nhiều phụ huynh sẵn sàng nộp đơn xin dạy học thêm cho con như
ng
sau đó lại kêu ca và bức xúc với việc dạy thêm của nhà trường. Nếu phụ
huynh đã tự nguyện xin nhà trường dạy học cho con họ rồi thì cơ quan quản lý
giáo dục cũng không có lý do gì để xử lý nhà trường. Nếu các phụ huynh
không muốn con mình đi học thêm thì phải bày tỏ quan điểm rõ ràng, không
đi học thì không làm đơn xin cho con đi học thêm. Cơ chế của Bộ Giáo dục và
Đào tạo bây giờ là mọi v
ấn đề đều công khai tự nguyện nên nếu phụ huynh
nào không bằng lòng thì phải có phản ánh thì cơ quan quản lý giáo dục mới dễ
dàng trong việc xử lý.
"Mầm non, tiểu học thì không nên học thêm"
Nhiều học sinh tiểu học thậm chí là mầm non đã phải học thêm nhiều
môn như: Môn múa (với học sinh mầm non), học rèn chữ, học toán, học tiếng
anh (với học sinh tiểu học) Liệu với độ tu
ổi như vậy học thêm có phù hợp
không?
Với những học sinh mầm non và tiểu học, thời gian học ở lớp gồm cả
buổi sáng và buổi chiều thì thời gian ở nhà chỉ dành để chơi đùa thư giãn. Lứa
tuổi này là lứa tuổi vừa học vừa chơi, vì thế nếu học ở nhà và còn học thêm
nữa thì sẽ đi ngược với các phương pháp giáo dục, nó không đem l
ại kiến thức
cho trẻ nhỏ.
Để hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm, về công tác chuyên môn,
như trên đã nói, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đổi mới trong cách thi cử
kiểm tra. Tạo ra bộ đề thi chung khiến giáo viên không thể giấu kiến thức

đồng thời chấm thi công bằng, chấm chéo nhau giữa các lớp, các trường.

Đồng thời tăng cường công tác quản lý.
Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành qui định về dạy thêm, học thêm; Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo có tờ trình số 253/TTr-SGDĐT ngày 06/2/2013 về
việc Ban hành quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo
tờ trình, UBND tỉnh đã có Quy
ết định số 25/2013-QĐ-UBND về việc Ban
hành Quy định dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với nội dung
như sau:
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1.Văn bản này qui định về dạy thêm, học thêm có thu tiền bao gồm:
điều kiện, hồ sơ, trình tự, thủ tục tổ chức dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục
cấp giấy phép t
ổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm trách nhiệm quản lý hoạt
động dạy thêm, học thêm; thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm.
2. Văn bản này áp dụng đối với người dạy thêm, người học thêm và các
tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, hoặc có liên quan đến hoạt động
dạy thêm, học thêm. Việc phụ đạo cho những học sinh học lực yếu, kém, bồi
dưỡng học sinh giỏ
i thuộc trách nhiệm nhà trường, không thu tiền của học
sinh, không coi là dạy thêm, học thêm.
Nguyên tắc thực hiện dạy thêm học thêm
1. Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến
thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.
2. Không cắt giảm nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông
chính khóa để
đưa vào giờ dạy thêm; không dạy thêm trước những nội dung
trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa.
3. Đối tượng học thêm là học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học

thêm và gia đình đồng ý; không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc
gia đình học sinh và học sinh học thêm.
4. Không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa;
học sinh trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương
đương
nhau; khi xếp học sinh vào các lớp dạy thêm, học thêm phải căn cứ vào học
lực của học sinh.
5. Tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm phải chịu
trách nhiệm về các nội dung đăng ký và xin phép về các hoạt động dạy thêm
học thêm
Các trường hợp không được dạy thêm
1. Không dạy thêm đối với học sinh đã được nhà trường tổ chức dạy
họ
c 2 buổi trong một ngày.

2. Không dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp:
bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao; rèn luyện kỹ năng sống .
3. Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và trường
dạy nghề không tổ chức dạy thêm, học thêm theo chương trình giáo dục phổ
thông.
4. Đối với giáo viên đang hưởng lương từ quỷ lương của đơ
n vị sự
nghiệp công lập.
a) Không được tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường nhưng có
thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường;
b) Không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh mà giáo
viên đang dạy chính khóa khi chưa được sự cho phép của Thủ trưởng cơ quan
quản lý giáo viên đó.

Phần thứ ba

PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QUẢ

I. Nguyên nhân
Từ các phân tích như trên ta có thể thấy rằng:
- Một là: nguyên nhân đầu tiên phả
i kể đến đó là do các bậc phụ huynh.
Chính họ bị áp lực bởi thành tích. Ai cũng muốn con của mình phải đứng thứ
nhất thứ nhì của lớp, vì thế mà họ ép con, bắt con phải học.
- Hai là: có thể do học sinh muốn nâng cao kiến thức của mình. Các em
muốn được học những kiến thức nâng cao hơn, lạ hơn những kiến thức trong
sách giáo khoa nên các em tìm đến các lớp học thêm là điề
u dễ hiểu.
Trước đây thì có hiện tượng giáo viên chỉ dạy một phần kiến thức ở trên
lớp và "để dành" kiến thức để dạy ở lớp học thêm, khi kiểm tra các em không
đi học thêm sẽ không làm được bài. Nhưng những năm gần đây, nhà trường
chỉ đạo việc ra đề kiểm tra. Quyền ra đề thi không phải là giáo viên như trước
mà nhà trường sẽ có ngân hàng đề thi và hiệu trưởng s
ẽ bốc một đề thi bất kỳ.
Thậm chí có trường còn chấm chéo hoặc giữa các lớp với nhau. Nên nếu giáo
viên muốn giấu nội dung học cũng sẽ khó. Đó là việc đổi mới phương pháp
kiểm tra đánh giá. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế những bất cập trong giáo
dục và chặn bớt tình trạng học thêm, dạy thêm.
- Ba là: từ chương trình giảng dạy bậc THCS trở lên, đặc bi
ệt là THPT
rất quan trọng, nội dung đa dạng phong phú, rất nhiều học trò chưa thể tiếp
thu hết được kiến thức của từng môn học từ số tiết dạy chính khoá. Mặc dù
trong chương trình chính khoá, ban giám hiệu tại các trường học đều có sự
quản lí chặt chẽ, thời khoá biểu, giáo án giáo viên được giám sát và thực hiện
đầy đủ.


Chính vì học chính khoá chưa đủ thời gian để học trò nắm vững kiến
thức nên có nhu cầu học thêm, học phụ đạo. Bởi một vấn đề, thầy nói một lần
thì trò chưa rõ, thầy nói nhiều lần trò sẽ hiểu hơn "mưa dầm thấm lâu". Dạy
thêm ngoài giờ chính khoá, không một thầy cô nào lại dạy học sinh những
điều trái với khoa học, trái lương tâm và đạo lí. Những nội dung giáo viên
gi
ảng dạy thêm đa phần là những kiến thức bổ ích học trò cần tiếp thu.
- Bốn là: Một trong những căn nguyên sâu xa của tình trạng dạy thêm,
học thêm một câu chuyện dài chưa có hồi kết ấy được cho là từ sự mâu thuẫn
trong giáo dục phổ thông hiện nay: mặc dù lên án bệnh học vẹt, hô hào đổi
mới phương pháp dạy học, nhưng lại vẫn duy trì cách thức thi cử lạc hậ
u,
chưa nghiêm túc và gây áp lực nặng nề. Điều này dẫn tới thực trạng khá phổ
biến ở nhiều học sinh là học chỉ để thi và muốn thi tốt, đương nhiên phải cố
gắng đi học thêm!
II. Hậu quả
Như vậy bên cạnh tính tích cực của dạy thêm, học thêm không thể phủ
nhận, việc dạy thêm, học thêm đã mang lại khá nhiều vấn đề phải gi
ải quyết,
đó là:
- Không đảm bảo sự công bằng giữa các giáo viên dạy các bộ môn khác
nhau trong một nhà trường, trong ngành Giáo dục và Đào tạo. Các giáo viên
dạy các bộ môn: Văn, Toán, Lý, Hoá, Ngoại ngữ tham gia trong chương
trình thi Đại học, các môn được chọn thi tuyển sinh đầu cấp học sinh cần nâng
cao kiến thức thì học thêm nhiều hơn các môn còn lại. Các giáo viên bộ môn
không có dạy thêm thì không có thu nhập thêm, từ đó xảy ra không công bằng
trong thu nhập…
- Các giáo viên khi đã tổ chứ
c dạy thêm, một số sẽ không còn nhiều
thời gian nghiên cứu, đổi mới phương pháp giáo dục, điều này làm mai một

kiến thức của giáo viên. Vì phải tập trung đầu tư dạy thêm tăng thu nhập,
nhiều giáo viên đã không còn cơ hội học tập nâng cao trình độ.
- Một số giáo viên vì dạy thêm thu tiền, nảy sinh quan hệ thầy trò bằng
trả tiền công trực tiếp, do vậy phải có biện pháp tận thu, từ
đây quan hệ thầy
trò dễ bị tổn thương, điều này tác động rất lớn đến đạo đức học sinh, nhất là
các học sinh đã học kém, phải đi học thêm bắt buộc dễ sinh tiêu cực trong
quan hệ thầy trò. Cần hiểu rằng, khi thầy giáo đòi tiền học sinh một cách trực
tiếp thì không thể có quan hệ trong sáng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến
sự mai một truyền thống “tôn sư trọng đạo ngày nay”.
- Để thu hút học sinh lớp mình quản lý học thêm, đã không ít giáo viên
vi phạm quy chế chuyên môn, cụ thể làm rò rỉ thông tin trước khi cho học sinh
làm bài kiểm tra, cá biệt đã xảy ra sự trù dập học sinh không học thêm, không
trung thực trong đánh giá học sinh. Tuy nhiên đây là vấn đề nhạy cảm, ngành

giáo dục khó xử lý vì các căn cứ thường được cung cấp bởi các thông tin nặc
danh.
Như vậy, theo tôi việc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định dạy
thêm - học thêm là chưa thể giải quyết tận gốc vấn đề, cho dù chúng ta thực
hiện rất tốt quy định này, bởi tính khả thi thấp.
Phần thứ tư
CÁC GIẢI PHÁP VÀ LỰA CHỌN

I. Các phương án đề xuất
Từ nhữ
ng phân tích và dẫn chứng trên đây, thực tế đòi hỏi ngành giáo
dục và toàn xã hội cần tập trung giải quyết vấn đề nêu trên như thế nào. Trong
phạm vi đề tài này, tôi xin đưa ra một số phương án giải quyết như sau:
Các phương án đề xuất xử lý tình huống
Phương án 1:

Tất cả các nhà trường tổ chức kiểm tra kiến thức văn hoá của học sinh
đầu năm học, phát hiện các họ
c sinh yếu kém, phân loại học sinh khá giỏi, lập
danh sách và phân làm hai đối tượng: học yếu kém và học khá giỏi, tổ chức
học phụ đạo cho học sinh yếu, kém và bồi dưỡng nâng cao cho học sinh khá
giỏi. Các học sinh trung bình có thể tự lựa chọn lớp để học. Việc tổ chức học
thêm do nhà trường tổ chức, học phí thu theo thoả thuận với Ban đại diện cha
mẹ học sinh. Việc chi trả tiề
n công giờ dạy cho giáo viên theo quy chế chi tiêu
nội bộ, theo nguyên tắc bù đắp sức lao động cho người dạy, người quản lý và
hao mòn tài sản nhà trường.
Tuyệt đối không cho giáo viên tổ chức lớp học ngoài nhà trường.
Phương án 2:
Thực hiện theo Quy định về dạy thêm, học thêm kèm theo thông tư số:
17/2012/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
ngày 16 tháng 5 năm 2012
Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp ph
ần củng cố,
nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp
với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm sinh lý của người học;
không gây nên tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người
học.
Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ
quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường hợ
p khi được Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy
định miễn giấy phép.
Không được ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Các trường hợp không thực hiện dạy thêm học thêm

1. Đối với các trường dạy học 2 buổi trong một ngày, nhà trường và
giáo viên không được tổ chức dạy thêm học thêm cho học sinh; việc ôn thi tốt
nghiệp, ôn thi chuyển cấp, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi
chỉ bố trí trong các buổi học tại trường.
2. Không dạy thêm học thêm cho học sinh tiểu học, trừ các trường hợp:
nh
ận quản lý học sinh ngoài giờ học theo yêu cầu của gia đình; phụ đạo cho
những học sinh học lực yếu, kém; bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao;
luyện tập kỹ năng đọc, viết cho học sinh, đã được cơ quan có thẩm quyền cấp
giấy phép.
Cơ sở giáo dục đại học không tổ chức dạy thêm học thêm theo chương
trình giáo dục ph
ổ thông cho người học không phải là học sinh, học viên của
cơ sở giáo dục đại học đó.
Phương án 3:
Tuyệt đối không cho phép tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
dưói mọi hình thức, trừ các trường hợp kèm cặp theo hình thức gia sư cho học
sinh tại gia đình không quá 5 em một nhóm và chỉ được tổ chức vào ban ngày.
Kèm theo hình thức này Nhà nước, người sử dụng nhà giáo trả lương giáo
viên bằng mức bình quân thu nh
ập thực tế hiện nay của người lao động có đào
tạo trình độ tương đương trong các ngành nghề khác. Đảm bảo cho nhà giáo
đủ sống, làm việc, học tập, tái tạo sức lao động bằng đồng lương của mình.
Nếu giáo viên nào tổ chức dạy thêm trái quy định xử lý thật nặng, có thể cấm
hành nghề, coi việc làm đó là trái đạo đức nghề nghiệp.
II. Lựa chọn phương án
1. Đánh giá
ưu, nhược điểm từng phương án
Phương án 1:
-Ưu điểm: Thực hiện được nguyên tắc công bằng trong lao động giữa

các giáo viên trong một đơn vị; giữa giáo viên và học sinh chỉ quan hệ thông
qua chất lượng giảng dạy. Đảm bảo mối quan hệ thầy trò trong sáng, không ép
học sinh học thêm để thu tiền;
- Nhược điểm: Học sinh đã đi học chính khóa, còn phải đi thêm buổi,
nói là t
ự nguyện, nhưng nếu nhà trường tổ chức thì sẽ trở nên bắt buộc. Việc
bố trí thời gian học tập của học sinh gò bó, phụ thuộc nhà trường; bản thân
giáo viên chưa được động viên đầy đủ, nên thiếu nhiệt tình.
Phương án 2:
-Ưu điểm: Việc quản lý nhà nước về giáo dục sẽ thống nhất, các quy
định về điều kiện mở lớp, phạ
m vi hành nghề công khai, chính quyền địa
phương sẽ cùng với ngành GDĐT tham gia quản lý. Giáo viên được hoạt động

công khai vì đã được cấp thẩm quyền cấp phép. Việc quản lý của các cơ quan
giáo dục, trường học sẽ thuận lợi hơn.
-Nhược điểm: Cơ quan quản lý sẽ phải thêm bộ phận quản lý cấp phát
công kềnh, không có thu nhập thêm cho quản lý trong khi mất thêm thời gian
quản lý. Việc cấp phát giấy phép theo quy định tại quyết định của Bộ khá
rườm rà, hình thức, thực chất có cấ
p phép là chiếu lệ, vì ai cũng được cấp nên
nó trở thành tràn lan. Trên diện rông không thể kiểm tra quản lý các cơ sở dạy
thêm vì không có lực lượng, mà tổ chức rồi không kiểm tra trở nên phản tác
dụng, cấp phép ở đây thực tế là tháo khoán. Mặt khác theo quy định học phí là
thỏa thuận, đây lại là vấn đề không thể kiểm soát.
Phương án 3:
- Ưu điểm: Cách thức này làm cho người dạy có thể phát huy cao độ
tinh thần trách nhiệm và ý thức làm việc, khi mà thu nhập của dạy học tạm
thời đáp ứng đời sống vật chất, họ sẽ yêu tâm làm việc và cống hiến. Bản thân
nhà giáo luân có mơ ước như vậy, nhà giáo làm giàu chỉ là hãn hữu bởi chính

thiên chức nhà giáo quy định. Ai không chấp nhận nghĩa là họ không chọn
nghề thầy. Khi mối quan hệ thầy trò không bị chi phối bởi tiền bạc khi đó đạo
đức học sinh dễ giáo dục hơn, tấm gương người thầy là mẫu mực để học sinh
rèn luyện. Sẽ không còn sự đối xử không công bằng của giáo viên với các học
sinh, thậm chí các nhà quản lý khi đó cũng không thể ép giáo viên làm việc
trái lương tâm họ. Đây là cách giải quyết đến tận gốc vấn đề, ngoài ra tất cả
chỉ là giải pháp tình thế.
- Nhược điểm, khó khăn: Trong đi
ều kiện kinh tế xã hội hiện nay, việc
thức hiện phương án này rất khó vì ngân sách nhà nước ta chưa cho phép. Mặt
khác ham muốn có thêm thu nhập là nhu cầu chính đáng, nếu không tăng
cường quản lý sẽ vẫn không thể ngăn chặn.
2. Lựa chọn phương án giải quyết
Từ các phân tích trên, tôi đề nghị chọn phương án 1.
Đây là phương án nên làm trong giai đoạn hiện nay, hãy quản lý dạy
thêm, học thêm tại nhà trường, có thể chư
a được sự đồng tình của tất cả giáo
viên, nhất là các giáo viên đang dạy tại nhà hiện nay có thu nhập rất cao.
Nhưng số này là giáo viên rất giỏi, nếu mời học và dạy luyện thi tại các trường
sẽ vẫn đảm bảo thu nhập tốt cho họ, vẫn động viên được năng lực chất xám
trong giáo viên có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn giỏi.
III. Kế hoạch và các giải pháp chủ yếu để quản lý dạ
y thêm, học
thêm
Để khắc phục tình trạng dạy thêm học thêm tràn lan, trước hết phải căn
cứ vào nguyên nhân có tình trạng này. Trước hết phải khẳng định đây là một
nhu cầu thực tế của người học, nhu cầu có thật xuất phát từ nguyện vọng
muốn được bổ túc và nâng cao kiến thức, khi mà trong các giờ dạy chính khoá

chưa đáp ứng được. Do vậy việc dạy thêm, học thêm trong giai đoạn nào nó

vẫn tồn tại, bởi sự nhận thức của trẻ em hay người học nói chung không đồng
đều, muốn nhận thức được đầy đủ nội dung theo quy định bài học, mỗi học trò
cần có quỹ thời gian khác nhau, mổi học trò có mong muốn tiếp thu lượng
kiến thức khác nhau, tất yếu phải cần sự
hướng dẫn khác nhau. Theo nguyên
tắc giáo dục, mỗi cá thể khác nhau để có hành vi như nhau cần có sự giáo dục
khác nhau cũng như mỗi cây xanh cần lượng ánh sáng, dinh dưỡng, nước khác
nhau để cho cùng một sản lượng tăng trưởng như nhau.
Nhưng hưởng thụ giáo dục phải công bằng, mọi người có quyền hưởng
thụ như nhau, cơ hội học tập cũng phải bình đẳng. Theo tôi để loại bỏ các
phi
ền phức mà xã hội đang quan ngại, nhà trường nói riêng, ngành giáo dục
nói chung tạo ra sân chơi bình đẳng ngay trong nhà trường. Học sinh đến
trường là để học tập, được giáo dục và rèn luyện cả đức, trí, thể, mỹ, lúc về
nhà các em có quyền được vui chơi, học các kiến thức xã hội khác rất cần cho
các em, giúp học sinh hình thành nhân cách đầy đủ. Phương án tôi chọn là
phương án 1, vì tôi cho rằng, đây là mục đích của giáo dục đích thực, n
ếu
không được như vậy thì đó là sự bất bình đẳng, từ bất bình đẳng trong nhà
trường, trong giáo dục sẽ tạo nên con người chỉ biết sống cho riêng mình,
vươn lên bằng mọi cách. Muốn vậy chúng ta phải triển khai kế hoạch như sau:
1. Giảm tải nội dung và chương trình của giáo dục phổ thông là việc
làm trước hết. Lựa chọn lại các môn học cần thiết cho lứa tuổi phổ thông.
Đưa
một số nội dung giáo dục hiện nay trong nhà trường phổ thông lên cấp học
trên, đưa ra môi trường khác để người học tiếp cận. Nói cách cụ thể là: giảm
số môn học và giảm dung lượng kiến thức mỗi môn để chương trình tinh gọn
hơn. Khi đó giáo viên có đủ thời gian chuyển tải kiến thức. Trong quá trình
cải cách giáo dục, càng ngày phải đưa càng nhiều nội dung vào nhà trường.
Do vậy học sinh không đủ

thời gian để “tiêu hóa” kiến thức, không hiểu hết
bài trên lớp nên phải học thêm quá nhiều, càng học càng thiếu thời gian.
2. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy học
sinh làm trung tâm, biến quá trình truyền thụ kiến thức của thầy thành quá
trình tìm hiểu kiến thức của trò, qua đó kích thích tư duy cho học sinh.
3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy họ
c để thầy không phải
dạy “chay” trò không học “chay”. Giảm sĩ số học sinh trên lớp.
Hiện nay, theo quy định mỗi lớp tiểu học không quá 35 trò; mỗi lớp ở
bậc THCS không quá 40 trò và THPT không quá 45 trò, nhưng thực tế chưa
đạt được vì thiếu phòng học, có nơi còn học ca 3. Xu hướng các nước tiên tiến
hiện nay, mỗi lớp học sinh không quá 24 em. Học sinh trên lớp ít, giáo viên sẽ
có điều kiện quan tâm đến mọi đối tượng h
ọc sinh, dạy học có hiệu quả phải
tổ chức được giáo dục cá biệt.
4. Phải đổi mới phương thức đào tạo giáo viên, theo tôi để đào tạo một
giáo viên, trước hết phải tuyển sinh từ những học sinh giỏi, đào tạo tại một

trường đại học cơ bản, sau đó đào tạo phương pháp sư phạm sau, thầy có giỏi
thì trò mới giỏi được. Đồng thời lương của nhà giáo phải được trả cao so với
mặt bằng thu nhập chung.
5. Mọi hoạt động sư phạm trong nhà trường khi đó phải tập trung và
chuyên môn hóa thật cao, giáo viên phải có đủ điều kiện làm việc tại trường,
từ việc soạ
n bài, lên lớp, chấm điểm, sinh hoạt chuyên môn phải được thực
hiện tại nhà trường và làm theo giờ hành chính. Các phân công chuyên môn
của ngành giáo dục hiện nay theo tư duy lối mòn từ ngày xưa: các thầy đồ,
nhà nho dạy học tại nhà mình, sau đó học trò tự đi thi nên quy định số tiết
trong tuần mà không bố trí chỗ làm việc đầy đủ cho giáo viên tại trường. Tại
sao mọi công chức, viên chức khác làm việc theo giờ và tại cơ quan, giáo viên

l
ại phải đưa việc về nhà làm, về nhà thì làm sao giám sát được ý thức trách
nhiệm, giáo viên cứ đi chơi, làm việc khác, không đầu tư cho giảng dạy, nhà
trường không quản lý được, do vậy hiện nay giáo viên đã dồn hết thời gian
không lên lớp để dạy thêm, không thể kiểm soát được.
6. Tăng cường giáo dục đạo đức cho giáo viên: từ xa xưa, truyền thống
tôn sư trọng đạo dạy cho chúng ta một điều: làm th
ầy chỉ để giáo dục người
khác, bởi vì ngày đó chỉ có thầy giáo là người có kiến thức cao nhất, hiểu biết
nhiều nhất, nhưng hiện nay, xã hội phát triển, người thầy chỉ đủ kiến thức để
hành nghề, vì vậy thầy càng phải rèn đạo đức nghề nghiệp. Phải làm cho
người thầy hiểu rằng, thầy hưởng lương của xã hội trả là đồng tiề
n đóng thuế
của nhân dân và phải có trách nhiệm dạy con em nhân dân nên người theo sự
phân công của xã hội.
7. Việc đánh giá học sinh của giáo viên phải công khai, minh bạch, phải
được kiểm tra giám sát, kết quả học tập của học trò phải được cung cấp
thường xuyên cho cha mẹ học sinh. Phải tư vấn cho cha mẹ trong việc giúp
các em tự học…
8. Phải tăng cường đổi mới phương pháp dạy học nâng cao chất l
ượng,
đảm bảo kiến thức tối thiểu được quy định mỗi giai đoạn giáo dục học sinh,
hướng dẫn học sinh có kế hoạch phấn đấu vươn lên trong học tập, phải biết
động viên các em, phải biết gieo vào lòng các em: mọi học trò đều có thể tiếp
thu kiến thức như nhau nếu có phương pháp học tập đúng.
Nếu thực hiện được các nội dung trên, việc dạy thêm h
ọc thêm sẽ đơn
giản rất nhiều: ai cần bổ sung kiến thức đến đâu, nhà trường phân loại và công
khai tổ chức lớp, học sinh nộp thêm học phí đối với các cấp được thu học phí,
nhà trường tổ chức lớp, phân công giáo viên dạy và tổ chức kiểm tra đánh giá

khách quan…Khi đó nhà giáo chỉ tập trung vào viêc nâng cao trình độ chuyên
môn, tập trung thời gian trí tuệ thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình.

C. K
ẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Cùng với công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế của đất nước ta trong
giai đoạn vừa qua, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã có những tiến bộ rất to
lớn, nó đã thực sự làm tốt nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực,
giáo dục công dân và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Trong thành tựu chung
của giáo dục và đào tạo, chúng ta có quyền tự hào rằng, giáo d
ục phổ thông
của Việt Nam không thua kém nhiều nước trên thế giới. Chúng ta đạt rất nhiều
giải học sinh giỏi trong các kỳ thi Olimpic quốc tế các môn khoa học tự nhiên.
Học sinh Việt Nam khi đi du học luôn ở tốp đầu so với các nước khác. Quy
mô giáo dục ngày càng được đầu tư mạnh, hệ thống trường lớp của Việt Nam
được tổ chức thế giới Unesco đánh giá rất cao, chúng ta đã đạt được các mục
tiêu thiên niên kỷ về giáo dục đã cam kết.
Tuy nhiên, nhìn nhận một cách đầy đủ, chúng ta chưa đáp ứng được sự
mong đợi và kỳ vọng của nhân dân. Giáo dục và Đào tạo đang đặt trước một
thách thức một áp lực lớn. Muốn nâng cao chất lượng, giáo dục phải loại bỏ,
gạt ra những cái mà xã hội bức xúc như tình trạng học sinh bỏ học chưa giả
m,
chất lượng phổ cập giáo dục chưa bền vững, chất lượng giáo dục nghề nghiệp
được đánh giá rất thấp. Một trong các vấn đề của giáo dục là tình trạng dạy
thêm, học thêm tràn lan đang làm xói mòn truyền thống tôn sư trọng đạo của
dân tộc ta. Là cán bộ trong ngành tôi xin được ra chính kiến của mình, vì
chúng tôi hiểu thực chất về nó, nhưng dù sao đây cũng chỉ là nội dung nghiên
cứu, trong hoàn cả
nh hiện nay khả năng đáp ứng còn khá xa.

Một số kiến nghị:
1. Với Chính phủ: Đề nghị phải coi giáo dục thực sự là quốc sách hàng
đầu và quan tâm tới nó không nên dừng lại như hiện nay, tuy có đầu tư nhiều
hơn, nhưng tư duy chiến lược chưa thay đổi. Đề nghị phải cải cách tiền lương
cho nhà giáo để nhà giáo có điều kiện làm việc và tâm huyết cống hiến;
2. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: Phải có chiến lược chính xác, không
chạy theo áp lực xã hội, phải đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp
giáo dục mạnh hơn nữa. Phải coi trọng việc đào tạo giáo viên cả về chuyên
môn và đạo đức nghề nghiệp.
3. Với Chính quyền các cấp: Phải thực hiện phân cấp mạnh hơn, giao
quyền tự chủ mạnh hơn cho ngành giáo dục cả
về nguồn lực tài chính và tuyển
dụng, sử dụng nhân sự ngành giáo dục;
4. Với các cơ sở giáo dục: nâng cao hơn nữa vai trò tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, thực hiện đầy đủ ba công khai trong nhà trường: công khai tài chính,
công khai nguồn lực, cơ sở vật chất và các điều kiện giáo dục khác, công khai
chất lượng. Thực hiện tốt công tác quản lý đặc biệt quản lý nhân sự để phát
huy cao nhất ti
ềm năng, chất xám của giáo viên…

D. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI.

Sáng kiến kinh nghiệm này sẽ là cơ sở để các cấp quản lý có thể nghiên
cứu và vận dụng kể cả lý luận và thực tiễn. Trong phạm vi hoạt động của ngành,
tuỳ theo thời gian và việc ra đời của một số chính sách mới, một số khía cạnh của
đề tài có thể bổ sung, nhưng về cơ bản, đây là những định hướng tháo gỡ để phát
triển của Ngành Giáo dụ
c và Đào tạo địa phương.

Người viết SKKN

Ý kiến đánh giá của
Thủ trưởng đơn vị



Phan Đình Chương




TAÌ LIỆU THAM KHẢO


1. Luật Giáo dục 2005 và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật
Giáo dục ngày 25/11/ 2009;
2. Quy chế kiểm tra đánh giá học sinh;
3. Quyết định 03/2007/QĐ-BGDĐT c
ủa Bộ trưởng Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngày 31 tháng 01 năm 2007 Quy định về dạy thêm, học
thêm;
4. thông tư số 17/ 2012/TT-BGDĐT Ban hành Quy định về dạy
thêm, học thêm;
5. Quyết định của UBND tỉnh Ban hành Quy định về dạy thêm, học
thêm;
6. Giáo trình Quản lý nhà nước Ngạch Chuyên viên chính;
7. Luật công chức;
8. Dự thảo “Luật Viên chức”.











SỞ GD& ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
VĂN PHÒNG Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

Đồng Nai, ngày 27 tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013

Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm về Quản lý dạy thêm, học
thêm trong giáo dục phổ thông Ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Họ và tên tác giả: Phan Đình Chương. Đơn vị (Tổ): V
ăn Phòng Sở GD & ĐT
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn:……………
Phương pháp giáo dục Lĩnh vực
khác:……………………………
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu
quả cao

- Có tính cải tiến hoặc đổi m
ới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp dược các luận cứ khoa h
ọc cho việc hoạch định đường
lối, chính sách:
Tốt Khá Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực
tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt Khá Đạt
Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp
dụng đạt hiệu quả trong phạm vi r
ộng:
Tốt Khá Đạt

Ý KIỆN NHẬN XÉT THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

CỦA LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG (Ký tên,ghi rõ họ tên và đóng
dấu)



×