Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Kỳ hoa dị thảo part 3 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 20 trang )

Bạch Công Tấn sưu tầm

mỗi lần uống 20-30ml, mỗi ngày 2-3 lần.

- Với tiêu chảy do lạnh dùng búp ổi sao 12g, gừng tươi 8g nướng cháy vỏ,
hai thứ sắc cùng 500ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trong ngày; hoặc
búp ổi hay lá ổi non 20g, vỏ quýt khô 19g, gừng tươi 10g nướng chín, sắc
với 1 bát nước, cô còn nửa bát, uống nóng; hoặc búp ổi 60g, nụ sim 8g,
giềng 20g, ba thứ sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 5g với
nước ấm; hoặc búp ổi 15g, trần bì 15g, và hoắc hương 18g, sắc uống.

- Với tiêu chảy do nóng (thấp nhiệt) dùng vỏ dộp ổi 20g sao vàng, lá chè
tươi 15g sao vàng, nụ sim 10g, trần bì 10g, củ sắn dây 10g sao vàng, tất cả
tán bột, người lớn mỗi lần uống 10g, trẻ em uống bằng nửa liều người lớn;
hoặc vỏ dộp ổi sao vàng 20g, vỏ duối sao vàng 20g, vỏ quýt sao vàng 20g,
bông mã đề sao vàng 20g, sắc đặc uống nóng; hoặc bột vỏ dộp ổi 8 phần,
bột gạch non 2 phần, trộn đều, luyện thành viên, mỗi lần uống 10g, mỗi
ngày uống 2 lần.

- Với tiêu chảy do công năng tỳ vị hư yếu dùng lá hoặc búp ổi non 20g,
gừng tươi nướng cháy 10g, ngải cứu khô 40g, sắc cùng 3 bát nước, cô lại
còn 1 bát, chia uống vài lần trong ngày.

- Với trẻ đi lỏng dùng lá ổi tươi 30g, rau diếp cá 30g, xa tiền thảo 30g, sắc
kỹ lấy 60ml, trẻ dưới 1 tuổi uống 10-15ml, trẻ từ 1-2 tuổi uống 15-20ml, m
ỗi
ngày uống 3 lần.

Viêm dạ dày, ruột cấp và mạn tính

Lá ổi non, sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 6g, mỗi ngày 2 lần. Hoặc lá ổi 1


nắm, gừng tươi 6-9g, muối ăn một ít, tất cả vò nát, sao chín rồi sắc uống.
Hoặc quả ổi, xích địa lợi và quỷ châm thảo, mỗi thứ từ 9-15g, sắc uống.

Cửu lỵ: Quả ổi khô 2-3 quả, thái phiến, sắc uống; hoặc lá ổi tươi 30-60g sắc
uống.

Với lỵ trực khuẩn cấp và mạn tính dùng lá ổi 30g, phượng vĩ thảo 30g, cam
thảo 3g, sắc với 1.000ml nước, cô lại còn 500ml, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi
lần 50ml.

Tr
ẻ em tiêu hóa không tốt: Lá ổi 30g, hồng căn thảo (tây thảo) 30g, hồng
trà 10-12g, gạo tẻ sao thơm 15-30g, sắc với 1.000ml nước, cô lại
còn 500ml,
cho thêm một chút đường trắng và muối ăn. Uống mỗi ngày: trẻ từ 1-6
tháng tuổi 250ml, 1 tuổi trở lên 500ml, chia uống vài lần trong ngày.
Bạch Công Tấn sưu tầm


Tác dụng của ổi với một số bệnh thường gặp khác

Thổ tả:
Lá ổi, lá sim, lá vối và hoắc hương lượng bằng nhau, sắc hoặc hãm
uống.
Băng huyết:
Quả ổi sao cháy tồn tính, tán bột, mỗi ngày u
ống 2 lần, mỗi lần
9g với nước ấm.
Tiểu đường:
Quả ổi 250g, rửa sạch, thái miếng, dùng máy ép lấy nư

ớc, chia
uống 2 lần hằng ngày; mỗi ngày ăn vài quả ổi (chừng 200g); hoặc lá ổi khô
15-30g, sắc uống hằng ngày.
Đau răng:
Vỏ rễ cây ổi sắc với dấm chua, ngậm nhiều lần trong ngày.

Thoát giang (sa trực tràng):
Lá ổi tươi lượng vừa đủ sắc kỹ lấy nước ngâm
rửa hậu môn. Có thể kết hợp dùng quả ổi khô sắc uống.

Mụn nhọt mới phát:
Lá ổi non và lá đào lượng vừa đủ, tất cả giã nát rồi đắp
lên vùng tổn thương.

Vết thương do trật đả:
Dùng lá ổi tươi rửa sạch, giã nát đắp vào nơi bị
thương.

Giải ngộ độc ba đậu:
Quả ổi khô, bạch truật sao hoàng thổ, vỏ cây ổi, mỗi
thứ 10g, sắc với một bát rưỡi nước, cô lại còn 1 bát, chia uống vài lần.




Rau cần.
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?
Thuận theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng
được cải thiện thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng gia tăng
Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?


Thuận theo sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân ngày càng
được cải thiện thì tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng gia tăng. Đặc trưng của
căn bệnh này là tình trạng ngưng đọng những giọt lipid trong tế bào gan, chủ
yếu là triglycerid, nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học và điện tử. Bệnh
Bạch Công Tấn sưu tầm

tiến triển âm thầm, chủ yếu phát hiện tình cờ khi siêu âm gan trong những đợt
kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ nhưng căn cứ vào
các triệu chứng lâm sàng có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Về
mặt điều trị, các biện pháp là hết sức phong phú, tuy nhiên vấn đề kiêng kỵ
trong ăn uống và sử dụng các món ăn - bài thuốc có một vai trò rất quan trọng.
V
ậy những người bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì?

Ngô: Đây là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ. Theo
kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các acid béo không no
có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và
cholesterol nói riêng. Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị
ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu, thường được d
ùng cho
những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi,
phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng
bánh hoặc cháo bột ngô.

Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải khát.
Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm gi
ảm cholesterol huyết thanh

và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột
uống.

Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá
trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải
thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm
hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế
bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ
béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn
hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong
gan.

Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng ch
ống sự tích
tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà
hoặc nấu cháo lá sen.

Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu,
thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường
dùng làm rau ăn.

Bạch Công Tấn sưu tầm

Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi
như cải xanh, cải cúc, rau muống có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà
chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột có công dụng thanh

nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi niệu; các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu
vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm
cholesterol máu; các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu
xanh, đậu đen

Về đồ uống, nên dùng một trong những loại trà dược sau đây:
Trà khô 3g, trạch tả 15g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút
thì dùng được. Có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên
cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm h

cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp góp phần phòng chống
tình trạng vữa xơ động mạch.

Trà khô 2g, uất kim 10g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5g,
mật ong 25g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công
dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng
minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.

Trà khô 3g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10g, lá sen 20g. Tất cả thái vụn hãm
uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ
cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt.

Rễ cây trà 30g, trạch tả 60g, thảo quyết minh 12g. Tất cả thái vụn hãm uống
hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà
rất thích hợp với những người bị nhiễm mỡ gan kèm theo tình trạng rối loạn
lipid máu, bệnh lý mạch vành.

Trà tươi 30g, sinh sơn tra 10-15g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có
công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn
tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá

trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.

Hoa trà 2g, trần bì 2g, bạch linh 5g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong
bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng
kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.

Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, l
òng
đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt
tiêu, rượu, cà phê, trà đặc.

ThS. Hoàng Khánh Toàn


Bạch Công Tấn sưu tầm



Diếp cá
Điều trị bệnh sởi bằng thảo dược Bệnh sởi, y học cổ truyền còn gọi là ma
chẩn, là một bệnh truyền nhiễm thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay
gặp ở mùa đông xuân
Điều trị bệnh sởi bằng thảo dược

Bệnh sởi, y học cổ truyền còn gọi là ma chẩn, là một bệnh truyền nhiễm
thường thấy ở trẻ em dưới 5 tuổi, hay gặp ở mùa đông xuân. Trẻ bị bệnh xuất
hiện những nốt ban đỏ hơi nổi cao, sờ tay thì vướng giống như hạt vừng,
những lớp ban đó độ trên dưới 10 ngày thì khỏi, nhưng nếu sức đề kháng cơ
thể yếu, nhiễm khuẩn quá mạnh, các nốt ban không mọc, bệnh tà không ra
ngoài dễ gây biến chứng như sưng phổi, tiêu chảy.


Các bài thuốc trị bệnh sởi
Các bài thuốc trị bệnh sởi gồm các dược thảo có những tác dụng dược lý giúp
ích cho việc điều trị bệnh như: Tác dụng kháng khuẩn (hoàng cầm, hoàng liên,
ngưu bàng, kim ngân hoa, diếp cá, liên kiều, tri mẫu), kháng virut (hoàng cầm,
hoàng liên, liên kiều, ngưu bàng), sinh tân dịch (mạch môn). Hầu hết các vị
thuốc đều có tác dụng hạ sốt. Một số vị còn có thêm tác d
ụng an thần (tri mẫu),
giảm đau (sa sâm), giải độc (cam thảo), lợi tiểu (mộc thông), trị viêm đường hô
hấp (bối mẫu), trị tiêu chảy (hoàng liên, hậu phác).

Thời kỳ phát sốt (sởi chưa mọc): Bệnh khởi đầu bằng sốt 3, 4 ngày đến khi
sởi mọc. Các triệu chứng giống thời kỳ viêm và khởi phát của các bệnh truyền
nhiễm khác, cần chú ý đến dịch tễ học, xem kỹ vùng tai, gáy, cổ, lưng có một
số điểm ban đỏ.

Triệu chứng: Bắt đầu người nóng, ho, chảy nước mũi, chảy nước mắt, người
mệt mỏi, sốt cao dần, niêm mạc miệng có ban chẩn.

Bài 1: Lá diếp cá, rau dệu, mỗi vị 16g, cam thảo đất 12g, sắc uống ngày một
thang, chia 3 lần.

Bạch Công Tấn sưu tầm

Bài 2: Phù bình (bèo cái), đậu sị, mỗi vị 12g; ngưu bàng tử, liên kiều, cát căn,
thăng ma mỗi vị 8g; thuyền thoái (xác ve sầu) 4g. Nếu sốt cao, thêm kim ngân
hoa, hoàng cầm, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 3: Ngưu bàng 12g; kim ngân hoa, cát căn, bạc hà, kinh giới mỗi vị 8g. Đổ
nước ngập, đậy kín, sắc rồi xông và uống.


Bài 4: Cát căn 12g, xích thược 6g, thăng ma 4g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày
một thang.

Bài 5: Liên kiều, huyền sâm, mỗi vị 16g; kim ngân hoa, ngưu bàng, tử thảo,
hoàng đằng, mẫu đơn bì mỗi vị 10g; cam thảo 8g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 6: Cát căn 12g, liên kiều 8g; thuyền thoái, xích thược, kinh giới, ngưu bàng
tử, mộc thông mỗi vị 6g; bối mẫu, tiền hồ, tang bạch bì mỗi vị 4g; đăng tâm,
cam thảo mỗi vị 2g. Sắc uống ngày một thang.

Nếu khó thở, thêm ma hoàng 6g. Chảy máu cam, thêm trúc như 6g. Táo bón,
thêm vừng đen 8-12g. Sốt cao, thêm hoàng liên, hoàng cầm mỗi vị 8g. Tiêu
chảy, thêm phục linh, trạch tả mỗi vị 8g. Tiểu tiện ít, thêm xa tiền tử (hạt mã đ
ề)
10g.

Thời kỳ sởi mọc (bắt đầu xuất hiện nốt ban sởi đến khi mọc dày toàn thân, độ
3-4 ngày).

Triệu chứng: Sởi mọc tuần tự từ đầu mặt, thân mình, tay chân, lòng bàn tay
chân, mọc càng ngày càng dày; sốt cao, ho nhiều, đại tiện nhão. Phương pháp
chữa: thanh nhiệt giải độc.

Bài 1: (làm sởi chóng mọc và mọc đều): Quả khế thái lát phơi khô, rau dệu, lá
nọc sởi, canh châu mỗi vị 20g, các vị trên đều sao vàng, hạ thổ. Sắc uống mỗi
ngày một thang.

Bài 2: Lá tre 20g, sài đất, kim ngân hoa, mỗi vị 16g; mạch môn, sa sâm, sắn
dây, cam thảo đất mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.


Bài 3: Hoa kim ngân, cỏ ban mỗi vị 30g. Dùng tươi giã nhỏ, thêm nước, gạn
uống. Có thể phơi khô sắc uống.

Bài 4: Cát căn 12g; tô diệp, xuyên khung mỗi vị 8g; xích thược, ngưu bàng mỗi
vị 6g; thăng ma 4g; cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 5: (bệnh nhân sốt cao): Cát căn, liên kiều mỗi vị 12g; tri mẫu, địa cốt bì,
thiên hoa phấn (rễ qua lâu), ngưu bàng tử, huyền sâm, tang diệp (lá dâu tằm)
Bạch Công Tấn sưu tầm

mỗi vị 8g; cát cánh, mộc thông, hoàng cầm, cam thảo mỗi vị 6g; tiền hồ, hoàng
liên, chi tử, phòng phong, bạc hà mỗi vị 4g; đăng tâm 3g. Sắc uống ngày một
thang.

Bài 6: (bệnh nhân sốt cao li bì, mê sảng, có dấu hiệu nhiễm độc thần kinh):
Huyền sâm, gạo tẻ mỗi vị 12g; sừng con trâu, tri mẫu mỗi vị 8g, cam thảo 4g.
Sắc uống ngày một thang.

Bài 7: (bệnh nhân tiêu chảy): Sơn tra 8g, đăng tâm 6g; bình lang sao, chỉ xác
sao mỗi vị 4g; liên kiều, ngưu bàng tử mỗi vị 3g; hoàng liên sao, hoàng cầm
sao, hậu phác sao, thanh bì, cam thảo, đương quy mỗi vị 2g. Sắc uống ngày
một thang.

Bài 8: (bệnh nhân có biến chứng viêm ph
ổi): Thạch cao 20g, hạnh nhân 6g, ma
hoàng 4g, cam thảo 2g. Sắc uống ngày một thang.

Thời kỳ sởi bay, bệnh nhân mất nước vì sốt kéo dài, miệng khô, ho.


Bài 1: Sa sâm, hạt sen, đậu đỏ, lá dâu non mỗi vị 120g; cam thảo, mạch môn,
hoàng tinh mỗi vị 80g, hoài sơn 60g. Tán thành bột, làm viên. Ngày uống 30g,
chia làm 3 lần.

Bài 2: Sa sâm 12g; ngân sài hồ, huyền sâm mỗi vị 8g; đảng sâm, mạch môn
mỗi vị 6g; cam thảo 4g; long đởm thảo, đăng tâm mỗi vị 2g. Sắc uống ngày m
ột
thang.

Bài 3: Hoàng cầm, địa cốt bì mỗi vị 12g; tang bạch bì (vỏ dễ cây dâu), mạch
môn, sa sâm, lô căn (rễ sậy) mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.

GS. Đoàn Thị Nhu






Phòng và chữa hen phế quản bằng phương pháp Đông y
Bệnh hen phế quản y học cổ truyền còn gọi là háo suyễn - háo hỗng, ngược
tật, lãnh háo, nhiệt háo
Phòng và chữa hen phế quản bằng phương pháp Đông y
Bạch Công Tấn sưu tầm


Bệnh hen phế quản y học cổ truyền còn gọi là háo suyễn - háo hỗng, ngược
tật, lãnh háo, nhiệt háo.

Nguyên nhân:

- Do thời tiết, khí hậu thất thường, thay đổi đột ngột - lạnh quá, ẩm quá, gió, ba
yếu tố này lại hay phối hợp với nhau như gió lạnh, gió ẩm, ẩm lạnh Người bị
hen thường tự nhận mình là máy dự báo thời tiết và thường sợ lạnh, sợ ẩm

- Các trạng thái tình cảm như xúc động, lo âu quá mức kéo dài.
Buồn quá hại phế, lo nghĩ quá hại tỳ, kinh sợ quá hại thận

- Do lao động quá mệt mỏi, ăn uống thất thường, quá no, quá đói, ăn nhiều
chất nhờn béo, cay nồng hoặc do môi trường sống nhiều bụi, khói, m
ùi khét

- Các cơ quan bị rối loạn hoạt động hay suy yếu gây nên bệnh là: phế, tỳ, thận.

Phế: Chủ bì mao (da, lông). Da rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết, ở hệ
thống da có các huyệt vị dẫn theo đường kinh vào tạng phế, nên khi thời tiết
thay đổi sẽ tác động vào da và ảnh hưởng tới phế. Phế có công năng chủ xuất
nhập khí. Phế rối loạn công năng làm khí xuất nhập rối loạn nên sinh khó thở.
Cho nên trong bệnh hen, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó th
ở. Khó thở
ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như
gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi khét, căng thẳng, mệt nhọc

Tỳ: Có chức năng vận hóa, vận chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp (tỳ
ghét thấp) hay ăn quá nhiều chất nhờn béo, hay lo nghĩ quá nhiều sẽ làm rối
loạn công năng của tỳ. Vận chuyển biến hóa thức ăn rối loạn sẽ sinh đ
àm. Đàm
là một sản vật bệnh lý lưu hành trong cơ thể. Khi nó dừng ở phế sẽ làm tắc
nghẽn gây khó thở.

Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn do sinh hoạt bừa bãi, do kinh sợ

hay cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí
nên khí ngược lên gây khó thở (khí thuộc dương, bình thường khí đi từ trên
xuống dưới).

Như vậy, hen phế quản là bệnh có thể ở một trong ba cơ quan là phế, tỳ, thận.


Nhưng cũng có thể tổn thương hai hay cả ba tạng đó nên triệu chứng và điều
trị càng phức tạp.
Đông y chia hen phế quản ra hai thể là hen hàn và hen nhiệt. Tuy nhiên tùy tổn
thương của các tạng, hen được chia ra hen gốc tại tỳ, hen gốc tại thận, hen
gốc tại phế.


Bạch Công Tấn sưu tầm

Triệu chứng thường gặp trong hen phế quản

Người bệnh có cơn khó thở, khó thở ra, ho, tức ngực, có thể khạc hay không
khạc ra đờm. Cơn khó thở kéo dài vài chục phút đến vài giờ. Người bị nặng,
cơn khó thở kéo dài hơn, mức độ khó thở cũng tăng hơn. Ngoài cơn khó thở,
người bệnh trở lại bình thường. Ngày sau, tu
ần sau hay tháng sau lại xuất hiện
cơn tương tự.

Thể hen hàn: Là lãnh háo hay hen lạnh, xuất hiện vào mùa lạnh, trời lạnh,
người bệnh sợ lạnh, da chân tay lạnh, đờm trắng.

Thể hen nhiệt hay nhiệt háo, thường trong cơn khó thở có thể sốt, da nóng,
mặt đỏ, táo, đờm vàng.


Cách phòng để không mắc hen
- Tránh sự thay đổi thời tiết đột ngột, đặc biệt là gió, l
ạnh, ẩm. Lạnh do thời tiết,
cũng có thể do người gây nên, ví dụ phòng có điều hòa nhiệt độ lại để nhiệt độ
quá thấp. Hoặc người yếu lại hay ăn kem, uống nước đá. Với trẻ nhỏ trong
những ngày trời lạnh, ngoài việc mặc đủ ấm, cần giữ nhiệt độ của phòng ở sao
cho không dưới 25oC, như vậy trẻ không bị hít khí lạnh vào phổi.

- Tránh căng thẳng, giảm buồn lo, bực tức.

- Ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh gắng sức gây mệt mỏi cả trong lao động trí
óc và lao động chân tay. Cần có phương tiện bảo hộ khi lao động nơi môi
trường độc hại.

Điều trị hen phế quản có 2 phương pháp.
Phương pháp không dùng thuốc: Xoa bóp, châm cứu và các bài tập khí công
thích hợp với từng người.
Phương pháp dùng thuốc: Rất nhiều vị thuốc và bài thuốc có tác dụng tốt trong
điều trị bệnh, tuy vậy, người bệnh nên đến khám ở các thầy thuốc chuy
ên khoa
để được chẩn trị và kê đơn đúng thể bệnh. Thầy thuốc sẽ chọn phương pháp
điều trị cụ thể. Trường hợp bệnh nặng, cần kết hợp cả các thuốc của Tây y.
Sau đây là một số bài thuốc để bạn đọc tham khảo:

Để cắt cơn có thể dùng bài “Tam tử giáng khí”
Thành phần: Tô tử, la bạc tử, bạch giới tử, liều bằng nhau từ 4-12g tùy tuổi,
sắc uống.

Người lên cơn khó thở, mệt mỏi có thể dùng “sâm khương” gồm nhân sâm

12g, can khương 8g đun uống.


Người bị hen kéo dài có thể dùng “Định suyễn thang gia giảm” gồm: Ma ho
àng,
Bạch Công Tấn sưu tầm

mạch môn đông, ngũ vị, hoàng kỳ, tử uyển, khoản đông hoa, tô tử, bạch giới
tử, cam thảo, cát lâm sâm. Liều lượng từ 4-12g tùy tuổi, sắc uống.

Trẻ em hen có sốt dùng bài “Ma hạnh thạch cam thang gia giảm” gồm: Ma
hoàng, hạnh nhân, thạch cao, cam thảo, bối mẫu, hoàng kỳ, ngũ vị, tô tử, liều
từ 4-8g (tùy tuổi). Ngày sắc uống một thang. Việc dùng thuốc muốn hiệu quả v
à
an toàn nên có sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Thầy thuốc khám kỹ và tùy thể trạng
mỗi bệnh nhân, để chọn bài thuốc, vị thuốc thích hợp.

Bản thân người bị hen phế quản (háo suyễn) là đang ở tình tr
ạng nhiễm độc do
thiếu khí, nên việc dùng thuốc cần chú ý và thận trọng. Không nên lạm dụng
thuốc dễ dẫn tới tình trạng “tiền mất tật mang”, việc chữa về sau c
àng khó hơn.
Mọi người cần chú ý rèn luyện sức khỏe để phòng chống bệnh tật, thường
nhân cường thì tật nhược (người có sức khỏe thì bệnh sẽ giảm).

PGS. Dương Trọng Hiếu



Khoai lang – Cây thuốc quý

Cập nhật lúc 11h27" , ngày 19/05/2006
Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan,
canxi, vitaminA, B, choline Củ khoai đã phơi khô có
chứa những chất rất quý với cơ thể là vitamin chống
nhiễm mỡ. Nếu thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn
loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.
Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để
phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Nhưng không nên ăn quá
thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người
bị bệnh đái tháo đường hàng ngày nếu ăn dây khoai lang đỏ có tác dụng chữa
bệnh rất hiệu quả.

Ngoài ra, khoa lang cò có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang l
à
một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.

Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi
ngày 20g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có
hiệu quả tốt.

Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15 –
20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.



Bạch Công Tấn sưu tầm

V

ỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc bảo vệ phần
vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều nhất là khi đói sẽ gây tang ti
ết dịch vị
làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải
được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu
bị đầy bụng có thể uống một ít nước gừng.

Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, riêng với các
trường hợp bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai
lang.


Thuốc bổ từ quả dâu
Cập nhật lúc 08h59" , ngày 26/05/2006
Vào mùa dâu chín, bạn có thể chế biến món xi-rô hay
rượu dâu. Đây là một món giải khát ngon và bổ, có tác
dụng kích thích tiêu hóa, giúp bạn ăn ngon miệng.
Dâu chín chứa nhiều axit hữu cơ, các loại vitamin và muối
khoáng cần thiết cho cơ thể như vitamin C, B1, B2, PP,
canxi, sắt, phốt pho
Quả dâu chín ăn tươi ngon, mát và bổ. Để làm xi-rô và rượu bổ, chọn hái
những quả dâu chín đỏ (nếu hái sớm quả sẽ còn non, hái chậm sẽ rụng mất)
rửa sạch, để ráo nước, cho vào lọ thủy tinh sạch với đường kính trắng, cứ một
lớp quả dâu lại một lớp đường theo tỷ lệ 1/1. Nút kín lọ, để sau 5-7 ngày sẽ
được một thứ dịch màu đỏ, mùi thơm, pha thêm nước đun sôi để nguội vào sẽ
thành xi-rô uống giải khát ngon và bổ.
Còn nếu thích rượu ngọt, bạn chỉ cần pha dịch dâu trên với rượu 30 độ, sẽ
được một thứ rượu bổ rất ngon. Trước mỗi bữa cơm, bạn có thể uống một vài

chén nhỏ rượu dâu khai vị để kích thích tiêu hóa, ăn thêm ngon miệng.
Ngoài ra, quả dâu chín còn được Đông y dùng làm thuốc bổ và thuốc chữa
bệnh từ lâu đời. Để làm thuốc, người ta hái quả dâu chín đem về đồ chín, sấy
hoặc phơi khô. Dâu có tác dụng bổ can thận, dưỡng huyết, sinh tân dịch,
chống khát, thông đại tiểu tiện, tiêu thũng
Dưới đây là một số bài thuốc bổ có dùng quả dâu:
Viên bổ thận: Quả dâu chín đen (sấy khô) 1 kg, hạt sen già (bỏ tâm, sao vàng)
1 kg, đậu đen (chọn thứ to, sao chín) 1kg, mật ong v
ừa đủ. Đem các vị tán nhỏ,
rây kỹ, luyện mật làm viên bằng hạt ngô. Người lớn mỗi lần uống 30 viên, ngày
hai lần sáng và tối với nước đã đun sôi. Bài thuốc này có tác d
ụng bổ thận, sinh



Bạch Công Tấn sưu tầm

tinh, khỏe gân xương, khỏi đau lưng, ù tai, hoa mắt. Khi dùng thuốc, kiêng ăn
những thứ cay, nóng. Tránh lao động quá nặng nhọc.
Viên bổ khí huyết: Quả dâu chín 640 g, tử hà xa chế 1 cái, hà thủ ô trắng 3.200
g, hà thủ ô đỏ 2.560 g, đậu đen xanh lòng 3.200 g. Hà thủ ô ngâm nước gạo
một đêm, lấy một mảnh bát cạo sạch vỏ, cho hà thủ ô và quả dâu chín vào cối
giã nát, vắt lấy nước để riêng, còn bã sấy khô.
Đậu đen cho vào nồi đất đổ ngập nước, ninh nhừ đậu, lấy nước đặc hòa với
nước hà thủ ô và nước dâu đã vắt ra trước. Nước này dùng để tẩm bã hà th
ủ ô
và bã dâu, sau khi tẩm xong phơi khô, cứ ngày phơi đêm tẩm cho đến khi hết
nước là được, tốt nhất là làm được 9 lần. Chú ý hâm nước đậu và hà thủ ô
hằng ngày, không để thiu.


Tất cả các vị hợp lại tán bột, rây kỹ, luyện với mật ong, viên bằng hạt ngô, sấy
khô, cho vào lọ nút kín dùng dần.
Người lớn uống 40 viên một ngày, chia làm hai lần, sáng và chiều, uống với
rượu hoặc nước chè nóng. Trẻ em mỗi lần uống 5-10 viên với cháo. Bài thuốc
này dùng chữa các chứng lao lực, lao tâm, gầy còm, già yếu, trẻ em chậm lớn,
chậm biết đi, thiếu máu.
BS. Nguyễn Kim Thanh

Hành ta, hành tây - thuốc quý của mọi nhà
Để rút kim, gai nằm trong vết thương, lấy hành ta 5 phần,
muối 1 phần giã nát, đắp vào vết thương rồi dán băng dính, để qua đêm;
gai, kim sẽ ra. Còn để đuổi muỗi, nên cắt đôi vài củ hành tây đặt vào
giường, muỗi sẽ không dám bén mảng đến.

Các nhà dược học cho biết, hành chứa chất kháng sinh alixin, có khả năng
diệt khuẩn rất mạnh. Trong hành tây còn có chất phytonxit là loại kháng
sinh mạnh. Theo Đông y, hành ta vị cay, tính bình, không độc, có khả năng
giải cảm, hoạt huyết, dùng làm thuốc ra mồ hôi, lợi tiểu, sát trùng, ch
ữa đau
răng, sốt cảm, nhức đầu, mặt phù thũng, làm an thai, sáng mắt, lợi ngũ
tạng. Hành còn kích thích thần kinh, làm tăng bài tiết dịch tiêu hóa, phòng
ngừa ký sinh trùng đường ruột, trị tê thấp. Dùng ngoài chữa mưng mủ.
Nước hành nhỏ mũi giúp chữa ngạt mũi cấp tính, mạn tính, viêm niêm mạc
mũi.

Bạch Công Tấn sưu tầm

Hành tây còn dùng chữa ho, trừ đờm, kích thích tiết mồ hôi, lợi tiểu, chống
phù thũng, trị bệnh cổ chướng, tiểu đường, giúp ngủ ngon, làm tiêu nhanh
các chất bột, trừ giun đũa, trừ ho, chống béo phì, xơ cứng động mạch, kích

dục, chống muỗi, dĩn. Dùng ngoài trị áp xe, chín mé, mụn nhọt, chân nứt
nẻ, mụn cóc, đau nửa đầu, đau dây thần kinh ngoại biên. Hành sống có tác
dụng mạnh hơn.

Các bài thuốc có hành:

- Cảm cúm, nhức đầu: Lấy hành ta 6-8 củ, gừng sống 10 g, xắt mỏng, đổ
vào 1 cốc nước sôi, xông miệng mũi mỗi ngày 2-3 lần. Đồng thời, nên sắc
nước gừng và hành để uống (1 ly giữa bữa ăn và 1 ly trước khi đi ngủ).

- Động thai: Hành ta tươi 60 g, sắc uống dần đến khi yên thai thì thôi.

- Nhau thai không ra: Dùng 4-5 củ hành ta, nhai nuốt.

- Tăng huyết áp: Hành tây 2-3 củ xắt lát, trộn đường ăn, hoặc nấu nước
uống thường xuyên. Uống 4-5 lần, huyết áp sẽ hạ.

- Trị phong thấp: 3 củ hành tây xắt lát, đổ 1 lít nước, đun 10-15 phút. Ngày
uống 2 ly vào sáng và tối lúc bụng đói.

- Tiêu chảy: Vỏ lụa hành tây 1 nắm. Đun nước uống trong ngày.

- Tắc ruột do giun đũa: Lá hành tươi 30 g giã nát, trộn với 30 g dầu vừng
(dầu mè). Uống ngày 2-3 lần.




Thuốc hay trong mâm ngũ quả Chuối tiêu, bưởi, cam, quýt và phật thủ
không chỉ tạo nên mâm ngũ quả cổ truyền của người Việt mà còn được

biết đến là những loại quả rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng chữa bệnh

giúp sống lâu
Thuốc hay trong mâm ngũ quả
Chuối tiêu, bưởi, cam, quýt và phật thủ không chỉ tạo nên mâm ngũ quả cổ truyền của
người Việt mà còn được biết đến là những loại quả rất giàu dinh dưỡng, có tác dụng
chữa bệnh và giúp sống lâu.
Bạch Công Tấn sưu tầm

Chuối tiêu

Chuối tiêu có rất nhiều công dụng mang tính chữa bệnh, đặc biệt có tác dụng
tốt chữa bệnh loét dạ dày.

Nếu mỗi ngày người bệnh dùng 4g bột chuối tiêu thì sau một thời gian ở chỗ
loét sẽ hình thành lớp tế bào khoẻ. Một số chất có trong chuối tiêu có tác dụng
"hàn gắn" phần bị loét ở thành dạ dày và ngăn không cho dịch vị tiếp tục ăn
mòn chỗ bị thương tổn.

Chuối tiêu cũng có tác dụng tích cực trong quá trình điều trị của những ngư
ời bị
cao huyết áp, xơ cứng động mạch hoặc bị bệnh động mạch vành. Nếu thường
xuyên ăn chuối tiêu, người bị bệnh sẽ tránh được táo bón (do chuối tiêu có tác
dụng thanh nhiệt, nhuận tràng), từ đó tránh được những nguy hiểm như tràn
máu não đột biến, vỡ mạch vành tim do rặn quá sức khi đại tiện.

Ngoài ra, chuối tiêu còn có tác dụng chữa chứng chân tay nứt nẻ nhẹ. Chuối
chín mềm, nghiền nát được bôi lên vùng da khô, lúc đầu sẽ có cảm giác đau
nhưng sẽ chóng khỏi.


Một số bài thuốc từ chuối tiêu:

- Chữa táo bón do ruột khô: Bóc vỏ 1-2 quả chuối tiêu, cho đường phèn lượng
vừa phải vào, đun cách thuỷ, ngày ăn 1 – 2 lần, ăn liên tục trong vài ngày.

- Tan máu đọng, tiêu đờm, dưỡng tâm, chữa bệnh tim do động mạch vành:
Hoa chuối tiêu 250g, tim lợn 1 quả. Cho nguyên liệu và nước vừa đủ vào nồi
đất, hầm trong 2 giờ. Uống nước và ăn tim, mỗi ngày một thang, ăn liên tục
trong vài ngày

- Chữa bệnh trĩ và đại tiện ra máu: Chuối tiêu 2 qu
ả, không bỏ vỏ, hầm chín, ăn
cả vỏ.

Chú ý: Chuối tiêu có tính hàn, nếu ăn một lần quá nhiều có thể gây tiêu chảy.
Không nên ăn chuối tiêu nhiều và ăn liên tục trong thời gian dài vì r
ất có hại cho
sức khoẻ, đặc biệt là những người bị bệnh viêm khớp, đau nhức bắp thịt, viêm
thận, tâm lực suy kiệt và bệnh phù thũng.

Bưởi

Bưởi có vị chua ngọt, tính hàn, dược tính chạy vào tỳ và gan, có thể tiêu cơm,
giảm viêm, điều khí, tiêu đờm.

Bưởi còn có tác dụng điều trị các bệnh về huyết quản, đặc biệt là bệnh tim,
động mạch vành, làm giảm độ cô đọng của tiểu cầu, tăng tính ổn định các chất
Bạch Công Tấn sưu tầm

trôi nổi trong máu.


Ngoài ra, bưởi còn chứa vitamin C, đường, protein, lipid, phospho, có tác dụng
kháng viêm, chống co giật.

Các phương thuốc hay của bưởi

- Trị ho: Bưởi 1 quả, bổ thành miếng hấp với gà để ăn.

- Hoa bưởi để gội đầu, lá bưởi kết hợp với một số cây lá khác để xông.

Đặc biệt là vỏ bưởi, tác dụng chủ yếu trị các chứng ho, ho khan, tắc đờm, ăn
uống không tiêu. Trị ho ở người già. Dùng một lượng cùi bưởi (bỏ lớp vỏ bên
ngoài) và một lượng phèn chua thích hợp đun chín, mỗi ngày uống từ 50-100g

- Giải uất trong gan, hạ khí, tiêu đờm, rất thích hợp để trị chứng bệnh như tức
ngực, đau sườn, khí thượng, chán ăn do giận dữ mà ảnh hưởng đến gan.

V
ỏ một quả bưởi tươi, đem nướng cháy lớp vỏ rồi cạo bỏ, cho vào trong nước
sạch ngâm một ngày để vị đắng tan ra, sau đó tiếp tục cẳt thành miếng rồi cho
vào đun với nước, khi gần chín, cắt nhỏ 2 củ hành cho vào, cho thêm muối,
dầu ăn để ăn kèm trong bữa ăn.

Cam, quýt

Lá, hoa, quả, hạt của cam quýt đều có thể dùng làm thuốc. Quả có công dụng
kiện tỳ hoà vị, ấm phổi trị ho, ấm bổ cơ thể, bổ mà không ngấy, ăn vào s
ẽ tiết ra
nước bọt, phù hợp với người bệnh cơ thể yếu, khó thở, bị nhiễm lạnh, ngực và
bụng chướng, kém ăn.


Lá quýt, hoa quýt và hạt có tác dụng hoạt huyết kết tán, giảm sưng đau. Vỏ
quýt còn gọi là trần bì, có giá trị làm thuốc như kiện tỳ, thông khí, hoá trung, ti
êu
đờm, chống nôn mửa, hút ấm.

Một số bài thuốc hay của cam quýt

- Giảm đau bụng khi mang thai do khí uất: Trần bì 3g, mộc hương 3g, thịt lơn
nạc 200g. Trước tiên nghiền nhỏ trần bì và mộc hương để sẵn. Làm nóng nồi,
cho ít đầu ăn vào, cho thịt lợn vào đảo qua, đổ nước vừa phải để đun. Khi
nước sôi, cho trần bì và mộc hương đã nghiền nhỏ, muối vào đảo đều, ăn thịt
và nước canh.

- Trị chứng nôn mửa: Vỏ quýt phơi khô 3-5g nghiền nhỏ thành bột, Cho gạo tẻ
lượng vừa đủ vào nồi đất nấu thành cháo. Sau đó cho vỏ quýt vào đun một lát,
Bạch Công Tấn sưu tầm

bắc ra. Hàng ngày, vào lúc sáng và tối hâm nóng lên uống trong 5 ngày.

Ngoài ra, trần bì phơi khô có công dụng hạ khí, hoà trung, tiêu đờm, giã rượu.
Trần bì tươi pha uống cuùng với đường và ngâm uống cùng với trà có tác d
ụng
thông khí giảm trương, tạo nước bọt, nhuận họng, thanh nhiệt, giảm ho. Ngâm
trần bì một tháng trong rượu, rượu không những đậm ngon mà còn thanh phế
tiêu đờm.

Phật thủ

Phật thủ là một loại thảo dược có tác dụng chủ yếu giúp giải độc gan, điều

chỉnh và thúc đẩy chức năng của dạ dày, trị ho, tiêu đờm.




Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm
quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại
miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm
(với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung
túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng ch
ữa
trị gì?
Món ăn - bài thuốc trong mâm ngũ quả ngày Tết

Mâm ngũ quả - một nét đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của Việt Nam, mâm
quả này tối thiểu gồm 5 loại trái cây tùy theo ý thích và từng địa phương. Tại
miền Nam, mâm ngũ quả thường có dừa, đu đủ, xoài, sung và mãng cầu xiêm
(với ý cầu chúc cho mỗi người trước tiên có tiền vừa-đủ-xài rồi sẽ tiến tới sung
túc giàu sang và mãn nguyện!), Nhưng 5 loại trái cây này còn có thể dùng ch
ữa
trị gì?
Dừa:
Y học cổ truyền cho biết nước dừa và cùi dừa có vị ngọt, tính bình, không độc,
có tác dụng bổ dưỡng, nhuận tràng, lợi tiểu, giảm tiêu khát. Vỏ sọ dừa vị đắng,
tính ấm, có tác dụng cầm chảy máu mũi, co se, sát trùng, trị ngứa. Một số bài
thuốc hay từ dừa như sau:
- Miệng khô do nóng, trúng nắng, phiền khát phát sốt hay chứng tiêu khát (tiểu
đường): dừa 1 quả, lấy nước uống, sáng và chiều dùng 1 quả.
Bạch Công Tấn sưu tầm


- Phù thũng: dừa 1 quả, lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần.
- Đại tiện ra máu, nôn ói, mất nước sau tiêu chảy: Nước dừa 1 ly, đường trắng
30 g, muối ăn một ít, uống sau pha với nước dừa, mỗi ngày 3 lần, sau 3 ngày
mỗi ngày 1 lần.
- Táo bón: Cơm dừa nửa đến 1 quả, 1 lần ăn sạch, mỗi sáng chiều ăn 1 lần.
- Lác, lang ben, viêm da thần kinh, ung nhọt: Cơm dừa tươi 1 lát, chà thoa tại
chỗ, mỗi ngày vài lần.
- Chàm, ngứa chỗ kín: vỏ sọ dừa 1 quả, đập nát nhuyễn, nấu nước cô đặc
dùng thoa tại chỗ, mỗi ngày vài lần.

Đu đủ
Đu đủ chín có vị ngọt mát, có tác dụng nhuận tràng, tiêu tích trệ, lợi trung tiện,
lợi tiểu. Đu đủ xanh vị đắng, ngọt có tác dụng tiêu trệ mạnh, không nên ăn
nhiều. Nhựa mủ quả xanh có tác dụng chống đông máu, trục giun đũa. Hạt
cũng trừ giun, hạ sốt, lợi trung tiện, điều kinh và gây sẩy thai. Rễ hạ sốt, tiêu
đờm, giải độc. Vài ứng dụng thực tế:
- Viêm dạ dày mạn tính: Đu đủ xanh làm gỏi ăn hàng ngày, phụ nữ có thai
không nên ăn vì dễ gây sẩy thai.
- Giun đũa: Lấy 10 hột đu đủ chín giã nát, thêm nước chín vắt lấy nước cốt
uống 3 ngày liền vào buổi sáng sớm.
- Tiểu gắt, buốt: Rễ đu đủ tươi 200 g sắc lấy nước uống cả ngày thay nước
uống.
- Thiếu sữa: Đu đủ hườm bằng nắm tay 1 trái gọt bỏ vỏ, bỏ hạt, đậu phộng
sống giã nát 50 g, nếp 50 g, móng chân heo nướng phồng 7 cái, thêm gia vị.
Nấu cháo ăn cả ngày, ăn liền 7 ngày. Hay đu đủ hườm 500 g, giò heo 2 cái,
nấu canh cho nhừ, mỗi ngày 1 lần, dùng liền 3 ngày.

Xoài
Quả có vị ngọt, chua, tính bình, có tác dụng lý khí kiện tỳ, trị ho. Hột có vị ngọt,

đắng, tính bình, tác dụng hành khí giảm đau. Dùng trị các chứng như miệng
khát họng khô, tiểu tiện không thông Giúp phòng ngừa ung thư kết tràng và
bệnh do thiếu chất xơ trong thức ăn. Thực nghiệm chứng minh: saponin trong
xoài có tác dụng khử đàm trị ho và ngừa ung thư. Quả chưa chín ức chế vi
khuẩn Staphylococcus, Escherichia coli. Một số ứng dụng thực tế:
- Ho, đoản hơi, đàm nhiều: Quả sống 1 quả, bỏ hột, rồi ăn cả vỏ quả, ngày 3
lần.
- Đầy bụng, ăn không tiêu: Quả sống 1 quả, ăn cả vỏ, sáng chiều 1 lần.
- Say tàu xe: Nhai ăn xoài hay nấu nước uống.
- Viêm họng mạn tính, khan tiếng: Xoài lượng vừa đủ, sắc nước uống thay trà,
dùng nhiều lần.

Sung
Sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng kiện tỳ vị (điều hòa chức năng hệ tiêu
hóa); thanh thấp nhiệt, dùng chữa các chứng dạ dày - ruột thấp nhiệt (viêm,
Bạch Công Tấn sưu tầm

sưng…), công hiệu tiêu thũng giải độc, chữa các chứng ung nhọt sưng đau
Ứng dụng như sau:
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn: Sung quả tươi 1 - 2 quả, mỗi sáng, chiều ăn 1 lần,
dùng liền 4 ngày.
- Ung nhọt ra mủ hay vết thương lâu lành: Quả sung khô sao cho đen, tán bột
mịn, dùng băng bó tại chỗ, ngày thay 1 lần.
- Trĩ đau ra máu: Sáng, chiều ăn 2 quả sung chưa chín, mỗi sáng, chiều 1 lần.
- Người cao tuổi táo bón: Sung quả tươi 1 - 2 quả, ăn mỗi tối trước khi đi ngủ,
dùng liền 5 ngày.

Mãng cầu xiêm
Thịt quả trắng, mùi dễ chịu, vị dịu, hơi ngọt, chua, có tính giải khát, bổ. Quả
xanh làm săn da. Hạt se, gây nôn, sát trùng. Lá làm dịu. Người ta thường dùng

quả để ăn. Thịt quả pha thêm nước và đường dùng xay sinh tố để giải khát, bổ
mát và chống hoại huyết. Quả xanh phơi khô tán bột dùng trị kiết lỵ và sốt rét.
Ngày nay người ta dùng mãng cầu xiêm làm thức ăn trái cây cho người bệnh
tiểu đường và cao huyết áp. Bài thuốc bà con đã dùng trị sốt rét với mục đích
thường để chặn cữ (lên cơn sốt rét) như sau: Lá mãng cầu xiêm 15 lá, đâm v
ắt
lấy nước cốt uống 1 lần, ngày uống 4 lần.

Ngày 25/01/2006
Lương y BÀNG CẨM - (Khoa học phổ thông)










Chữa ho bằng bài thuốc Đông y đơn giản
Cập nhật lúc 10h00" , ngày 29/05/2006
Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía
tô, chanh, bạc hà, rau má với cách chế biến cực kỳ
đơn giản.
Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm
và ho do nội thương.
Ho do ngoại cảm
Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá
tía tô 20 g, lá xương xông 12 g, gừng tươi 8 g, lá hẹ 12 g, kinh giới 8 g, đổ 600

ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia

Bạc hà


Bạch Công Tấn sưu tầm

uống từ 3 đến 5 lần.
Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm
màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12 g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ
mỗi vị 8 g; kim ngân 16 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống
làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày.
Ho do nội thương
Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm h
ư): Ho khan không có
đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má
20 g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12 g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16 g; quả dành dành (sao
vàng), cam thảo dây mỗi vị 8 g. Đổ 500 ml nước, sắc lấy 200 ml; người lớn
chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.
Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về
mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong ngư
ời
cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ,
hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ
500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi
ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.
Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm
phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi
nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý
bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật.

BS. Đỗ Minh Hiền

Chữa tiêu chảy trong dân gian
Cập nhật lúc 10h41" , ngày 01/06/2006
Bệnh tiêu chảy thường hay mắc phải vào mùa hè do
ăn quá nhiều thức ăn lạnh hoặc chín tái hay sống.
Ngay khi mới chớm bệnh, các bài thuốc dân gian
được xem là phương thuốc rất hiệu nghiệm.


- Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ:
10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nư
ớc chờ sôi mấy
phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi
ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.


- Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun
chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng

Gạo rang vàng
cùng một số
nguyên li
ệu sẽ giúp
điều trị tiêu chảy
hiệu quả


Bạch Công Tấn sưu tầm


thuốc, bệnh sẽ khỏi.

- Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi
chia uống hai lần/ ngày.

- Đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày,
mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh.

- Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun
chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo,
chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.

Lưu ý, theo Đông y khi bị tiêu chảy không nên dùng tỏi bởi nó sẽ kích thích
thành ruộtkhiến các mạch máu càng dễ xung huyết dẫn đến phù khi
ến cho dịch
mô tuôn nhiều vào ruột khiến bệnh nặng thêm.


Mồng tơi: Vị thuốc giải nhiệt
Cập nhật lúc 21h21" , ngày 20/06/2006
Theo Đông y, mồng tơi có vị chua, tính hàn, không đ
ộc,
có tác dụng làm thông đại tiểu tiện, hoạt thai dễ đẻ,
chữa rôm sảy mụn nhọt rất hiệu nghiệm.

Sau đây xin giới thiệu một số công dụng chữa bệnh bằng
cây mồng tơi.
Chữa chứng táo bón
Nếu bị táo bón, lấy 1 nắm lá mồng tơi rửa sách, giã nát, vắt lấy nước cốt pha
thêm một ít nước đun sôi để nguội ngày uống 1 lần.

Sau vài lần uống đại tiện sẽ dễ. Để hiệu nghiệm hơn thì sau khi uống thuốc 2
giờ ăn thêm vài củ khoai lang luộc.
Trong thời gian này kiêng các thứ nóng, cay: rượu, ớt, hạt tiêu Ngoài ra,
người bị táo bón có thể dùng rau mồng tơi nấu canh ăn hàng ngày sẽ hết táo
bón.
Chữa chứng đi tiểu nóng buốt
Khi tiểu tiện thấy nóng buốt và khó thì hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch
cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài
hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau v
ài
lần là khỏi.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×