ĐỊA LÝ THỦ ĐÔ HÀ NỘI -
ĐỊA LÍ HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội
Thành phố Hà Nội (mở rộng)
Diện tích: 3.324,92km²
Dân số: 6.448.837 người (1/4/2009)
Các quận/huyện:
- 10 Quận:Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân,
Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông.
- 1 thị xã:Sơn Tây.
- 18 huyện:Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba
Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc
Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ
Vĩnh Phúc).
Dân tộc: Việt (Kinh), Hoa, Mường, Tày, Dao
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:
Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh
Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hoà Bình; phía đông giáp các tỉnh
Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.
Hà Nội nằm ở phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, vị trí và địa thế
thuận lợi cho một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá, khoa học và đầu mối
giao thông quan trọng của Việt Nam.
Khí hậu:
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc bộ với đặc điểm của khí hậu
nhiệt đới gió mùa ấm, mùa hè nóng, mưa nhiều và mùa đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận được lượng bức xạ
mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình
hàng nǎm ở Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng
nǎm là 23,6ºC. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa
khá lớn. Ðộ ẩm tương đối trung bình hàng nǎm là 79%. Lượng mưa trung bình
hàng nǎm là 1.800mm và mỗi nǎm có khoảng 114 ngày mưa. Ðặc điểm khí
hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ
tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Nhiệt độ trung bình mùa này là
29,2ºC. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Nhiệt
độ trung bình mùa đông 15,2ºC. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp
(tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông.
Bốn mùa thay đổi làm cho thời tiết Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng. Mùa
tham quan du lịch thích hợp nhất ở Hà Nội là mùa thu. Phần địa hình của Hà
Tây (cũ) sáp nhập với Hà Nội, có những đặc điểm riêng nên hình thành những
tiểu vùng khí hậu: vùng núi, vùng gò đồi và đồng bằng. Nhưng nói chung sự
khác biệt thời tiết và chênh lệch về nhiệt độ giữa các địa phương của Hà Nội
hiện nay không lớn.
Địa hình:
Hà Nội có hai dạng địa hình chính là đồng bằng và đồi núi. Địa hình đồng bằng
chủ yếu thuộc địa phận Hà Nội cũ và một số huyện phía đông của Hà Tây (cũ),
chiếm khoảng 3/4 diện tích tự nhiên, nằm bên hữu ngạn sông Đà, hai bên sông
Hồng và chi lưu các sông. Phần lớn địa hình đồi núi thuộc địa phận các huyện
Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Một số đỉnh núi cao như: Ba Vì 1.281m;
Gia Dê 707m; Chân Chim 462m; Thanh Lanh 427m; Thiên Trù 378m; Bà
Tượng 334m; Sóc Sơn 308m; Núi Bộc 245m; Dục Linh 294m…
Sông ngòi:
Hà Nội nằm cạnh hai con sông lớn ở miền Bắc: sông Đà và sông Hồng. Sông
Hồng dài 1.183km từ Vân Nam (Trung Quốc) xuống. Ðoạn sông Hồng qua Hà
Nội dài 163km (chiếm khoảng 1/3 chiều dài trên đất Việt Nam, khoảng 550km.
Ngoài hai con sông lớn, trên địa phận Hà Nội còn có các sông: Đuống, Cầu,
Cà Lồ, Đáy, Nhuệ, Tích, Tô Lịch, Kim Ngưu, Bùi.
Hồ đầm ở địa bàn Hà Nội có nhiều. Những hồ nổi tiếng ở nội thành Hà Nội như
hồ Tây, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Bảy Mẫu. Hàng chục hồ đầm
thuộc địa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Liên Đàm, đầm Vân Trì và nhiều
hồ lớn thuộc địa phận Hà Tây (cũ): Ngải Sơn - Đồng Mô, Suối Hai, Mèo Gù,
Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn
Dân cư
Theo số liệu 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc
Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%.
Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ
41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là
49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875
người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.
Giao thông
Từ thủ đô Hà Nội, có thể đi khắp mọi miền đất nước bằng các loại phương tiện
giao thông đều thuận tiện.
Đường không: sân bay quốc tế Nội Bài (nằm ở địa phận huyện Sóc Sơn, cách
trung tâm Hà Nội chừng 35km). Sân bay Gia Lâm, vốn là sân bay chính của Hà
Nội từ trước những năm 70 thế kỷ 20. Bây giờ là sân bay trực thăng phục vụ
bay dịch vụ, trong đó có dịch vụ du lịch.
Đường bộ: Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe Phía Nam, Gia Lâm,
Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình toả đi khắp mọi miền trên toàn quốc theo
các quốc lộ 1A xuyên Bắc - Nam; quốc lộ 2 đi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên
Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải
Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 đi Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu…
Đường sắt: Hà Nội là đầu mối giao thông của 5 tuyến đường sắt trong nước.
Có đường sắt liên vận sang Bắc Kinh (Trung Quốc), đi nhiều nước châu Âu.
Đường thuỷ: Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng với bến Phà Đen đi
Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Việt Trì; bến Hàm Tử Quan đi Phả Lại.
Văn hóa – Du lịch
Hà Nội hiện có trên 4.000 di tích và danh thắng, trong đó được xếp hạng quốc
gia trên 900 di tích và danh thắng (hàng trăm di tích, danh thắng mới được sáp
nhập từ Hà Tây và Mê Linh) với hàng trăm đền, chùa, công trình kiến trúc,
danh thắng nổi tiếng.
Hà Nội là một trung tâm du lịch lớn ở Việt Nam. Du khách có dịp khám phá
nhiều công trình kiến trúc văn hóa - nghệ thuật xây dựng qua nhiều thế hệ,
trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước. Những danh thắng tự nhiên đẹp
và quyến rũ; những làng nghề thủ công tồn tại hàng trăm năm; những lễ hội
truyền thống - sản phẩm văn hóa kết tinh nhiều giá trị tinh thần sẽ là những
sản phẩm du lịch hấp dẫn.
Không phải Hà Nội vào cuối thế kỷ 20 mới có được bấy nhiêu điều kiện thuận
lợi mà từ lâu, từ ngày vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Ðại La
để lập kinh đô Thăng Long vào tháng bảy năm Canh Tuất (1010), trong "Chiếu
dời đô", vị vua khai sáng triều Lý (1010-1225) đồng thời khai sáng cho Thăng
Long - Hà Nội đã chỉ ra.
Lịch sử địa danh thăng long - Hà Nội
ND- Có người nói văn minh loài người là văn minh của những dòng sông. Nằm
trên lưu vực sông Hồng, con sông xuất phát từ Vân Nam, Trung Quốc và đổ ra
cửa Ba Lạt (giữa Nam Định - Thái Bình), Hà Nội là tâm điểm của văn minh
sông Hồng, văn minh Đại Việt.
Mười thế kỷ trước, trong Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã nhận thấy, ngoài thế
hổ phục, rồng chầu, Hà Nội là vùng đất cao thoáng bằng phẳng, dân cư đông
đúc muôn vật giàu thịnh, là nơi đô hội của bốn phương, đáng làm kinh sư cho
muôn đời.
Ca dao nói về kinh đô Hà Nội có câu:
"Nghìn năm văn vật" của Thủ đô Hà Nội còn ghi dấu nền văn hóa Phùng
Nguyên (4000 năm trước) ở Văn Điển, văn hóa Đồng Đậu (3500 năm trước) ở
Đông Anh, văn hóa Đông Sơn (hơn 2000 năm trước) ở Cổ Loa, Ngọc Hà "Cố
đô rồi lại tân đô", bây giờ người ta gọi cố đô Hoa Lư, cố đô Huế, nhưng thủ đô
xưa nhất vẫn thuộc về Hà Nội.
Các sách sử cũ đều ghi lược sử Hà Nội như sau : Đất Hà Nội có tên là hương
Long Đỗ (Rốn Rồng) với Thành hoàng là Tô Lịch, một nhân vật lịch sử có thật
mang nhiều màu sắc huyền thoại.
Năm 545, Lý Bí đánh thắng nhà Lương, lập nên nước Vạn Xuân độc lập, tự
xưng Lý Nam Đế, định đô ở cửa sông Tô Lịch, xây điện Vạn Thọ, chùa Khai
Quốc, tức chùa Trấn Quốc ngày nay ở Hồ Tây. Đây chính là thủ đô đầu tiên
của đất nước độc lập, sau đời các vua Hùng ở Phú Thọ, An Dương Vương ở
Cổ Loa.
Trong thời nước ta bị nhà Tùy (581 - 618), nhà Đường (618 - 907) đô hộ, lỵ sở,
thành quách ở Hà Nội, có tên là Tống Bình. Thời vãn Đường, đổi tên là La
Thành, hay Đại La. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép:
"Thành này do Trương Bá Nghi đắp từ năm Đại Lịch thứ hai (767) đời Đường;
năm Trinh Nguyên thứ 7 (791), Triệu Xương đắp thêm. Năm Nguyên Hòa thứ 3
(808), Trương Chu lại sửa đắp lại. Năm Trường Khánh thứ 4 (824), Lý Nguyên
Gia dời phủ trị tới bên sông Tô Lịch, đắp một cái thành nhỏ gọi là La Thành.
Năm Hoàn Thông thứ 7 (866), Cao Biền đắp ngoại thành bao quanh kinh
thành, cũng gọi tên là La Thành".
Thăng Long, một tên gọi đẹp, mang hình tượng của sự linh thiêng và phát
triển, mang hồn cốt của dân tộc, là thủ đô của kỷ nguyên độc lập, là cái mốc
nghìn tuổi chúng ta tính đến ngày nay. Về sự kiện này, hầu như mọi người đều
nhớ từ bài Chiếu dời đô, từ ghi chép của Đại Việt sử ký toàn thư: " Mùa thu,
tháng 7 năm Canh Tuất (1010), vua từ thành Hoa Lư dời đô ra kinh phủ thành
Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân
đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long". Chữ Thăng Long khi ấy có nghĩa là
Rồng bay. Năm 1802, nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, với quan niệm "vua " là
"rồng", "rồng" không ở Hà Nội, nên đổi chữ "Long" là "Thịnh vượng".
Năm 1397, Thăng Long đổi thành Đông Đô. "Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh Sửu
(1397) lấy phó tướng Lê Hán Thương (Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông
Đô (Đại Việt sử ký toàn thư). "Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa
là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô (Khâm định Việt sử thông giám cương
mục). Năm 1408 quân Minh xâm lược nước ta, đổi tên Đông Đô là Đông Quan
với ý là cửa quan phía đông của nhà Minh. Sau 10 năm khởi nghĩa, năm 1428,
Lê Lợi giải phóng đất nước đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, người châu
Âu phiên là Tonkin. Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Mùa hạ, tháng 4 năm Đinh
Mùi, Vua (Lê Lợi) từ điện tranh ở Bồ Đề, vào đóng ở thành Đông Kinh, đại xá,
đổi niên hiệu là Thuận Thiên, dựng quốc hiệu là Đại Việt, đóng đô ở Đông
Kinh, tức là thành Thăng Long. Vì Thanh Hóa có Tây Đô, cho nên gọi thành
Thăng Long là Đông Kinh".
Năm 1831, vua Minh Mạng lập tỉnh Hà Nội. Nghĩa của từ Hà Nội là nằm giữa
hai con sông, sông Hồng và sông Đáy.
Từ năm 1887 - 1945, Hà Nội là thủ phủ của Đông Dương thuộc Pháp.
Năm 1945, Hà Nội là nơi làm việc của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa.
Ngày 2-7-1976, Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam.
Hà Nội trong lịch sử còn có các tên là Phụng Thành (thế kỷ 16, Hà Nội có tên
phủ Phụng Thiên); Bắc Thành (thời Tây Sơn), Long Thành, Hà Thành, Thành
Hoàng Diệu (tên gọi thời kháng chiến chống thực dân Pháp để nêu cao khí tiết
yêu nước)
Với văn hiến nổi bật, với những đóng góp lớn lao cho nhân loại, Hà Nội được
ngợi ca là thủ đô của phẩm giá con người, là thành phố vì hòa bình.