Địa lí tỉnh Cà Mau - Địa lý
tỉnh Cà Mau
Diện tích : 5.201,5 km2 (năm 2003)
Dân số : 1.219,4 nghìn người (năm 2005)
Tỉnh lị : thành phố Cà Mau
Mã điện thoại : 0780
Biển số xe : 69
Vị trí địa lý: Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, nằm ở
8030’ đến 9033’ vĩ độ Bắc và 104043’ đến 105024 kinh độ Đông. Hình dạng Cà
Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang,
phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển
Đông, phía Tây giáp với vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254 km.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.201,5 km2. Ngoài vùng đất liền, Cà Mau còn
có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và hòn Đá Bạc, diện tích các
đảo xấp xỉ 5 km2.
Dân số Cà Mau năm 2005 là 1.219,4 nghìn người, mật độ 234 người/km2. Có
20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, trong đó người Kinh chiếm
97,16%, người Kh’mer chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít
người khác.
Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch. Độ cao bình
quân 0,5m so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng mũi Cà mau bồi ra biển
trên 50m; bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch
Gốc bị xói lở, có nơi mỗi năm trên 20m.
Đơn vị hành chính tỉnh Cà Mau gồm 8 huyện và 1 thành phố trực thuộc tỉnh.
Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, cách thành
phố Hồ Chí Minh 370 km về hướng Tây Nam.
Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, chia 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5 độ C.
Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng
2.360mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo
hướng Tây – Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và
Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu
Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.
Thủy văn: chế độ thủy văn của hệ thống sông rạch chịu ảnh hưởng trực tiếp
triều quanh năm, với nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Phía ngoài cửa sông,
ảnh hưởng của thủy triều mạnh, càng vào sâu trong nội địa biên độ triều càng
giảm, vận tốc lan triều trên sông rạch nhỏ dần. Thông qua hệ thống sông ngòi,
kênh rạch nối liền nhau tạo thành những dòng chảy đan xen trong nội địa, hình
thành nên những vùng đất ngập nước và môi sinh rất đặc trưng, phù hợp cho
nuôi trồng thủy sản.
Tài nguyên thiên nhiên:
Tổng quỹ đất ở Cà Mau là 520.175 ha. Trong đó đất sử dụng vào mục đích
nông nghiệp chiếm 64,92%, đất lâm nghiệp chiếm 23,36%, đất chuyên dùng
chiếm 3,61%, đất ở chiếm 1,1%, đất chưa sử dụng và sông rạch chiếm 1,97%.
Đất ở Cà Mau được chia thành 3 nhóm chính là: đất nhiễm mặn, đất phèn và
đất than bùn.
Nước mưa là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy
sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt. Nguồn nước ngầm phân
chia thành 7 tầng chứa. Nước ngầm từ tầng II đến tầng VI thuộc nhóm nước
mềm không bị nhiễm mặn. Nguồn nước mặn là tài nguyên và lợi thế của tỉnh
để phát triển nuôi tôm, cá nước mặn, nước lợ và hệ sinh vật sinh thái ven biển.
Cà Mau có bờ biển dài 254 km. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và
quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích rộng 71.000
km2. Vùng biển Cà Mau là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có
trữ lượng lớn và đa dạng các loài hải sản, nhiều loại có giá trị kinh tế cao như
tôm, mực, ghẹ, cá hồng, cá sạo, cá thu, cá chim, cá mú… Vùng mặt nước ven
biển có khả năng nuôi các loại thủy sản như nghêu, sò huyết, tôm nước mặn
có giá trị xuất khẩu cao.
Theo kết quả điều tra năm 2004, diện tích đất có rừng ở Cà Mau là 97.187 ha,
bao gồm: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Rừng Cà Mau là
loại rừng ngập nước gồm rừng ngập mặn và rừng ngập lợ. Hệ sinh thái rừng
có nhiều loại động thực vật quý hiếm, năng suất sinh học cao, có giá trị nghiên
cứu khoa học và có ý nghĩa cân bằng sinh thái cho khu vực.
Tài nguyên khoáng sản ở Cà Mau không nhiều, chỉ có 2 loại có trữ lượng lớn
là dầu khí và than bùn.
TƯ LIỆU THAM KHẢO
VỀ CÀ MAU
Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp
tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp
biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An
Xuyên.
• Diện tích: 5.211 km²
• Diện tích rừng: 100.600 ha
• Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha
• Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha
• Diện tích vườn: 8.334 ha
• Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha
• Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển
Đông dài 104 km.
Công viên Tràm chim ở thành phố Cà Mau
Sông ngòi
Hệ thống sôngrạch chủ yếu
• Sông Bảy Háp đổ ra biển Tây dài hơn 50 km
• Sông Cửa Lớn dài 58 km
• Sông Ông Đốc dài hơn 60 km
• Sông Cái Tàu dài 43 km
• Sông Trẹm từ Cái Tàu đổ về Kiên Giang dài 36 km
• Sông Đầm Cùng dài khoảng 36 km
• Sông Bạch Ngưu chảy qua địa phận Cà Mau 30 km
• Sông Gành Hào dài 45 km từ trung tâm TP CM đổ ra biển Đông.
Ngoài ra, còn nhiều sông, rạch nối các hệ thống sông trên.
Hòn Đá Bạc ở biển Cà Mau
Dân số
Tổng số: 1.200.000 người. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230
người/km2 trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân
sốtrung bình1,6%/năm.
Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số.
Dân tộc
Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, gồm người Kinh chiếm
97,16%, [[người Khơ Me] chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít
người khác.
Lao động
Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó
lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm
50,83%dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn
chiếm 82% lực lượng lao động.
Các đơn vị hành chính
Cà Mau có 9 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố và 8 huyện:
• Thành phố Cà Mau
• Huyện Đầm Dơi
• Huyện Ngọc Hiển
• Huyện Cái Nước
• Huyện Trần Văn Thời
• Huyện U Minh
• Huyện Thới Bình
• Huyện Năm Căn
• Huyện Phú Tân
Tổng số thị trấn, xã, phường: 97, trong đó có 8 phường, 8 thị trấn và 81
xã.
Giao thông
• Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km
và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh
vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng.
• Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào,
sông Đốc, sông Trẹm rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp
vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh.
• Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã
được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và
Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu
cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng.
• Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống
cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung
đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận
lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng
như: Singapore,Indonesia, Malaysia Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua
cảng trên 10.000 tấn/năm.
Bưu chính viễn thông
Cà Mau có tổng đài đài vi ba số, dung lượng lớn và tổng đài điện tử kỹ thuật
số ở các huyện, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và thế giới, bình quân
100 dân có 4,5 máy điện thoại.
Kinh tế
Trung tâm thành phố Cà Mau
• Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷ
đồng
• GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006)
• Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện:
55% (năm 2002)
• Kim ngạch xuất khẩu 590 triệu USD (năm 2006)
• Sản lượng thủy sản: 277.500 tấn (năm 2006) đạt 580 triệu USD.
• Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006)
• Đàn gia súc: 211.184 con (năm 2001).
Các khu công nghiệp và chế xuất
Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn
dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 2,5 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một
đường ống dẫn khí dài 298 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–
3(thuộc vùng chồng lấn ( tiếng Anh: overlapping area) Việt Nam và Malaysia)
có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện
có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000
tấn/năm.
Giáo dục
Ngành giáo dục đào tạo của tỉnh Cà Mau những năm gần đây đã có bước phát
triển đáng kể. Số lượng học sinh các ngành học, cấp học đều tăng, nhất là bậc
trung học và loại hình giáo dục thường xuyên.
Y tế
Cà Mau có 9 bệnh viện, 17 phòng khám đa khoa khu vực. Công tác truyền
thông, giáo dục và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân thực hiện khá
tốt. Tỉnh đã trang bị thêm một số thiết bị y tế hiện đại cho các bệnh viện, trung
tâm y tế và trạm y tế xã.
Lịch sử
Dưới thời Việt Nam Cộng hoà tỉnh Cà Mau mang tên An Xuyên, còn tỉnh lỵ có
tên là Quản Long. Dân số tính đến năm 1971 là 279.113 người.
Tháng 2 năm 1976 tỉnh An Xuyên và một phần tỉnh Bạc Liêu (do Việt Nam
Cộng Hòa lập ra) hợp nhất thành tỉnh Minh Hải.
Từ năm 1997, Minh Hải được tách thành hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau, theo
Quyết định của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 10 ngày 6/11/1996. Khi đó tỉnh
Cà Mau mới chỉ có tổng cộng 6 huyện: Thới Bình, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời,
Cái Nước, Hồng Dân và U Minh
Những người Cà Mau nổi tiếng
Cà Mau là quê hương của Thủ tướngNguyễn Tấn Dũng, nhân vật hài nổi
tiếng Bác Ba Phi, các anh hùng cách mạng như Trần Văn Thời, Phan Ngọc
Hiển, MC nổi tiếng Việt Thảo, Hồng y Phạm Minh Mẫn
Những đặc sản Cà Mau
- Mắm lóc U Minh. - Ba khía Rạch Gốc (Ngọn Hiển). - Sò huyết Bãi Bồi (Ngọn
Hiển). - Tôm khô Bãi Háp (Năm Căn)