Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "Cách dùng số từ trong tục ngữ " ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.3 KB, 9 trang )




Báo cáo nghiên
cứu khoa học:


"Cách dùng số từ
trong tục ngữ "



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


13
Cách dùng số từ trong tục ngữ




Phan Thị Hà
(a)

















Tóm tắt. Bài báo này nghiên cứu cách sử dụng số từ trong tục ngữ, thể hiện ở ba
vấn đề chính: vị trí của số từ có thể đi trớc và sau danh từ để bổ sung ý nghĩa cho
danh từ; số từ có khả năng kết hợp với danh từ, động từ, tính từ, đại từ; số từ xuất
hiện trớc danh từ, động từ, tính từ, có thể qui về 5 mô hình điển hình.

1. Đặt vấn đề
Để khai thác, giải mã một văn bản,
chúng ta cần phải bám sát vào ngôn
ngữ tạo nên tác phẩm. Nhờ chính bản
thân ngôn ngữ mà ngời tiếp nhận văn
bản mới có cơ sở mã hoá mặt ngữ nghĩa,
hiểu đúng dụng ý của ngời nói. Số từ
trong tục ngữ có t cách là một tín hiệu
thẩm mĩ tạo nên cái đẹp cái hay cho
phát ngôn. Khi đi vào tục ngữ, số từ
không còn là những con số khô khan
của toán học mà biến thành những con
số "biết nói". Nó thể hiện cái mạnh mẽ,
dứt khoát về t duy nhận thức, t duy
khoa học và góp phần không nhỏ để tạo
nên cách biểu đạt "lời ít ý nhiều" của
ông cha. Vì vậy, tìm hiểu cách sử dụng

số từ trong tục ngữ là một việc làm
thiết thực. Tuy nhiên, những công
trình, đề tài đi sâu tìm hiểu việc sử
dụng số từ trong tục ngữ cha nhiều mà
nhìn chung chỉ có từng phần nhỏ ở một
số bài nghiên cứu có liên quan đến số từ
nh [2, tr.127-130; 3, tr.35; 7, tr.90-
103]. Đó là lí do để bài viết của chúng
tôi đi vào tìm hiểu cách sử dụng số từ
để tạo nên giá trị ngữ nghĩa trong tục
ngữ.
2. Cách sử dụng số từ trong tục
ngữ
2.1. Vị trí xuất hiện của số từ trong
tục ngữ
Số từ trong tục ngữ có thể đứng ở
nhiều vị trí khác nhau: đầu câu, giữa
câu hay cuối câu: Một cái tóc, một cái
tội; Buôn có một, bán có mời; Đòi nợ
tháng ba, đốt nhà tháng tám; Hai vợ
chồng son, đẻ một con thành bốn. Số từ
không chỉ xuất hiện một lợt mà có thể
xuất hiện hai hay hơn hai lợt trong
một câu tục ngữ ngắn gọn có khi chỉ
bốn chữ (Nhất vợ, nhì trời)
2.2. Khả năng kết hợp của số từ
Tuy tục ngữ có tính ngắn gọn, hàm
súc nhng số từ xuất hiện trong tục ngữ
với số lợng khá lớn, chiếm tỷ lệ 12,1 %
trong tổng số các từ loại nói chung. Số

từ có khả năng kết hợp với một số từ
loại sau đây:
a. Khả năng kết hợp với danh từ
Số từ là từ loại có khả năng kết hợp
phổ biến trớc danh từ, nh: Hai cha
con theo bậc dốc bớc xuống đồi, đến
mặt đờng nhìn lên không thấy ngời
con trai đứng đó nữa (Nguyễn Thành
Long, Lặng lẽ Sa Pa). Điều này cũng
đợc thể hiện rõ trong tục ngữ, số từ có
thể kết hợp trớc danh từ tổng hợp
cũng nh các tiểu loại khác của danh từ
để hạn định ý nghĩa số lợng cho danh


Nhận bài ngày 15/10/2008. Sửa chữa xong 07/11/2008.




Phan Thị Hà Cách dùng số từ trong tục ngữ, TR. 13-20


14
từ đó: Hai vợ chồng son, đẻ một con
thành bốn (DT tổng hợp); Ba năm ở với
ngời đần, chẳng bằng một lúc đứng
gần ngời khôn (DT thời gian); Một con
tôm có chật gì sông, một cái lông có chật
gì lỗ (DT chỉ loại); Ăn tám lạng, trả nửa

cân (DT đơn vị). Có bệnh bái tứ phơng,
không bệnh đồng hơng không mất (DT
chỉ vị trí); Năm ngón tay, có ngón dài,
ngón ngắn (DT chỉ bộ phận cơ thể
ngời); Một mẹ nuôi chín mời con, chín
mời con không nuôi đợc một mẹ (DT
chỉ ngời); Nhất duyên, nhì phận, tam
phong thổ. (DT trừu tợng); Thứ nhất
thiên tai, thứ hai hoả hoạn (DT chỉ thời
tiết); Nhất nớc, nhì phân, tam cần, tứ
giống (DT chỉ chất liệu); Trăm trâu
cũng một công chăn; Một chạch không
đầy đồng (DT chỉ động vật).
Ngoài ra, ta có thể gặp số từ đứng
sau danh từ trong các kết hợp có tính
ổn định: Trai con một thì lấy, gái con
một thì đừng (chỉ xuất hiện trong
trờng hợp con một mà không có con
hai hay con ba).
b. Khả năng kết hợp với động từ
Trong tục ngữ, số từ kết hợp với
động từ để nêu lên những sự nhận xét
về cách thức ứng xử của con ngời trong
xã hội: Chín nhịn, mời ăn; Một mất,
mời ngờ; Trăm nghe không bằng một
thấy. Lúc này, ý nghĩa của động từ đợc
chuyển hóa giống danh từ do khả năng
kết hợp sau số từ (Trăm nghe không
bằng một thấy). Ngoài ra, số từ có khả
năng kết hợp với động từ nhng đứng

sau động từ: Ông thầy ăn một, bà cốt ăn
hai; Buôn có một, bán có mời; Khách
ăn ba, chủ nhà ăn bảy. Trong những
câu tục ngữ này, ý nghĩa nhấn mạnh
thờng rơi vào vế đứng sau, cái phụ
nhiều hơn cái chính.
c. Khả năng kết hợp với tính từ
Số từ có khả năng kết hợp trớc
tính từ để nêu lên sự đánh giá đặc điểm
của sự vật,đối tợng, nh: Dù đẹp tám
vạn nghìn t, mà chẳng có nết cũng h
một đời Với kết hợp này thì ý nghĩa
của số từ tơng đơng các phụ từ mức
độ để chỉ ý nghĩa là nhiều, rất. Nếu
thiếu nết thì dù rất đẹp thì cha ông ta
cũng xem là không có giá trị. Hoặc số từ
thứ tự có khả năng kết hợp với tính từ
theo quan hệ đề thuyết: Nhất // cận
thị, nhị // cận giang; Nhất // lé, nhì//
lùn.
d. Khả năng kết hợp với động từ có
phó từ đi kèm
Trong tiếng Việt, phó từ chuyên đi
kèm phía trớc và sau động - tính từ
mà không đi liền với số từ. ở tục ngữ, ta
thấy số từ kết hợp với động từ mà trớc
động từ có phó từ chỉ thời gian, phó từ
phủ định: Bảy mơi cha đui cha què,
chớ khoe rằng tốt; Bốn chín cha qua,
năm ba đã tới.

Hoặc số từ đứng sau phó từ ở phần
Thuyết: Phúc// chẳng hai, tai //
chẳng một.
Từ sự xuất hiện của số từ xuất hiện
với các từ loại đứng trớc và sau nó,
chúng tôi rút ra đợc những nhận xét
sau:
- Số từ trong tục ngữ có khả năng
kết hợp với nhiều từ loại khác nhau. Nó
còn có thể kết hợp đợc với nhiều tiểu
loại của cùng một từ loại, đó là kết hợp
đợc với 11 tiểu loại của danh từ.
- Số từ kết hợp với các yếu tố khác
(phần lớn là thực từ) có quan hệ ngữ



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


15
pháp, ngữ nghĩa khá rõ ràng, cụ thể, dễ
hiểu, dễ hình dung. Đặc biệt, nhờ kết
hợp với số từ mà trong tục ngữ có hiện
tợng chuyển hoá từ loại:
* Danh từ chỉ đồ dùng, vật dụng
của nghề nông chuyển hoá thành danh
từ chỉ đơn vị tính toán, đo lờng nh:
chén (Thí một chén nớc, phớc chất
bằng non), bát (Một bát cơm cha bằng

ba bát cơm rể; Một bát cơm rang bằng
sàng cơm thổi), đọi (Một lời nói, một đọi
máu), gánh (Một miếng lộc thánh bằng
một gánh lộc trần), sàng (Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn), giành, sọt
(Gái rở một giành, gái lành một sọt),
niêu, lọ (Giàu một lọ, khó một niêu), nồi
(Vét nồi ba mơi cũng đầy niêu mốt),
kho, nang (Một kho vàng bằng một
nang chữ), thng, đấu (Một thng cũng
vào một đấu), nong (Một nong tằm là
năm nong kén, một nong kén là chín
nong tơ), bồ (Nam mô một bồ dao găm).
* Động từ chỉ hoạt động tập hợp các
cá thể thành một chỉnh thể chuyển hoá
thành danh từ chỉ đơn vị mang ý nghĩa
tập hợp nh: nắm (Mỗi ngời một nắm
thời đắm đò ông), nạm (Một nạm gió
bằng một bó chèo), bó, nén (Con giàu
một bó, con khó một nén), gói (Một
miếng khi đói bằng một gói khi no),
gánh (Một gánh vàng một nang chữ).
Nh vậy, số từ có vai trò chuyển
hóa một danh từ chỉ vật thành danh từ
đơn vị hoặc chuyển hóa một động từ
thành danh từ đơn vị. Sự chuyển hoá
trên cũng thể hiện đợc lối t duy dân
gian chất phác, cụ thể mà biến hoá linh
hoạt của ngời Việt.
Một điều thú vị nữa là trong tục

ngữ, để thể hiện ý nghĩa nhân lên về số
lợng, về mức độ, ngời ta không cần
đến các phó từ chỉ mức độ cao nh rất,
quá, lắm mà sử dụng sự kết hợp số từ
với các danh từ chỉ đơn vị biểu trng số
nhiều. Sự kết hợp nh vậy đem đến
những kiểu nói có vẻ phi lôgic về mặt
toán học nhng lại thể hiện một cách
nhìn độc đáo về đối tợng (Một đêm
nằm, một năm ở; Một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ; Một kẻ đứng đàng cả làng
nhắm mắt; Một ngôi sao, một ao nớc).
Mặt khác, số từ còn giữ một vai trò
nữa là tạo khả năng kết hợp sáng tạo
cho các danh từ khác, mà nhìn bề ngoài
có vẻ phi logic song lại hợp lý khi ngời
nói hớng đến một nhận thức nào đó. Ví
dụ: - Một nạm gió bằng một bó chèo.
Trong thực tế, nạm không thể dùng để
đo gió vì nạm là danh từ đơn vị chỉ một
lợng vật chất rời có thể nắm bằng bàn
tay, và gió là không khí. Chúng thuộc
hai phạm trù khác hẳn và không ai có
thể lấy tay để nhốt gió. ở đây, với số từ
một phía trớc, câu tục ngữ đã kết hợp
đợc hai phạm trù ấy lại, đem đến một
kinh nghiệm của nghề sông nớc:
thuyền bề gặp gió sẽ thuận lợi rất nhiều
so với sức ngời bỏ ra chèo lấy.
Điều đáng nói là khi số từ kết hợp

với yếu tố khác thì làm cho các yếu tố
đó mang nghĩa mới khác với nghĩa vốn
có của nó và làm cho cả câu tục ngữ
mang nghĩa gián tiếp để diễn đạt trọn
vẹn một nội dung, dụng ý của ngời nói.
Lúc đó, số từ không còn để chỉ lợng
hay thứ tự mà mang nghĩa biểu trng.
Ví dụ: - Một tiền gà, ba tiền thóc.
Khi số từ một kết hợp với tiền gà và
số từ ba kết hợp với tiền thóc tạo nên
cấu trúc sóng đôi thì tiền gà, tiền thóc ở



Phan Thị Hà Cách dùng số từ trong tục ngữ, TR. 13-20


16
đây không còn là danh từ chỉ tiền tệ
dùng để tính toán nữa mà đã chuyển
sang nghĩa khác. Tiền gà: chi phí cho
việc chính; tiền thóc: chi phí cho việc
phụ. Nghĩa của cả câu này là: chi phí
cho việc phụ tốn kém hơn cả việc chính.
Lúc này số từ một và ba không phải chỉ
một số lợng cụ thể mà nó chỉ sự đối lập
giữa ít và nhiều.
3. Các mô hình kết hợp điển
hình của số từ trong tục ngữ
Nh chúng ta đã biết: trong một

câu tục ngữ, số từ có thể xuất hiện một
lợt, hai lợt hay hơn hai lợt và mỗi
câu ấy đều chứa đựng một nội dung ngữ
nghĩa nào đó. Có những cách kết hợp
của số từ thể hiện đợc dụng ý của
ngời nói. Sau đây là các dạng xuất
hiện với một số mô hình tiêu biểu:
(1) - Số từ xuất hiện một lợt: Thí
một chén nớc, phớc chất đầy non;
Trăm hay xoay vào lòng.
(2) - Cùng một loại số từ xuất hiện
sóng đôi hay sóng ba: Đi một ngày
đàng, học một sàng khôn; Có tiền chán
vạn ngời hầu, có bấc có dầu chán vạn
kẻ khêu.
(3)- Số từ tăng dần theo thứ tự,
trình tự: Nhất tội, nhì nợ; Nhất duyên,
nhì phận, tam phong thổ; Nhất nớc,
nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Số từ tăng không theo thứ tự,
trình tự: Ba tháng biết lẫy, bảy tháng
biết bò, chín tháng lò dò biết đi; Một
miệng kín, chín mời miệng hở.
(4)- Số từ giảm dần theo thứ tự,
trình tự: Hai thóc mới đợc một gạo;
Quan hai, lại một; Phúc chẳng hai, tai
chẳng một.
- Số từ giảm không theo thứ tự,
trình tự: Chín đụn chẳng coi, một nồi
chẳng có; Trăm cái đấm không bằng

một cái đạp.
(5)- Số từ vừa tăng vừa giảm: Hai
vợ chồng son, đẻ một con thành bốn.
ở dạng <1>, số từ xuất hiện thành
cặp sóng đôi không phải với số từ có vỏ
ngữ âm đồng nhất mà với các danh từ
chỉ đơn vị (DTĐV).
Mô hình 1:


Theo dạng mô hình này, ta có các ví
dụ:
- Một giọt máu đào hơn ao nớc lã.
- Một ngời biết lo bằng kho ngời
hay làm.
- Một cây mít bằng sào ruộng.
- Một nghề thì sống, đống nghề thì
chết.
Trong các câu trên, Một biểu trng
cho số lợng ít nhng lại đợc đặt
ngang hàng với các từ chỉ đơn vị thuộc
phạm trù biểu trng cho số lợng
nhiều: ao, kho, sào, đống cho nên,
điều mà ngời nói muốn nhấn mạnh rơi
vào con số một (ít) / nhiều: một giọt /
ao (máu đào / nớc lã) là đề cao quan
hệ cùng huyết thống; một ngời / kho
ngời (biết lo / hay làm) là đề cao ngời
biết lo liệu, biết tổ chức công việc làm
ăn, có nghĩa là đề cao giá trị của trí tuệ.

ở dạng <2>, ta có cặp từ một và một
luôn xuất hiện thành cặp sóng đôi.
Mô hình 2 a:


Hay:

Một A, một B

A một B, C một D

Một A, DTĐV B




trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


17
Ta có các ví dụ:
- Một ngôi sao, một ao nớc.
- Một nạm gió bằng một bó chèo.
- Của một đồng, công một nén.
- Sai một ly, đi một dặm.
ở dạng <2b>, ta có cặp từ ba và ba
luôn xuất hiện thành cặp sóng đôi.
Mô hình 2b:
Ba A, ba B
Hay:

A ba B, C ba D
Ví dụ:
- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.
- Bạc ba quan tha hồ mở bát, cháo
ba đồng chê đắt không ăn.
- Chó ba quanh mới nằm, ngời ba
năm mới nói.
ở dạng <3>, ta bắt gặp kiểu cấu
trúc so sánh thứ bậc, có số từ tăng dần
theo mức độ cần thiết từ thấp đến cao.
Mô hình 3:






Số từ xuất hiện tăng dần theo thứ
tự, trình tự phản ánh sự sắp xếp một
cách lôgich của ngời Việt: Nhất cận
thị, nhị cận giang; Nhất canh trì, nhị
canh viên, tam canh điền; Nhất mẹ, nhì
cha, thứ ba bà ngoại; Nhất nớc, nhì
phân, tam cần, tứ giống. Trong cấu trúc
so sánh này, cái quan trọng đợc nói
trớc, đợc đặt lên hàng đầu và đợc
khẳng định ở số từ một. Nh vậy, điều
mà tác giả dân gian muốn nhấn mạnh
là yếu tố đứng sau con số một.
Tuy nhiên, vẫn có những trờng

hợp số từ xuất hiện theo thứ tự, trình tự
chỉ mang tính chất ớc lệ, nghĩa là
ngời sáng tác quan tâm đến vần vè
nhiều hơn là thứ tự về mức độ quan
trọng của đối tợng đợc liệt kê. Ví dụ:
Câu nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò
thì thứ ba học trò chủ yếu ví học trò
nghịch ngợm tinh quái, nh ma quỷ chứ
không phải trong dãy liệt kê đó, học trò
đứng sau ma và quỷ. Hay câu: Nhất bò
tái, nhì gái đơng tơ cũng không có sự
phân biệt về thứ tự. Theo quan niệm
của ngời nói thì thịt bò tái hay gái
đơng tơ đều ngon lành, hấp dẫn nhng
một bên là cái ngon của cảm giác
thích thú về sự ăn uống, còn một bên là
cái ngon của cảm giác khoái trá về sự
chơi bời. Trong những trờng hợp này,
sự xuất hiện của số từ không có ý nghĩa
phân biệt về thứ tự, trình tự nhng nó
đóng vai trò quan trọng kết dính các
vế với nhau để diễn đạt trọn vẹn một
nội dung nào đó.
ở dạng <4> và dạng <5>, con số một
xuất hiện thành cặp sóng đôi với nhiều
số từ chỉ lợng (n là số từ lớn hơn một).
Mô hình 4 a:

Một A n B
Ta bắt gặp dạng cấu trúc này trong

các ví dụ:
- Một con sa bằng ba con đẻ.
- Một lần ngại tốn, bốn lần chẳng
xong.
- Một nong tằm là năm nong kén,
một nong kén là chín nong tơ.
- Một con cháu, ngã sáu ngời dng.
- Một lời nói dối, sám hối bảy ngày.
Nhất A, nhì B

Thứ nhất A, thứ nhì B




Phan Thị Hà Cách dùng số từ trong tục ngữ, TR. 13-20


18
- Một miệng kín, chín mời miệng
hở.
- Một ngời cời, mời ngời khóc.
- Một ngày vãi chài bằng mời hai
ngày phơi lới.
- Một tiếng trống gióng nghìn quân.
Cấu trúc cân đối Một A n B tạo cho
cặp số từ mang ý nghĩa biểu trng - ý
nghĩa đối lập ít và nhiều, chứ không
đồng nhất với ý nghĩa chỉ lợng của
chúng. Với những câu này, ý nghĩa

nhấn mạnh rơi vào vế thứ nhất, hay nói
một cách khác là nói đến vai trò, tầm
quan trọng của vế thứ nhất.
Đặc biệt việc dùng số từ trong tục
ngữ đa lại nhiều điều thú vị, độc đáo
về cách so sánh của ngời Việt.
Mô hình 4b:
Một A bằng một B
Ta có các ví dụ:
- Một miếng khi đói bằng một gói
khi no.
- Một miếng giữa làng bằng một
sàng xó bếp.
- Một miếng lộc thánh bằng một
gánh lộc trần.
Trong những trờng hợp trên, thoạt
nhìn có vẻ nh A bằng B khi A, B đều
có số từ một kết hợp đằng trớc và có
chữ bằng ở giữa hai vế. Nhng ở đây, B
là danh từ chỉ đơn vị: gói, sàng, gánh
hơn hẳn A về lợng. Nh vậy, nếu xét
theo cái nhìn của toán học thì một B
phải lớn hơn một A. Song tục ngữ lại
đặt chúng ngang hàng với nhau và điều
mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ,
gửi gắm chính nằm ở vế một A. Do đó,
có thể nói cái bằng trong tục ngữ là cái
bằng của nghệ thuật ngoa dụ, nói bằng
mà nhiều khi không bằng là vậy.
Cũng thuộc nhóm so sánh bằng

nhng thực chất tác giả dân gian lại
khẳng định vai trò của vế có một đứng
đầu câu
Mô hình 4c:
Một A bằng ba B
ở dạng kết cấu này, vế muốn nhấn
mạnh thờng nằm ở một A, còn bằng ở
đây không hẳn là sự ngang bằng về số
lợng, mà nhiều khi đó là sự ngang
bằng về tính chất nh:
Về lợi ích: Một năm chăn tằm bằng
ba năm làm ruộng.
Về giá trị: Một sào nhà là ba sào
đồng; Một mẹ già bằng ba đứa ở; Một
ngời siêng bằng ba ngời nhác.
Về sự vất vả, tốn kém: Một lần dọn
nhà bằng ba lần cháy.
Về sức lực: Một con sa bằng ba con
đẻ.
Với cấu trúc so sánh trên, các số từ
không còn là một con số xác định nữa
mà là con số biểu trng hàm nghĩa chỉ
số nhiều và điều đợc nhấn mạnh lại
rơi vào vế có con số một.
Khi tục ngữ nói đến cái bằng thì nó
cũng nói đến cái không bằng:
Mô hình 4d:

Một A không bằng một B
Ví dụ:

- Lợn đói một năm không bằng tằm
đói một bữa.
- Một kho vàng không bằng một
nang chữ.
Trong thực tế, A lớn hơn B (năm lớn
hơn bữa; kho lớn hơn nong). Nếu theo
cái nhìn toán học thì một A lớn hơn một



trờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 4b-2008


19
B. Còn tục ngữ cho ngợc lại một A nhỏ
hơn một B để khẳng định vế một B.
Mô hình 4 đ:
Ba A không bằng một B
Ta có các ví dụ:
- Chăn lợn ba năm không bằng
chăn tằm một lứa.
- Ba tháng trông cây chẳng bằng
một ngày trông quả.
- Ba năm ở với ngời đần, chẳng
bằng lúc ở gần ngời khôn.
Mô hình 4e:
Trăm A không bằng một B
Ví dụ:
- Trăm nghe không bằng một thấy.
- Trăm ông chú không bằng một mụ

bà cô.
- Trăm đom đóm chẳng bằng một bó
đuốc.
- Trăm ông sao chẳng bằng một ông
trăng.
- Trăm cái đấm không bằng một cái
đạp.
Với hai mô hình trên, mặc dù vế
một có số từ chỉ số lợng lớn hơn vế hai
thậm chí lớn hơn rất nhiều là trăm.
nhng vế hai vẫn đợc nhấn mạnh.
Nh vậy, kinh nghiệm đợc đúc rút dồn
ở số từ có con số thấp nhất là một.
Ví dụ:
- Trăm đom đóm chẳng bằng một bó
đuốc. > ý nói chất lợng quý hơn số
lợng.
- Trăm nghe không bằng một thấy.
> ý nói chứng kiến tận mắt, biết chắc
chắn, rõ ràng, cụ thể hơn nghe qua
nhiều ngời khác nói.
Nh vậy, với mô hình trên thì ý
nghĩa mà câu tục ngữ muốn gửi đến
ngời nghe lại nhấn mạnh, lại rơi vào
vế thứ hai.
Dạng (5) có số từ đợc sử dụng
thành cặp để biểu thị ý nghĩa vừa tăng
vừa giảm:
Mô hình 5
Hai A một B bốn C

Dạng mô hình này xuất hiện rất
hạn chế. Trong kho tàng tục ngữ, chúng
tôi chỉ gặp một ví dụ: Hai vợ chồng son,
đẻ một con thành bốn.
4. Kết luận
Tóm lại, không bị hạn chế về vị trí
đứng, số từ trong tục ngữ có thể kết hợp
linh hoạt với nhiều từ loại, tiểu từ loại
khác nhau (chủ yếu là thực từ) đã đem
đến nhiều mô hình cấu trúc sóng đôi
cân đối, hài hoà. Đặc biệt, chúng còn
tạo ra nhiều kiểu kết hợp sáng tạo, mới
mẻ làm "vừa lòng" ngời tiếp nhận. Đây
cũng là một trong những truyền thống
Ngữ văn tiêu biểu của ngời Việt: a sự
đối xứng, nhịp nhàng, thích nói cụ thể
bằng những con số. Những điều tục ngữ
muốn khẳng định, nhấn mạnh hay gửi
gắm thờng rơi vào số từ chỉ lợng
thấp, tập trung nhất vào con số Một.
Cùng với các yếu tố khác, số từ là
phơng tiện góp phần hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ biểu trng của tục ngữ.
Muốn hiểu đúng, hiểu sâu những phát
ngôn tục ngữ ấy, ngời nghe cần phải có
sự nhạy cảm với hiện thực khách quan,
với kinh nghiệm thực tế.
Để biểu thị sự so sánh giữa hai vế,
bên cạnh việc sử dụng các từ so sánh
quen thuộc nh bằng, chẳng bằng, hơn,

tục ngữ còn sử dụng các con số, các từ
chỉ đơn vị, các danh từ chỉ vật chuyển
loại thành danh từ đơn vị là một nét độc
đáo mà chỉ riêng tục ngữ Việt mới có
đặc trng này.



Phan Thị Hà Cách dùng số từ trong tục ngữ, TR. 13-20


20


Tài liệu tham khảo

[1] Trần Thị An - Nguyễn Thị Huế, Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2001.
[2] Nguyễn Văn Chiến, Tiến tới xác lập vốn từ vựng văn hóa Việt, NXB KHXH, Hà
Nội, 2001.
[3] Phan Thị Đào, Tìm hiểu thi pháp tục ngữ Việt Nam, NXB Thuận Hoá, Huế, 2001.
[4] Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,
2001.
[5] Nguyễn Thái Hoà, Tục ngữ Việt Nam - Cấu trúc và thi pháp, NXB Giáo dục, Hà
Nội, 1997.
[6] Nguyễn Lân, Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, 1997.
[8] Đỗ Thị Kim Liên, Tục ngữ Việt Nam dới góc nhìn ngữ nghĩa - ngữ dụng, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
[9] Lê Trờng Phát, Thi pháp văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2001.



Summary

The usage of numbers in Vietnamese proverbs


In this article, we studied the usage of numbers in Vietnamese proverbs reflected in
three main issues: place of members in sentences: they can stand before or after the
nouns; the numbers can combine with nouns, verbs, adjectives and pronouns; the
members with stand before nouns, verbs and adjectives can be classified into 5
typical models.

(a)
Cao học 14, chuyên ngành lý luận ngôn ngữ, trờng đại học Vinh.

×