Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4: Ôn bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.23 KB, 5 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 27


Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 27: Ôn bài hát: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN
TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 7

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hát thuộc và truyền cảm bài Chú voi con ở
Bản Đôn
- Kĩ năng: Học sinh biết biểu diễn bài hát.
Trình bày bài hát bằng hình thức đơn ca, song ca, tốp
ca.
Học sinh đọc đúng nhạc và hát lời ca bài TĐN Đồng
lúa bên sông
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát: Chú voi con ở Bản Đôn
- Nhạc cụ gõ đệm, máy hát, băng đĩa bài hát.
- Bảng phụ có chép bài TĐN số 7
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Phần mở đầu (5’):
- Gọi vài học sinh hát lại Chú voi con ở Bản Đôn, vỗ tay theo tiết tấu
hoặc theo phách.
- Bài Chú voi con ở Bản Đôn là sáng tác của ai? (là sáng tác của
Phạm Tuyên)
- Nhận xét, cho điểm học sinh.


- Giới thiệu nội dung tiết học: Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại bài hát
“Chú voi con ở Bản Đôn”, học bài tập đọc nhạc số 7: Đồng lúa bên sông
B. Phần hoạt động (25’):
1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” (10’):
- Mục tiêu: Học sinh biết hát bài hát và kết hợp gõ đệm theo phách, tiết
tấu, nhịp.
Tập biểu diễn bài hát.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 27


Máy hát, thanh gõ đệm (nếu có).

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
 Phương pháp: Làm mẫu, đàm
thoại và luyện tập
a) Ôn bài hát Chú voi con ở Bản
Đôn:
Bài hát Chú voi con ở Bản Đôn
do ai sáng tác?
Giáo viên mở đĩa nhạc cho học
sinh nghe lại bài hát “Chú voi con ở
Bản Đôn”.
Cho học sinh hát đồng ca bài
hát 2 lần.
Gọi vài học sinh hát lại bài hát
Nhận xét và sửa lỗi.
Tập kĩ năng hát lĩnh xướng và
hoà giọng
Lời 1: Học sinh lĩnh xướng

Chú voi con…ham chơi, vừa hát
vừa gõ đệm theo phách. Phần tiếp
theo, cả lớp hát hoà giọng, vừa hát
vừa gõ đệm theo tiết tấu.
Lời 2: Cách hát như lời 1
Giáo viên hướng dẫn học sinh
trình bày bài hát kết hợp vận động
theo nhạc.
Trình bày bài hát trước lớp với
các hình thức: đơn ca, song ca, tam
ca, tốp ca.
 Hình thức: cá nhân, cả lớp,
nhóm


Lắng nghe.

Làm theo hướng dẫn của giáo
viên.

Cả lớp hát
1-3 học sinh hát.

Các nhóm hát





Làm theo hướng dẫn của giáo

viên

Học sinh trình bày bài hát


2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc số 7 (15’):
- Mục tiêu: Đọc đúng cao độ, trường độ và ghép lời bài TĐN số 7
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, Nhạc cụ gõ đệm
Bảng phụ viết bài tập đọc nhạc số 7.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 27


 Phương pháp: Trực quan, đàm
thoại và luyện tập
a) Giới thiệu bài TĐN số 7:
Tên bài tập đọc nhạc số 7: Đồng
lúa bên sông
Giáo viên treo bài TĐN số 6 lên
bảng.
Bài TĐN số 6 được viết theo nhịp
2/4, mỗi ô nhịp có 2 phách.
b) Luyện tập cao độ bài TĐN:
Yêu cầu học sinh quan sát và nói
trong bài có những nốt nhạc gì?
Kết luận: Bài TĐN này có 5 nốt:
Đồ – Rê – Mi – Son – La
Nêu nốt cao nhất và thấp nhất
trong bài?

Treo khuông nhạc với 5 nốt: Đồ –
Rê – Mi – Son – La
Hướng dẫn học sinh luyện đọc
cao độ theo 3 bước sau :
- Bước 1: Học sinh nói tên trên
khuông theo tay chỉ của giáo
viên.
- Bước 2: Giáo viên đọc mẫu 5
âm.
- Bước 3: Giáo viên chỉ nốt trên
khuông cho học sinh đọc đúng
cao độ.
Ví dụ: Cho học sinh đọc cao độ đi từ
cao xuống thấp và ngược lại, sau đó
đọc cao độ theo cặp 2 âm Đô Rê, Rê
Mi, Mi Son, Son La
Lắng nghe và sửa sai cho học
sinh
Yêu cầu học sinh nhìn vào bài
TĐN và đọc tên hình nốt nhạc có
 Hình thức: cá nhân, cả lớp,
nhóm


Lắng nghe.

Quan sát




1-2 học sinh trả lời.



Nốt cao nhất: La, nốt thấp
nhất: Đồ


Thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên.









1-2 học sinh đọc.

Hình nốt đen, nốt trắng, nốt
móc đơn

Học sinh vừa đọc tên nốt vừa
gõ theo tiết tấu được nghe.
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 27


trong bài TĐN.

Trong bài có những hình nốt nhạc
nào?
c) Tập tiết tấu bài TĐN:
Giáo viên cho học sinh thực hành
gõ thanh phách nhiều lần:

Đen đơn đơn tr
ắng
đen đơn đơn trắng
Cho học sinh tập gõ theo tiết tấu
trên theo cách như sau: Trong mỗi ô
nhịp, tay phải gõ nốt thứ nhất và thứ
hai, tay trái gõ nốt thứ ba. Liên tục
lặp lại như vậy đến hết bài.
Hướng dẫn học sinh làm quen
với bài TĐN số 7 theo 4 bước sau:
- Bước 1: Học sinh nói tên nốt.
- Bước 2: Vỗ tay hoặc gõ tiết tấu
của bài
- Bước 3: Đọc kết hợp cả cao độ
và hình tiết tấu.
- Bước 4: Học sinh tự ghép lời
ca.
Chú ý: Thực hiện các bước trên với
từng khuông nhạc.
Gọi vài học sinh đọc lại cả bài,
các học sinh khác nhẩm theo.
Chia lớp thành 2 nhóm và quy
định:
- Lần 1: Nhóm A đọc nhạc

đồng thời nhóm B ghép lời.
- Lần 2: Nhóm B đọc nhạc
đồng thời nhóm A ghép lời.
Chỉ định 1-2 học sinh hát lời bài
TĐN.
Bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài.



Lắng nghe



Thực hiện theo hướng dẫn
của giáo viên.







1-2 học sinh đọc.






1-2 học sinh hát lời.

Cả lớp hát lời.
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 27


Lắng nghe và sửa sai cho học
sinh.


C. Phần kết thúc: (5’)
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” và vỗ tay theo
phách.
- Yêu cầu học sinh hát lại và gõ đệm theo phách bài TĐN số 7
- Dặn học sinh ôn lại bài hát “Chú voi con ở Bản Đôn” và ôn lại bài
TĐN số 7.

NHẬN XÉT TIẾT DẠY:


RÚT KINH NGHIỆM:



Ngày………tháng………Năm………….
Ngày………tháng………Năm………….
Khối trưởng Ban giám
hiệu

×