Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4: Ôn 2 bài: EM YÊU HOÀ BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.05 KB, 6 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7



Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 7: Ôn 2 bài: EM YÊU HOÀ BÌNH, BẠN ƠI LẮNG NGHE
ÔN BÀI TĐN SỐ 1

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hát tốt 2 bài hát
Biết đọc bài TĐN số 1 – Son La Son.
- Kĩ năng: Thuộc lời và biểu diễn thuần thục từng bài.
Đọc được cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La, phân
biệt tương quan trường độ nốt trắng, nốt đen, nốt móc
đơn.
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác 2 bài hát: Em yêu hòa bình, Bạn ơi lắng nghe.
- Bảng phụ chép sẳn 2 bài hát, bài TĐN số 1 – Son La Son.
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Phần mở đầu (3’):
- Bát nhịp cho cả lớp hát bài “Bài ca đi học”
- Giới thiệu nội dung tiết học.
B. Phần hoạt động (30’):
1. Hoạt động1: Ôn tập 2 bài hát “Em yêu hoà bình” và “Bạn ơi lắng
nghe” (20’):


- Mục tiêu: Học sinh hát tốt 2 bài hát
Thuộc lời và biểu diễn thuần thục từng bài.
- Phương pháp: Đàm thoại, trò chơi, làm mẫu và luyện tập theo nhóm,
cả lớp, cá nhân.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, thanh gõ đệm (nếu
có).

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7



a) Ôn bài hát Em yêu hoà bình:
Giáo viên gõ tiết tấu sau 2-3 lần:




Gọi học sinh gõ lại tiết tấu.
Các em có nhận ra đó là tiết tấu
của câu hát trong bài hát nào đã học?
Ai là tác giả của bài hát Em yêu
hoà bình ?

Gọi 1 học sinh hát lại bài hát này.

Giáo viên hướng dẫn để học sinh
trình bày bài hát theo trình tự:

- Hát cả bài.
- Hát nhắc lại từ câu 5 đến hết bài.
- Hát nhắc lại lại câu 8 lần nữa.
Giáo viên chỉ định từng tổ trình
bày, sửa cho học sinh những chỗ hát
chưa đúng.
Hướng dẫn học sinh hát lĩnh
xướng:
- Đoạn a: Một học sinh nữ lĩnh
xướng câu 1-2, một học sinh nam
lĩnh xướng câu 3-4, vừa hát vừa gõ
đệm theo phách.
- Đoạn b: Cả lớp hát đồng thanh từ
câu 5 đến câu 8.
Tổ chức trò chơi: “Tiếp sức ghép
tranh”:
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm
A và B
- Mỗi nhóm cử 4 học sinh lên
tham gia.
- Mỗi học sinh cầm 1 phần lần

Lắng nghe.


Học sinh thực hiện
lại tiết tấu.
Đó là câu: Em yêu
dòng sông hai bên bờ
xanh thắm trong bài Em

yêu hoà bình
Tác giả của bài hát
này là Nguyễn Đức
Toàn.
1 học sinh hát.
Thực hiện theo
hướng dẫn.




Các tổ trình bày.

Thực hiện theo
hướng dẫn của giáo
viên.




Tham gia trò chơi
theo hướng dẫn của giáo
viên.




Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7




lượt lên ghép
- Trong khi hai đầu chơi, ở dưới
sẽ hát bài hát “Em yêu hoà bình”,
đội nào ghép nhanh và đúng nhất thì
thắng.
Nhận xét và tổng kết trò chơi.
b) Ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe:
Bức tranh hai đội vừa ghép vẽ
cảnh gì?
Chúng ta đã học bài nào nói về
vùng đất Tây Nguyên?
Bài hát này là dân ca của dân tộc
nào?
Mời cả lớp đứng lên hát và múa
phụ hoạ theo bài hát.
Gọi 1 nhóm 3-4 học sinh lên biểu
diễn.
Hướng dẫn học sinh hát nhắc lại
như sau (hát nhắc lại các tiếng in
đậm):
Lời 1:
Câu 1: Hỡi bạn ơi cùng nhau lắng
nghe.
Câu 2: Tiếng dòng suối ngoài xa thì
thào.
Câu 3: Tiếng đàn cá vui đùa đáy cát.
Câu 4: Tiếng làn sóng trôi xuôi ào
ào.
Lời 2:

Câu 1: Hỡi bạn ơi dừng chân chút đi.
Câu 2: Có nhìn thấy đàn chim câu
xanh.
Câu 4: Cánh gọi nắng bay về rẫy lúa.
Câu 3: Lúa mừng nắng lúa reo rì rào.

Chia lớp thành hai nửa, nửa hát
trước nửa hát nhắc lại. Đổi lại cách



Bức tranh vẽ phong
cảnh Tây Nguyên.
Đó là bài hát “Bạn ơi
lắng nghe”

Bài hát là dân ca của
dân tộc Ba Na.


Học sinh biểu diễn.






Hai nhóm thực hiện
theo hướng dẫn của giáo
viên.

Học sinh tập kĩ năng
hát nhắc lại.

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7



trình bày.
Tập kĩ năng hát nhắc lại: Học
sinh nữ trình bày bài hát, vừa hát vừa
gõ đệm theo phách. Học sinh nam
hát nhắc lại và gõ đệm theo tiết tấu
các tiếng được hát nhắc lại.
Lắng nghe và sửa lỗi cho học
sinh.

2. Hoạt động 2: Ôn tập cao độ, tiết tấu và bài TĐN số 1 (10’):
- Mục tiêu: Biết đọc bài TĐN số 1 – Son La Son.
Đọc được cao độ các nốt Đô, Rê, Mi, Son, La, phân biệt
tương quan trường độ nốt trắng, nốt đen, nốt móc đơn.

- Phương pháp: Làm mẫu, trò chơi và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá
nhân.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Ôn tập cao độ các nốt Đô, Rê, Mi,
Son, La:

Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn
tập cao độ theo 3 bước như sau:
- Bước 1: Giáo viên đọc mẫu.
- Bước 2: Học sinh đọc
- Bước 3: tập ghép lời ca.
Cho học sinh luyện tập theo
nhóm, cả lớp, cá nhân.
b) Ôn bài tập tiết tấu (SGK/9):
Yêu cầu cả lớp đọc và gõ theo
tiết tấu sau:











Học sinh thực hiện
theo hướng dẫn của giáo
viên.







Cả lớp làm theo yêu
cầu của giáo viên


Tiết tấu chính của
bài hát Thật là hay
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7





Tiết tấu trên là tiết tấu chính của
bài hát nào?
Bắt nhịp cho cả lớp hát và gõ
theo tiết tấu bài hát Thật là hay.
c) Ôn bài TĐN số 1:
Treo bài TĐN số 1, yêu cầu 1
học sinh đọc lại tên nốt.
Yêu cầu cả lớp đọc cao độ,
trường độ và gõ theo tiết tấu của bài
TĐN số 1.
Tháo bài TĐN xuống, yêu cầu cả
lớp đọc lại một lần nữa.
Tổ chức trò chơi: “Gắn tên nốt
nhạc theo bài TĐN số 1”:
- Chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm
A và B
- Mỗi nhóm cử 3 học sinh lên
tham gia.

- Trong khi hai đội chơi, ở dưới sẽ
hát bài TĐN số 1 – Son La Son, đội
nào gắn nốt nhạc nhanh và đúng
nhất thì thắng.
Yêu cầu đội thắng hát lại bài
Son La Son.
Khuyến khích học sinh về nhà
nghĩ thêm lời mới cho bài TĐN số
1.


Cả lớp hát và gõ
đệm bài Thật là hay.


1 Học sinh đọc tên
nốt nhạc.

Cả lớp đọc theo yêu
cầu của giáo viên.


Tham gia trò chơi
theo hướng dẫn của giáo
viên.



Cả đội hát.
Lắng nghe.

C. Phần kết thúc: (3’)
- Tóm lại nội dung đã ôn lại trong tiết học.
- Dặn học sinh ôn lại 2 bài hát và chuẩn bị bài: “Trên ngựa ta phi nhanh”.

NHẬN XÉT TIẾT DẠY:
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 7






RÚT KINH NGHIỆM:






Ngày………tháng………Năm………….
Ngày………tháng………Năm………….
Khối trưởng Ban giám
hiệu


×