Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4: Học hát bài: CÒ LẢ docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.59 KB, 5 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 12


Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 12: Học hát bài: CÒ LẢ

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh cảm nhận được tính chất âm nhạc vui tươi,
trong sáng, mượt mà của bài cả lả, dân ca đồng bằng
Bắc Bộ và tinh thần lao động lạc quan, yêu đời của người
nông dân được thể hiện ở lời ca.
- Kĩ năng: Hát đúng giai điệu và lời ca, biết biểu hiệ đúng chỗ
luyến trong bài hát
- Thái độ: Qua bài hát, giáo dục học sinh yêu quý dân ca và trân
trọng lao động.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát Cò lả.
- Các thanh gõ đệm : thanh phách, song loan,…
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Phần mở đầu (7’):
Bắt cho học sinh hát bài “Bắc Kim thang”.

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh


a)

Ôn bài cũ:
Gọi 1 nhóm học sinh hát và
múa minh hoạ bài hát Khăn quàng
thắm mãi vai em
Gọi vài học sinh hát lại và vỗ
tay theo phách.
Gọi 2 học sinh đọc lại bài TĐN
số 3
Nhận xét, cho điểm học sinh.
b) Giới thiệu bài mới:

1 nhóm 3-4 học sinh hát
và múa minh hoạ.
1-3 học sinh hát.
2 học sinh đọc.


Lắng nghe.


Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 12


Những cánh cò bay rập rờn
trên đồng lúa mênh mông trong
buổi chiều là hình ảnh rất quen
thuộc với người nông dân Việt
Nam. Cùng với luỹ tre xanh, đồng

lúa vàng, đàn trâu gặm cỏ thì hình
ảnh cánh cò bay lả, bay la gợi nên
khung cảnh yên bình của biết bao
làng quê. Cánh cò bay lả, bay la
cũng là một bài dân ca quen thuộc
với người dân đồng bằng Bắc bộ.
Giáo viên mở băng cho học
sinh nghe 2 lần.
Yêu cầu nhận xét giai điệu bài
hát như thế nào? (vui tươi hay êm
ái, nhẹ nhàng).






Lắng nghe bài hát.
Học sinh nhận xét về bài
hát.

B. Phần hoạt động (25’):
1. Hoạt động 1: Tập hát bài “Cò lả”: (15’)
- Mục tiêu: Học sinh hát đúng và thuộc bài Cò lả.
Giáo dục các em yêu quý dân ca và trân trọng lao động
- Phương pháp: Hát mẫu, đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá
nhân.
- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, băng đĩa bài hát.



Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Tập đọc lời ca theo tiết tấu:
Gọi học sinh đọc lời ca của
bài hát.
Tập cho học sinh đọc lời ca
từng câu:
Câu 1: Con cò, cò bay lả lả
bay la.

1-3 học sinh đọc.
Tập đọc lời ca từng câu




Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 12


Câu 2: Bay từ, từ cửa phủ bay
ra ra cánh đồng.
Câu 3: Tình tính tang tang tính
tình, ơi bạn rằng ơi bạn ơi
Câu 4: Rằng có biết biết hay
chăng, rằng có nhớ nhớ hay
chăng?
Giáo viên vừa đọc lời ca
vừa vỗ tay theo tiết tấu cho học
sinh xem, yêu cầu học sinh làm

lại.
Nghe và sửa sai cho học
sinh
b) Tập hát: “Cò lả”:
Giáo viên hướng dẫn học
sinh tập hát từng câu theo lối
móc xích.
Chia lớp thành 4 nhóm, yêu
cầu học sinh hát nối tiếp nhau
từ đầu cho đến hết bài.
Luyện hát theo dãy, nhóm,
tổ.
Gọi vài học sinh hát để sửa
lỗi cho học sinh.
Trong bài Cò lả có nhiều
tiếng luyến láy rất tinh tế mang
đậm màu sắc dân ca đồng bằng
Bắc bộ, giáo viên hát mẫu cho
học sinh nghe và hát cho thật
đúng.
Các em có cảm nhận gì về
bài hát Cò lả?
Giáo dục tư tưởng: Dân ca
là một trong những tài sản tinh
thần quý giá của dân tộc ta, ca
ngợi cuộc sống thanh bình của


Đọc lời ca và vỗ tay theo
tiết tấu theo hướng dẫn của giáo

viên.


Tập hát theo hướng dẫn của
giáo viên
Các nhóm tập hát theo yêu
cầu của giáo viên.

1-4 học sinh hát.
Tập hát theo hướng dẫn



Học sinh trả lời
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 12


người nông dân, họ luôn lạc
quan trọng lao động. Vì vậy,
chúng ta phải biết quý trọng
dân ca và yêu quý lao động.

2. Hoạt động 2: Nghe nhạc (10’)
- Mục tiêu: Học sinh nghe và nhận biết được tên bài hát.
- Phương pháp: Trực quan và đàm thoại.
- Đồ dùng: Băng đĩa nhạc và máy nghe
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên mở máy cho học

sinh nghe bài Trống cơm dân ca
Bắc bộ.
Các em có nhận ra đây là bài
hát gì không?
Kết luận: Đây là bài hát
Trống cơm, dân ca Bắc bộ.
Trống cơm là tên một loại
nhạc cụ gõ đã có ở nước ta từ
thời nhà Lý (thế kỉ X). Trước
khi đánh trống, nhạc công thời
xưa thường lấy cơm nóng
nghiền nát, miết một dúm vào
giữa mặt trống để định âm cho
tiếng trống, vì vậy mà có tên là
trống cơm. Nhạc cụ này thường
dùng trong dàn nhạc chèo, tuồng
và các ban nhạc tang lễ.
Treo tranh cho học sinh
quan sát hình dáng của trống
cơm.
Có thể hỏi học sinh các nhạc
cụ đã nghe thấy được trong bài
hát.
Yêu cầu học sinh kể một số
Lắng nghe.

Học sinh trả lời














Học sinh trả lời
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 12


bài dân ca Bắc bộ mà các em
biết.

C. Phần kết thúc: (3’)
- Cho học sinh nghe lại băng mẫu bài hát: “Cỏ lả”.
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát.
- Dặn học sinh ôn lại bài hát, chuẩn bị tiết học sau.

NHẬN XÉT TIẾT DẠY:


RÚT KINH NGHIỆM:



Ngày………tháng………Năm………….

Ngày………tháng………Năm………….
Khối trưởng Ban giám
hiệu





×