Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 2: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC VÀ NGHE NHẠC pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.19 KB, 4 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 16


Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: HAI
TIẾT 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC. NGHE NHẠC

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Các em biết một danh nhân âm nhạc thế giới : nhạc sĩ
Mô – da.
Nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc.
- Kĩ năng: Bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm nhạc cho học sinh
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Băng nhạc, ảnh nhạc sĩ Mô – da
- Bản đồ thế giới, trò chơi âm nhạc.
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Ổn định (2’):
Bắt cho học sinh hát bài “Vui đến trường”.
B. Kiểm tra bài cũ (1’) :
Yêu cầu hát ôn lại 3 bài hát : Chúc mừng sinh nhật, Cộc cách tùng
cheng, Chiến sĩ tí hon
- Gọi 1 nhóm 4, 5 em hát .
- Giáo viên nhận xét, cho điểm .
Giới thiệu bài: Kể chuyện âm nhạc về nhạc sĩ Mô-da và nghe nhạc.
C. Các hoạt động dạy học (30’):
1. Hoạt động 1: kể chuyện âm nhạc (12’):
- Mục tiêu: Giúp học sinh biết một danh nhân âm nhạc thế giới : nhạc sĩ


Mô – da
- Phương pháp: Trực quan, đàm thoại
- Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 16



Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên đọc chậm, diễn cảm
câu chuyện Mô – da thần đồng
âm nhạc
Cho học sinh xem ảnh nhạc sĩ
Mô – da và chỉ vị trí nước Áo trên
bản đồ thế giới
GV nêu một số câu hỏi để học
sinh nắm bắt được cốt truyện.
+ Nhạc sĩ Mô – da là người
nước nào ?
+ Mô – da đã làm gì sau khi
đánh rơi bản nhạc xuống sông ?
+ Khi biết rõ sự thật, ông bố
của Mô – da nói gì ?
Giải thích: Thần đồng là danh
hiệu dành cho những người có
những tài năng đặc biệt được bộc
lộ rất sớm ngay khi tuổi còn nhỏ.
Giáo viên đọc lại câu chuyện
và giúp học sinh ghi nhớ nhạc sĩ

Mô – da, một danh nhân âm nhạc
thế giới

Học sinh lắng nghe

Học sinh quan sát



Nhạc sĩ Mô – da là người
nước Áo
Mô-da đã viết lại một bản
nhạc khác

Lúc đó, Mô-da mới được
6 tuổi

Lắng nghe
2. Hoạt động 2: Nghe nhạc (7’):
- Mục tiêu: Giúp học sinh nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm
nhạc
- Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Đồ dùng: Máy nghe, băng nhạc, Tập bài hát lớp 2
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 16



Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Giới thiệu ca khúc thiếu nhi
(hoặc một trích đoạn nhạc không
lời của nhạc sĩ Mô-da)
Có thể dùng băng nhạc hoặc
giáo viên tự trình diễn.
Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Bài nhạc vui hay không ?
+ Bài hát nói về điều gì ?
+ Em có thể hát lại một câu
trong bài hay không ?
Giáo viên cho học sinh nghe
lại bài hát một lần nữa để các em
tìm một hai động tác phụ hoạ cho
phù hợp với nhịp điệu của bài.

Lắng nghe và ghi nhớ



Học sinh trả lời
3. Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc “Nghe tiếng hát tìm đồ vật” (10’):
- Mục tiêu: Giúp học sinh nghe nhạc để bồi dưỡng năng lực cảm thụ âm
nhạc
- Phương pháp: Trực quan, thực hành
- Đồ dùng: Máy nghe, băng nhạc, Tập bài hát lớp 2

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Giáo viên cho học sinh đứng

thành vòng tròn quanh lớp. Em sẽ
đi tìm đồ vật ra ngoài lớp. Giáo
viên đưa một vật nhỏ cho em A
giữ kín. Cả lớp cùng hát một bài
Học sinh nghe hướng dẫn
chơi trò chơi



Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 16


hát (một trong những bài đã học)
Em tìm đồ vật vào lớp và bắt
đầu tìm bạn nào đang giữ đồ vật
theo tiếng hát đã được quy định
(tiếng hát nhỏ là bạn đang ở xa đồ
vật, tiếng hát to là bạn đang ở gần
đồ vật). Khi đã tìm ra được bạn
giấu đồ vật. Giáo viên mời em
khác tiếp tục trò chơi.
Nhận xét trò chơi, khen các
em chơi tốt


Em tìm đồ vật phải lắng
nghe tiếng hát to, nhỏ để
định hướng cho đúng nơi
giấu đồ vật
Các học sinh trong lớp

phải thể hiện đúng âm thanh
to, nhỏ khi bạn tìm đến gần
hay đến xa nơi giấu đồ vật
D. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Dặn học sinh ôn lại 3 bài hát Chúc mừng sinh nhật, cộc
cách tùng cheng, chiến sĩ tí hon chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.

NHẬN XÉT TIẾT DẠY:


RÚT KINH NGHIỆM:



Ngày………tháng………Năm………….
Ngày………tháng………Năm………….
Khối trưởng Ban giám hiệu

×