Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 2: Học hát bài: THẬT LÀ HAY pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.84 KB, 5 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 1


Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: HAI
TIẾT 2: Học hát bài: THẬT LÀ HAY

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Hát đúng giai điệu và lời ca.
Biết bài hát Thật là hay là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng
Lân.
- Kỉ năng: Hát đồng đều, giọng hát êm ái, nhẹ nhàng, rõ lời.
- Thái độ: Biết yêu quê hương đất nước mình.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát thuộc, đúng nhạc, đúng lời bài hát.
- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
- Tranh vẽ những con chim đậu trên cành cây.
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Kiểm tra bài cũ (5’):
Gọi 3 học sinh hát lại 3 bài hát ở lớp 1 đã ôn ở tiết trước: Quê
hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca, Tập tầm vong.
B. Giới thiệu bài (1’) :
Tiết hát nhạc hôm nay chúng ta sẽ học hát bài “Thật là hay”.
C. Các hoạt động dạy học (25’):
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Thật là hay (15’):
- Mục tiêu: Biết bài hát “Thật là hay” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng
Lân.


Đọc đúng lời ca, hát đồng đều, hoà giọng với cả lớp.
- Phương pháp: Hát mẫu và luyện hát từng câu theo nhóm, cả lớp, cá
nhân.
- Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát băng (đĩa).
Tập bài hát lớp 2.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài hát:
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 1


Treo tranh và giới thiệu: Nhiều
loài chim có giọng hót rất hay.
Chúng thi nhau hót ríu rít. Tiếng
hót hoà quyện với nhau nghe thật
vui tai. Bài hát “Thật là hay”, một
trong những sáng tác của nhạc sĩ
Hoàng Lân sẽ kể về điều đó.
Nhạc sĩ Hoàng Lân có nhiều
sáng tác cho trẻ em, cùng với nhạc
sĩ Hoàng Long (anh em sinh đôi với
nhạc sĩ Hoàng Lân) là đồng tác giả
của những bài hát quen thuộc mà
các em thường nghe như: Đi học
về, Đường và chân, Vì sao con mèo
rửa mặt, Những bông ca nhuững bài
ca,
b) Hát mẫu:
Hát mẫu hoặc dùng băng (đĩa
nhạc) cho học sinh nghe.

c) Khởi động giọng:
Hướng dẫn học sinh xướng theo
mẫu thang âm Đô trưởng: đô rê mi
pha son la si đô (theo âm “La”)
d) Đọc lời ca:
Đọc mẫu từng câu cho học sinh
nghe và hướng dẫn học sinh đọc lời
ca theo tiết tấu.
1. Nghe véo von trong vòm cây,
hoạ mi với chim oanh.
2. Hai chú chim cao giọng hót,
hót líu lo vang lừng.
3. Vui rất vui bay từ xa, chim
khuyên tới hót theo.
4. Li lí li lí lì li. Thật là hay hay
hay.
Chia nhóm và yêu cầu học sinh
Lắng nghe và ghi nhớ.














Lắng nghe.


Xướng theo mẫu âm.



Đọc lời ca từng câu theo hướng
dẫn của giáo viên.







Học sinh đọc lời ca theo yêu cầu
của giáo viên.


Lắng nghe.
Tập hát theo hướng dẫn của giáo
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 1


đọc lời ca theo từng nhóm, đọc đối
đáp, cả lớp và một vài cá nhân.
e) Dạy hát từng câu:
Hát mẫu từng câu.

Hướng dẫn học sinh hát câu 1,
câu 2 và ôn lại 2 câu theo lối móc
xích cho đến hết bài.
Trong quá trình dạy hát, kiểm
tra vài học sinh để điều chỉnh sai
sót cho học sinh.
f) Luyện tập:
Cho học sinh hát lại nhiều lần
theo nhóm, cả lớp. Nhắc nhở học
sinh ngồi ngay ngắn, không tì ngực
vào bàn, phát âm rõ ràng, hát nhẹ
nhàng, không hát quá to, hoà giọng
với cả lớp.

viên.




Luyện tập theo hướng dẫn của
giáo viên.
2. Hoạt động 2: Hát kết hợp với vỗ tay theo tiết tấu lời ca (10’):
- Mục tiêu: Tập cho học sinh biết hát kết hợp động tác phụ hoạ và vỗ
tay theo phách.
- Phương pháp: Làm mẫu và luyện tập theo nhóm, cá nhân, cả lớp.
- Đồ dùng: Thanh gõ đệm (nếu có) và tạp bài hát lớp 2.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Vừa hát vừa vỗ tay (hoặc gõ)
theo tiết tấu lời ca:
Giáo viên vừa hát vừa vỗ tay

(hoặc gõ) theo tiết tấu lời ca làm
mẫu cho học sinh xem.
Hướng dẫn học sinh cách vỗ
tay theo tiết tấu: hát tiếng nào hát
thì vỗ tay theo tiếng đó, không hát
thì không vỗ tay.
Yêu cầu học sinh vừa hát vừa
vỗ tay theo tiết tấu như hướng dẫn.
Giáo viên gọi vài học sinh làm


Lắng nghe và quan sát

Lắng nghe và làm theo hướng
dẫn của giáo viên.

Làm theo hướng dẫn của giáo
viên.

Vài học sinh hát.

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 1


để xem và sửa lỗi cho học sinh.
Chia lớp thành 3-4 nhóm và
yêu cầu học sinh vừa hát vừa vỗ tay
từ đầu nối tiếp cho đến hết bài.
b) Hát kết hợp với vỗ tay theo
phách:

Giáo viên vừa hát vừa vỗ tay
(hoặc gõ) theo phách cho học sinh
xem.
Yêu cầu học sinh hát và vỗ tay
theo phách theo từng nhóm.
Lắng nghe và sửa lỗi cho học
sinh.

Hát và vỗ tay theo yêu cầu của
giáo viên.



Quan sát giáo viên làm mẫu.

Các nhóm hát.
D. Củng cố, dặn dò (5’):

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Củng cố kiến thức:
Tổ chức trò chơi “tiếng kêu của
các loài chim”: Giáo viên nêu tên
của các loài chim, học sinh sẽ giả
tiếng kêu của tên chim tương ứng.
Nhận xét kết quả trò chơi.
Bạn nào nhắc lại cho cô biết
hôm nay chúng ta học hát bài gì ?
Bài hát do ai sáng tác?
Giáo viên hát lại bài hát 1 lần
cho học sinh nghe và bắt nhịp cho

cả lớp hát.
b) Giáo dục tư tưởng:
Qua bài hát, các con thấy tiếng
chim hót có hay không?
Tiếng chim hót nghe rất hay. Vì
vậy chúng ta không nên bắn chim,
chọc phá tổ chim,…như vậy là
chúng ta đã góp phần bảo vệ các

Choqi trò chơi theo hướng dẫn
của giáo viên.



Trả lời: bài hát: “Thật là hay”

Bài hát do nhạc sĩ Hoàng Lân
sáng tác.
Lắng nghe và hát theo sau khi
giáo viên bắt nhịp.

Trả lời.

Lắng nghe



Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 1



loài chim, làm cho thiên nhiên xung
quanh thêm đẹp và rộn rã những
tiếng chim hay.
c) Dặn dò:
Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về nhà tập lại bài
hát cho thuộc và ôn lại các vỗ tay
theo bài hát đã học.


Lắng nghe




NHẬN XÉT TIẾT DẠY:




RÚT KINH NGHIỆM:












Ngày………tháng………Năm………….
Ngày………tháng………Năm………….
Khối trưởng Ban giám
hiệu




×