Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 1: Học hát bài: TẬP TẦM VÔNG pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.02 KB, 6 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: MỘT
TIẾT 21: Học hát bài: TẬP TẦM VÔNG

I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh biết bài hát : “Tập tầm vông” là một bài do
nhạc sĩ Lê Hữu Lộc sáng tác dựa trên câu đồng dao.
- Kĩ năng: Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca.
- Hát đồng đều, rõ lời, biết vừa hát, vừa vỗ tay theo phách.
- Học sinh được tham gia trò chơi theo nội dung bài hát.
- Học sinh biết phân biệt âm thanh cao thấp
- Thái độ: Học sinh yêu thích ca hát
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài “Tập tầm vông”.
- Nhạc cụ (các thanh gõ đệm) nếu có
- Máy cát-xét và băng tiếng (đĩa hát).
2. Học sinh:
- Tập bài hát lớp 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
A. Kiểm tra bài cũ (5’):
- Trước khi kiểm tra, giáo viên cho học sinh hát lại 2 lần.
- Gọi vài 3 em lên trước lớp hát và vận động tại chỗ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


B. Giới thiệu bài (1’) :


Hôm nay chúng ta sẽ học hát bài Tập tầm vông.
C. Các hoạt động dạy học (25’):
1. Hoạt động 1: Dạy bài hát Tập tầm vông (15’):
- Mục tiêu: Biết bài hát : Tập tầm vông là một bài do nhạc sĩ Lê Hữu
Lộc sáng tác.
Đọc đúng lời ca, hát đồng đều, hoà giọng với cả lớp.
- Phương pháp: Hát mẫu và luyện hát từng câu theo nhóm, cả lớp, cá
nhân.
- Đồ dùng: Băng nhạc, máy hát băng (đĩa), tập bài hát lớp 1.

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Giới thiệu bài hát:
Trong dân gian, trẻ em thường
nói câu: “Tập tầm vong tay không
tay có, tập tầm vó tay có tay
không” và kết hợp trò chơi. Tác
giả Lê Hữu Lộc dựa trên câu đồng
dao đó để sáng tác thành bài hát:
“Tập tầm vong”. Những câu lời
ca như: “ Nào các bạn đoán sao
cho trúng, tập tầm … có có không
không” là do tác giả thêm vào, tạo

Lắng nghe và ghi nhớ.










Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


cho bài hát 1 cấu trúc hoàn chỉnh
Giáo viên ghi bảng
b) Hát mẫu:
Hát mẫu hoặc dùng băng (đĩa
nhạc) cho học sinh nghe.
c) Khởi động giọng:
Hướng dẫn học sinh xướng
theo mẫu âm: đô rê mi pha son,
son pha mi rê đô.
d) Đọc lời ca:
Đọc mẫu từng câu cho học
sinh nghe và hướng dẫn học sinh
đọc lời ca theo tiết tấu.
“Tập tầm vong tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không”.
Chia nhóm và yêu cầu học
sinh đọc lời ca theo từng nhóm,
đọc đối đáp, cả lớp và một vài cá
nhân.
e) Dạy hát từng câu:
Hát mẫu từng câu.
Hướng dẫn học sinh hát câu

1, câu 2 và ôn lại 2 câu theo lối
móc xích cho đến hết bài.
Lắng nghe.


Xướng theo mẫu âm.


Đọc lời ca từng câu
theo hướng dẫn của giáo
viên.






Lắng nghe.
Tập hát theo hướng dẫn
của giáo viên.






Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


Trong câu 1 và 2 các em cần

lưu ý chỗ có dấu luyến.
Bài hát có 4 câu, tác giả đã sử
dụng nốt trắng sau mỗi câu vì vậy
khi hát các em phải ngân đủ
trường độ là 2 phách.
Gọi vài học sinh hát để điều
chỉnh sai sót cho học sinh.
Giáo viên cho học sinh luyện
tập theo tổ, nhóm luân phiên nhau
Cả lớp cùng hát 2, 3 lượt.
Nhắc nhở học sinh hát nhẹ
nhàng, gọn tiếng, tốc độ vừa phải,
hoà giọng với cả lớp.

1-5 học sinh hát

Luyện tập theo hướng
dẫn của giáo viên

Cả lớp hát
2. Hoạt động 2: Tổ chức trò chơi (10’):
- Mục tiêu: Giúp học sinh tham gia trò chơi theo nội dung bài hát
- Phương pháp: Trò chơi và thực hành.
- Đồ dùng: Thanh gõ đệm (nếu có)
Vật dụng để tổ chức trò chơi

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hướng dẫn học sinh chơi như sau:



Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


Giáo viên là người đố.
Giáo viên đưa 2 bàn tay ra
sau lưng, trong 2 tay có 1 tay giấu
đồ vật, 1 tay không có gì. Sau đó
nắm chặt và giơ ra trước, đố học
sinh đoán xem tay nào có đồ vật,
tay nào không có. Em nào đoán
đúng sẽ lên trước lớp tổ chức tiếp
cuộc chơi. Bài hát lại vang lên
đến chỗ “có có không không”.
Có thể tổ chức cho từng đôi
bạn học sinh chơi trò đố nhau và
cùng hát

Học sinh giải đáp
1 học sinh giải đáp chỉ
tay vào người đố nói “tay
này có”.

D. Củng cố, dặn dò (4’):

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Củng cố kiến thức:

Yêu cầu học sinh nhắc lại tên
và tác giả bài hát?
Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát
này.
b) Dặn dò:

Trả lời: Bài hát Tập tầm
vông do nhạc sĩ Lê Hữu
Lộc sáng tác.
Cả lớp hát

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 21


Nhận xét tiết học
Dặn học sinh về nhà tập lại
bài hát cho thuộc và ôn lại các
động tác đã học.
Lắng nghe
NHẬN XÉT TIẾT DẠY:


RÚT KINH NGHIỆM:


Ngày………tháng………Năm
………….
Khối trưởng

Ngày………tháng………Năm

………….
Ban giám hiệu


×