Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giáo án âm nhạc lớp 4: Ôn bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.24 KB, 6 trang )

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



Môn: ÂM NHẠC
Khối lớp: BỐN
Tiết 5: Ôn bài hát: BẠN ƠI LẮNG NGHE
Giới thiệu hình nốt trắng
Bài tập tiết tấu

MỤC TIÊU:
- Kiến thức: Học sinh hát thuộc và truyền cảm bài Bạn ơi lắng
nghe.
Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.
- Kĩ năng: Hát đúng, đồng đều, rõ lời, hoà giọng với cả lớp.
Tập biểu diễn từng nhóm kết hợp động tác phụ hoạ.
- Thái độ: Giáo dục lòng yêu thương và quý trọng các dân tộc ít
người anh em
CHUẨN BỊ:
Giáo viên:
- Hát chuẩn xác bài hát: Bạn ơi lắng nghe.
- Chuẩn bị vài động tác phụ hoạ cho bài hát.
- Nhạc cụ gõ đệm.
- Máy hát, băng đĩa bài hát.
Học sinh:
- Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4.
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Phần mở đầu (5’):
- Gọi vài học sinh hát lại “Bạn ơi lắng nghe” và vỗ tay theo tiết tấu hoặc
theo phách.
- Bài Bạn ơi lắng nghe là dân ca của dân tộc nào? (dân ca của dân


tộc Ba-Na ở Tây Nguyên).
- Nhận xét, cho điểm học sinh.
- Giới thiệu nội dung tiết học: Tiết học này chúng ta sẽ ôn lại bài hát
“Bạn ơi lắng nghe”, học về hình nốt trắng và tập đọc bài tập tiết tấu.
Phần hoạt động (25’):
1. Nội dung1: Ôn tập bài hát “Bạn ơi lắng nghe” (10’):
- Mục tiêu: Học sinh hát thuộc và biết vỗ tay theo bài hát.
Tập biểu diễn từng nhóm kết hợp động tác phụ hoạ.
- Phương pháp: Luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4, máy hát, thanh gõ đệm (nếu
có).

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Hoạt động 1: Ôn bài
hát Bạn ơi lắng nghe :

Giáo viên hát lại cho
học sinh nghe lại bài hát
“Bạn ơi lắng nghe”.
Hướng dẫn học sinh
hát nhắc lại:
- Cả lớp hát, giáo viên
hát nhắc lại làm mẫu.
- Chia lớp thành hai

nửa, nửa hát trước nửa hát
nhắc lại. Đổi lại cách
trình bày.
Giáo viên chỉ định
nhóm 4 học sinh lên trình
bày trước lớp.
b) Hoạt động 2: Hướng
dẫn hát kết hợp các động
tác phụ hoạ:
Hướng dẫn học sinh
hát kết hợp các động tác
phụ hoạ như sau:
Lời 1
Câu 1: Đầu nghiêng
sang trái, ngón trỏ tay trái
chỉ ngang tay (trùng vào
tiếng nhau). Chân nhún
nhẹ nhàng.
Câu 2: Bàn tay phải
ngửa, đưa ra trước mặt
(trùng vào tiếng xa), tay

Lắng nghe.

Thực hiện theo hướng
dẫn của giáo viên.



Các nhóm lên trình bày.




Thực hiện theo hướng
dẫn của giáo viên.

















Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



trái chống ngang sườn
Câu 3: Giống câu 2
nhưng đổi tay ngược lại.
Câu 4: Hai bàn tay úp

thấp phía trước, làm động
tác lượn sóng bằng cổ tay.

Lời 2
Câu 1: Giống câu 1 của
lời 1.
Câu 2: Giống câu 2 của
lời 1.
Câu 3: Hai tay làm động
tác mô phỏng cánh chim
(tay vẫy trùng vào tiếng
về).
Câu 4: Một bàn tay úp,
một bàn tay ngửa, hai tay
cùng lượn tạo thành làn
sóng (giống số 8 nằm
ngang). Khi chuyển động,
xoay cổ tay để hai bàn tay
đổi tư thế cho nhau.
Gọi vài nhóm 4-5 học
sinh lên hát và thưc hiện
lại động tác phụ hoạ.
Gọi các tổ trình bày
trước lớp, học sinh nam
hát kết hợp gõ đệm, học
sinh nữ hát kết hợp vận
động theo nhạc.




1-2 nhóm lên thực hiện.

1-3 tổ lên trình bày.


2. Nội dung 2: Giới thiệu hình nốt trắng và bài tập tiết tấu (15’):
- Mục tiêu: Đọc được và thể hiện tốt bài tập tiết tấu.
Biết và thể hiện giá trị độ dài của nốt trắng.
- Phương pháp: Đàm thoại và luyện tập theo nhóm, cả lớp, cá nhân.

Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



- Đồ dùng: Sách giáo khoa âm nhạc lớp 4 và thanh phách.
Bảng phụ viết sắn bài tập tiết tấu.

Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
a) Hoạt đông 1: Giới thiệu
hình nốt trắng:
Viết lên bảng hình nốt
trắng, giới thiệu:
- Về hình thức: Hình nốt
trắng gồm có thân nốt và
đuôi nốt. Thân nốt hình
bầu dục nằm nghiêng, đuôi
nốt chạm vào bên phải nốt.


- Về giá trị độ dài: Độ dài
của nốt trắng bằng 2 nốt
đen:
=
Nếu ta quy định độ dài
mỗi nốt đen bằng một
phách (1 lần gõ) thì độ dài
nốt trắng bằng hai phách.
Hướng dẫn học sinh
thể hiện hình nốt trắng, so
sánh độ dài giữa nốt trắng
với nốt đen trong ví dụ
sau:




xx x x
xx xx x x xx
b) Hoạt động 2: Học sinh
thể hiện lần lượt các bài
tập tiết tấu trong sách giáo
khoa:


Quan sát và lắng nghe.










Học sinh vừa gõ đều
đặn vừa đọc theo: trắng –
đen – đen – trắng – trắng –
đen – đen - trắng







Trả lời
Học sinh nói tên nốt
nhạc.
Lắng nghe



Thực hiện theo yêu cầu.
Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



Bài tập 1:
Giáo viên viết bài tập

lên bảng:



Yêu cầu học sinh đọc
hình nốt.
Giáo viên quy ước với
học sinh:
- Nốt trắng: phách 1 vỗ tay
(gõ) 1 cái, phách 2 xoè 2
tay, lòng bàn tay ngửa lên
cao.
- Nốt đen: Vỗ tay (gõ) 1
cái.
Giáo viên gõ mẫu cho
học sinh xem.
Yêu cầu học sinh gõ
lại kết hợp đọc hình nốt,
chỉ đinh vài học sinh thực
hiện.
Hướng dẫn học sinh
dùng lời để đọc các hình
tiết tấu:



Em yêu chim em mến
chim vì mỗi lần chim hót
em vui
Hình tiết tấu trên còn

giống tiết tấu trong bài
nào?
Kết luận: Tiết tấu của bài
trên giống tiết tấu câu hát:
1 - 3 học sinh thực hiện.



Đọc lời ca theo hướng
dẫn.

Trả lời

Hát lại bài hát “Hoa lá
mùa xuân”



Quan sát và trả lời câu
hỏi của giáo viên.



Trả lời

Hát lại bài “Múa vui”


Các nhóm, tổ, cá nhân
thể hiện tiết tấu.



Trường Tiểu học Thụy Dương TUẦN 5



“Tôi là lá tôi là hoa, tôi là
hoa lá hoa mùa xuân của
bài “Hoa lá mùa xuâ”.
Bài tập 2:
Giáo viên viết bài tập
lên bảng:



Nghe véo von trong vòm
cây họa mi với chim
oanh Giáo viên hướng dẫn
học sinh tập tiết tấu tương
tự bài tập 1.
Hình tiết tấu trên còn
giống tiết tấu trong bài
nào?
Kết luận: Tiết tấu của bài
trên giống tiết tấu câu hát:
“ Nắm tay nhau, bắt tay
nhau vui cùng vui múa ca”
trong bài “Múa vui”.
Cho học sinh luyện tập
theo tổ nhóm, cá nhân thể

hiện tiết tấu vừa học.

C. Phần kết thúc: (5’)
- Yêu cầu cả lớp hát lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe” và vỗ tay theo phách.
- Yêu cầu cả lớp vỗ tay (gõ) mỗi hình tiết tấu một lần.
- Dặn học sinh ôn lại bài hát “Bạn ơi lắng nghe”, tập vỗ tay theo các tiết
tấu vừa học.



×