Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Khái quát địa lý tự nhiên của tỉnh Kiên Giang doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.39 KB, 10 trang )

Khái quát địa lý tự nhiên
của tỉnh Kiên Giang


1. Khái quát điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Tỉnh Kiên Giang ở toạ độ địa lý 10032' vĩ độ Bắc, 9023'
kinh độ Ðông, cách thủ đô Hà Nội 1.976 km. Diện tích tự nhiên toàn
tỉnh là 6.269 km2, chiếm 1,9% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các
đường giao thông quan trọng như quốc lộ 61, quốc lộ 80; đường
hàng không thành phố Hồ Chí Minh-Rạch Giá, Rạch Giá-Phú Quốc;
đường thuỷ có hệ thống kênh rạch thuận tiện cho giao thông thuỷ,
toàn tỉnh có 7 cảng sông: Cảng bốc xếp xi măng Hà Tiên II, cảng bốc
xếp xi măng Tân Hiệp, cảng Rạch Sỏi, cảng Mộc Thọ, cảng Tắc Cậu,
bến tàu khách Rạch Sỏi, bến tàu khách Rạch Meo; đường biển có 5
cảng: Cảng Hòn Chông, cảng Tàu An Thới, cảng Bờ Dương Ðông,
cảng Hòn Thơm và cảng thị xã Rạch Giá, ngoài ra còn một số cảng
nhỏ. Hệ thống sông ngòi gồm có hệ thống sông Cái Lớn và sông Cái
Bé thuộc hệ nhánh sông Tiền và sông Hậu.

Ðịa hình: Chủ yếu là vùng đồng bằng, với diện tích 564.464 ha,
chiếm trên 90% diện tích toàn tỉnh. Phần đất liền Kiên Giang tương
đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ phía Ðông Bắc (độ cao trung
bình từ 0,8 - 1,2m) xuống Tây Nam (độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m).
Riêng bán đảo Cà Mau độ cao trung bình từ 0,2 - 0,4m, một số nơi có
độ cao dưới 0m so với mặt nước biển. Ðặc điểm địa hình này cùng
với chế độ thuỷ triều biển Tây chi phối rất lớn khả năng tiêu thoát
úng về mùa mưa và đồng thời bị ảnh hưởng lớn của mặn nhất là vào
các tháng cuối mùa khô, gây trở ngại nhiều tới sản xuất và đời sống
của nhân dân trong tỉnh.


Khí hậu: Mang khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Mưa,
bão tập trung vào từ tháng 8 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình
hàng năm là 2.146,8 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26.4oC
đến 280C, tháng lạnh nhất là tháng 12; không có hiện tượng sương
muối xảy ra. Kiên Giang không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão
nhưng lượng nước mưa do bão chiếm một tỷ trọng đáng kể, nhất là
vào cuối mùa mưa. Ðiều kiện khí hậu thời tiết của Kiên Giang có
những thuận lợi cơ bản mà các tỉnh khác ở phía Bắc không có được:
Ít thiên tai, không rét, không có bão đổ bộ trực tiếp, ánh sáng và
nhiệt lượng dồi dào, nên rất thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật
nuôi sinh trưởng.

2. Dân số - Dân tộc

Dân số - Dân tộc: Theo kết quả điều tra ngày 1/4/1999, tỉnh Kiên
Giang có 1.497.639 người. Trong đó người dân tộc thiểu số chiếm
14,43%; số người trong độ tuổi lao động xã hội toàn tỉnh là 718.405
người, chiếm 47,96% dân số.

Trên địa bàn tỉnh có trên 10 dân tộc, đông nhất là dân tộc Kinh có
1.281.592 người, chiếm 85,57%; Các dân tộc thiểu số như dân tộc
Khơ-me có 182.058 người, chiếm 12,16%; dân tộc Hoa có 32.693
người, chiếm 2,18%; dân tộc Tày có 204 người, chiếm 0,01%; dân
tộc Chăm có 362 người, chiếm 0,02%; các dân tộc khác: dân tộc
Nùng có 40 người, dân tộc Ngái có 88 người, dân tộc Mông, Gia rai,
Ê-đê, Mnông, Phù Lá, La Hủ, có 730 người, chiếm 0,05%. Tỉnh Kiên
Giang có đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là đồng bào dân tộc Khơ-
me, sống tập trung chủ yếu ở 8 huyện: Gò Quao, Châu Thành, Giồng
Riềng, Hòn Ðất, An Biên, Kiên Lương, Vinh Thuận và thị xã Rạch Giá.
Ðồng bào Khmer sống tập trung nhất là ở huyện Gò Quao có 45.043

người, chiếm 31,44% dân số trong huyện.

Trình độ dân trí: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu
học cho 11 huyện với số xã là 87, tỷ lệ người biết chữ chiếm 97%. Số
học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 có trên 335.100 em; số
giáo viên phổ thông toàn tỉnh có 10.759 người. Số bệnh viện, phòng
khám khu vực 28; số bác sỹ và trình độ cao hơn có 463 người, y sỹ
có 1.001 người, y tá có 422 người, nữ hộ sinh có 274 người.

3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất

Tỉnh Kiên Giang có 626.904 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện
tích đất nông nghiệp là 402.644 ha, chiếm 64,22%; diện tích đất lâm
nghiệp có rừng là 122.774, chiếm 19,58%, diện tích đất chuyên dùng
là 35.412 ha, chiếm 5,65%; diện tích đất ở là 10.090 ha, chiếm 1,61%
và diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là 55.984 ha, chiếm
8,93%.

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 327.468
ha, chiếm 81,33%, riêng đất lúa có 315.452 ha, chiếm 96,33% diện
tích đất nông nghiệp; diện tích đất trồng cây lâu năm là 37.101 ha,
chiếm 9,24%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 8.801
ha, chiếm 2,18%.

Diện tích đất trống, đồi núi trọc cần phủ xanh là 7.582 ha, diện tích
đất bằng chưa sử dụng là 35.485 ha, diện tích đất có mặt nước chưa
được khai thác và diện tích đất chưa sử dụng khác là 6.446 ha.


Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2002, toàn tỉnh có 120.028 ha rừng, trong đó: Diện
tích rừng tự nhiên là 58.866 ha, diện tích rừng trồng là 61.162 ha.
Trong diện tích rừng của tỉnh: Rừng gỗ lớn có 36.317 ha, rừng tràm
ngập nước có 30.660 ha, rừng đước ngập mặn có 1.840 ha, rừng
nguyên liệu giấy có 13.161 ha.

Tài nguyên du lịch

Kiên Giang là tỉnh có nhiều cảnh đẹp và di tích lịch sử như Hòn
Chông, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, Chùa Hang, Ðảo Phú Quốc với nhiều
bãi tắm và rừng nguyên sinh. Ðáng chú ý là nền văn hoá Óc Eo và du
lịch lễ hội cũng là một thế mạnh. Hàng năm du lịch lễ hội Nguyễn
Trung Trực vào cuối tháng 8 âm lịch thu hút trên 100.000 lượt
người.

Tài nguyên biển

Tỉnh có hơn 200 km bờ biển, bao gồm: Vùng biển Tây Nam với diện
tích 63.290 km2 là ngư trường khai thác hải sản rất thuận lợi. Trữ
lượng tôm các ước tính 464.660 tấn, khả năng khai thác cho phép
bằng 44% trữ lượng. Ngoài ngư trường vùng biển Tây Nam còn có
thể vươn ra đánh bắt xa tại vùng biển Ðông Nam Bộ với trữ lượng
ước tính 611.154 tấn sản lượng khai thác cho phép 243.662 tấn.

Tài nguyên nước và thuỷ sản

Nguồn nước mặt: Kiên Giang là tỉnh có nguồn nước ngọt của nhánh
sông Hậu nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của vịnh Rạch Giá, nguồn

nước phụ thuộc rất lớn vào lưu lượng ở đầu nguồn tại Châu Ðốc vào
mùa mưa là 5.400 m3/s, mùa kiệt 300 m3/s tại cuối nguồn ở Cần
Thơ lưu lượng trung bình là 835 m3/s, tháng lớn nhất là 12.680
m3/s.

Nguồn nước ngầm: Trong phạm vi tỉnh Kiên Giang có tới 7 phức hệ
chứa nước. Các huyện có nguồn nước ngầm là: An Biên, Vĩnh Thuận,
Gò Quao, một phần huyện An Minh giáp với An Biên, một phần của
huyện Giồng Riềng giáp với Châu Thành.

Tài nguyên thuỷ sản nội địa: Kiên Giang có khả năng nuôi cá với diện
tích 50.000 ha năm. Nghề nuôi cá có thể cho sản lượng 5.500 -8.000
tấn cá; nuôi cá ao và nuôi cá kết hợp với rừng chàm 34.000 ha, hàng
năm có thể cho sản lượng trên 20.000 tấn. Tôm nước lợ ven biển có
diện tích 5.000-6.000 ha, sản lượng đạt 1.000-2.000 tấn tôm. Nuôi
đồi mồi chủ yếu tập trung ở Hà Tiên và Phú Quốc mỗi năm có thể
nuôi và xuất từ 2.000-4.000 tấn. Ngoài tôm, cá, đồi mồi Kiên Giang
còn nuôi các loại đặc sản có giá trị cao và sản lượng lớn như sò
huyết, rong biển

Tài nguyên khoáng sản

- Khoáng sản là nguyên liệu vật liệu xây dựng và nguyên liệu làm sứ:

+ Ðá vôi: Kiên Giang là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Cửu Long có
nguồn đá vôi khá phong phú không những có giá trị về sản xuất vật
liệu xây dựng mà còn tạo ra những hang động và những thắng cảnh
có ý nghĩa du lịch. Trữ lượng đá vôi khoảng 440 triệu tấn, trữ lượng
có khả năng khai thác 342 triệu tấn, trong đó trữ lượng khai thác
công nghiệp là 235,46 triệu tấn, đủ nguyên liệu để sản xuất 4,6 triệu

tấn clinker/năm trong thời gian 41 năm. Về chất lượng các mỏ đá
vôi; nhìn chung chất lượng đá vôi tương đối tốt cho sản xuất xi
măng.

+ Ðất sét để sản xuất xi măng: Phân bố trên diện rộng ở khu vực
Kiên Lương - Ba Hòn - Hòn Chông, trữ lượng ước tính hàng chục
triệu m3 đảm bảo lâu dài cho sản xuất xi măng.

+ Ðất sét làm gạch ngói: Trữ lượng ước tính 350-400 triệu m3. Ngoài
2 loại đất sét trên, Kiên Giang còn có đất sét làm gốm sứ như sét gốm
nhẹ lửa ở Hòn Me huyện Hòn Ðất trữ lượng khoảng vài trăm ngàn
m3.

+ Ðá xây dựng chủ yếu ở Hòn Me, Hòn Sóc, Hòn Ðất, Dương Hoà
huyện Hà Tiên, trữ lượng khoảng vài chục triệu m3.

+ Ðá ốp lát: Phân bố ở núi Bà Tài, Lò Cốc, Hang Tiền, trữ lượng ước
tính khoảng 10 triệu m3.

+ Cát làm thuỷ tinh: Phân bố ở Rạch Ðinh, Hàm Ninh, Dương Tơ (Phú
Quốc) trữ lượng khoảng 30 triệu m3.

- Khoáng sản than: Phân bố tập trung ở U Minh Thượng huyện An
Minh, Vĩnh Thuận ở lung Lớn, lung Kiên Lương, lung mốp Văn Tây,
lung mốp Văn Ðông, lung Bảy Núi, lung Dương Hoà huyện Hà Tiên,
trữ lượng ước tính 150 triệu tấn.

4. Cơ sở hạ tầng có đến năm 2002

Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh có 675 km đường. Trong đó,

đường nhựa, bê tông là 180 km, chiếm 26,6%. Toàn tỉnh có 47/92 xã
có đường ô tô đến trung tâm xã. Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung
tâm 76,7%. Số xã chưa có đường ô tô đến trung tâm 102 xã.

Mạng lưới bưu chính viễn thông: Toàn tỉnh có số lượng bưu cục và
dịch vụ là 144 đơn vị, số máy điện thoại 42.632 cái, máy Fax 2.127
cái. Bình quân có 3 máy/100 dân.

Mạng lưới điện quốc gia: 100% số huyện, thị đã có điện lưới quốc
gia, tỷ lệ số xã có điện đạt 93,3%.

Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỷ lệ số người được sử dụng nước
sạch toàn tỉnh đạt 57,26%.

5. Kinh tế - Xã hội năm 2002

Tốc độ tăng trưởng GDP là 9%.

Thu nhập bình quân đầu người 4.717.000đ/người/năm.

Tóm tắt cơ cấu ngành kinh tế:

+ Công nghiệp - XDCB: 28,4%.

+ Nông- lâm nghiệp: 48,8%.

+ Thương mại - dịch vụ: 22,8%.

Một số sản phẩm chủ yếu:


+ Công nghiệp: Ðá khai thác 467 nghìn tấn; xi măng 2.162 nghìn tấn;
gạch nung 8.874 nghìn viên; nước mắm 23.236 nghìn lít; gạo xay xát
780 nghìn tấn; đường 15 nghìn tấn; nước máy 6.050 nghìn m3; cá
khô 8.520 tấn; hải sản đông lạnh 6.485 tấn.

+ Nông nghiệp: Lúa 2.278,4 nghìn tấn; khoai lang; tiêu 1.320 tấn;
dừa 45.326 nghìn tấn; mía 337,8 nghìn tấn; sản lượng thịt hơi xuất
chuồng 23,3 nghìn tấn; cá biển đánh bắt 163.945 tấn; cá nuôi 9.200
tấn; sản lượng gỗ khai thác 26,9 m3.

+ Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: Gạo 180,8 nghìn tấn; mực
đông lạnh 4.150 tấn; tôm đông lạnh 2.329 tấn; hải sản đông lạnh
6.732 tấn; hải sản khô 908 tấn.

×