Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.31 KB, 14 trang )

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA
TỈNH ĐIỆN BIÊN



I. VỊ TRÍ ĐẠI LÝ

Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới phía Tây Bắc Việt Nam, có
diện tích tự nhiên 9.542,289 km2 chiếm 2,89% diện tích cả nước.
Toạ độ địa lý: 20054’- 22033’ vĩ độ Bắc và 102010’ - 103036’ kinh
độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Lai Châu, phía Đông và Đông Bắc giáp
tỉnh Sơn La, phía Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây
và Tây Nam giáp với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Cách thủ
đô Hà Nội khoảng 500km đường bộ. Điện Biên là tỉnh duy nhất có
chung đường biên giới với 2 quốc gia Trung Quốc và Lào, trong đó
biên giới với Lào dài 360 km và biên giới với Trung Quốc dài 38,5
km. Điện Biên có 9 đơn vị hành chính (01 Thành phố, 01 Thị xã và 07
huyện) với 21 dân tộc sinh sống.

Tỉnh Điện Biên gồm 1 thành phố (tỉnh lỵ), 1 thị xã và 7 huyện:
Thị xã Mường Lay (thị xã Lai Châu trước kia)
• Huyện Điện Biên (đã trình xin đổi thành huyện Mường Thanh).
• Huyện Điện Biên Đông
• Huyện Mường Ảng
• Huyện Mường Chà
• Huyện Mường Nhé
• Huyện Tủa Chùa
• Huyện Tuần Giáo

Thông tin nhân khẩu


Tỉnh Điện Biên có 21 dân tộc sinh sống với tổng dân số khoảng
500.000 dân, chủ yếu là người Thái (chiếm 38%), tiếp đó là H'Mông
(chiếm 30%) và Kinh (chiếm 20%).
Giao thông

Mạng lưới giao thông đường bộ:

• Từ thành phố Điện Biên Phủ tới Hà Nội 474 km theo quốc lộ 279 và
rẽ sang quốc lộ 6.
• Quốc lộ 12: Từ thành phố Điện Biên Phủ đến cửa khẩu Ma Lu
Thàng (Lai Châu) 195 km.
• Quốc lộ 279: Nối Tuần Giáo qua thành phố Điện Biên Phủ đến cửa
khẩu Tây Trang dài 117 km.

Đường không: sân bay Điện Biên Phủ tại thành phố Điện Biên Phủ
phục vụ tuyến Hà Nội - Điện Biên Phủ - Viêng Chăn - Luông Pha Băng

II. TÀI NGUYÊN

1. RỪNG

Là tỉnh miền núi nên Điện Biên có tiềm năng về đất rừng và đất có
khả năng phát triển rừng rất lớn. Toàn tỉnh có tới 606.809,3 ha đất
rừng và đất có khả năng phát triển rừng, chiếm 63,59% tổng diện
tích tự nhiên của tỉnh. Tổng diện tích đất có rừng của Điện Biên chỉ
có 400.776,1 ha, chiếm 66,04% tiềm năng đất rừng và đạt tỷ lệ che
phủ 42%, trong đó rừng tự nhiên là 387.051,1 ha, chiếm 96.58% đất
có rừng; rừng trồng là 13.725 ha chiếm 3,42%. Hầu hết rừng ở Điện
Biên hiện nay là rừng phòng hộ. Đất chưa sử dụng của Điện Biên còn
rất lớn, tới 310.387,08 ha, chiếm 32,5% tổng diện tích tự nhiên,

trong đó chủ yếu là đất dốc chỉ có khả năng phát triển lâm nghiệp.
Đây được xác định là nguồn tài nguyên quí giá, một thế mạnh cho
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. ĐẤT

Điện Biên có tổng diện tích tự nhiên là 954.229 ha. Trong đó hầu hết
đất đai có độ dốc lớn, tầng canh tác mỏng. Hơn 70% quỹ đất của tỉnh
có độ dốc trên 250, chỉ thích hợp cho phát triển lâm nghiệp, trồng và
khoanh nuôi tái sinh rừng. Diện tích có độ dốc từ 15 - 250 chiếm
25%. Đất có độ dốc dưới 150 chỉ chiếm 4% quỹ đất của tỉnh, trong
đó khoảng 75% có tầng dày trên 50 cm. Đất thích hợp cho gieo trồng
lúa nước chỉ chiếm khoảng 1,5% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm
các loại đất phân bố ở độ dốc dưới 80; chủ yếu là nhóm đất phù sa.
Đất thích hợp cho cây ngắn ngày khác (lúa nương, hoa màu, cây công
nghiệp ngắn ngày ) chiếm khoảng 1,6% tổng diện tích tự nhiên, bao
gồm các loại đất có độ dốc 8 - 150, tầng dày trên 70 cm, chủ yếu là
nhóm đất feralit đỏ vàng và mùn vàng đỏ trên núi. Diện tích đất đang
sử dụng vào sản xuất nông, lâm nghiệp của Điện Biên có 623.868,7
ha, chiếm 65,38% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó đất sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp là 119.025,6 ha, chiếm 12,47% diện tích tự
nhiên; đất lâm nghiệp là 504.033,7 ha, chiếm 52,82% diện tích đất
tự nhiên; đất mặt nước nuôi trồng thủy sản là 767 ha, chiếm 0,08%
diện tích tự nhiên của tỉnh.

3. DU LỊCH

Tỉnh Điện Biên có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, bao gồm
cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Về tài
nguyên du lịch tự nhiên: Được thiên nhiên ưu đãi với địa hình đa

dạng, nhiều sông, hồ và những cảnh quan đẹp Điện Biện có tài
nguyên du lịch tự nhiên khá lớn mà không phải nơi nào cũng có
được.

Các tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng ở Điện Biên phải kể đến:
hồ Pa Khoang, rừng nguyên sinh Mường Nhé, Mường Toong, rừng
Mường Phăng, động Pa Thơm, động Thẩm Púa, những thác nước
trong mát, những cảnh quan tự nhiện kỳ vĩ và tương lai không xa
còn có hồ thủy điện Sơn La Đây là những điều kiện lý tưởng để
Điện Biện phát triển các loại hình du lịch đa dạng và hấp dẫn. Về hệ
thống sông, hồ, Điện Biên là khu vực có nhiêu hồ nước rộng, dung
tích lớn (hồ Pa Khoang có dung lượng 47 triệu m3, nằm ở độ cao 920
mét), cảnh quan lòng hồ sinh động và mát mẻ là một trong những
điểm du lịch hấp dẫn.

Ngoài ra các nguồn nước khoáng nóng, nhất là điểm nước khoáng
nóng Hua pe, u va và điểm nước khoáng Tuần Giáo cũng là lợi thế
lớn để Điện Biên phát triển các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí,
tắm và chữa bệnh Về tài nguyên du lịch nhân văn: Tỉnh Điện Biên
có nhiều di tích lịch sử gắn với công cuộc dựng nước và giữ nước của
dân tộc, tiêu biểu là các di tích như: Tháp Mường Luân, một công
trình văn hoá từ thế kỷ 16 ở Điện Biên, thành Tam Vạn, thành Bản
Phủ và đền thờ Hoàng Công Chất và đặc biệt là cụm di tích chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ là những tài sản vô cùng quý giá để
khai thác phát triển du lịch lịch sử.

Đặc biệt Điện Biên có một nền văn hóa đa dân tộc có ý nghĩa rất lớn
đối với du lịch (tại Điện Biên có 21 dân tộc anh em chung sống). Mỗi
dân tộc đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng, gồm cả văn hoá
vật thể và văn hoá phi vật thể; những thiết chế văn hóa xã hội truyền

thống của từng dân tộc như: thiết chế Bản mường của người Thái
dựa trên lãnh thổ công, thiết chế Lang đạo của người Mường, thiết
chế dòng họ của người H’Mông ; những phong tục tập quán trong
sản xuất, sinh hoạt và trong tín ngưỡng, hội hè của mỗi dân tộc, cùng
với những món ăn đặc sản mang đậm nét của vùng Tây Bắc là
những tài nguyên du lịch nhân văn rất hấp dẫn đối với du khách,
nhất là các du khách quốc tế. Thêm vào đó, tinh thần mến khách và
lòng nhiệt thành của con người Điện Biên cũng là nền tảng vững
chắc cho ngành du lịch phát triển.

Bên cạnh các tiềm năng du lịch trong nội tỉnh, với vị trí địa lý khá đặc
biệt, Điện Biên có thể mở rộng liên kết với các địa phương trong
vùng và cả nước, đặc biệt là liên kết với cố đô Luông Prabang của
Lào và tỉnh Vân Nam Trung Quốc để hình thành tour du lịch hấp dẫn
qua các cửa khẩu trên địa bàn.

Điện Biên là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, đặc biệt là lĩnh vực văn hoá -
lịch sử. Nổi bật nhất là hệ thống di tích lịch sử chiến thắng Điện Biên
Phủ gồm: Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ - Mường Phăng; các
cứ điểm Him Lam, Bản kéo, Độc lập; Các đồi A1, C1, D1, E1 và khu
trung tâm tập đoàn cứ điểm của Pháp (Khu hầm Đờ cát).

Quần thể di tích này là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá để phát
triển du lịch không những của tỉnh Điện Biên, của Tây Bắc mà còn
của cả nước.

Điện Biên còn có tiềm năng văn hóa phi vật thể, với 21 dân tộc anh
em chung sống, mỗi dân tộc có sắc thái văn hóa riêng rất đa dạng,
điển hình là dân tộc Thái, dân tộc H' Mông.


Bên cạnh đó Điện Biên có nhiều hang động, nguồn nước khoáng và
hồ nước tạo thành nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên phong phú
như: Rừng nguyên sinh Mường Nhé; các hang động tại Pa Thơm
(Điện Biên), Thẩm Púa (Tuần Giáo); các suối khoáng nóng Hua Pe, U
Va; các hồ Pá Khoang, Pe Luông, Huổi Phạ

4. KHOÁNG SẢN


Tài nguyên khoáng sản ở Điện Biên chưa được thăm dò đánh giá kỹ.
Qua tra cứu các tài liệu lịch sử liên quan cho thấy, Điện Biên có
nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, gồm các loại
chính như: nước khoáng, than mỡ, đá vôi, đá đen, đá granit, quặng
sắt và kim loại màu, nhưng trữ lượng thấp và nằm rải rác trong
tỉnh.

Đến nay trên địa bàn tỉnh đã xác định được 32 điểm quặng sắt và
kim loại, 14 điểm mỏ than, trong đó có 2 điểm đã được đánh giá trữ
lượng cấp C1 và nhiều điểm khoáng sản VLXD, nước khoáng nhưng
chưa được thăm dò đánh giá sâu về trữ lượng và chất lượng. Sơ bộ
cho thấy, các khoáng sản chính ở Điện Biên gồm có: Về khoáng sản
kim loại: có vàng, sắt, chì, chì - kẽm, nhôm, đồng, thủy ngân Vàng
qua khảo sát và thực tế nhân dân địa phương khai thác có điểm
quặng ở xã Phì Nhừ huyện Điện Biên Đông. Sắt có phân bố rải rác ở
các huyện Điện Biên, Tuần Giáo và Mường Chà với quy mô nhỏ, chỉ ở
mức điểm quặng và chưa xác định được trữ lượng.

Chì - kẽm phân bố tập trung quanh huyện Điện Biên, Điện Biên
Đông, Tủa Chùa và thành phố Điện Biên Phủ, hiện nay có điểm quặng
chì - kẽm ở khu vực Tuần Giáo đang hoạt động. Đồng, qua khảo sát

sơ bộ phát hiện mỏ đồng ở khu vực Chà Tở huyện Mường Chà với
trữ lượng khá lơn nhưng chưa được thăm dò đánh giá cụ thể. Nhôm
và nhôm - sắt có triển vọng ở xã Phình Sáng huyện Tuần Giáo với trữ
lượng cấp P khoảng 40 - 50 triệu tấn.

Thuỷ ngân phân bố ở Mường Nhé, có một điểm quặng Antimon ở xã
Mường Mươn huyện Điện Biên nhưng chưa xác định được triển
vọng. Về khoáng sản năng lượng: đáng chú ý có than mỡ ở Thanh An
- Thanh Xương, Nong Hẹt huyện Điên Biên (trữ lượng cấp C1 là 209
nghìn tấn, C2 là 285 nghìn tấn, P là 409 nghìn tấn); Na Sang - Nà
Púng xã Keo Lôm, Pú Nhi huyện Điện Biên Đông và Núa Ngam huyện
Điện Biên (trữ lượng cấp C1 là 156 nghìn tấn, C2 là 561 nghìn tấn, P
là 1,9 tr.tấn). Ngoài ra còn một số điểm quặng than khí mỡ và than
antraxit nhưng mới nghiên cứu ở mức độ phổ tra, chưa xác định trữ
lượng.

Khoáng sản vật liệu xây dựng: gồm các loại đá vôi, sét xi măng, đá
hoa ốplát, đá granit ốplát, đá phiến lợp, cuội, sỏi, cát, cao lanh, sét
gốm là khoáng sản có triển vọng nhất của Điện Biên. Đá vôi có tiềm
năng phong phú và phân bố rộng khắp trong tỉnh, trong đó mỏ đá
vôi Tây Trang (ở Na Ư huyện Điện Biên) là một trong những mỏ có
triển vọng nhất với trữ lượng 33 triệu m3 có thể phát triển khai thác
phục vụ sản xuất xi măng và làm vật liệu xây dựng, đáp ứng nhu cầu
trong tỉnh.

Đá ốp lát phân bố ở thị xã Mường Lay và huyện Tuần Giáo với quy
mô vừa, trữ lượng khoảng vài trăm nghìn tấn (cấp P) đã có thời gian
khai thác để làm vật liệu xây dựng thông thường. Đá ốp lát
Granodirit thuộc các xã Nà Tấu, Thanh Minh huyện Điện Biên (cách
thành phố Điện Biên Phủ 7 km về phía Đông Bắc) có tiềm năng khá

lớn, trữ lượng dự báo khoảng 100 triệu m3 (cấp P).

Sét xi măng có ở Na Hai xã Sam Mứn huyện Điện Biên với quy mô
nhỏ, trữ lượng thăm dò cấp C1 là 1.309 nghìn m3, cấp C2 là 3.530
nghìn m3. Đá phiến lợp cách thị xã Mường Lay khoảng 6 km về phía
Đông có quy mô lớn và đang được khai thác. Sét gốm ở Co Nôm xã
Noong Luống huyện Điện Biên có quy mô vừa, trữ lượng khoảng 587
nghìn m3.

Các loại khoáng sản VLXD khác như cuội, sỏi, cát, cao lanh, có quy
mô không lớn và phân bố rải rác trong tỉnh. Theo các tài liệu thu
thập được, trong khu vực thành phố Điện Biên Phủ và huyện Điện
Biên (từ cầu Thanh Bình đến ngã ba Nậm Ngam và Nậm Rốm) có
khoảng 40 vị trí đang khai thác cát, sỏi dùng cho xây dựng; Tại các
bãi bồi và thềm bậc I của suối Nậm Lay (từ cầu Bản Xá về ngã ba
Nậm Lay - Sông Đà) thuộc thị xã Mường Lay cũng có nhiều điểm khai
thác cát sỏi.

Các điểm nước khoáng nóng: Tại Điện Biên đã xác định nhiều điểm
nước khoáng nóng có giá trị giải khát và du lịch nghỉ dưỡng, chữa
bệnh. Hiện nay một số nguồn nước khoáng nóng đã được khai thác
sử dụng vào mục đích đóng chai (như ở Mường Luân) và du lịch nghỉ
dưỡng (U Va, Hua Pe)

5. NƯỚC VÀ THUỶ VĂN

Với lượng mưa hàng năm khá lớn, hệ thống ao hồ và sông suối nhiều
(toàn tỉnh có hơn 10 hồ lớn và hơn 1.000 sông suối lớn nhỏ phân bố
tương đối đồng đều trong tỉnh) nên nguồn nước mặt ở Điện Biên rất
phong phú theo 3 hệ thống sông chính là sông Đà, sông Mã và sông

Mê Kông.

Sông Đà ở phía Bắc tỉnh (giáp với tỉnh Lai Châu mới) bắt nguồn từ
Vân Nam (Trung Quốc) qua Mường Tè (tỉnh Lai Châu) - thị xã
Mường Lay - Tuần Giáo rồi chảy về tỉnh Sơn La. Sông Đà (trên địa
bàn Điện Biên có các phụ lưu chính là Nậm Ma, Nậm Bum, Nậm Pô,
Nậm Mức với tổng diện tích lưu vực khoảng 5.300 km2, chiếm 55%
diện tích tự nhiên của tỉnh. Hệ thống sông Mã có các phụ lưu chính là
sông Nậm Khoai thuộc huyện Tuần Giáo và sông Nậm Mạ thuộc
huyện Điện Biên với diện tích lưu vực 2.550 km2.

Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh. Hệ thống sông Mê Kông có
diện tích lưu vực là 1.650 km2 với các nhánh chính là sông Nậm
Rốm, Nậm Núa. Sông Nậm Rốm bắt nguồn từ Bắc huyện Điện Biên
qua thành phố Điện Biên Phủ - Pa Thơm (huyện Điện Biên) rồi chảy
sang Lào. Sông Nậm Núa bắt nguồn từ Mường Nhà chảy theo hướng
Nam - Bắc sau đó chuyển sang hướng Đông - Tây và gặp sông Nậm
Rốm ở lòng chảo Điện Biên rồi chảy sang Lào.

Đặc điểm chung của các sông suối trong tỉnh là có độ dốc lớn, nhiều
thác ghềnh, nhất là các sông suối thuộc hệ thống sông Đà và sông
Nậm Rốm. Chất lượng nước tương đối cao, ít bị ô nhiễm.
Tiềm năng thủy điện: Do nằm ở vùng núi cao, nhiều sông suối, lưu
lượng dòng chảy mạnh nên tỉnh Điện Biên có tiềm năng thuỷ điện
rất phong phú và đa dạng về quy mô.

Theo khảo sát sơ bộ, tại Điện Biên có nhiều điểm có khả năng xây
dựng nhà máy thuỷ điện, trong đó đáng chú ý là các điểm: Thuỷ điện
Mùn Chung trên suối Nậm Pay, thuỷ điện Mường Pồn trên suối Nậm
Ty, thuỷ điện Nậm Mức trên sông Nậm Mức, thuỷ điện Nậm He trên

suối Nậm He, thuỷ điện Nậm Pồ, trên suối Nậm Pồ, hệ thống thuỷ
điện trên sông Nậm Rốm, Nậm Khẩu Hu Tuy nhiên việc khai thác
các tiềm năng này còn ở mức khiêm tốn. Hiện nay trên địa bàn tỉnh
mới có một số nhà máy thuỷ điện như Nà Lơi 9.300 KW, thác Bay
2.400 KW, Thác trắng 6.200 KW, Nậm Mức 44 Mw được xây dựng và
khai thác khá hiệu quả.
IV. NGUỒN NHÂN LỰC

Dân số: Dân số trung bình năm 2007 của tỉnh Điện Biên là 468.282
người, mật độ dân số bình quân 49 người/ km2, là một trong những
tỉnh có mật độ dân số thấp nhất trong cả nước và thấp hơn nhiều so
với mật độ dân số trung bình của vùng Tây Bắc (69 người/km2) và
của cả nước (254 người/km2).

Trên địa bàn tỉnh Điện Biên hiện có 21 dân tộc sinh sống, trong đó
dân tộc Thái chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 42,2%, tiếp đến là dân tộc
H’Mông chiếm 27,2%, dân tộc Kinh chiếm 19%, dân tộc Khơ Mú
3,9%, còn lại là các dân tộc khác như Dao, Hà Nhì, Hoa, Kháng Các
dân tộc ở Điện Biên có những nét văn hoá đặc trưng của đồng bào
khu vực Tây Bắc.

Lao động: Số lao động trong độ tuổi của tỉnh năm 2007 là 285.652
người chiếm 61% dân số. Hiện nay số lao động đang làm việc trong
các ngành kinh tế quốc dân là 250.642 người, trong đó hầu hết là lao
động nông, lâm nghiệp chiếm tới 79,5% tổng số lao động đang làm
việc; lao động công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 6,5% và lao động
khu vực dịch vụ chiếm 14%. Số lao động chưa có việc làm hiện còn
khá lớn, khoảng 23.584 người, chiếm 8,6% tổng số lao động có khả
năng lao động.


Về chất lượng nguồn nhân lực: Những năm gần đây chất lượng lao
động ở Điện Biên đã được cải thiện một bước, trình độ văn hoá của
lực lượng lao động ngày được nâng cao. Tỷ lệ lao động không biết
chữ và chưa tốt nghiệp phổ thông giảm, số lao động tốt nghiệp THCS
và THPT ngày càng tăng.
Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tăng nhanh.Chất lượng
nguồn nhân lực của Điện Biên hiện nay còn rất thấp so với các địa
phương khác, tỷ lệ lao động qua đào tạo của toàn tỉnh đến năm 2007
chỉ chiếm 21,4% số lao động trong độ tuổi, hầu hết lao động qua đào
tạo đều là cán bộ, công chức làm việc trong các lĩnh vực quản lý nhà
nước, sự nghiệp và các tổ chức đoàn thể tập trung ở thành phố
Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay và các trung tâm thị trấn huyện. Tại
các khu vực khác, số lao động có kỹ thuật hầu như không đáng kể.
Hiện nay chất lượng nguồn nhân lực của Điện Biên hiện còn rất
nhiều bất cập cả về số lượng cũng như chất lượng và cơ cấu.


×