Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÁO cáo THỊ TRƯỜNG quý i năm 2011 phòng phân tích đầu tư CTCP chứng khoán FPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 28 trang )

 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 0




BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG
Quý I/2011

www.fpts.com.vn





























NỘI DUNG
CÁC TỪ VIẾT TẮT 1
KINH TẾ THẾ GIỚI 2
KINH TẾ VIỆT NAM 5
Tăng trưởng GDP 5
Cán cân Thương mại 9
Chỉ số giá tiêu dùng - CPI 13
Thị trường tài chính 15
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 19
Thị trường chứng khoán quý I/2011 19
Phân tích kỹ thuật 21
Kết luận 25
PHỤ LỤC 26
















Phòng Phân tích Đầu tư
CTCP Chứng khoán FPT







Trụ sở chính
Tầng 2, 71 Nguyễn Chí
Thanh
Quận Đống Đa - Hà Nội
ĐT: (84.4) 3773 7068
Fax: (84.4) 3773 9056

Chi nhánh Hồ Chí Minh
Số 31, Nguyễn Công Trứ
Phường Nguyễn Thái Bình
Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (84.8) 290 86 86
Fax: (84.8) 290 60 70

Chi nhánh Đà Nẵng
Số 124, Nguyễn Thị Minh
Khai, Quận Hải Châu, TP.

Đà Nẵng
ĐT: (84.511) 355 36 66
Fax: (84.511) 355 38 88

Các nghiên cứu và báo cáo
khác được công bố tại:


Các tuyên bố quan trọng
nằm ở cuối báo cáo này.
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 1


























































CÁC TỪ VIẾT TẮT

ADB
Ngân hàng phát triển Châu Á
CPI
Chỉ số giá tiêu dùng
ECB
Ngân hàng Trung Ương Châu Âu
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
GSO
Tổng cục Thống kê
HOSE
Sở giao dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
HNX
Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội
ODA
Viện trợ phát triên nước ngoài

PMI
Chỉ số quản lý sản xuất
SBV
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
USD
Đồng đô la Mỹ










Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 2
























































KINH TẾ THẾ GIỚI
Bước sang năm 2011, bức tranh toàn cầu đã có sự phân hóa rõ rệt về tốc độ phục
hồi kinh tế giữa các châu lục. Có thể nhìn thấy được những tín hiệu tăng trưởng tại
nền kinh tế Mỹ với các chỉ báo vĩ mô được cho là khả quan hơn so với dự đoán
ban đầu. Chỉ số ISM của lĩnh vực sản xuất Mỹ tháng 3/2011 giảm xuống mức 70,6
từ mức 71,2 của tháng trước tuy nhiên vẫn khá cao trên mức tiêu chuẩn là 50. Chỉ
báo này chứng tỏ tăng trưởng tại Mỹ vẫn đang diễn ra. Một tín hiệu quan trọng
khác đó là tỷ lệ thấy nghiệp Mỹ tính tại thời điểm cuối Tháng 3/2011 đã lần đầu
tiên xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm khủng hoảng Tháng 10/2008. Kết hợp
hai tín hiệu mới cho thấy Mỹ đã có những thành tựu đầu tiên trong các chính sách
điều tiết vĩ mô. Tuy nhiên, những lo ngại mới về giá dầu có khả năng leo thang và
chính sách cắt giảm chi tiêu sẽ là những trở ngại mới đặc biệt là khi chương trình
nới lỏng định lượng lần 2 (QE2) cũng sắp kết thúc vào cuối Quý II năm nay. Thị
trường chứng khoán Mỹ có thể sẽ có bước “hụt hẫng” nếu như QE2 kết thúc mà
không có những gói giải pháp mới thay thế.


Diễn biến S&P 500 với Chương trình nới lỏng định lượng (QE)-Nguồn:Yahoo Finance
Một vấn đề trong tâm phát sinh gần đây đó là sản lượng lương thực có xu hướng
giảm trong khi giá năng lượng đang tăng mạnh trở lại sau cuộc suy thoái. Trái với
Mỹ, quốc gia tăng chờ đợi tín hiệu lạm phát tăng trở lại làm “thuốc thử” cho khả
năng phục hồi hậu suy thoái thì nguy cơ bùng nổ lạm phát cao lại đang khiến các
Chính phủ toàn cầu phải tính toán lựa chọn giữa ưu tiên tăng trưởng hay kiềm chế
lạm phát. Một số nền kinh tế đang lâm vào tình trạng tăng trưởng quá nóng, kết
hợp với tăng trưởng tín dụng mạnh và tình trạng xáo trộn nguồn cung nguyên vật
liệu đã làm tăng các mối quan ngại về lạm phát cũng như nguy cơ tăng lãi suất trên
phạm vi toàn cầu.
Vừa qua, Trung Quốc đã cho hạ chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 8%
xuống 7% và liên tiếp tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm kiềm chế lạm phát. Tính
đến hết Tháng 3/2011, lạm phát tại nền kinh tế đứng đầu Châu Á đã gần chạm
mức 5% nhưng giá thực phẩm đã tăng lên mức 10% và gây ra sự bất bình trong
dân chúng. Mô hình tăng trưởng của Trung Quốc phụ thuộc chính vào khả năng
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 3




tăng trưởng kinh tế và sức cầu tiêu dùng. Nguồn thu từ xuất khẩu và tỷ lệ tiết kiệm
cao cho phép công nghiệp hóa ở tốc độ cao. Tuy nhiên, mặt trái lạm phát và bong
bóng tài sản đang trở thành hậu quả lớn nếu như không sớm được kiểm soát. Hiện
Trung Quốc đang có gắng hướng đến tăng trưởng kinh tế tập trung nhiều hơn vào
tiêu dùng nội địa và như vậy tăng trưởng GDP dự báo có thể xuống mức dưới 2
con số như đã đạt đươc trong năm 2010.
Không chỉ có vậy, những diễn biến từ thảm họa sóng thần và nguy cơ phóng xạ tại

Nhật đã làm gia tăng các rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư tại khu
vực Châu Á. Một trong những ảnh hưởng quan trọng đó là chuỗi cung ứng toàn
cầu mà Nhật là một mắt xích quan trọng. Chỉ số Vận tải biển (BDI) đã bắt đầu
giảm trong Tháng 3 do động đất và sóng thần ở Nhật kìm hãm nhu cầu và ảnh
hưởng tới hoạt động giao thương ở các khu vực. Xuất khẩu hàng hóa Tháng
3/2011 của Nhật đã hạ xuống mức 2,2% trong khi tháng liền trước tăng trưởng tới
9% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là mức sụt giảm mạnh gấp đôi so với các dự
báo. Nhật được dự đoán cần phải mất ít nhất từ 3-5 năm để tái thiết đất nước như
trước thảm họa. Tuy nhiên, trong chu kỳ tăng trưởng nền kinh tế, đây lại là cơ hội
để Chính phủ Nhật có những chính sách mạnh tay hỗ trợ và kích thích nền kinh tế
thông qua các gói chi tiêu lớn. Môt kế hoạch chi tiêu lên tới 47 tỷ USD đang được
gấp rút thông qua. Như vậy, Quý II/2011 sẽ là thời điểm khó khăn nhất của nền
kinh tế Nhật và chưa thể khẳng định những kết quả khả quan cho đến hết Quý III.

Chỉ số Vận tải biển Baltic (BDI) - Năm 2011 - Nguồn: Bloomberg
Mặc dù đang đang trong giai đoạn cấp thiết ổn định lại hệ thống tài chính, nhưng
tình trạng nợ công tại khu vực Châu Âu vẫn chưa có nhiều chuyển biến mới.
Không những thế, lạm phát tại khu vực cũng đang tăng nhanh từ 2,4% lên 2,6%
ngay trong Tháng 2/2011, cao hơn mục tiêu 2% được đặt ra. Như vậy với mức lãi
suất cơ bản thấp quanh mức 1% hiện nay sẽ sớm phải điều chỉnh tăng trong Quý
II/2011. Sự xuất hiện chính thức của “con nợ” mới là Bồ Đào Nha càng cho thấy
khu vực Châu Âu sẽ còn khó khăn trong thời gian tới khi các khoản nợ khổng lồ
chuẩn bị đến hạn trong năm 2011.
Thêm vào đó, làn sóng biểu tình và cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực Trung
Đông và Bắc Phi cũng làm cho bất ổn gia tăng, tác động tiêu cực đến xu hướng leo
thang của giá dầu và kìm hãm tốc độ tăng trường kinh tế toàn cầu. Với những biến
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 4


động mới và nhu cầu đầu tư an toàn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, giá vàng thế
giới cũng gián tiếp có thêm sự bứt phá và được dự đoán có thể thiết lập những
mức giá kỷ lục mới như đã từng diễn ra trong năm 2010.
Giá vàng thế giới – Nguồn: Kitco
Không thể phủ nhận những nỗ lực và thành tựu phục hồi kinh tế toàn cầu đã đạt
được trong Quý I/2011. Tuy nhiên, trong khi các khó khăn có nguồn gốc từ cuộc
suy thoái cần phải có thời gian để xử lý triệt để thì những vấn đề mới lại đang liên
tục phát sinh với quy mô phức tạp và khó lường hơn trong Quý I/2011. Sự cộng
hưởng này thậm chí có thể làm chệch hướng quá trình phục hồi của nền kinh tế
nếu không được kịp thời ứng phó bởi các Chính phủ và cộng đồng quốc tế.
Trong Quý II/2011, hầu hết các dự đoán đều cho rằng những khó khăn trước mắt
chưa thể chấm dứt do mức độ gắn kết, quy mô và yếu tố thiên nhiên môi trường
toàn cầu đang có nhiều thay đổi nhanh chóng. Như vậy Quý II/2011 sẽ là khoảng
thời gian tương đối khó khăn đối với hầu hết các nền kinh tế để giải quyết triệt để
các vấn đề đang tồn tại và tạo bước đệm cho sự hồi phục vững chắc sau này. Do
đó các tín hiệu phục hồi mạnh mẽ được kỳ vọng sẽ xuất hiện rõ ràng hơn trong
nửa cuối năm 2011.





Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 5

KINH TẾ VIỆT NAM
Tăng trưởng GDP

GDP quý I/2011 đang có dấu hiệu chững lại với mức tăng trưởng 5,4%, thấp hơn
so với tăng trưởng của 3 quý liền trước đó. Nguyên nhân chủ yếu cho sự chậm lại
tốc độ tăng trưởng chủ yếu do chính sách thắt chặt tiền tệ cũng như cắt giảm một
loạt các dự án sử dụng nguồn ngân sách nhà nước nhưng kém hiệu quả. Tăng
trưởng giai đoạn này chậm lại xuất phát từ cả ba ngành nghề kinh tế là nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trong đó GDP ngành xây dựng giảm mạnh nhất
với mức tăng trưởng 4,4% so với mức tăng trưởng quý I năm 2010 là 9,79% do
cắt giảm chi tiêu công, cắt giảm dòng tiền đầu tư vào bất động sản khiến thị
trường địa ốc trở nên trầm lắng trong suốt thời gian vừa qua.
Tăng trưởng GDP so với cùng kỳ năm trước YoY

Nguồn: GSO, FPTS
Yếu tố lớn nhất làm cản trở sự tăng trưởng GDP thời gian này chủ yếu do lãi suất
cho vay quá cao, nguồn vốn huy động cho doanh nghiệp sản xuất bị thiếu hụt
mạnh, đồng thời mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn này không được xác định
như một mục tiêu trọng yếu, thay vào đó là kiềm chế lạm phát và thắt chặt tiền tệ.
Vòng quay vốn lưu động trong đại đa số các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cơ
bản của nền kinh tế thời gian này đang luân chuyển với tốc độ chậm và mức độ
tạo ra giá trị gia tăng không cao.

- Sản xuất công nghiệp
Giá trị sản lượng công nghiệp vẫn chủ yếu được tạo ra từ hai khu vực doanh
nghiệp ngoài quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Tăng trưởng
sản lượng công nghiệp tháng 3/2011 tuy có chững lại, nhưng mức tăng vẫn cao
hơn so với tháng 1/2011 và tính chung lũy kế cả 3 tháng, giá trị sản lượng công
nghiệp tạo ra vẫn có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái.





6.3%
7.4%
7.2%
5.4%
0%
5%
10%
0
100
200
Q2/2010
Q3/2010
Q4/2010
Q1/2011
Tổng sản phẩm trong nước (GDP)
Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản
Công nghiệp, Xây dựng
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 6

Tăng trưởng giá trị sản lượng công nghiệp so với cùng tháng năm trước YoY

Nguồn: GSO, FPTS

Xét về cơ cấu, giá trị tạo nên từ khu vực doanh nghiệp nhà nước gần như không
có sự thay đổi so với kỳ trước, sự tăng trưởng của sản xuất công nghiệp kỳ này
chủ yếu đến từ các khu vực doanh nghiệp tư nhân năng động hơn và khu vực
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có định hướng phát triển và mục tiêu lợi

nhuận rõ ràng hơn với mức tăng trưởng lần lượt là 17,4% và 16,8%.

Tăng trưởng sản lượng công nghiệp thời gian này không có gì thay đổi so với các
giai đoạn trước, chất lượng tăng trưởng chỉ tập trung vào các ngành chế biến giản
đơn như dệt may, sản xuất giày dép, bình đun nước nóng,… Các ngành liên quan
đến vật liệu xây dựng gần như chững lại toàn bộ, một số mảng sản xuất còn giảm
tốc độ tăng trưởng khá mạnh như sản xuất gạch xây bằng đất nung, gạch lát
ceramic hay các loại vật liệu xây dựng khác đều có mức tăng trưởng âm. Nỗ lực
kìm chế lạm phát và thắt chặt tín dụng cho bất động sản đang tạo ra sự ảnh hưởng
rộng lớn tới sự gia tăng sản xuất của các ngành, lĩnh vực có liên quan đến vật liệu
xây dựng.

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng cuối cùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa 3 tháng đầu năm ước đạt 451 nghìn tỷ đồng, tăng
23,6% so với cùng kỳ năm 2010, và tăng trưởng 8,7% nếu loại trừ yếu tố trượt
giá, thấp hơn gần một nửa so với mức tăng 14,4% cùng kỳ năm ngoái. Cơ cấu
đóng góp từ các mảng hoạt động gần như không có gì thay đổi so với các quý của
năm 2010, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thương nghiệp với 78,97%. Phần còn
lại được tạo ra chủ yếu từ mảng khách sạn nhà hàng và dịch vụ với tổng mức
đóng góp khoảng 20%.
16.0%
16.0%
15.2%
12.9%
16.5%
13.6%
0%
20%
0
50

100
10/2010
11/2010
12/2010
01/2011
02/2011
03/2011
Giá trị sản lượng công nghiệp
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 7


Nguồn: GSO, FPTS
- Vốn đầu tư toàn xã hội
Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện 3 tháng 2011 ước tính đạt 171,5
nghìn tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm 2010. Mặc dù chính sách cắt giảm
chi tiêu công vẫn được duy trì cho đến nay, nhưng sự đi xuống của nền kinh tế
toàn cầu đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn vốn đầu tư vào khu vực tư nhân và
đầu tư nước ngoài, khiến dòng vốn đổ vào khu vực nhà nước tuy không mạnh
nhưng tỷ trọng có xu hướng tăng trở lại so với các quý của năm 2010, chiếm
44,5% tổng vốn.

- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Tính lũy kế đến hết quý I/2011, mặc dù số dự án đăng ký mới có xu hướng tăng
vượt 34 dự án so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên giá trị FDI đăng ký mới trong
giai đoạn này chỉ đạt 2,04 tỷ USD. Điểm sáng FDI được thể hiện ở chỗ giá trị giải

ngân FDI lần đầu tiên vượt cao hơn con số đăng ký, ước tính đạt 2,54 tỷ USD,
trong đó gần một nửa con số này được thực hiện trong tháng 3/2011. Điều này
cũng thể hiện cảm nhận về cơ hội kinh doanh từ phía các doanh nghiệp đang hiện
rõ nét hơn thông qua việc họ chấp nhận giải ngân tiền cho thực hiện dự án và thúc
đẩy quá trình đầu tư phát triển đến sớm hơn.

Số dự án FDI đăng ký mới so sánh cùng tháng năm trước

Nguồn: GSO, FPTS

Khủng hoảng kinh tế cùng những khó khăn từ nước Nhật và châu Âu cũng làm
giảm đáng kể lượng vốn FDI chia sẻ cho Việt Nam. Số dự án tăng lên trong khi
33.1%
31.9%
30.4%
26.0%
22.6%
23.6%
0%
50%
0
200
10/2010
11/2010
12/2010
01/2011
02/2011
03/2011
Tổng mức bán lẻ
Thương nghiệp

Khách sạn, nhà hàng
40
93
173
40
88
139
-44.4%
-51.6%
-41.4%
-90%
-70%
-50%
-30%
0
50
100
150
200
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
2011
2010
Tăng trưởng dự án đăng ký mới - YoY
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 8


tổng giá trị FDI đăng ký thêm giảm đi cho thấy việc phân tán dòng tiền đầu tư
đang đi vào nhiều lĩnh vực nhỏ hơn của nền kinh tế thay vì tập trung chủ yếu vào
mảng bất động sản như trước đây.

Giá trị FDI qua các tháng đầu năm 2011

Nguồn: GSO, FPTS
Trong cơ cấu đầu tư, ngành chế biến, chế tạo đang thu hút nhiều FDI nhất với 76
dự án, giá trị 1,55 tỷ USD, chiếm hơn 65% tổng vốn đăng ký. Sự dịch chuyển này
đang dần đưa dòng vốn FDI đi vào chiều sâu và tạo giá trị gia tăng bền vững cho
công nghiệp sản xuất tại Việt Nam thay vì đầu tư vào mảng Bất Động Sản như
giai đoạn trước. Tuy nhiên cơ cấu này chưa phản ánh được bức tranh khái quát
cho cả năm 2011 do tiến độ vốn đăng ký và vốn thực hiện cho các dự án mới được
đẩy mạnh vào khoảng nửa cuối năm 2011.

- Vốn hỗ trợ phát triển ODA
Vốn ODA ký kết trong 3 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD, trong đó vốn vay đạt
987,7 triệu USD, viện trợ không hoàn lại đạt khoảng 25,9 triệu USD.
Giải ngân vốn ODA trong quý 1 năm 2011 đạt khoảng 280 triệu USD, trong đó
vốn vay đạt 257 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại đạt 41 triệu USD. So với
mục tiêu giải ngân khoảng 2,4 tỷ USD trong năm nay, vốn ODA thực hiện trong 3
tháng đầu năm mới đạt 12,4% kế hoạch.

Nguồn: GSO, FPTS
182
1,472
2,038
400
1,100
2,500

-84.4%
-25.7%
35.2%
-100%
-50%
0%
50%
0
500
1,000
1,500
2,000
2,500
3,000
Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
2011
2010
Tăng trưởng vốn đăng ký mới - YoY
8.7%
58.3%
79.2%
146%
12%
0%
100%
200%
0
200

400
600
800
1000
1200
1400
1600
1800
Q1 2010
Q2 2010
Q3 2010
Q4 2010
Q1 2011
ODA ký kết
ODA giải ngân
% kế hoạch
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 9

Thông thường con số giải ngân đầu năm thường rất thấp và tăng mạnh trong các
quý còn lại của năm, do đó tỷ lệ 12,4% giải ngân trong quý này cũng là con số
đáng khích lệ đối với ODA Việt Nam trong quý I/2011.
Cam kết hỗ trợ ODA cho Việt Nam trong cả năm 2011 vẫn giữ ở mức cao với con
số 7,88 tỷ USD, Trong đó WB là nhà tài trợ lớn nhất với cam kết hơn 2,6 tỷ USD,
Nhật cam kết 1,76 tỷ USD và trở thành nhà tài trợ song phương lớn nhất. 700
triệu USD đã được ký kết cho vay giai đoạn 2 dự án xây dựng cầu Nhật Tân (Hà
Nội), giai đoạn 2 dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện Nghi Sơn và dự án tín dụng
hỗ trợ giảm nghèo lần thứ 4.












































Cán cân Thương mại
Xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS
Tính đến Tháng 3/2011 hoạt động xuất khẩu mới thực sự lấy lại được đà tăng
mạnh mẽ. Quy mô xuất khẩu đạt 19,245 tỷ USD, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm
trước và gấp hơn 3 lần chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (10%).
Trong đó, Tháng 1 và Tháng 3 có mức kim ngạch vượt mốc 7 tỷ USD.
Không những vậy, hoạt động xuất khẩu còn có sự tăng trưởng ở cả 3 khu vực. Cụ
thể, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 5,5% nhưng nhóm công nghiệp nhà nước
địa phương vốn giảm trong những năm trước lại có sự cải thiện tăng 4,3%. Nhóm
doanh nghiệp xuất khẩu ngoài quốc doanh tiếp tục tăng cao nhất đạt 16,6%, tiếp
đó là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 16,3%.
Đây là những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của thị trường xuất khẩu cũng như
năng lực sản xuất trong nước.

-2000
0

2000
4000
6000
8000
10000
Cán cân Thương mại Quý I/2011
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 10

























































Kim ngạch
(Tỷ USD)
Tăng trưởng (%)
May
2,795
27,9
Dầu thô
1,557
15,7
Giày dép
1,295
29,7
Thủy sản
1,142
30,5
Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS
Tổng kim ngạch xuất khẩu Quí I/2011 khả quan nhờ giá, tỷ giá và thị
trường xuất khẩu

Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS
Cụ thể, nhu cầu hàng hóa thế giới tăng, kéo theo việc tăng giá nhiều loại nhiên liệu
và nông sản, các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Giá nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực đều tăng mạnh như nhân điều (36,8%), hạt tiêu (59,5%), cao su
(70%), than đá (56,6%). Giá và lượng hàng hóa tăng đã góp phần tăng thêm 4,85
tỷ đô la vào tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó 2,4 tỷ đô la là nhờ tăng giá.

Ngoài ra, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ 2010. Hàng
công nghiệp chế biến đóng góp kim ngạch chính trên 9 tỷ đô la, tăng 22,8%,
chiếm 47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Nhờ những tác động thuận lợi từ thị trường tiêu thụ và việc điều chỉnh tỷ giá
USD/VND tăng thêm 9,3% (11/2/2011) đã tạo lợi thế nhất định cho các nhà xuất
khẩu. Nhiều mặt hàng xuất khẩu còn được lợi nhờ nhu cầu tăng tại các thị trường
chủ lực. Ngay cả thị trường Nhật Bản vừa xảy ra thảm họa cách đây một tháng vẫn
tăng trưởng 17,5% do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
Có thể nói thuận lợi về giá và thị trường chỉ có ý nghĩa thời điểm do có thể bị tác
động và thay đổi bất cứ lúc nào. Đặc biệt là khi kim ngạch nhập khẩu vẫn trong xu
hướng tăng. Hầu hết các nhóm nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng đều tăng
giá trên 20%. Như ngành may tăng kim ngạch xuất được gần 28% so với cùng kỳ
thì giá thành sản xuất các loại dệt, sợi tăng trung bình 30-40% so với giữa năm
2.12%
6.65%
12.90%
-5.43%
-31.63%
45.42%
4.75%
8.72%
10.72%
-9.37%
-25.20%
37.58%
-40%
-20%
0%
20%
40%

60%
10/2010
11/2010
12/2010
01/2011
02/2011
03/2011
Tăng trưởng xuất khẩu - MoM
Tăng trưởng nhập khẩu - MoM
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 11
























































2010. Chưa kể đến lãi vay và giá nhân công cũng tăng khiến nhiều doanh nghiệp
cho rằng nếu tình hình kéo dài thì càng xuất nhiều họ càng lỗ.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu trong nhóm công nghiệp chế biến đang được coi là mũi
nhọn nhưng cũng chính là nhóm nhập khẩu kim ngạch cao về nguyên liệu sơ chế,
gia công nên đầu vào sản xuất cũng chịu tác động lớn từ việc giá thế giới tăng.
Ngành dệt may, sản xuất phân bón và hóa chất tăng 46% về kim ngạch xuất khẩu
nhưng nguyên liệu nhập về để sản xuất tăng lần lượt đến 30% và 100%. Sắt thép
tăng 87,3% về kim ngạch xuất khẩu.
Trong khi đó vấn đề giá, tỷ giá cũng chỉ có tính thời điểm. Mặt hàng nông sản,
thủy sản dù đã đến ngưỡng về lượng nhưng lợi thế cạnh tranh có thể gia tăng ở
phần chất lượng. Hiện các doanh nghiệp vẫn đang tận dụng các hợp đồng sơ chế
thô, lấy lượng xuất khẩu làm mục tiêu trọng tâm như vậy sẽ rất khó thâm nhập các
thị trường tiêu thụ lớn như Nhật Bản và EU do có hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật cao
Ngoài ra cũng cần xem xét lại quyết định về chính sách phát triển các ngành công
nghiệp hỗ trợ mà Chính phủ phê duyệt (24/2/2011) để phù hợp với tình hình hiện
nay. Quyết định này ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ như cơ khí chế tạo, điện
tử - tin học, lắp ráp ô tô, dệt may, da giày Nhưng thực tế công nghiệp ô tô, cơ khí
chế tạo vốn đã được bảo trợ nhiều năm nay nhưng không mang lại kết quả nào cho
sản xuất trong nước cũng như xuất khẩu. Trong khi đó, nhiều ngành sản xuất, xuất
khẩu đem lại lợi nhuận cho nền kinh tế thì chưa được hưởng hỗ trợ phù hợp.
Nhập khẩu

Nguồn: Tổng cục Thống kê, FPTS

Tổng kim ngạch nhập khẩu Quý I/2011 đạt khoảng 22,3 tỷ USD, tăng 23,8% so
với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch nhập khẩu đang có sự tăng mạnh ở nhiều mặt
hàng. Trong 30 mặt hàng thuộc rổ thống kê, chỉ có rau quả, thức ăn gia súc, phân
bón, thuốc trừ sâu và phương tiện vận tải giảm kim ngạch nhập khẩu so với Quý
I/2010. Các mặt hàng còn lại, kim ngạch nhập khẩu đều tăng mạnh.
Nhập siêu của tháng 3 tăng mạnh cũng có nguyên nhân khách quan là giá cả các
23.90%
41.72%
37.15%
41.45%
29.63%
26.07%
10.25%
17.35%
18.89%
33.74%
17.55%
21.54%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
10/2010
11/2010
12/2010
01/2011
02/2011
03/2011

Tăng trưởng xuất khẩu - YoY
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 12























































mặt hàng nhập khẩu trên thế giới tăng. Hầu hết các mặt hàng VN nhập khẩu

(không kể ô tô, xe máy nguyên chiếc) đều tăng về giá so với cùng kỳ năm trước.
Mức tăng giá phổ biến khoảng từ 20-30% so với cùng kỳ, chỉ có mặt hàng giấy và
kim loại thường tăng khoảng 10%, còn giá bông tăng tới hơn 90%. Tính riêng yếu
tố tăng giá các mặt hàng nhập khẩu đã tác động làm tăng kim ngạch nhập khẩu
quý 1/2011 khoảng 1,6 tỷ USD, tương đương 7,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của
3 tháng.
Theo Bộ Công Thương, lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu các hàng thuộc diện xa
xỉ cần hạn chế nhập khẩu trong Quý I/2011 lên tới 1,36 tỷ USD, tăng 4,8% so với
cùng kỳ năm ngoái và chiếm tới gần 40% kim ngạch nhập siêu cả nước. Trong đó
kim ngạch nhập khẩu xe hơi, xe máy lên mức rất cao so với cùng kỳ năm ngoái lần
lượt đạt 734 triệu USD (tăng 20,3%) và 248 triệu USD (tăng 19,1%). Sản phẩm
rau quả nhập khẩu cũng đạt mức 55 triệu USD.
Trong khi lạm phát gia tăng, để tiết kiệm thì mặt hàng có giá thấp sẽ có tính cạnh
tranh và vô tình tạo lợi thế cho hàng Trung Quốc. Hiện hàng hóa nhập khẩu từ
Trung Quốc đã chiếm lĩnh nhiều nhóm sản phẩm tiêu dùng phổ biến tại Việt Nam
như đồ dùng cá nhân, đồ gia dụng cho đến các loại rau củ quả.
Theo Tổng cục Thống kê năm 2010, Trung Quốc chính thức trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam với 5 đối tác thương mại lớn nhất đứng đầu của Trung Quốc tiếp theo là
ASEAN, Mỹ, EU và Nhật Bản. Những năm gần đây, nhập siêu với Trung Quốc
luôn xấp xỉ bằng tổng nhập siêu của Việt Nam, dẫn tới mất cân bằng cán cân
vãng lai và cán cân thanh toán tổng thể.
Ngoài ra, nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam chủ yếu là nhóm hàng phục vụ
khâu lắp ráp cần nhiều nhân công. Doanh nghiệp FDI cũng có rất nhiều cơ sở sản
xuất tại Trung Quốc đã chuyển sản phẩm vào Việt Nam để tiếp tục lắp ráp như
Samsung hay Canon Trong khi đó, nguyên liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung
Quốc cũng cho thấy nhóm hàng có khả năng cạnh tranh chính với Trung Quốc
của Việt Nam lại là các sản phẩm giá trị gia tăng thấp như dệt may, giày dép,
nhựa, gỗ, giấy, thép, sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp…
Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng từ 16,4 tỷ USD năm 2009 lên

đến 20 tỷ USD năm 2010, trong đó riêng nhập khẩu hàng tiêu dùng là 1,84 tỷ
USD. Riêng hai tháng đầu năm 2011, nhập khẩu từ Trung Quốc là 3,1 tỷ USD,
tăng 25% so với cùng kỳ năm 2010. Đây là một trong nguyên nhân khiến nhập
siêu của cả nước trong Quý 1/2011 lên tới 3,5 tỷ USD, trong đó riêng Tháng 3
tăng 1,41 tỷ USD.
Như vậy, nhập siêu quý I ước đạt hơn 3 tỷ USD, bằng 15,7% kim ngạch xuất
khẩu. So với cùng kỳ năm 2010, nhập siêu chỉ giảm nhẹ khoảng 400 triệu USD.
Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là nhập siêu đang có xu hướng tăng dần trong 3
tháng qua (Tháng 1 là 767 triệu USD, tháng 2 là 1,112 tỷ USD, tháng 3 là 1,150 tỷ
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 13
























































USD).
Trong bối cảnh cơ cấu sản xuất hàng xuất khẩu như hiện nay của nước ta, việc
nhập khẩu nguyên phụ liệu và các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất là rất cần
thiết. Do đó, có thể khẳng định rằng, tiết giảm nhập khẩu trong những tháng còn
lại sẽ chủ yếu nhắm vào các mặt hàng xa xỉ. Đồng thời các chính sách được ban
hành với mục tiêu kiềm chế nhập siêu cũng sẽ xoay quanh những mặt hàng này.
Dự báo Cán cân Thương mại Quý II/2010
Trong Quý I/2011, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp tổng hợp nhằm ưu tiên
thực hiện mục tiêu chính đó là kiềm chế lạm phát như hạn chế đầu tư công, hạn
chế nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ, kiểm soát chặt chẽ thị trường vàng và ngoại
tệ Tuy nhiên thực tế cho thấy những dấu hiệu cải thiện của tổng thể nền kinh tế
nói chung và cán cân thương mại nói riêng chỉ có thể được kỳ vọng trong nửa cuối
năm 2011 do quy mô và độ trễ của các chính sách.
Hiện nay, việc đầu tư cho công nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu của các ngành
đều còn hết sức hạn chế. Với thực tế đó, tình trạng xuất khẩu càng nhiều thì nhập
khẩu nguyên liệu càng lớn sẽ chưa thể chấm dứt. Do đó, nhập siêu sẽ vẫn là vấn
đề kéo dài của nền kinh tế và chỉ có thể chấm dứt khi cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
có sự thay đổi về chất. Do đó, việc hạn chế nhập siêu ở thời điểm hiện tại chỉ có
thể thực hiện ở nhóm hàng hạn chế nhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xa xỉ.
Nếu cơ cấu hàng nhập khẩu trong Quý II/2011 không có sự thay đổi so với Quý
trước thì sẽ chưa thể giảm mạnh nhập siêu.

Chỉ số giá tiêu dùng - CPI

Chỉ số giá đang trong xu hướng tăng dần và ngày càng cao dần về cuối trong 3
tháng đầu năm. Tháng 3 thường là tháng hoạt động sau tết, nếu theo tính mùa vụ,
tháng 3 sau tết Nguyên Đán hàng năm CPI thường không tăng so với các tháng
trước, tuy năm nay CPI tăng cao hơn hẳn so với mọi năm, so với tháng trước và
thể hiện những nguyên nhân cơ bản rất khác so với các năm trước.

CPI trong tháng 3 tăng 2,17% so với tháng 2, CPI bình quân cả quý I tăng 12,8%
so với bình quân cùng kỳ năm 2010. Như vậy, chỉ tính riêng trong 3 tháng đầu
năm, CPI tăng lũy kế 6,12% so với cuối năm 2010, và tăng 13,89% so với cùng
kỳ năm ngoái.







Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 14
























































Tăng trưởng CPI hàng tháng (M-o-M)


CPI so với cùng quý năm trước (Y-o-Y Quý)

Nguồn: GSO, FPTS

Nguyên nhân chính cho sự gia tăng lạm phát trong tháng 3 chủ yếu từ sự tăng giá
các loại hàng hóa nhập khẩu cho sản xuất cơ bản trên thế giới như xăng dầu,
nguyên liệu, vật liệu ngoài khu vực lương thực thực phẩm. Tăng mạnh nhất trong
rổ tính CPI có nhóm ngành vận tải (tăng 6,69%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng
(3,67%). Nhóm lương thực thực phẩm có dấu hiệu chững lại (tăng 1,98% so với
tháng 2) sau mức tăng mạnh của tháng 2 (tăng 3,65% so với tháng 1). Tuy nhiên,
với dự đoán giá lương thực thực phẩm trong thời gian tới gia tăng khá mạnh, sức
ép lên sự gia tăng CPI trong các tháng tới là điều không thể không nghĩ tới.


Trong một bản báo cáo mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã cảnh báo giá lương
thực hiện chỉ dưới mức đỉnh của khủng hoảng lương thực toàn cầu năm 2008 là
3%. Giá các mặt hàng thiết yếu như lúa mỳ, ngô, đường hay các mặt hàng cây
công nghiệp như cà phê, cao su, hồ tiêu đã tăng mạnh ở các trung tâm giao dịch
hàng hóa, lan sang các nước đang phát triển có tỷ lệ lương thực, thực phẩm trong
cơ cấu tiêu dùng cao như Việt Nam khiến chỉ số giá bị đẩy lên cao. Xu hướng này
đang tạo áp lực lạm phát cao, dấy lên những lo ngại trong dài hạn về bất ổn vĩ mô
và tạo xu thế thoái lui đầu tư.

Việt Nam là một nước có nền kinh tế mở, sự tăng giá của không chỉ lương thực
mà các nguyên liệu sản xuất cơ bản khác cho ngành lương thực thực phẩm đang
ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam thông qua nhập khẩu, làm tăng chi phí sản xuất
cho các mặt hàng thiết yếu cuối cùng, dẫn tới giá bán cho người tiêu dùng cuối
0.1%
0.2%
1.3%
1.0%
1.9%
2.0%
1.7%
2.1%
2.2%
0.12%
0.17%
1.80%
0.98%
0.88%
1.19%
1.30%

0.96%
1.54%
0.0%
0.5%
1.0%
1.5%
2.0%
2.5%
3.0%
10-Jul
10-Aug
09/2010
10/2010
11/2010
12/2010
01/2011
02/2011
03/2011
CPI
3.7%
5.2%
6.2%
10.4%
12.8%
2.20%
4.23%
5.50%
8.93%
10.40%
0.0%

5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
Q1/2010
Q2/2010
Q3/2010
Q4/2010
Q1/2011
CPI
Core CPI
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 15
























































cùng gia tăng, hoặc thu hẹp sản xuất, hoặc đóng cửa. Do đó, xu hướng giá trong
ngắn hạn đối với lương thực, thực phẩm vẫn tiếp tục tăng (do cộng hưởng thêm
yếu tố tăng giá điện, giá xăng dầu), chứ không thể hiện yếu tố mùa vụ giảm sau tết
như mọi năm. Dài hạn hơn, các ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi gia súc gia
cầm, nuôi trồng thủy hải sản sẽ bị tổn thương do giá đầu vào dâng cao trong khi
sức mua không được cải thiện.

Một điểm nhấn về xu hướng giá lương thực thực phẩm Việt Nam thời gian qua,
đó là bão giá lương thực không xảy ra đối với mặt hàng gạo. Trong ngắn hạn, mặc
dù Hiệp hội Lương Thực Việt Nam (VFA) có kế hoạch mua tích trữ 1 triệu tấn
gạo, lực đỡ từ tăng nhập khẩu gạo của Indonesia và Bangladesh cũng không thể
đẩy giá lên cao khi Philipine có kế hoạch giảm nhập khẩu trong 2011, Thái Lan
giảm tồn kho và tăng xuất khẩu, đồng thời Việt Nam đang vào giai đoạn thu
hoạch đông xuân. Yếu tố này góp phần điều hòa sự gia tăng chỉ số giá cho nhóm
hàng lương thực thực phẩm vốn có tỷ trọng cao trong rổ tính CPI của Việt Nam.

Giá lúa gạo nội địa và giá gạo xuất khẩu

Nguồn: AgroMonitor
Mặc dù đóng góp một phần vào kiềm chế lạm phát, nhưng sự gia tăng thấp hơn giá
gạo so với mặt bằng chung các loại lương thực thực phẩm khác sẽ tạo ra khó khăn

cho Việt Nam khi xuất khẩu gạo đang đóng góp một tỷ lệ không nhỏ cho nguồn
thu ngân sách và là điểm nhấn trong việc đảm bảo cán cán thanh toán tổng thể.
Giảm trữ lượng xuất khẩu gạo cũng đồng nghĩa với mức sống của nông dân không
được cải thiện và sự gia tăng mạnh của CPI trong 3 tháng trở lại đây sẽ làm cho
cuộc sống vốn khó khăn của họ giờ trở nên bấp bênh hơn.

Thị trường tài chính
Khó khăn về tín dụng và chính sách tiền tệ nói chung bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp
đến cuộc sống của người dân và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói
chung, mà đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ bắt đầu từ quý 4/2010. Lãi suất
cho vay vượt lên cao quá mức chịu đựng của người có nhu cầu vốn, lên mức 15-
17% đã khiến cho mọi người suy nghĩ đến một cuộc đua lãi suất nhen nhóm vào
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 16
























































quý 1/2011 như đã từng diễn ra vào năm 2009. Hiện tượng đô la hóa nền kinh tế
và nhu cầu đầu tư tích trữ vàng tạo thành một vòng tròn tác động đến sự xáo trộn
cao của nền kinh tế ngay khi Tết âm lịch 2010 kết thúc. Các tác động này gây ra
một mãi lực tăng giá các mặt hàng thiết yếu, hệ quả là chỉ báo CPI tăng mạnh
trọng các tháng đầu năm. Nền kinh tế của Việt Nam có độ mở ngày càng lớn kể từ
sau khi gia nhập tổ chức Thương mại thế giới – WTO năm 2000, tốc độ kinh tế
tăng trưởng luôn duy trì ở mức cao dựa vào đầu tư và xuất khẩu đã khiến cho tình
trạng đô-la hóa ngày càng trầm trọng. Các mặt hàng niêm yết giá đều tính trên
đồng USD dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được nhu cầu và dự trữ USD trong
dân. Khi các chính sách tài chính tiền tệ hướng đến việc thắt chặt mà không kiểm
soát được biến số này sẽ gây ra độ trễ lớn và khó đo lường.
Với các áp lực lạm phát cao trong đầu năm và tình trạng lãi suất cao đe dọa cuộc
sống dân sinh và phát triển kinh tế, Chính phủ đã thể hiện quyết tâm được đánh giá
rất cao thông qua Nghị quyết 11 ban hành 24/2/2011 nhằm “tập trung kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội”.
Trong nhiều năm qua, mức tăng trưởng tín dụng của Việt Nam thực tế không thấp
hơn 20%, trong khi đó việc quyết định điều chính kế hoạch tăng trưởng tín dụng
dưới 20% phần nào cho thấy quyết tâm kiềm chế lạm phát thông qua siết chặt
chính sách tiền tệ, vốn được coi là nguyên nhân của lạm phát cao hiện nay. Chính
sách đề ra ngay lập tức được thực thi và có ảnh hưởng. Việc áp đặt lãi suất trần

huy động tại mức 14% nhằm tránh hiện tượng cạnh tranh huy động mà trong quá
khứ diễn ra sự chuyển dịch dòng vốn giữa các ngân hàng với nhau. Lãi suất tái cấp
vốn và lãi suất chiết khấu cũng được tăng mạnh vào tháng 3 và 4/2011 nhằm hạn
chế dòng vốn ngắn hạn giá rẻ này chảy vào lưu thông. Nguồn cung tín dụng đã bị
siết lại ngay lập tức đẩy lãi suất cho vay lên cao nhưng nhu cầu vốn từ nền kinh tế
vẫn chưa cho thấy mức suy giảm tương ứng. Khi chính sách tiền tệ theo xu hướng
thắt chặt được ban hành vào tháng 2/2011 thì mức tăng tín dụng vẫn duy trì ở mức
cao trong cả tháng 3 và quý I nói chung, mà theo chúng tôi đánh giá là do một số
nguyên nhân chính, như (1) chính sách tài khóa vẫn chưa cho thấy dấu hiệu đồng
nhất và quán triệt chính sách thắt chặt theo tinh thần Nghị quyết 11. Mặc dù chỉ
tiêu đề ra là sẽ cắt giảm khoảng 10% vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước và kiên
quyết không ứng trước vốn hay phê duyệt dự án không có tính khả thi cao. Tuy
nhiên, tính đến tháng 4/2011 thì Việt Nam mới chỉ cắt được khoảng 3.400 tỉ trên
tổng mức đầu tư 340.000 tỉ VND, tức là vào khoảng 1%. Trong khi đó, tính đến
cuối quý I/2011, vốn đầu tư toàn xã hội vẫn tăng 14,7% so với cùng kì, đặc biệt
trong đó vốn đổ vào khu vực nhà nước vẫn có xu hướng tăng so với các quý trước;
(2) Việc chậm trễ trong việc hạn chế/kiểm soát tình trạng đầu cơ ngoại tệ và vàng,
khiến nhu cầu găm giữ vẫn cao trong dân. Nhu cầu tiền đồng cao cho mục đích
đầu tư vàng, ngoại tệ và bất động sản vẫn làm khó cho lãi suất. Rõ ràng, lãi suất
cho vay lên đến trên 20% thì dư nợ cao như vậy trong quý I/2011 là điều khó đoán
và tiềm ẩn quá nhiều rủi ro.
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 17

























































Nguồn: Ngân hàng Nhà nước VN.
Nỗ lực giảm bội chi ngân sách là một trong những chính sách gặp nhiều cản trở,
bởi sau ngân sách nhà nước bằng cách gián tiếp hay trực tiếp bù lỗ cho các mặt
hàng thiết yêu nhằm kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý. Đầu tiên là xăng dầu, than,
điện đều có mức tăng tương ứng khoảng 10%, 20-40%, 15% ngay trong quý
1/2011. Ngoài ra cũng phải kể đến yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài làm
giá các mặt hàng thiết yếu nhập khẩu tăng giá theo. Nhưng chính những mặt hàng
tối quan trọng này lại có nhiều tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến lạm phát tăng
cao. Rõ ràng, chúng ta khó có thể đạt được các mục tiêu có tính triệt tiêu nhau
như vừa giảm bội chi, đạt mức tăng trưởng kinh tế cao và chống lạm phát chỉ bằng

chính sách tài chính, tiền tệ nhất định.
Hầu hết các nghiên cứu đều chứng tỏ rằng tỷ giá có tác động và mối liên hệ trực
tiếp đển cán cân thương mại. Khi tình trạng thâm hụt thương mại kéo dài trong
nhiều năm qua (năm 2008, 2009 và 2010 thâm hụt thương mại tương ứng lên tới
17,7 tỷ USD, 12,3 tỷ USD và 12,1 tỷ USD) thì việc điều chỉnh tỉ giá trong năm
2011 là điều không tránh khỏi. Tỉ giá được điều chỉnh 9,3% vào tháng 2/2011 và
NHNN cũng thu hẹp biện độ giao dịch từ +/-3% xuống +/-1% của các NHTM so
với tỷ giá liên ngân hàng bình quân chính là biện pháp được dự báo từ trước. Đây
chính là lần điều chỉnh mạnh nhất mà NHNN thực hiện nhằm xóa bỏ tình trạng 2
tỷ giá tồn tại song song, kèm theo nhiều hệ lụy trong tín dụng ngoại tệ đen cũng
như khó khăn trong kiểm soát ngoại hối. Tuy chưa hẳn là đã thoát khỏi vòng luẩn
quẩn là Lạm phát cao – Lãi suất – Tỷ giá, nhưng vào thời điểm cuối quý I/2011,
các Doanh nghiệp nhà nước lớn đã bắt đầu bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại
và mức độ hấp dẫn trong việc nắm giữ ngoại tệ không còn thì mức độ chênh lệch
giữa tỷ giá niêm yết của NHTM và bên ngoài cũng đã thu hẹp đáng kể. Cuối tháng
3/2011 chênh lệch chỉ còn khoản 20-50 đồng/USD, giảm đáng kể so với mức đỉnh
lên tới 1000-2000 vào tháng 1 và 2/2011. Đây là một dấu hiệu tích cực trong việc
ổn định thị trường ngoại hối mà lợi ích đem lại lớn không kém là hạn chế được
yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ trong dân.
1.81%
1.46%
1.03%
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
Lũy kế tăng trưởng tín dụng
Tăng trưởng cho vay nền kinh tế - Hàng tháng

Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 18
























































Nguồn: Ngân hàng Nhà nướ Việt Nam

Như vậy, xem xét toàn bộ vận động của thị trường tài chính trong quý I/2011,
chúng tôi thấy rằng, để đảm bảo mục tiêu đặt ra theo Nghị quyết 11 thì việc nhất
quán sử dụng mạnh mẽ các biện pháp trong đó có thắt chặt chính sách tiền tệ và
chính sách được ưu tiên để ổn định tình hình kinh tế - xã hội trong năm 2011. Dựa
vào độ trể tác động của chính sách thắt chặt trong quá khứ cho thấy, các chính
sách tiền tệ thường đem lại chuyển biến nhất định vào nền kinh tế vào khoảng 5-6
tháng khi triển khai. Như vậy, có thể thấy thị trường tài chính sẽ phải trải qua thời
kì khó khăn trong cả quý II/2011 và trông chờ vào kết quả đạt được từ các chính
sách này vào quý III/2011. Theo đó, nguồn vốn chảy vào nền kinh tế bị hạn chế
mạnh, đặc biệt là khu vực phi sản xuất, sẽ làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường
chứng khoán trong ngắn hạn.













17,500
18,000
18,500
19,000
19,500
20,000

20,500
21,000
21,500
Tỷ giá - $VNDUSD
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 19
























































THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Thị trường chứng khoán quý I/2011
Đầu năm Vn-Index tăng mạnh do được kéo bởi một nhóm các mã Bluechips đặc
biệt là BVH, do động thái mua mạnh của khối đầu tư ngoại. Tuy nhiên các mã cổ
phiếu khác lại không tăng, thậm chí còn giảm. Thị trường bị chi phối bởi một vài
mã cố phiếu vốn hóa lớn là đặc điểm nổi bật ở thời điểm này.
Nửa đầu tháng 2 thị trường giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các chính
sách tiền tệ thắt chặt của chính phủ: tăng tỷ giá lên 9,3%, giảm tỷ lệ tăng trưởng
tín dụng từ 23% xuống dưới 20% tương đương với giảm cung tiền vào 100.000 tỷ
đồng, giảm chi tiêu công, giảm tỷ trọng dư nợ cho vay vào lĩnh vự phi sản suất
như bất động sản, đầu tư chứng khoán đến 30/6 là 22%, 31/12 là 16%. Do đó VN-
Index rơi từ 525 xuống 452.
Đầu tháng 3 Vn-Index đột ngột tăng mạnh do được hỗ trợ bởi thông tin chính phủ
đóng cửa sàn vàng và nghiêm cấm giao dịch USD chợ đen, kết hợp với hơn 50
doanh nghiệp niêm yết đồng loạt nộp đơn xin mua lại cổ phiếu và hơn 76 bộ hồ sơ
doanh nghiệp niêm yết thông báo trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu với mức trả
cổ phiếu bằng tiền mặt trong tháng 3,4 cao nhất là 40% thấp nhất là 2,2%. Dẫn dắt
VN-Index thời điểm này vẫn tiếp tục là các mã Bluechips.
Tuy nhiên vào giữa tháng 3 động đất tại Nhật đã tác động tiêu cực đến hầu hết các
thị trường chứng khoán thế giới ,VN-Index cũng không ngoại lệ, giữa tháng 3,
VN-Index bước vào thời kỳ giảm điểm và khối lượng giao dịch sụt giảm, gần cuối
quý VN-Index dao động đi ngang do được đỡ bởi nhóm cổ phiếu Bluchips trong
khi hầu hết các cổ phiếu khác vẫn tiếp tục giảm điểm.
Trong quý 1, một điểm dễ nhận thấy là VN-Index không phản ánh xu thế chung
của hầu hết các mã cổ phiếu mà bị chi phối bởi một nhóm các mã cổ phiếu vốn
hóa lớn điển hình là BVH,MSN,VIC…
Với một diễn biến không tương đồng với VN-Index, xu thế giảm là chủ đạo trong

cả quý đối với chỉ số HNX-Index, do không được nâng đỡ bởi khối đầu tư ngoại.
Mặc dù vậy trong quý 1 , chỉ số HNX-Index phản ánh xu thế chung của phần lớn
các mã cổ phiếu trên cả hai sàn.
Quý một, trừ một số cổ phiếu thuộc nhóm Bluechips, hầu hết các cổ phiếu thuộc
tất cả các nhóm nghành đều có diễn biến đi ngang và giảm điểm. Đặc biệt rất
nhiều cổ phiếu pennys giảm xuống thấp hơn mệnh giá.



Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 20






































Thống kê Index:
Index
Đầu
quý
Cao
nhất
Thấp
nhất
Cuối
quý

Chênh lệch (%)
Đáy thị
trường
cuối
2009
Cùng kỳ
quý
trước
Đầu
Năm
VN-Index
485,97
529,20
449,78
461,13
96,22%
7,63%
4,85%
HNX-Index
113,40
113,40
87,77
91,47
17,17%
- 43%
19,93%

Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài:
HSX:


HNX:

Có thể thấy khối đầu tư ngoại mua mạnh trên cả hai sàn vào đầu quý I đặc biệt là
-1000000
-8000000
-6000000
-4000000
-2000000
0
2000000
4000000
6000000
8000000
Tuần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần
5
Tuần
6
Tuần
7
Tuần
8
Tuần

9
Tuần
10
Tuần
11
Tuần
12
Tuần
13
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài sàn HOSE
quý I năm 2011
Mua
Bán
Mua-Bán
-4000000
-2000000
0
2000000
4000000
6000000
8000000
Tuần
1
Tuần
2
Tuần
3
Tuần
4
Tuần

5
Tuần
6
Tuần
7
Tuần
8
Tuần
9
Tuần
10
Tuần
11
Tuần
12
Tuần
13
Giao dịch nhà đầu tư nước ngoài sàn HNX
quý I năm 2011
Mua
Bán
Mua-Bán
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 21

trên sàn HSX. Hiện tượng khối ngoại đặc biệt chú đến một nhóm các cổ phiếu
Bluechips như BVH, MSN, VIC…và liên tiếp dùng các cổ phiếu này để nâng đỡ
VN-Index là đặc điểm nổi bật của quý 1.

Thống kê lợi nhuận:
Trên thị trường có 389/629 cổ phiếu có lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng trưởng
so với năm 2009 còn lại 240 mã có lợi nhuận sau thuế sụt giảm so với năm 2009.
Trong đó tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, chứng
khoán, xây dựng và vật liệu xây dựng. Do đó mất điểm của hai chỉ số VN-Index
và HNX-Index cho đến thời điểm này phần lớn phản ánh đúng tình trạng khó khăn
của nền kinh tế nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng.
Quy mô thị trường vào thời điểm cuối quý 1-2011
Sàn
Vốn hóa TT( tỷ đồng)
P/E
P/B
% Sở hữu
của NĐT NN
HSX +HNX
722.415
15.98
3.20
11.3
HSX
591.344
7.26
3.30
14.13

Phân tích kỹ thuật
HSX:
Xu thế:
Xét về dài hạn từ 2009 đến cuối tháng 10/2010 VN-Index đã thực hiện xong quá
trình hoàn bù cho đợt giảm từ 1168 về 235. Từ đầu tháng 11/2010 đến đầu tháng

4/2011 VN-Index đang thực hiện xong bộ sóng Elliott với 5 sóng của bộ sóng tăng
và 3 sóng A,B,C của bộ sóng giảm. Vào thời điểm giữa tháng 4 VN-Index đang
trong quá trinh hoàn tất sóng điều chỉnh giảm C, với mức điều chỉnh giảm có thể
dẫn VN-Index quay trở lại test ngưỡng kháng cư 430 một lần nữa trước khi tìm ra
một xu thế vận động mới. Hai dải Bollinger Band đang thắt lại tín hiệu cho một
chu kỳ vận động mới sắp bắt đầu. Các đường MA14, MA20, MA50, MA200 vẫn
tiếp tục hướng xuống tạo áp lực lớn cho sự tăng giá của VN-Index. Hiện tại VN-
Index đang nằm trong kênh giảm trung hạn hình thành từ 9/2/2011 và xu thế tích
lũy ngày càng rõ vào cuối tháng 3. Khả năng VN-Index sẽ quay trở về test lại
vùng hỗ trơ 425-430 trước khi chuyển sang một giai đoạn vận động mới.

Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 22


Mô hình cảnh báo:
Trong ngắn hạn VN-Index đang chịu tác động mạnh của mô hình tam giác giảm
với vùng breakout 450-453. Nếu xuyên thủng vùng này thì khả năng quay trở lại
test ngưỡng hỗ trợ 430 là cao.
Về dài hạn mô hình ba đáy đang chi phối VN-Index và khả năng hình thành đáy
thứ 3 tại mức 430 xác suất xảy ra lớn, theo giả thiết này thì sau khi tạo đáy 3 tại
vùng 425-430 Vn-Index sẽ bắt đầu xu thế tăng trưởng và lần lượt vượt qua các
ngưỡng kháng cự 465,490 nhưng sẽ gặp khó khăn ở vùng 515-520.
Ngưỡng kháng cự, ngưỡng hỗ trợ cho quý 2:
Các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ đưa ra dựa trên các kênh xu thế đang thực
hiện, các đường MA, Fibonacci, Standard Deviation Channel….
Ngưỡng hỗ trợ:
Vùng hỗ trợ mềm: 450-455

Vùng hỗ trợ cơ bản: 425-430
Ngưỡng hỗ trợ sâu: 400
Ngưỡng kháng cự:
Vùng kháng cự mềm: 470-475
Vùng kháng cự cơ bản: 495-500
Vùng kháng cự mạnh: 520-525
Các kịch bản cho VN-Index trong quý 2:
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 23

VN-Index đã thoát khỏi sự chi phối dài hạn của đợt giảm từ đỉnh 1168 xuống 235.
Từ cuối tháng 11/2010 đến giữa quý 1, đây là giai đoạn thị trường đang cảm ứng
với các định hướng kinh tế do đó xu hướng đi ngang là chủ đạo. Thời gian gần đây
mặc dù kinh tế vĩ mô có nhiều bất cập như lãi suất liên tục tăng, lạm phát cao,
chính phủ liên tiếp đưa ra các chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát,
không đặt nặng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên thị trường vẫn không giảm mạnh
do hầu hết các cổ phiếu đã giảm đến vùng giá trị hợp lý, kết hợp khối đầu tư ngoại
liên tiếp nâng đỡ thị trường thông qua nhóm Bluechips, nên kỳ vọng về nền kinh
tế sớm hồi phục trong thời gian tới càng được củng cố. Các tuyên bố gần đây đều
chú trọng kiềm chế lạm phát, không đặt áp lực nhiều đến tăng trưởng, do đó thị
trường khả năng sẽ giao dịch đi ngang kết hợp tăng nhẹ để chờ tác dụng các chính
sách thẩm thấu.
Kịch bản 1: Tiếp tục diễn biến sideway do vĩ mô chưa có chuyển biến tích cực:
Liên tiếp được nâng đỡ bởi khối đầu tư ngoại thông của nhóm cổ phiếu Bluechips,
nên mặc dù đa số các cổ phiếu trên hai sàn giảm điểm VN-Index vẫn tiếp tục đà
tăng điểm để hoàn thành mô hình cốc và tay cầm trong ngắn hạn. Kết hợp các
kênh hồi quy ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, và tình hình kinh tế vĩ mô chưa có
những chuyển biến rõ rệt trong quý 2 thì theo kịch bản này VN-Index có thể sẽ

quay trở lại test vùng kháng cự 515-520, tuy nhiên sẽ gặp khó khăn khi chinh phục
vùng này và sẽ chuyển sang quá trình điều chỉnh. Có thể thấy động thái của khối
đầu tư ngoại đóng vai trò quan trọng trong, khi chưa có những chuyển biến tích
cực từ vĩ mô thì nhóm Bluechips sẽ là sức nặng đè lên đà tăng giá của VN-Index
khi chỉ số này chinh phục vùng 515-520. Do vậy theo kịch bản thứ nhất VN-Index
tiếp tục vận động trong vùng 430-520 trong quý 2.
Kịch bản 2: Tăng về cuối quý:
Với kịch bản này, chúng tôi kỳ vọng vào các chính sách vĩ mô bắt đầu phát huy
tác dụng vào quý 2, đặc biệt lạm phát sẽ bắt đầu giảm, lãi suất hạ dần, nên sau khi
được nâng đỡ bởi nhóm Bluechips, VN-Index tiếp tục được đẩy bởi nhóm các cổ
phiếu còn lại do niềm tin của giới đầu tư đã trở lại với thị trường, tuy nhiên niềm
tin đó chưa đủ mạnh do vẫn còn những hoài nghi về những chuyên biến kinh tế vĩ
mô, nên VN-Index sẽ gặp khó khăn ở vùng 545-550. Nên theo kịch bản này VN-
Index sẽ vận động trong vùng 450-550 trong quý 2.
Tóm lại:
Kết hợp các ngưỡng kháng cự, hỗ trợ, các mô hình và kịch bản thì khoảng điểm
dao động trong quý 2 của VN-Index là 420-550.
Báo cáo thị trường Quý I/2011


 2008 Công ty Cổ phần Chứng Khoán FPT Trang 24



HNX:
Trái với VN-Index, chỉ số HNX-Index trong quý một phản ánh được xu thế vận
động chung của hầu hết các mã cổ phiếu. Trong hầu hết quý I, HNX-Index tiếp tục
vận động trong kênh giảm dài hạn thiết lập từ giữa tháng 6/2010. Hiện tại chỉ số
HNX-Index có khả năng quay lại kiểm tra mức đáy của năm 2009 ở vùng 80-83
điêm. Trong quý 1 các mô hình tam giác giảm liên tục chi phối vận động của

HNX-Index. Các đường MA200, MA50,MA20 đều hướng xuống tạo áp lực mạnh
lên khả năng tăng giá trong quý 2 của chỉ số HNX-Index.
Tuy nhiên với một loạt các chính sách tiền tệ mạnh tay nhằm ôn định tình hình
kinh tế vĩ mô của chính phủ chúng tôi kỳ vọng hiệu quả của nó đến nền kinh tê sẽ
được bắt đầu phản ánh trong nửa cuối quý 2.Do đó vùng 80-83 có thể sẽ hỗ trợ
thành công cho chỉ số HNX-Index. Sau một thời gian dài giảm điểm chỉ số HNX-
Index kỳ vọng tăng trưởng trở lại vào nửa cuối quý 2.
Mô hinh hai đáy dài hạn có thể phù hợp cho chỉ số HNX-Index, với đáy thứ hai
được hoàn tất khi đường giá quay trở lại test vùng 80-85. Nếu test thành công
vùng hỗ trợ này thì khả năng quay trở lại chinh phục vùng 105-107, và có thể tiến
đến vùng 120-123 trong quý 2.Dựa trên các mô hình, kênh xu hướng đang thực
hiện, kết hợp với Fibonacci, các đường MA thì khoảng điểm dao động của HNX-
Index trong quý 2 là 80-165

×