Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tóm tắt lý thuyết Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.71 KB, 10 trang )

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


1
LỜI NÓI ĐẦU

Xin chào tất cả các bạn đang cầm trên tay tập tài liệu “LÝ THUYẾT NHỮNG NGUYÊN
LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN”!
Lời đầu tiên khi mình muốn nói về tập tài liệu này đó là, môn học “Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa Mác – LêNin” học phần II mà các bạn đang học (hay còn gọi là kinh tế
chính trị) là một học phần tương đối khó hiểu và khó tiếp cận với không ít những bạn sinh
viên (Kul trước đây cũng không ngoại lệ ^^). Với khối lượng kiến thức khá lớn mà các bạn
tìm hiểu trong giáo trình thì sẽ khó tiếp cận vì nó rắc rối và trừu tượng. Vì vậy, mình đã biên
soạn, tóm tắt lại các khối kiến thức đồ sộ trong giáo trình thành tập tài liệu trong tay các bạn
đây, khiến cho nó dễ hiểu và nắm bắt được một cách tổng quát. Kul hy vọng tập tài liệu này
sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình học tập và kiểm tra, thi cử. Mọi ý kiến thắc mắc hay
phản hồi xin các bạn vui lòng gửi tin nhắn cho Fanpage chính thức của Kul:
mình sẽ trả lời các bạn trong thời gian sớm nhất…
Cuối cùng, mình muốn khuyên các bạn một lời khuyên khi học môn này, đó là các nên học –
hiểu, đừng mặc định những gì giáo trình, hay giáo viên giảng là đúng 100%, hãy tự hỏi tại
sao lại thế? Và cố gắng đưa ra câu trả lời sao cho chính xác nhất. Chúc các bạn có kết quả
tốt nhất cho tất cả các môn học!
Thân!


HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

1.Sản xuất hàng hóa
+ Điều kiện ra đời và tồn tại: _ Sự phân công lao động xã hội
_ Có sự tư hữu tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những đối
tượng sản xuất.


+Đặc trưng và ưu thế:
_ Nhu cầu gia tăng không hạn chế
_ Cạnh tranh gay gắt => tự hoàn thiện, nâng cao chất lượng
_ Giao lưu về văn hóa , tinh thần
+Hạn chế:
_ Phân hóa giàu nghèo
_ Ảnh hưởng môi trường
_ Tăng nguy cơ khủng hoảng
2. Hàng hóa
Là sản phẩm của lao động, đáp ứng nhu cầu nào đó của con người thong qua trao đổi, mua
bán.
+ Hai đặc tính:
_Giá trị sử dụng:
- Công dụng của hàng hóa
- Là phạm trù vĩnh viễn
- Là thuộc tính tự nhiên của hàng hóa
- Hàng hóa có thể có nhiều giá trị sử dụng.
_Giá trị:
- Lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
- Là phạm trù lịch sử
- Là thuộc tính xã hội của hàng hóa
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


2
- Hàng hóa chỉ có thể có một giá trị.
 Giữa hai thuộc tính của hàng hóa luôn có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau.
Trong đó, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức
biểu hiện của giá trị ra bên ngoài.
+ Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa:

_Lao động cụ thể:
- Lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất
định.
- Có mục đích riêng, đối tượng riêng, phương pháp riêng, phương tiện riêng và kết quả
riêng.
- Mỗi lao động cụ thể sẽ tạo ra một loại giá trị sử dụng nhất định.
_Lao động trừu tượng:
- Là sự hao phí chung về sức óc, cơ bắp, sức thần kinh của con người trong lao động. Hay
nói cách khác là chỉ chung lao động hao phí đồng chất của con người.
- Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
 hai mặt của lao động hòa cùng nhau, tồn tại đan xen tạo nên giá trị và giá trị sử dụng
của hàng hóa.
+ Lượng giá trị hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng:
_Thước đo lượng giá trị hàng hóa: Đó là thước đo theo thời gian lao động, như giờ lao động,
ngày lao động, tuần lao động. Phải tính theo lượng xã hội cần thiết.
_Các nhân tố ảnh hưởng:
- Năng suất lao động.
- Mức độ phhức tạp của lao động
3.Tiền tệ
+Sự phát triển của các hình thái giá trị:
- Hình thức giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên:
Trao đổi trực tiếp vật lấy vật:
1m vải = 10 kg thóc
1 con bò = 4 con lợn
- Hình thức giá trị đầy đủ hay mở rộng:
Một hàng hóa có thể so sánh với nhiều hàng hóa khác
1m vải = 10 kg thóc
= 2 con gà
= 0,1 chỉ vàng
- Hình thái chung của giá trị:

Đổi chiều, khi nhu cầu trao đổi trở lên khắt khe hơn, cần hàng hóa coi làm vật ngang giá
10 kg thóc = 1m vải
2 con gà
0,1 chỉ vàng
- Hình thái tiền tệ:
Cần hàng hóa ngang giá chung giữa các vùng miền đáp ứng các nhu cầu bảo lưu dc tính chất,
bền,… chọn các vật như kim loại và dần thay thế là các ki loại hiếm
1m vải = 0,1 chỉ vàng
10kg thóc
2 con gà
Tỷ lệ trao đổi giữa các vùng dần được cân bằng chung cho tất cả
+Bản chất của tiền tệ:
Là hàng hóa đặc biệt tách ra từ thế giới hàng hóa làm vật ngang giá chung cho tất cả các
hàng hóa còn lại, thể hiện lao động xã hội và tính thống nhất giữa những người sản xuất
hàng hóa.
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


3
+ Các chức năng của tiền tệ:
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thong
- Phương tiện cất trữ
- Phương tiện thanh toán
- Tiền tệ thế giới




Trong đó: T: Số lượng tiền cần cho lưu thong

G: Tổng số giá cả của hàng hóa
Gc: Tổng số giá cả của hàng hóa bán chịu
Tk: Tổng số tiền khấu trừ cho nhau
Ttt: Tổng tiền thanh toán đến kỳ hạn trả
N: Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.
4.Quy luật giá trị:
+Nội dung:
Trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở lao động hao phí xã hội cần thiết, có nghĩa là phải
trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
+ Tác động:
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cả tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực
lượng sản xuất xã hội phát triển.
- Thực hiện chọn lọc tự nhiên và phân hóa giàu nghèo.







HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ



1.Chuyển hóa của tiền thành tư bản:
+ Công thức chung của tư bản: T – H – T’
T’ = T + ∆T
+ Mâu thuẫn của công thức:
Giá trị thặng dư không sinh ra trong lưu thông mà cũng không sinh ra ngoài lưu thông. Mà

giá trị thặng dư phải xuất hiện ở cả trong lưu thông và không phải trong lưu thông. (Câu này
của Mác cũng đã thấy mâu thuẫn. Haizzz)
 "phải lấy những quy luật nội tại của lưu thông hàng hóa làm cơ sở…”
+ Hàng hóa sức lao động:
_Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
Điều kiện:
- Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình
và có quyền bán nó như một hàng hóa.
- Người lao động phải trở thành vô sản, bị tước hết tư liệu lao động và tư liệu sinh hoạt.
T =
N
TttTkGcG 

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


4
 Mở ra một thời đại mới trong lịch sử xã hội – thời đại của chủ nghĩa tư bản.
_Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động:
- Giá trị của hàng hóa sức lao động
Bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử, nhưng có thể xác định qua các bộ phận sau:
- Giá trị về những tư liệu sinh hoạt về vật chất và tinh thần cần thiết để tái sản xuất sức
lao động, duy trì đời sống bản than người công nhân.
- Phí tổn đào tạo người công nhân.
- Giá trị về những tư liệu sinh hoạt vật chất và tinh thần cần thiết cho con cái người
công nhân
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
2.Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản:
+ Đặc điểm:
- Công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, được nhà tư bản toàn quyền sử

dụng.
- Sản phẩm của người công nhân tạo ra thuộc về nhà tư bản.
Vậy giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới dôi ra ngoài giá trin sức lao động do công
nhân làm thuê tạo ra và được nhà tư bản chiếm không.
Ngày lao động của công nhân được chia làm hai phần: phần ngày lao động người lao động
tạo ra giá trị ngang với giá trị sức lao động của họ, và phần còn lại là thời gian lao động thặng
dư.
 Bản chất bóc lột của tư bản.
+ Bản chất của tư bản. Tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Bản chất của tư bản là tạo ra giá trị thặng dư dựa trên bóc lột sức lao động của người công
nhân làm thuê. (Đểu ghê!!! ^^)
_Tư bản bất biến (c) là bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản sản xuất mà giá trị của nó được
bảo toàn vào sản phẩm. (Tóm lại là không thay đổi giá trị)
_Tư bản khả biến (v) là bộ phận tư bản biến thành sức lao động không tái hiện ra, nhưng qua
lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên. (Tóm lại là có biến đổi về lượng,
chỗ này áp dụng nhiều vào bài tập, nên chú ý lắng nghe)
_ Khi đó giá trị của hàng hóa: W = c + v + m (m là giá trị thặng dư đó)
+ Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
_Tỷ suất giá trị thặng dư (m’)

m’ =
v
m
x 100%

hoặc m’ =
t
t'
x 100% (t’ : thời gian lao động thặng dư
t : thời gian lao động tất yếu)

_Khối lượng giá trị thặng dư (M):

M = m’.V
+ Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch.
_Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối:
Là phương pháp kéo dài thời gian lao động trong khi thời gian lao động tất yếu không
đổi.
Hạn chế là độ dài ngày lao động có giới hạn (và công nhân cũng phải nghỉ ngơi chứ không
thì hôm sau làm việc bằng niềm tin àh),không những thế, cách làm này còn gây ra mâu thuẫn
nổi dậy, dấy lên các cuộc đấu tranh của công nhân.
_Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


5
Ta tạm gọi ngày lào động gồm t’ và t như trên, cách này đại loại là
t + t’ = const

t
t'
càng lớn càng tốt
Tức là rút ngắn thời gian lao động tất yếu, bằng cách nâng cao năng suất sản xuất của xã
hội. (Nhớ là của xã hội nha, của cá biệt từng nhà tư bản là cái sau này nè)
Ở đây hạn chế của phương pháp tuyệt đối đã được giải quyết.
_Giá trị thặng dư siêu ngạch :
Là giá trị thăng dư có được khi tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị cá biệt của
hàng hóa thấp hơn giá trị thị trường của nó. (Cái này các nhà tư bản mới cố gắng áp dụng
nhiều nà… Thâm hiểm, quá thâm hiểm)
 Tóm lại, sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.
2. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản

+ Bản chất : là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao
động, nhưng biểu hiện ra bên ngoài là giá cả của lao động.
(Xã hội tư bản hiểm ở chỗ trả tiền công thế này gây ra nhiều hiểu nhầm tiền công là giá cả
của lao động, mức độ nguy hiểm thì phải xem trong giáo trình nha. Haizz)
+ Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản :
_Tiền công tính theo thời gian : tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian lao động (giờ, ngày,
tuần, tháng) dài hay ngắn (nhưng tính theo giờ là cụ thể và chính xác nhất vì lao động còn
phụ thuộc và cường độ lao động và số giờ lao động trong ngày)
_Tiền công tính theo sản phẩm : tiền nhiều hay ít phụ thuộc vào công nhân làm được nhiều
hay ít. (Cách này hay vì nó vừa giúp nhà tư bản dễ quản lý công nhân lại vừa kích thích sản
xuất. Dù không thích tư bản nhưng mình vẫn phải công nhận là nhà tư bản nghĩ được cách
trả công này quá hay ^^)
+ Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
_Tiền công danh nghĩa là số tiền mà công nhân nhận được
_Tiền công thực tế là số hàng hóa tiêu dùngvà dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền
danh nghĩa của mình.
(Từ đó có thể thấy dù tăng lương nhưng giá tăng cao hơn thì thật ra tiền công thực tế lại
giảm. Lương được 200 thì vàng 500, tăng lương lên 800 thì vàng đã lên 4.000 > < haizzz)
4. Sự chuyển hóa của giá trị thặng dư thành tư bản – tích lũy tư bản
+ Thực chất và động cơ của tích lũy tư bản :
Tổng quan là tái sản xuất, gồm :
____Tái sản xuất giản đơn : lặp lại quá trình sx với quy mô cũ (hợp với sx nhỏ lẻ và là đặc
trưng của sx nhỏ lẻ, không phải người làm việc lớn ^^)
____Tái sản xuất mở rộng : lập lại quá trình sx với quy mô ngày càng lớn hơn, đặc trưng của
nền sx lớn, phương thức chung của chủ nghía tư bản (lòng tham vô đáy)
Mà mở rộng thì không phải tiền trên trời rơi xuống, phải trích một phần giá trị thặng dư ở lần
sản xuất trước. Nhà tư bản nào muốn tồn tại trong cạnh tranh thì phải không ngừng lớn mạnh
=> tích lũy tư bản (tư bản hóa giá trị thặng dư)
+ Tích tụ tư bản và tập trung tư bản :
Đều là sự tăng lên về quy mô của tư bản cá biệt, nhưng

_____Tích tụ tư bản : tự mình vươn lên, tăng quy mô, có giới hạn là khối lượng giá trị thặng
dư của lần sx trước.
_____Tập trung tư bản : nhiều nhà tư bản hợp lại với nhau (ba anh chụm lại thành tư bản to).
Cách này không có giới hạn về sự gia tăng quy mô.
+ Cấu tạo hữu cơ của tư bản : phản anh cấu tạo kỹ thuật của tư bản, tỷ lệ của tư bản bất bién
trên tư bản khả biến
v
c

4. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư :
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


6
+ Tuần hoàn và chu chuyển tư bản

T – H –… SX… H’ – T’
Gồm 2 quá trình lưu thông và một quá trình sản xuất, để tư bản lặp lại như ban đầu kèm theo
giá trị thặng dư.
_Tốc độ chu chuyển : n =
ch
CH

Trong đó, (n) là số vòng chu chuyển trong một năm, (CH) là thời gian trong năm,
(ch) là thời gian cho một vòng chu chuyển.
_Tư bản cố định và tư bản lưu động :
- Tư bản cố định : tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển dần giá trị của nó và sản
phẩm theo các đợt sản xuất khác nhau dựa trên mức độ hao mòn của nó trong sản xuất
- Tư bản lưu động : tham gia vào quá trình sản xuất và chuyển toàn bộ giá trị cảu nó vào
trong sản phẩm.

+ Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội :
Hai khu vực của nền sản xuất xã hội : - KV1 : Sản xuất tư liệu sản xuất
- KV2 : Sản xuất tư liệu tiêu dùng
_Tổng sản phẩm xã hội :



W
= C + V + M = I(c+v+m) + II(c+v+m)
_Điều kiện để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng của tư bản xã hội:
- Tái sản xuất giản đơn:
I(v+m) = IIc
- Tái sản xuất mở rộng:
I(v+m) > IIc

+ Khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Chính là khủng hoảng thừa (Sản xuất bừa bãi, thừa mứa trong khi bóc lột của dân, dân
không có tiền mua thì khủng hoảng thôi. Tác hại ở chỗ các nhà tư bản thì thừa hàng, không
bán được, còn đại đa số quần chúng nhân dân vẫn chết đói vì không có khả năng thanh toán
><)
Nguyên nhân:
- Mâu thuẫn giữa tính hớp tác chặt chẽ với khuynh hướng phát triển bừa bãi, vô chính phủ
trong xã hội.
- Mâu thuẫn giữa tích lũy tư bản ngày càng cao so với sức ua eo hẹp của quần chúng nhân
dân.
- Mẫu thuẫn giữa giai cấp tư bản bóc lột và lao động làm thuê. (Cái này ghê nhất nà, bao
nhiêu cuộc phản kháng đẫm máu trong lịch sử tư bản chủ nghĩa đa số đều từ nguyên
nhân này mà ra)
Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế:


Khủng hoảng => Tiêu điều => Phục hồi => Hưng thịnh

5.Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
+ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
_Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa (k): k = c+v
(Nên phân biệt chi phí tư bản chủ nghĩa với tư bản ứng trước, tư bản ứng trước là K, bao
gồm toàn bộ giá trị tư bản cố định).
_Lợi nhuận: Bản chất là số tiền nhận được thêm sau khi trừ đi chi phí tư bản chủ nghĩa. Nên
W – k = p, mà k = c+v, W = c+v+m => p = m
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


7
 Viết theo cách khác: W = k+p
_Tỷ suất lợi nhuận (p’)

p’ =
vc
m

x 100%

(Xét về lượng thì p và m là như nhau, nhưng về mặt chất, m’ phản ánh được mức độ bóc lột
của tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ chỉ nói lên mức độ làm ăn có lãi của tư bản,
đã cố tình tung hỏa mù, khiến chúng ta hiểu lệch lạc về giá trị thặng dư)
*Những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất giá trị thặng dư.
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tiết kiệm tư bản bất biến

+ Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất:
_Cạnh tranh trong nội bộ ngành hình thành giá cả thị trường
_Cạnh tranh giữa các ngành hình thành lợi nhuận bình quân.
_Tỷ suất lợi nhuận bình quân:

'p
=


 )( vc
m
x100%


_Lợi nhuận bình quân (là lợi nhuân, mà các ngành nhận được như nhau bất kể cấu tạo hữu
cơ của tư bản như thế nào)

p
=
'p
x k

_Giá cả sản xuất: sự chuyển hóa bên trong của giá trị hàng hóa (cái này lằng nhằng lắm, đọc
thêm trong giáo trình nha)
Tóm lại: Giá cả sản xuất = k +
p

+ Sự phân chia giá trị thặng dư trong các tầng lớp của giai cấp tư bản
_Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp:
Là tư bản hoạt động chỉ trong lĩnh vực lưu thông, không tham gia và tư bản sản xuất. Vậy

giá trị thặng dư mà tư bản thương nghiệp đoạt được thực chất là một phần giá trị thặng dư mà
tư bản sản xuất tạo ra, nhường lại cho nhà tư bản thương nghiệp để nhà tư bản thương nghiệp
tiêu thụ sản phẩm cho mình, phân chia theo tỷ lệ lợi nhuận bình quân.
_Tư bản cho vay và lợi tức cho vay
Là lượng tư bản nhàn rỗi đem cho các tư bản khác vay vốn để khai thác giá trị thặng dư
(hiểu đại loại là tiền anh không thiếu, chủ yếu là cho chú vay ^^), hoạt động theo công thức:
T – T’
Mà vay thì không thể vay không, phải có thêm phần lợi tức (z) trả lại cho tư bản cho vay
T’ = T + z
Điều kiện: 0 < z <
p

Tỷ suất lợi tức (z’) tính theo công thức

Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


8
z’ =

T
z
x 100%


Như vậy, cũng có thể xác định : 0 < z’ <
'p

_Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng
- Quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa

_______Tín dụng thương nghiệp: các nhà tư bản tự mua bán chịu hàng hóa với
nhau (mà về nguyên tắc thì hàng bán chịu giá phải cao hơn tiền tươi thóc thật)
_______Tín dụng ngân hàng: các nhà tư bản thông qua ngân hàng làm môi giới.
(Lưu ý: cần phân biệt rõ đối tượng của 2 loại tín dụng này, đối tượng của tín dụng thương
nghiệp là hàng hóa, đối tượng của tín dụng ngân hàng lại là tiền tệ)
- Ngân hàng
Chỉ là trung gian môi giới làm hai nhiệm vụ chính: nhận gửi và cho vay (mà về nguyên tắc
thì lợi tức nhận gửi phải thấp hơn lợi tức cho vay)
- Lợi nhuận ngân hàng
Trong thời buổi cạnh tranh tư bản, lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình
quân.
_Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán
Chỉ là các công ty lớn dần lên bằng việc phát hành các cổ phiếu có giá, giá cả của cổ
phiếu phụ thuộc và tính hình làm ăn của công ty, những người mua cổ phiếu sẽ nhận được
một mức cổ tức nhất định
Do cổ phiếu chứng khoán cũng mang lại thu nhập cho người sở hữu, nên đó cũng là một
loại tư bản giả. Ngoài ra, tư bản giả còn bao gồm cả trái phiếu chính phủ và trái phiếu doannh
nghiệp. Giá cả của tư bản giả trên thị trường không nhất thiết phải phụ thuộc vào tư bản thật.
Thị trường chứng khoán là thị trường mua bán cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán.
_Quan hệ tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp. Địa tô xã hội chủ nghĩa.
Trong nông nghiệp, hình thức canh tác phong kiến dần chuyển sang hình thức tư bản chủ
nghĩa, thuê nhân công.
Địa tô chênh lệch là địa tô thu được bằng cách thâm canh đất đai.
Địa tô tuyệt đối là địa tô mà nhà tư bản phải trả cho chủ đất với bất cứ loại đất nào. Là lợi
nhuận siêu ngạch dôi ra từ lợi nhuận bình quân, tính bằng sự chênh lệch giá trị nông sản
phẩm với giá cả sản xuất chung. (nói thì phức tạp nhưng tính dễ lắm, xem qua cách tính trong
giáo trình đó)
Giá cả ruộng đất tính theo giá trị tiền mặt mà nhà tư bản gửi vào ngân hàng cũng thu
được số lợi tức tương đương với địa tô thu được trên mảnh đất đó.











Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


9
HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA
TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN
ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC


1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền
+ Chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản cạnh tranh tự do sang tư bản độc quyền
Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đến một mức độ nào đó nhất định sẽ hình thành những
tập đoàn lớn, hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.
+ Những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền
_Những hình thức độc quyền cơ bản:
- Cácten
- Xanhđica
- Tơrớt
- Côngxoócxiom
- Cônggơlômêrát
(Phần này nghiên cứu thêm trong giáo trình na, viết ra thì hơi mất thời gian)

_ Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
Cũng như các ngành khác, tư bản tài chính tích tụ nhiều, cũng tạo nên ngân hàng độc
quyền.
Nhóm này tuy nhỏ nhưng chi phối gần như hoạt động của toàn bộ xã hội tư bản.
Gọi là bọn đầu sỏ tài chính.
_ Xuất khẩu tư bản
Lượng tư bản tích tụ trong nước quá nhiều, trong khi quá trình hội nhập khiến một số
nước, vùng lãnh thổ rất thiếu tư bản (nguyên tắc là tiền chảy từ nơi nhiều về nơi ít), nên
chuyển sang đầu tư, có thể là tư nhân hoặc nhà nước.
Xuất khẩu tư bản được thể hiện dưới hai hình thức chính:
- Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp): đầu tư tư bản trực tiếp vào việc xây
dựng nhà máy, nhà xưởng,…
- Xuất khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp): đầu tư dưới hình thức cho vay lấy lãi.
2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước:
Khi tích tụ và tập trung tư bản quá lớn, các nhà tư bản khó tự kiểm soát, điều hành được
hoạt động tư bản, mặt khác, xã hội xuất hiện một số ngành mà các nhà tư bản không muốn
đầu tư (đầu tư nhiều, lợi nhuận ít, dại gì…), cần một tổ chức đứng ra điều hành, điều tiết và
giải quyết các vấn đề xã hội => chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ra đời.
3. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại.
- Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất.
- Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.
- Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.
- Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn.
- Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư
bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế.
- Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường.
4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản
+ Vai trò:
- Sản xuất được nhiều của cải vật chất

- Phát triển lực lượng sản xuất
- Thực hiện xã hội hóa sản xuất
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin Kul Studies Group


10
+ Hạn chế:
- Ăn cướp, bóc lột của giai cấp vô sản
- Các cuộc chiến tranh thế giới nảy sinh
- Tạo ra sự phân hóa giàu nghèo lớn
+ Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản:
(theo Mác – LêNin thì sớm muộn gì cũng sẽ chuyển sang xã hội chủ nghĩa)





Trong quá trình biên soạn, Kul còn nhiều
thiếu sót, mong các bạn góp ý để các ấn bản sau
được chất lượng hơn. Thân ái!

Đón đọc “Bài tập Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin”


Lưu ý: tài liệu nào do Kul cung cấp sẽ có dấu đỏ của Kul nha, mong các bạn chú ý trong quá
trình chọn lựa. Mua nhầm hàng dỏm là Kul ko chịu trách nhiệm đâu nha ^^

ẤN BẢN 02/2016 - GIÁ: 2000 Đ
















×