Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Hội nhập - giao lưu văn hóa - cộng sinh văn hóa doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.48 KB, 8 trang )

Hội nhập giao lưu văn hóa
cộng sinh văn hóa

Vì văn học là một ngành của nghệ thuật, nghệ thuật là một bộ phận của văn hóa,
tôi xin phép mở rộng đề tài: văn hóa và xu thế hội nhập.
1- Thời Pháp thuộc, trong hoàn cảnh đô hộ khắc nghiệt , sự cộng sinh giữa
văn hóa Việt và văn hóa Pháp đã có những thành tựu rực rỡ
Thời Pháp thuộc , trong giao lưu văn hoá ở nước ta nổi lên và bao trùm là vấn đề
đấu tranh giữa chính sách nô dịch của thực dân về mặt văn hoá và tinh thần bảo vệ
văn hoá dân tộc của những người yêu nước.
Sự đấu tranh này dễ bị khái quát thành đấu tranh giữa văn hoá Pháp và văn hoá
Việt ( ! ) . Thực ra quan hệ cơ bản giữa văn hoá Pháp và văn hoá Việt trong chế độ
thực dân là quan hệ "cộng sinh "(symbiose) và chính sự cộng sinh văn hoá này là
ngọn nguồn những thành tựu rực rỡ của văn hoá dân tộc thời kỳ này . Thế nào là
"cộng sinh văn hoá" ? "Trong giao lưu văn hoá – Nguyễn Quân viết – đi cùng với
hoà nhập kinh tế - xã hội và khoa học kỹ thuật sự cộng sinh là tất yếu và là một
nét mới của văn hoá thế giới . Sự đối lập dân tộc với quốc tế trong thái độ tự vệ
chỉ thể hiện sự chậm tiến tuy cũng có phần cần thiết với các nước chậm tiến , song
hình thái mới của giao lưu là cộng sinh chứ không đơn thuần là tiếp nhận hay
không tiếp nhận . Sẽ không còn tính dân tộc mang nhiều chất lạ và khác hẳn như
thế giới thời chủ nghĩa thực dân . Cương quyết chối bỏ , khước từ cộng sinh văn
hoá , chỉ "thu hút tinh hoa "khoa học kỹ thuật và hoà nhập kinh tế là ảo tưởng và
sẽ biến văn hoá dân tộc thành một thứ hàng du lịch rẻ tiền . Tính dân tộc là sự độc
đáo với tư cách là một bộ phận hữu cơ cùng sống của văn hoá thế giới"[1] Trong
sự cộng sinh văn hoá không tránh khỏi sự ấu trĩ . Những thành quả của sự cộng
sinh văn hoá được tạo ra bởi những tài năng cá nhân .ỏ những người bất tài tuôn ra
từ sự cộng sinh văn hoá thường là những sự bắt chước hời hợt , những sự sao chép
tầm thường , những sự lai căng nhí nhố , có khi những thứ này tràn ngập môi
trường văn hoá , gây thành kiến nặng nề đối với văn hoá ngoại lai .Còn ở những
người có tài ( ở thời nào cũng hiếm ) từ sự cộng sinh văn hoá có nhiều cơ may nảy
sinh những sáng tạo bất ngờ không thể lường trước được . Ai lường trước được sự


xuất hiện bất thần của trào lưu Thơ mới ? Ai lường trước được sự hình thành gia
tốc của văn xuôi hiện đại Việt Nam với nhiều gương mặt sáng giá trong những
năm 30 ? Ai lường trước được sự ra đời của chiếc áo dài Lơ-muya tài tình ?
Không ai lường trước được .
2- Thời đại ngày nay, trong hoàn cảnh hội nhập, làm thế nào để sự cộng sinh
tinh hoa văn hóa Việt và tinh hoa văn hóa thế giới có thành tựu to lớn?
Có lần tôi hỏi bác sĩ Nguyễn Khắc Viện thời trung đại văn hóa Việt có tam giáo:
Nho, Phật, Đạo, đến nay kiểm kê lại thì có bao nhiêu "giáo" đáng kế? Ông nói với
tôi: đến nay thì có "lục giáo": sự tiép xúc với phương Tây đã đem lại cho chúng ta
Thiên Chúa giáo, tinh thần khoa học và dân chủ Phương Tây có thể xem như một
"giáo" quan trọng, chúng ta rất cần những "tín đồ" say mê khoa hoc và dân chủ, và
cuối cùng là chủ nghĩa Mác có ảnh hưởng to lớn hơn nửa thế kỷ vừa qua (tôi muốn
thêm vào "lục giáo" đạo thờ cúng tổ tiên, sẽ bàn sau). Sau đó, có dịp gặp họa sĩ Lê
Bá Đảng, tôi nói với ông "lục giáo" của Nguyễn Khắc Viện và hỏi ông "giáo" nào
là quan trọng hơn cả. Ông cười và nói với tôi : cuối cùng thì "Việt giáo" quan
trọng hơn cả. Tôi tìm thấy ở câu nói hóm hỉnh này của Lê Bá Đảng chìa khóa cho
một đường lối văn hóa – văn nghệ: nói "tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới" là
quá đơn giản , nhất thiết phải có sự Việt hóa Và công đoạn Việt hóa này đòi hỏi
trình độ chuyên nghiệp rất cao. Có một trường hợp đã khiến tôi suy nghĩ về vấn đề
này. Hè năm ngoái, tôi có dịp gặp Frederick Turner, một nhà thơ, một chuyên gia
mỹ học Mỹ, hiệu trưởng một trường Nghệ thuật và Nhân văn học. Bàn về vấn đề
văn hóa và toàn cầu hóa ông nói đến vai trò hết sức quan trọng của những dung
môi (solvent) phổ quát, chẳng hạn Truyền hình là một dung môi như vậy, nó làm
cho các nèn văn hóa xích gần lại nhau, nhiễm hợp nhau, những đường biên văn
hóa sắc tộc, quốc gia không còn rạch ròi, có tác dụng cô lập hóa, biệt lập hóa như
trước đây nữa, chỉ trong một buổi truyền hình khán giả có thẻ quan sàt và đối
chiếu những nèn văn hóa vốn xa lạ với nhau vè mọi mặt: lối sống, chính trị, nghệ
thuật, tín ngưỡng Riêng về lĩnh vực âm nhạc, ông có nói nhạc đại chúng hiện đại
(Jazz, Rock ) như là một dung mội không thể không tính đến trong đời sống âm
nhạc hiện đại. Tiết tấu của Jazz tự nó cũng tầm thường, vô vị thôi. Nhưng biết

cách đưa nó vào những giai điệu quen thuộc của nhạc cổ diẻn, nhạc dân gian, nó
có thể làm mới, làm tái sinh , tạo ra những làn điệu độc đáo, sinh động, khởi sắc
hẳn lên. Ông nói: tiết tấu Jazz, Rock chỉ là "cồn" thôi, nhưng với những người chế
biến tài năng từ "cồn" này có thể tạo ra những loai nước hoa quý, hương vị đặc
biệt Tôi không thật hiểu những điều ông nói. Mãi gần đây, trong một buổi truyền
hình Quán Âm nhạc, nhạc sĩ Lê Minh Sơn và ca sĩ Thanh Lam nói về việc đưa tiết
tấu Jazz vao những bài hát quen thuộc Thanh Lam đã từng hát. Tôi có cảm tưởng
họ hiểu và nắm rất vững việc họ làm, trình bày gãy gọn, rõ những tìm tòi, thể
nghiệm của họ, tôi là người ngoại đạo cũng theo dõi đựơc sự thuyết trình, từ đó vỡ
vạc được những điều F. Turner nói với t ôi. Trở lại một quan niệm đã nói ở trên,
tôi nghĩ rằng trong lĩnh vực thanh nhạc phải có những người trình dộ chuyên
nghiệp như Lê Minh Sơn và Thanh Lam thì mới tiếp biến Việt hóa được tinh hoa
thanh nhạc thế giới. Đáng lo ngại là hiện nay còn có nhiều lĩnh vực chưa có Lê
Minh Sơn, chắc chắn lại diễn ra cái cảnh mà Hồng Ngát gọi là "một nhà ba con
ngọng"
3- Làm gì trước sự "xâm lăng văn hóa" thời hội nhập?
Trong một cuộc Hội thảo ở Tp. Hồ Chí Minh ngày 17-10-2007, về đề tài "Hội
nhập: xâm lăng văn hóa", nhiều đại biểu lên tiếng báo động sự "xâm lăng văn
hóa" trong thời kỳ hội nhập, ví như những "trận cuồng phong", "những đợt sóng"
triều cường" tràn vào "lục địa" văn học nghệ thuật và một câu hỏi được đặt ra:
"Chúng ta đang "giao lưu văn hóa" hay đang đánh mất dần bản sắc văn hóa của
mình?" Để đối phó với nạn "xâm lăng văn hóa", có hai phương án được đề ra: tăng
cường sức cạnh tranh của văn hóa trong nước và tăng cường sức "đề kháng" của
công chúng văn hóa.
Hà Dương Tường đặt vấn đề "phải làm sao để các sản phẩm văn hóa của ta đủ
sức cạnh tranh trước hết là trên thị trường nội địa ( rồi sau sẽ tính tới thị trường
bên ngoai)". Muốn vậy "một cái nhìn thoáng vè hoạt động văn hóa các hội đoàn
tư nhân, về việc hình thành các hội đoàn (thể hiện qua luật hội), những chính sách
miễn/trừ thuế thích hợp cho những Mạnh Thường Quân, thay cho tư duy quản lý
hiện nay, là những bước đi cần thiết để có nhiều hơn các sản phẩm văn hóa đa

dạng và phong phú". [2]
Vì tính chất độc hại của những luồng "văn hóa xâm lăng" là ở tính chất phản nhân
văn của chúng nên tăng cường sức đề kháng của công chúng văn học nghệ thuật
trước hết là phát huy nội lực nhân văn ở họ, tức là phát huy năng lực tự phân tích
(tâm lý) của họ và thức tỉnh "thiện căn" trong lòng họ, hai việc này có liên quan
với nhau:năng lực tự phân tích phát huy sự tự ý thức của con người và đây là một
sự chuẩn bị quan trọng cho sự hoàn thiện đạo đức. Và đây cũng là hai tiêu chuẩn
hàng đầu trong việc lựa chọn sách để dich và phim ảnh để nhập. Phải kiên quyết
loại bỏ những tác phẩm không có chiều sâu tâm lý và làm sói mòn "thiện căn" của
lòng người. Riêng về việc thức tỉnh thiện căn trong lòng người thì đây là một việc
lâu dải không thể chỉ tính trong vài ba thập kỷ. Trước hết phải gom lại và thống
hợp vốn thiện căn trong văn hóa Việt. Vốn này chung quy lại là sự thống hợp
những "luồng nhân bản gốc" của lục giáo. "Luồng nhân bản gốc" bao gồm. lý
tưởng nhân đạo, cảm hứng nhân ái và kinh nghiệm tu thân. Lục giáo đều có nguồn
gốc ngoại lai. Việc chúng tồn tại lâu bền trong đời sống tinh thần dân tộc chứng tỏ
luồng nhân bản gốc của chúng đã được chuyển thể và thích nghi, đã được Việt
hóa, đã tiếp nhận được những suy nghiệm hiền minh của văn hóa dân gian và
lương tri của bao thế hệ người bản địa kinh qua những tình thế lịch sử khác nhau.
Trong xã hội ta qua cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua và những thăng trầm của
cách mạng, lòng ngừời và thiện căn trong lòng người bị nhiều tổn thương và mất
mát.Và đến bây giờ kinh tế thị trường đương giăng ra vô vàn cạm bẫy cám dỗ
lương tâm và mê hoặc thiện căn trong lòng người.Việc thức tỉnh thiện căn trong
lòng người không dễ dàng chút nào.Chỉ văn học nghệ thuật không chưa đủ, phải
có sự hỗ trợ của các khoa học xã hội và nhân văn… Và cả tín ngưỡng nữa. Muốn
bảo tồn, bảo vệ thiện căn trước hết phải tin rằng chính mình có thiên căn và ai ai
cũng có thiện căn. Tôi biết có những tôn giáo có phép mầu nhiệm truyền được
niềm tin này. Nhưng đây lại là một lĩnh vực khác, môt đề tài khác.
4 - Thế giới hiện đại, xã hội hiện đại, văn hóa hiện đại …con người hiện đại
Với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội Việt Nam trước sau sẽ trở
thành một xã hội hiện đại. Cuộc sống hiện đại là "nước xoáy", là "cuồng phong",

là "cơn lốc" ( Marshall Berman).Với người quen sống ở một làng thôn hẻo lánh thì
cuộc sống thị xã là "cơn lốc". Đương sống ở một thị xã nhỏ mà dến Sài gòn sẽ cảm
thấy chóng mặt như rơi vào một cơn lốc. Người Sài gòn đến thành phố New York
thì cũng cảm thấy chóng mặt như vậy. Cuộc sống hiện đại có những cấp độ khác
nhau, cơn lốc cũng vậy. giới hiện đại, xã hội hiện dại … đòi hỏi con người hiện
đại. Thế nào là người hiện đại? Đi nhiều? Biết nhiều? Giỏi ngoại ngữ? Biết lái xe?
Sành điệu? Thuộc tên các siêu sao? Đúng, đây là những điều thường thấy ở
người hiện đại. Nhưng bản lĩnh người hiện đại là ở chỗ khác. Theo Marshall
Berman, trong công trình nổi tiêng của ông vê Kinh nghiệm Tính hiện đại, thì
bản lĩnh người hiện đại là "sống trong cơn lốc như trong nhà của mình" [3] Cơn
lốc là sự hỗn loạn. Cuộc sống càng hiện đại hóa càng hỗn loạn. Xét đến cùng, đợt
triều cường "xâm lăng văn hóa" chỉ là một phần nhỏ của sự hỗn loạn. Muốn quen
với sự hỗn loạn, phải có sự dày dạn, nhất là phải có sự an nhiên trong đời sống
tâm hồn (cái mà nhà Phật gọi là Phật tính, chính là sự an nhiên này). Câu hỏi cần
được đặt ra: sự hỗn loạn làm ta hoảng hốt hay ta hoảng hốt vì trong lòng không an
nhiên. Ngoài ra, có hỗn loạn thì có khoa học về sự hỗn loạn, bộ môn khoa học
mới này đương phát triển mạnh mẽ, chỉ cho chúng ta thấy chính là "ở bên bờ hỗn
độn" "những sức sống mới của các khả năng thích nghi và đỏi mới của thời đại
đã sáng tạo nên những hợp trội của sự tiến hóa, tạo ra đây đó những trật tự mới
có chất lượng cao hơn cho cuộc sống" và có lẽ đây là "cái lẽ đời ẩn sâu trong các
biến chuyển và đổi thay của cuộc đời và thời đại" mà "khoa học mới giúp ta cảm
nhận được" [4]

Chú thích
[1] Chuyển dẫn từ Hoàng Ngọc Hiến Triết lí văn hóa và tríêt luận văn chương
N.x.b. Giáo dục,2006.tr.13
[2] Xem Văn hóa và kinh tế thời hội nhập, Hà Dương Tường, Diễn đàn Forum
5/10/2008
[3] Marshall Berman, All that is solid melt into Air (The experience of
modernity),Pengouin Books, 1988, p.345

[4] Xem bài “Khoa học mới và vài suy nghĩ về kinh tế xã hội” của Phan Đình
Diệu, Từ Đông sang Tây, N.x.b. Đà Nẵng, 2005,tr.390

×