Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Lịch sử Dân tộc nhạc học – Phần 2 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.65 KB, 15 trang )

Lịch sử Dân tộc nhạc học – Phần 2

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC NHẠC HỌC
Đà tiến triển của dân tộc nhạc học không cho phép nhà học giả chỉ nghiên cứu
nhạc qua sách vở như xưa nữa, mà giờđây nhà nhạc học gia phải đi nghiên cứu tại
chỗ, làm quen với các loại máy thu thanh (từ máy lớn chuyên nghiệp như
NAGRA, STELLAVOX đến các loại máy thu thanh (từ loại máy cassette như
SONY, UHER đến các máy Walkman Professional, hay cận đại nhứt như loại máy
thu thanh cassette DAT chỉ thu bằng số. DAT có nghĩa là"digital audio tape" một
loại máy thu thanh tốt và tối tân trong thập niên 90 do hãng SONY, và CASIO của
Nhựt chế rạ Gần đây có máy thu thanh Minidisc của hãng SONY loại thu bằng số
như DAT. Người đi nghiên cứu còn phải biết chụp hình, quay phim loại 16ly, hay
sử dụng các loại máy quay phim video 8mm hay Hi 8 hay Super VHS, hay loại
máy video Digital Handycam của Sony với thu hình bằng số. Ngoài ra phải biết rõ
tường tận loại nhạc mình nghiên cứu để tránh tách cách quá chủ quan khi phân
tách, đồng thời phải hiểu sơ qua các loại nhạc của mấy xứ láng giềng để có thể đối
chiếu, phải biết dân tộc học, ngữ học, xã hội học, âm nhạc học, sử địa, tâm lý học.
Rồi lại còn phải thông thạo Anh ngữ, Pháp ngữ, và Đức ngữ để có thể đọc sách
báo chuyên môn hầu theo dõi những công trình nghiên cứu trên thế giới. Và cần
hơn nữa là phải hiểu thổ ngữ của vùng mình nghiên cứu.
Với bộ môn đa diện như vậy, việc nghiên cứu bây giờ không phải đơn thương độc
mã mà phải nghiên cứu tập thể. Ở Pháp đã có nhiều ban nghiên cứu tập thể như
"Recherches coopératives sur programme" (tác hợp nghiên cứu theo chương
trình), hoặc như "équipe de recherche" (đội nghiên cứu) hay "unité propre de
recherche" (đơn vị nghiên cứu), hay như "laboratoire associé, propre" (ban nghiên
cứu có tầm vóc rộng lớn). Tất cả nhóm, ban, đội, đơn vị nghiên cứu này đều do
trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học (Centre National de la Recherche
Scientifique / National Center for Scientific Research) của Pháp cho ngân quỹ
nhứt định mỗi năm để được hoàn toàn thoải mái mà nghiên cứu. Ở Mỹ, các giáo
sư nghiên cứu trong khung cảnh của viện đại học. Mỗi giáo sư phải dạy hai năm
thì được 6 tháng rảnh rang để nghiên cứu chuyện mình thích. Ddó là tình trạng


chung của các quốc gia khác như Gia nã đại, Đức, Anh, Hòa Lan, Ý đại lợi, Úc
châu, Nhật Bổn, Nam Phi, Ba Tây, vv
Tính đến năm 2001, đã có tới 5000 tiểu luận án vàluận án tiến sĩ về dân tộc nhạc
học do gần 200 trường đại học trên thế giới cấp phát (xem quyển
"Ethnomusicology and folk music. An International Bibliography of Dissertations
and Theses" (Dân tộc nhạc học và dân nhạc : sách tổng hợp quốc tế về tiểu luận án
và tiến sĩ ) do Frank J. Gillis và Alan P. Merriam thâu thập do Society for
Ethnomusicology (Mỹ) xuất bản, 160 trang, năm 1966 và tất cả các số báo
"ETHNOMUSICOLOGY" phát hành ba số một năm từ năm 1957 trở đi, xuất bản
tại Mỹ. Jaap Kunst đã có kê khai một số lý lịch một số lớn trường đại học có dạy
môn dân tộc ở Âu Mỹ nhưng chỉ tới năm 1959 mà thôi.
Ở Pháp bà Claudie Marcel Dubois (mất hồi tháng 2, 1989) bắt đầu dạy môn dân
tộc nhạc học ở Paris từ năm 1959. Hầu hết các nhà nghiên cứu dân tộc nhạc học ở
Pháp hiện nay đa số đều có theo học lớp dân tộc nhạc học của Bà. Sau đó, trường
đại học Sorbonne, Paris IV có mở lớp dạy dân tộc nhạc học Đông Phương do giáo
sư Trần Văn Khê phụ trách (về hưu từ tháng 10, 1987). Sau đó giáo sư Manfred
Kelkel thay thế. Và từ năm 1998 giáo sư Francois Picard điều khiển môn dạy dân
tộc nhạc tại trường đại học Sorbonne. Trường đại học Paris VIII-Saint Denis,
trường đại học Paris X - Nanterre, trường Cao đẳng khoa học xã hội (Ecole des
Hautes Etudes en Sciences Sociales/ School of High Studies for Social Sciences)
cũng có dạy môn dân tộc nhạc học. Một số tỉnh ở Pháp như Strasbourg, Poitiers,
Montpellier, Toulouse, Rennes, Lille, Lyon, ngành dân tộc nhạc học cũng được
bành tr ướng mạnh mẽ.
Ở Mỹ, phải nói làcó nhiều trường đại học dạy về môn dân tộc nhạc học. Có thể kể
như UCLA (University of California, Los Angeles) do giáo sư Nazir Ali
Jairazbhoy điều khiển cho tới giữa thập niên 90. Hiện nay giáo sư Anthony Seeger
phụ trách môn này. Ngoài ra có một số trường đại học nổi tiếng về môn dân tộc
nhạc học như University of Hawaii ở Honolulu, University of Maryland, Berkerly
University, UCSD (University of California, San Diego), University of
Washington, (tiểu bang Washington), Columbia University, New York, University

of Bloomington, University of Michigan, Indiana University, Southern Illinois
University, vv
Ở Gia nã Ðại, có trường đại học Université de Montreal ở Montreal, rồi ở Quebec,
Toronto, Vancouver đều có dạy môn dân tộc nhạc học. Ở Úc châu, ngành dân tộc
nhạc học được dạy ở University of Sydney, Melbourne College of Advanced
Education, Monash University. Ở Nhật Bổn có trường Tokyo National University,
và ở một số trường ở Osaka, Hiroshima. Ở Đại Hàn có trường Seoul National
Universitỵ
Không những ở Âu Mỹ mà ở các nước Á châu, Phi Châu, Châu mỹ la tinh cũng có
viện nghiên cứu âm nhạc. Ở Nhật Bổn có giáo sư Kishibe Shigeo (về hưu),
Koizumi Fumio (từ trần), Tokumaru Yoshihiko, Tsuge Gennichi, Yamaguti
Osamụ Ở Đại Hàn có giáo sư Lee Hye Ku (về hưu), Hahn Man Yung,Lee Byong
Kyu, Song Bang Song. Ở Đài Loan có giáo sư Chuang Pen Li (về hưu), Liang Tsai
Ping (từ trần), Hsu Tsang Houei (từ trần năm 2000), Wu Rung Shun, Gao Ya Li.
Ở Hong Kong có Yip Ming Mei. Ở Ấn độ có giáo sư P. Sambamoorthy, Nazi
Jairasbhoy, Anand Coomaseswami. Ở Phi Luật Tân có giáo sư Jose Maceda (về
hưu). Ở Trung quốc ngành dân tộc nhạc được phát triển nhanh chóng từ năm 1980
và hiện nay có trên 50 nhà nghiên cứu nhạc Trung quốc và nhạc sắc tộc.
Ở Việt Nam, trong xứ có Giáo sư Nguyễn Hữu Ba (từ trần), Lê Thương (từ trần),
Lưu Hữu Phước (từ trần năm 1989), Phạm Phúc Minh, Hùng Lân (từ trần năm
1987), Đắc Nhẫn, Lê Huy, Huy Trân, Tú Ngọc, Đỗ Minh, Vũ Nhật Thăng, Tô
Ngọc Thanh, Kiều Tấn, Tô Vũ, vv Còn ở ngoài xứ Việt Nam, tại Pháp có giáo
sư Trần Văn Khê, Trần Quang Hảị Tại Mỹ có Nguyễn Thuyết Phong. Tại Úc có
Lê Tuấn Hùng, Hoàng Ngọc Tuấn.
Bên Phi châu có giáo sư Kwabena Nketia (xứ Ghana), bà Deirdre Hansen, GS
Dave Dargie, Andrew Tracey ở Nam Phi. Ở Ba Tây có giáo sư L. Azevedo (từ
trần), Flavio Silva, Carlos Sandroni.
Ngày nay, đa số các sinh viên học môn nghiên cứu dân tộc nhạc học đều là nhạc
sĩ, và biết sử dụng ít nhất là một cây đàn, biết đọc nhạc, ký âm, vv và biết sử
dụng máy vi tinh (micro ordinateur / computer) để xếp loại phiếu nhạc khí, hay bài

ca, thể ca, và để đánh máy quyển luận án của mình.
Hiện tượng thu thập tài liệu, chia sẻ đất nghiên cứu bên Âu châu chỉ là kết quả của
một sự lo ngại không thể tránh trước viễn ảnh đau lòng của nền văn minh sơ khai.
Công nghiệp đã, đang và sắp bị nền văn minh khoa học kỹ nghệ Âu Mỹ quét sạch.
Các nghiên cứu gia muốn ghi lại bằng hình ảnh sống động, bằng âm thanh, tiếng
nói trên băng nhựa, dĩa hát để sau này có thể nghiên cứu, đối chiếu thiết thực, cụ
thể hơn. Việc của họ làm có ích lợi một phần, nhưng nếu các cường quốc đừng có
thi đua thôn tính thuộc địa, tìm cách thọc gậy bánh xe cho xứ láng giềng đánh
nhau để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh tế và kỹ nghệ của họ, thì có lẽ các truyền
thống cổ sơ khó bị mai một quá nhanh chóng như ngày hôm nay. Rất nhiều bài
dân ca dính liền với nông nghiệp đã không còn nghe hát nữa vỉ đã bị kỹ nghệ hóa
hết. Đại đa số các nước chậm tiến lại có tính tự ti mặc cảm thích hướng ngoại, cho
cái gì từ phương trời Tây là nhứt. Thành ra ngày nay, nhạc cổ truyền của Á châu
và Phi Châu đang sa vào cơn hấp hối. Thanh niên nam nữ chỉ ưa nghe nhạc Jazz
hay nhạc cổ điển Âu châu, và nhất là loại nhạc pop, disco của Madonna, Prince,
Michael Jackson, The Cure, vv trình diễn. Ðứng trước thảm trạng đó, việc học
môn dân tộc nhạc học rất cần được khuyến khích và việc khích lệ giới trẻ tìm hiểu
nhạc cổ truyền cũng đáng được quan tâm.
Ở Việt Nam còn biết bao nhiêu loại nhạc chưa được khai thác và chưa được
nghiên cứu tận tường. Có bao nhiêu người hiểu được múa rối nước, hát bài chòi,
hay thể thức lề lối của một buổi hát quan họ, trống quân, chứ đừng nói tới các loại
hát phường vải, hát giặm Nghệ Tĩnh, hát xoan Phú thọ,vv Ai làngười biết về
nhạc đồng bào Tây nguyên, nhạc các thiểu tộc ở miền Bắc ? Hiện nay đã có một
số nhà nghiên cứu trẻ như Phạm Đức Lộc (nhạc Mường), Hinh Phước Long (nhạc
Chàm), Lê Thị Kim Quý (nhạc Ê-đê), và những nhả nghiên cứu sắc tộ như Kpa
Ylang (nhạc Ba-na), Romah del (nhạc Jarai),vv
Hàng triệu người Việt hiện nay sống ở hải ngoại, nhưng có bao nhiêu người tìm
tòi để hiểu về nhạc Việt ? Ngày hôm nay, tại Hà nội đã có Viện Âm nhạc tàng trữ
tài liệu thu thanh nhạc dân tộc Việt Nam, có một phòng triển lãm nhạc khí dân tộc,
có một ban nghiên cứu điễn dã với trên 20 người đi thu thập nhiều loại nhạc Kinh

và sắc tộc. Nhưng việc nghiên cứu chỉ là bước đầu của việc đi tới sự thành lập
môn dân tộc nhạc học trong một tương lai gần đây. Ngày nào có nhiều người Việt
nghĩ tới và ưa thích nhạc cổ truyền của Việt Nam, và ngày nào có người chịu khó
đi nghe các buổi hòa nhạc cổ truyền của Việt Nam, và ngày nào có người chịu khó
mua các dĩa hát nhạc Việt cổ truyền, tìm kiếm sách, báo để đọc, và khuyến khích
con cháu của mình trở về nguồn, bằng cách giáo dục chúng qua ngôn ngữ, âm
nhạc, văn hóa thì lúc đó tôi mới có hy vọng về sự sống mạnh của truyền thống âm
nhạc Việt Nam.
Sách tham khảo (BIBLIOGRAPHY)
BLUM, Stephen
1975 : Towards a Social History of Musicological Technique ? (Về lịch sử xã hội
của kỹ thuật nhạc học), ETHNOMUSICOLOGY 19 (2) : 207-231, Ann Arbor,
Hoa Kỳ.
BLUM, Stephen & BOHLMAN, Philip V. & NEUMAN, D.M. (xb)
1991 : ETHNOMUSICOLOGY AND MODERN MUSIC HISTORY (Dân tộc
nhạc học và lịch sử nhạc mới), Urbana, Illinois, Hoa Kỳ.

BOILES, Charles & NATTIEZ, Jean Jacques :
1977 : xem J.J.Nattiez
BOHLMAN, Philip V. & al
1992 : Ethnomusicology's Challenge to the Canon : the Canon's Challenge to
Ethnomusicology ? (Sự thách đố của Dân tộc nhạc học đối vơi Luật lệ : sự thách
thức của luật lệ đối với dân tộc nhạc nhạc học?, DISCIPLING MUSIC :
MUSICOLOGY AND ITS CANONS : trang 116-136, K.Bergeron & P.V.
Bohlman (xb), Chicago, Hoa Kỳ.
2001 : Ethnomusicology (Dân tộc nhạc học), NEW GROVE DICTIONARY
vol.8 : 367-403, ấn bản thứ nhì, London, Anh Quốc.
BRAILOIU, Constantin :
1958 : Ethnomusicologiẹ Etude interne (Dân tộc nhạc học. Nghiên cứu bên
trong), PRECIS DE MUSICOLOGIE : 41-52, Paris, Pha?p.

BROWN, Donald N.
1971 : Ethnomusicology and the rehistoric Southwest ? (Dân tộc nhạc học và
miền Tây tiền sử), ETHNOMUSICOLOGY 15 (3) : 363-378, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
FELD, Steve :
1974 : Linguistic Models in Ethnomusicology (Kiểu mẫu ngôn ngữ học trong
Dân tộc nhạc học), ETHNOMUSICOLOGY 18 (2) :197-217, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
1976 : Ethnomusicology and Visual Communication (Dân tộc nhạc học và
Truyền thống thị giác), ETHNOMUSICOLOGY 20 (2) : 293-325, Ann Arbor,
Hoa Kỳ.
GOURLAY, K.Ạ :
1978 : Towards a Reassessment of the Ethnomusicologist?s Role in Research
(Định lại vai trò của nhà dân tộc nhạc học trong lĩnh vực nghiên cứu),
ETHNOMUSICOLOGY 22 (1) : 1-35, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
1982 : Towards a Humanizing Ethnomusicology (Về một dân tộc nhạc học văn
minh hơn), ETHNOMUSICOLOGY 26 (3) : 411-420, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
HOOD, Mantle :
1957 : Training and Research Method in Ethnomusicology ? (Huấn luyện và
phương pháp nghiên cứu trong dân tộc nhạc học), ETHNOMUSICOLOGY
Newsletter 11 : 2-8, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
1971 : THE ETHNOMUSICOLOGIST (Nhà Dân Tộc Nhạc Học), McGraw Hill (
nhà xuất bản), New York, Hoa Kỳ.
KOLINSKI, Miecsyslaw :
1967 : Recent Trends in Ethnomusicology (Những khuynh hướng gần đây trong
dân tộc nhạc học), ETHNOMUSICOLOGY 11 (1) : 1-24, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
KUNST, Jaap :
1959 : ETHNOMUSICOLY : A Study of Its Nature, Its Problems, Methods and
Representative Personalities (Dân tộc nhạc học : nghiên cứu về bản chất, vấn đề,
phương pháp và những nhân vật tiêu biểu), tái bản lần thứ ba, 303 trang, La Haye,
Hòa Lan.
LIST, George :

1979 : Ethnomusicology : A Discipline Redefined (Dân tộc nhạc học : một bộ
môn cần được định nghĩa ), ETHNOMUSICOLOGY 23 (1) : 1-4, Ann Arbor, Hoa
Kỳ.
MARCEL-DUBOIS, Claudie :
1984 : Histoire de l?ethnomusicologie (Lịch sử dân tộc nhạc học), PRECIS DE
MUSICOLOGIE, chương 2 : 52-62, Presses Universitaires de France (xb), Paris,
Pha?p.
MERRIAM, Alan P.
1969 : Ethnomusicology revisited (Khảo sát lại môn dân tộc nhạc học,
ETHNOMUSICOLOGY 13 (2) : 213-229, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
1977 : Definitions of Comparative Musicology and Ethnomusicology : An
Historical and Theoretical Perspective ? (Định nghĩa về nhạc học đối chiếu và dân
tộc nhạc học : quan điểm quá trình lịch sử và lý thuyết), ETHNOMUSICOLOGY
21 (2) : 189 - 204, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
MEYERS, Helen & al.
2001 : Ethnomusicology (Dân tộc nhạc học), NEW GROVE DICTIONARY
vol.8 : 367-403, ấn bản thứ nhì, London, Anh Quốc.
NATTIEZ, Jean Jacques & BOILES, Charles :
1977 : Petite Histoire critique de l'ethnomusicologie (tiểu sử phẩm bình của dân
tộc nhạc học), MUSIQUE EN JEU, 28 :26-53, Editions du Seuil (xb), Paris, Pháp.
NETTL, Bruno :
1956 : MUSIC IN PRIMITIVE CULTURE (Âm nhạc trong văn háa nguyên thủy),
Harvard University Press (xb), 182 trang, Hoa Kỳ.
1964 : THEORY AND METHOD IN ETHNOMUSICOLOGY (Lý thuyết và
Phương pháp trong dân tộc nhạc học), Free Press of Glencoe (xb), 306 trang, New
York, Hoa Kỳ.
NKETIA, J.H. Kwabena :
1967 : Musicology and African Music : A Review of Problems and Areas of
Research (Nhạc học và nhạc châu Phi : kiếm lại vấn đề và những vùng nghiên
cứu) THE WIDER WORLD : 12-35, Oxford, Anh Quốc.

PEGG, Carol & MEYERS, Helen & BOHLMAN, Philip V. & STOKES, Martin :
2001 : Ethnomusicology (Dân tộc nhạc học), NEW GROVE DICTIONARY
vol.8 : 367-403, ấn bản thứ nhì, London, Anh Quốc.
RHODES, Willard :
1956 : Towards a Definition of Ethnomusicology (Về một định nghĩa của dân tộc
nhạc học), THE AMERICAN ANTHROPOLOGIST, 58 : 457-463, Hoa Kỳ.
RICE, Timothy
1987 : Towards the Rethinking of Ethnomusicology (Về sự định lại môn dân tộc
nhạc học), ETHNOMUSICOLOGY 31 (2) :469-488, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
ROUGET, Gilbert :
1968 : L'ethnomusicologie (Dân tộc nhạc học), ETHNOLOGIE GENERALE,
collection Encyclopedie de la Pleiade (xb) : 1339-1365, Paris, Pháp.
SADIE, Stanley
1979 : Ethnomusicology and the New Grove (Dân tộc nhạc học và bộ tự điển
New Grove), ETHNOMUSICOLOGY 13 (1) : 95-102, Ann Arbor, Hoa Kỳ.
SCHUURMA, Ann B.
1992 : ETHNOMUSICOLOGY RESEARCH : A SELECT ANNOTATED
BIBLIOGRAPHY (Nghiên cứu dân tộc nhạc học : tuyển chọn sách biên khảo chú
thích), New York, Hoa Kỳ.
SEEGER, Anthony
1991 : Styles of Musical Ethnography (Những phương pháp dân tộc nhạc học),
COMPARATIVE MUSICOLOGY & ANTHROPOLOGY OF MUSIC : trang
342- 355, B.Nettl & P.V. Bohlman (xb), Chicago, Hoa Kỳ.
STOKES, Martin & al.
2001 : Ethnomusicology (Dân tộc nhạc học), NEW GROVE DICTIONARY
vol.8 : 367-403, ấn bản thứ nhì, London, Anh Quốc.
TRAN QUANG HAI
1989 : Hành trình đi vào dân tộc nhạc học , ÂM NHẠC VIET NAM : BIÊN
KHẢO (xb) : 200-212, Paris, Pháp.
TRAN VAN KHE

1970 : Les Tendances actuelles de l?ethnomusicologie (Những xu hướng hiện tại
của dân tộc nhạc học), CAHIERS DE L'HISTOIRE MONDIALE 12 (4) : 682-
690, Neuchatel, Thụy Sĩ.
1984 : Ethnomusicologie : Objet, Techniques et Methodes (Dân tộc nhạc học :
đối tượng, kỹ thuật và phương pháp), PRECIS DE MUSICOLOGIE, chương 2 :
62-70, Presses Universitaires de France (xb), Paris, Pháp.
ZEMP, Hugo
1996 : The/an Ethnomusicologist and the Rercord Business (Nhà dân tộc nhạc
học và sự buôn bán dĩa hát), YEARBOOK OF THE ICTM 28 : 36-56, New York,
Hoa Kỳ.

Các tập san chuyên môn :
ETHNOMUSICOLOGY, 3 số một năm, Indiana University, Hoa Kỳ (từ 1957)
YEARBOOK OF THE INTERNATIONAL COUNCIL FOR TRADITIONAL
MUSIC, 1 số mỗi năm, New York, Hoa Kỳ (từ 1981)
THE WORLD OF MUSIC, 3 số mỗi năm, UNESCO, Đức (từ 1961)
CAHIERS D'ETHNOMUSICOLOGIE, 1 số mỗi năm, Geneva, Thụy Sĩ (từ 1987)
Các tự điển âm nhạc căn bản
NEW GROVE DICTIONARY OF MUSIC, ấn bản lần thứ 2, 29 quyển (mỗi
quyển 900 trang), MACMILLAN Publishers Ltd, London, Anh quốc, 2001
NEW GROVE DICTIONARY OF MUSICAL INSTRUMENTS (Tự điển nhạc
khí), ấn bản lần thứ nhứt, 3 quyển, 2800 trang, MacMillan Publishers Ltd, London,
Anh quốc, 1984.
GARLAND MUSIC DICTIONARY, ấn bản lần thứ nhứt, 10 quyển (mỗi quyển
khoảng 1.000 trang với 1 CD), Hoa Kỳ. 1999 cho tới năm 2001.


×