Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Hướng dẫn sử dụng phần mềm đồ họa Mapinfo - Chương 16 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (281.03 KB, 17 trang )

CHƯƠNG XVI.
MÃ ĐỊA HOÁ VÀ MỘT SỐ LỆNH LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC
QUẢN LÝ CÁC DỮ LIỆU DẠNG ĐIỂM
XVI.1. MÃ ĐỊA HOÁ
XVI.1.1. Tổng quát
Mã đòa hoálà quá trình thêm thông tin đòa lý vào một tập tin hay một cơ sở dữ liệu
sao cho các bản ghi của nó có thể hiển thò được trên một bản đồ. Tập tin hay cơ sở
dữ liệu đó phải có chứa các dữ liệu dạng chữ có bản chất đòa lý (ví dụ như tên tỉnh,
thành phố, quận - huyện, tên đường). Trong quá trình mã đòa hoá MapInfo lấy các
thông tin ở dạng chữ này và liên kết với các thông tin đòa lý tương ứng mà sau đó các
dữ liệu trong tập tin đó có thể hiển thò được trên bản đồ. Như vậy mã đòa hoá là quá
trình giúp ta thấy được dữ liệu phân bố như thế nào về mặt đòa lý và nhờ đó giúp ta
hình dung được dữ liệu tốt hơn để có được quyết đònh đúng đắn hơn cho công việc
của ta.
Để hiển thò được dữ liệu lên một bản đồ, trước tiên ta phải gán các tọa độ X (kinh
độ hay hoành độ) và Y (vó độ hay tung độ) cho mỗi bản ghi. MapInfo gán các tọa độ
này bằng cách ráp thông tin đòa lý trong bảng dữ liệu của ta với thông tin đòa lý trong
một bảng khác (được gọi là bảng tìm - search table) đã có các toạ độ X và Y rồi. Ví
dụ như ta muốn gán tọa độ X và Y cho thông tin về dân số của thành phố Hồ Chí
Minh chẳng hạn. MapInfo sẽ đọc tên của thành phố Hồ Chí Minh và tìm tên tương
ứng trong bảng tìm, ví dụ như bảng cac_tinh chẳng hạn (bảng này đã có các tọa độ
đòa lý trong các bản ghi của nó). Khi MapInfo ráp tên thành phố Hồ Chí Minh trong
cơ sở dữ liệu của ta với thành phố Hồ Chí Minh trong bảng tìm, nó sẽ gán tọa độ X
và Y tương ứng vào dữ liệu của ta. Điểm được mã đòa hoá trở thành một phần bảng
dữ liệu của ta. Sau đó ta có thể nhìn thấy được những điểm được mã đòa hoá trong
cửa sổ bản đồ. Lưu ý rằng khi MapInfo gán các toạ độ X và Y cho mỗi bản ghi trong
cơ sở dữ liệu, ta không thể nhìn thấy được những tọa độ này trong cửa sổ Browser.
Các tọa độ được lưu giữ ẩn trong cơ sở dữ liệu.
Trong ví dụ được trình bày ở trên, ta thấy rằng bảng cac_tinh là một lớp kiểu vùng.
Khi mã đòa hoá, MapInfo gán tên các tỉnh trong dữ liệu của ta với tên các tỉnh trong
bảng tìm (tức bảng cac_tinh). Trong trường hợp như vậy, MapInfo gán toạ độ trọng


tâm của các tỉnh trên bản đồ vào dữ liệu của ta.
Trước khi thực hiện lệnh mã đòa hoá, cần chú ý đến các vấn đề sau:
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
1. Loại thông tin đòa lý nào có trong cơ sở dữ liệu của ta? Cơ sở dữ liệu có thông tin
về tỉnh, thành phố hay đường xá? Trong cơ sở dữ liệu có chứa những thông tin có
thể gây nhầm lẫn hay không, ví dụ như đường Bùi Thò Xuân ở quận I và đường Bùi
Thò Xuân ở quận Bình Thạnh. Nếu có những dữ liệu như vậy, có thể ta phải tinh
chỉnh dữ liệu trong quá trình mã đòa hoá bằng ranh giới quận chảng hạn.
2. Cần phải sử dụng bản đồ kiểu nào? Trong quá trình mã đòa hoá, ta cần có bản đồ
số đạt đến độ chi tiết để có thể ráp dữ liệu của ta. Ví dụ nếu ta muốn mã đòa hoá
một cơ sở dữ liệu có thông tin về khách hàng của ta theo các tên đường chẳng hạn
thì như vậy ta phải cần một bản đồ số về đường chi tiết đến mức có tên đường.
Trong trường hợp này một bản đồ số chỉ có các quận và các đường mà không có
tên đường thì sẽ không sử dụng được.
3. Dữ liệu cần được mã đòa hoá chính xác đến mức nào? Khi lưu ý đến hai câu hỏi
trên, cũng cần quan tâm đến mức độ chính xác mà lệnh mã đòa hoá cần có. Ví dụ
như nếu ta muốn xác đònh vò trí của các trụ điện, các vòi cấp nước cứu hoả, thì
ta cần mã đòa hoá đến mức độ chính xác cao. Trong trường hợp như vậy cần mã
đòa hoá chính xác đến mức đòa chỉ trên đường. Tuy nhiên nếu sử dụng dữ liệu để
làm bản đồ chủ đề theo các quận trong thành phố chẳng hạn thì như vậy không
cần độ chính xác cao. Trong trường hợp như vậy mã đòa hoá theo ranh giới quận
là đủ.
XVI.1. 2. Cách thực hiện lệnh mã đòa hoá
XVI.1. 2.1. Nguyên tắc chung
Để gán được các toạ độ X và Y vào cơ sở dữ liệu của ta, trước tiên cần mở bảng
dữ liệu cần mã đòa hoá và bảng tìm. Sau đó thực hiện lệnh Table > Geocode. MapInfo
hiển thò hộp thoại Geocode, trong đó ta cần nạp những thông tin sau (hình XVI.1):
- Ô Geocode Table: Tên của bảng dữ liệu mà ta muốn gán các toạ độ X và Y.
- Ô using Column: Cột nào trong bảng dữ liệu của ta có chứa thông tin đòa lý sẽ được
sử dụng để chạy mã đòa hoá.

- Ô Search Table: Tên của bảng tìm có chứa thông tin đòa lý sẽ được sử dụng để mã
đòa hoá.
- Ô for Objects in Column: Cột nào trong bảng tìm chứa thông tin đòa lý cần để mã đòa
hoá.
Trong hộp thoại Geocode cũng có phần Optional (tuỳ chọn) cho phép ta tinh chỉnh
lệnh mã đòa hoá theo một bảng khác (thường là bảng kiểu vùng). Hộp thoại này cũng
có nút Symbol để chỉnh kiểu biểu tượng cho các điểm sẽ được mã đòa hoá.
Trong hộp thoại Geocode có hai cách thực hiện lệnh mã đòa hoá, chế độ tự động
(automatic) hay tương tác (interactive), được chọn trong phần Mode. Khi mã đòa hoá tự
động, MapInfo sẽ mã đòa hoá những bản ghi nào giống nhau hoàn toàn và bỏ qua
những bản ghi khác. Đây là phương pháp nhanh hơn vì không cần sự can thiệp của
người dùng khi quá trình mã đòa hoá bắt đầu. Nếu chọn mã đòa hoá tương tác, quá
trình sẽ dừng lại đợi khi nào nó không thể ráp một dữ liệu nào đó và chờ ta chọn trong
danh sách do MapInfo đề nghò.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Thông thường người ta chạy mã đòa hoá tự động trước rồi sau đó chạy mã đòa hoá
theo kiểu tương tác để ráp những bản ghi không ráp được trong quá trình mã đòa hoá
tự động.
Quá trình mã đòa hoá hiếm khi nào đạt tỷ lệ ráp dữ liệu đến 100% mà nhiều trường
hợp tỷ lệ ráp dữ liệu chỉ đạt đến mức trên dưới 50%. Chính vì vậy MapInfo có tuỳ chọn
mã đòa hoá theo kiểu tương tác. Có một số nguyên nhân khiến cho việc ráp dữ liệu
không thành công. Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là lỗi đánh sai
chính tả. Cần nhớ rằng MapInfo chỉ ráp những bản ghi nào có dữ liệu giống hệt nhau
lại với nhau, ví dụ như Tp.Hồ Chí Minh và TP Hồ Chí Minh là hai dữ liệu MapInfo
không ráp được (khác dấu chấm sau chữ Tp.).
Nếu sau khi chạy mã đòa hoá tự động, ta chạy lại mã đòa hoá lần nữa theo kiểu
tương tác thì MapInfo sẽ liệt kê một danh sách những bản ghi gần giống với dữ liệu
không mã đòa hoá tự động được. Hãy chọn bản ghi nào đúng với dữ liệu cần mã đòa
hoá. Ta cũng có thể chọn Ignore (bỏ qua) nếu thực sự không có bản ghi nào khớp với
dữ liệu cần mã đòa hoá. MapInfo lập danh sách các bản ghi gần giống với bản ghi cần

mã đòa hoá theo thứ tự ABC. Ví dụ nếu MapInfo không thể tìm thấy chữ Bình Dương
trong cơ sở dữ liệu của bản đồ, nó sẽ liệt kê một danh sách các chữ tương tự với chữ
Bình Dương theo thứ tự ABC (ví dụ như BìnhDương, Bình Đònh, Bình Phước, Bình
Thuận - chú ý chữ Bình Dương ở dưới viết dính nhau nên MapInfo không nhận ra).
Tuy nhiên nếu lỗi chính tả xảy ra ngay tại ký tự đầu tiên thì ta có thể phải dùng phím
mũi tên lên xuống và hai nút Up/Down để duyệt hết danh sách đề nghò để chọn bản
ghi đúng hoặc ta phải tự gõ tên bản ghi đúng vào.
Một trong những trường hợp khác mà MapInfo không thể thực hiện mã đòa hoá là
khi kết quả tìm được tạo ra nhiều hơn một toạ độ. Ví dụ như dữ liệu của ta có thể có
những bản ghi có chung tên đường, nhưng giả sử hai đường cùng tên đó lại nằm trong
hai quận khác nhau chẳng hạn; trong trường hợp đó MapInfo không biết phải chọn
Hình XVI.1. Hộp thoại Geocode.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tên đường trong quận nào. Để giải quyết vấn đề đó, MapInfo cho phép mã đòa hoá bổ
sung thêm, ví dụ như mã đòa hoá theo ranh giới quận để tìm ra phép ráp đúng (mục
Boundary Column).
* Lưu ý về mã đòa hoá theo kiểu tương tác:
Khi thực hiện mã đòa hoá theo kiểu tương tác và chọn bản ghi đúng với dữ liệu của
ta, dữ liệu không bò thay đổi. Đơn giản là ta chỉ bảo MapInfo ráp dữ liệu của ta với một
dữ liệu khác mà thôi. Ví dụ trong bảng của ta ghi Tp. Hồ Chí Minh. Ta chọn TP Hồ
Chí Minh trong danh sách chọn do MapInfo đưa ra, tuy vậy ta không thay đổi gì cả
trong bản ghi. Để thay đổi nội dung bản ghi đó, ta phải chỉnh sửa trong cửa sổ Browser.
* Sử dụng Mã kết quả (Result Code)
Ta có thể tạo thêm một trường để MapInfo có thể ghi một mã kết quả cho mỗi bản
ghi trong bảng đã được mã đòa hoá của ta. Mã kết quả là một con số cho biết MapInfo
mất bao nhiêu bước để thực hiện được mã đòa hoá hoặc tại sao mã đòa hoá thất bại.
Ta có thể sử dụng những mã kết quả này để tìm kiếm những sai số khác về mã đòa
hoá. Mã kết quả được tạo ra trong phần Advanced Geocoding (Mã đòa hoá nâng cao).
XVI.1. 2. 2. Mã đòa hoá thủ công
Mã đòa hoá tự động và mã đòa hoá tương tác chỉ làm việc tốt đối với những bản ghi

dễ ráp dữ liệu. Tuy nhiên, đôi khi ta biết phải chấm điểm trên bản đồ như thế nào
nhưng dữ liệu vò trí lại không cho phép ta làm đúng. Trong trường hợp như vậy mã đòa
hoá thủ côngcho phép ta đặt bản ghi dữ liệu của ta lên bản đồ bằng cách nhắp chuột
để chọn vò trí trên bản đồ. Để thực hiện được việc này, ta tiến hành những bước sau:
1. Mở một bảng có bản đồ tham chiếu ta cần.
2. Mở bảng dữ liệu cần mã đòa hoá và thêm nó vào cửa sổ bản đồ hiện hành.
3. Chọn Map > Layer Control. Chọn cơ sở dữ liệu cần mã đòa hoá và làm cho nó có
thể vẽ bản đồ được (đánh dấu vào ô Table is Mappable). Đánh dấu chọn vào
cột chỉnh sửa (Editable).
4. Chọn Window > New Browser Window rồi chọn bảng cần mã đòa hoá.
5. Chọn Window > Tile Window, cửa sổ bản đồ và cửa sổ Browser hiển thò cạnh nhau.
6. Duyệt qua cửa sổ Browser để tìm bản ghi cần mã đòa hoá. Nhắp chuột vào ô vuông
bên trái bản ghi đó để chọn nó.
7. Kích hoạt cửa sổ bản đồ bằng cách nhắp chuột vào thanh tiêu đề của cửa sổ bản
đồ. Nút công cụ vẽ biểu tượng lúc này có thể sử dụng được, chọn nút này.
8. Nhắp chuột lên bản đồ nơi ta muốn tạo điểm cho bản ghi dược chọn.
9. Chọn File > Save. Bản ghi được chọn lúc này được mã đòa hoá. Lập lại từ bước 6
đến bước 9 cho mỗi bản ghi cần mã đòa hoá bằng tay.
Sau khi đã thực hiện lệnh mã đòa hoá ta có thể thêm bảng dữ liệu vào cửa sổ bản
đồ mới bằng lệnh Window > New Map Windows hay thêm vào cửa sổ bản đồ hiện có
bằng lệnh Map > Layer Control > Add.
Khi đã mở được bảng dữ liệu trong cửa sổ bản đồ, ta có thể tiến hành các phân
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tích giống như một bảng MapInfo bình thường.
XVI.1.3. Một số lệnh liên quan đến quản lý dữ liệu đã được mã đòa hoá
XVI.1.3.1. Khử mã đòa hoá một bảng hay một số bản ghi của một bảng
Khử mã đòa hoá(Ungeocode) là quá trình loại các vật thể điểm đã được gắn vào
các bản ghi dữ liệu. Cũng có những trường hợp cần khử mã đòa hoá toàn bộ một bảng
hay một số bản ghi của một bảng. Ví dụ như khi đã mã đòa hoá dữ liệu về phân bố
của một loài động vật nào đó theo thảm thực vật nhưng sau đó ta lại muốn mã đòa

hoá lại nhưng sử dụng thông tin về thổ nhưỡng chẳng hạn. Trong trường hợp như vậy,
MapInfo cho phép xoá tất cả các vật thể đồ hoạ liên quan đến bảng đó do lệnh mã
đòa hoá tạo ra. Nhờ vậy ta có thể chạy mã đòa hoá lại, sử dụng một loại thông tin khác.
Khử mã đòa hoá một số bản ghi có ích khi thông tin về đòa lý chỉ thay đổi một phần
đối với một số bản ghi dữ liệu nào đó.
Để thực hiện khử mã đòa hoá toàn bộ một bảng, thực hiện các bước sau:
- Mở bảng cần khử mã đòa hóa ra.
- Chọn Table >Maintenance >Table Structure.
- Tắt dấu chọn trong ô Table Is Mappable đi rồi chọn OK.
Lưu ý rằng lệnh này sẽ loại bỏ tất cả các vật thể đồ hoạ trong bảng và không thể
quay ngược lại được. Vì vậy nếu không chắc chắn về việc loại bỏ các điểm mã đòa
hoá đó, cần lưu lại một bản sao trước khi thực hiện.
- Một hộp thoại cảnh báo xuất hiện. Nếu chắc chắn muốn loại bỏ tất cả các vật thể
thì chọn OK. Lúc đó tất cả các vật thể đồ hoạ sẽ bò loại bỏ khỏi bảng.
Chú ý là đừng khử mã đòa hoá bảng MapInfo gốc. Nếu không ta không còn cách
nào để hiển thò bảng đó như một bản đồ nữa hoặc không thể sử dụng nó để chạy lệnh
mã đòa hoá sau này.
Để khử mã đòa hoá một số bản ghi trong một bảng, ta làm như sau:
- Mở bảng đã mã đòa hoá ra ở dạng bản đồ, chọn các bản ghi cần khử mã đòa hoá.
- Chọn Map > Layer Control và đánh dấu vào cột chỉnh sửa cho lớp có các bản ghi
cần khử mã đòa hoá.
- Chọn Edit > Clear Map Objects Only. Lệnh này xoá các vật thể đồ hoạ khỏi cửa sổ
bản đồ nhưng vẫn giữ lại các bản ghi trong cửa sổ Browser.
Để huỷ bỏ lệnh này chọn Edit > Undo Deletion.
XVI.1.3.2. Chọn các điểm không được mã đòa hoá
Bảng được mã đòa hoá có thể có những bản ghi không được mã đòa hoá, hoặc có
thể do ta thêm những hàng mới vào bảng và chúng chưa được mã đòa hoá. Ta có thể
thực hiện một phép chọn đơn giản để liệt kê ra một cửa sổ Browser những bản ghi
không được mã đòa hoá. Cách làm như sau:
- Mở bảng cần kiểm tra, nếu chưa mở.

- Từ menu chính chọn Query > Select.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Trong ô that Satisfy gõ biểu thức: NOT OBJ. Biểu thức này sẽ bảo MapInfo chọn
tất cả những bản ghi nào không có vật thể đồ hoạ liên kết với dữ liệu, tức là chưa
mã đòa hoá.
- Thực hiện xong chọn OK.
XVI.1.3.3. Đònh vò các điểm đã được mã đòa hoá
Một trong những kết quả “đẹp” nhất của lệnh mã đòa hoá là thấy các điểm được
hiển thò đúng đắn trên bản đồ. Tuỳ thuộc vào các thiết lập trên cửa sổ bản đồ, các
điểm mới được mã đòa hoá có thể hoặc không thể nhìn thấy được ngay. Phương pháp
dưới đây cho phép đònh vò những điểm mới được mã đòa hoá.
- Đảm bảo cửa sổ bản đồ có bảng cần kiểm tra phải được kích hoạt bằng cách nhắp
chuột vào vào thanh tiêu đề của nó.
- Chọn Map > Layer Control. Kiểm tra để chắc rằng bảng mà ta đã mã đòa hoá phải
nằm trong danh sách của hộp thoại Layer Control. Nếu không có, nhắp chuột vào
nút Add để thêm nó vào.
- Trong hộp thoại Layer Control di chuyển bảng đã mã đòa hoá lên trên cùng để đảm
bảo tất cả các điểm không bò những lớp khác che khuất.
- Kiểm tra thiết lập nhìn thấy được (Visible) để chắc chắn bảng đã mã đòa hoá
được đánh dấu chọn vào cột hiển thò.
- Nhắp chuột chọn OK để đóng hộp thoại Layer Control lại. Nếu vẫn không nhìn thấy
tất cả các điểm của bảng mã đòa hoá, thực hiện bước tiếp theo.
- Chọn Map > View Entire Layer. Chọn bảng ta cần rồi chọn OK. Lệnh này sẽ thu bản
đồ lại để tất cả các điểm trong bảng đã được mã đòa hoá sẽ hiển thò trong cửa sổ
bản đồ hiện hành. Ta có thể nhìn thấy các điểm nằm trên bản đồ nhưng có thể
không ở vò trí mà ta mong muốn. Nếu chúng nằm sai vò trí, hãy xem phần khử mã
đòa hoá ở trên.
- Nếu các điểm mã đòa hoá vẫn không hiển thò lên, hãy chọn Map > Layer Control.
Chọn lớp đã mã đòa hoá và nhắp chuột chọn Display.
- Đánh dấu chọn hộp Style Override và chọn một kiểu điểm sao cho chúng nổi bật

lên bản đồ của ta. Nhắp chuột chọn OK hai lần để thoát khỏi hộp thoại Layer
Control.
XVI. 1.4. Một số Ví dụ
Lý thuyết của lệnh mã đòa hoá này có vẻ trừu tượng, tuy nhiên chúng dễ hiểu hơn
khi ta xem xét ví dụ dưới đây.
Giả sử ta có một dữ liệu như sau: bảng Tinh_dan_so bao gồm 3 cột: Cột tên các
tỉnh thành của nước ta và hai cột bao gồm diện tích (tính theo km vuông) và dân số
(tính theo nghìn người) của từng tỉnh (hình XVI.2).
Đồng thời ta có một bảng là bản đồ của 61 tỉnh thành của nước ta, bảng có tên là
cac_tinh.
Ta muốn trình bày các số liệu về diện tích và dân số từ bảng Tinh_dan_so lên bản
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
đồ. Như vậy bảng cần mã đòa hoá là bảng Tinh_dan_so và bảng tìm sẽ là bảng
cac_tinh.
Cách thực hiện lệnh mã đòa hoá cho bảng này như sau:
- Mở bảng cac_tinh và bảng
Tinh_dan_so.
- Từ menu chính chọn Table > Geocode.
Hộp thoại Geocode mở ra.
- Trong ô Geocode Table chọn bảng
Tinh_dan_so, chọn ô Search Table
chọn bảng cac_tinh. Cột ta sẽ sử dụng
để ráp dữ liệu của bảng Tinh_dan_so
vào bản đồ cac_tinh là cột Ten trong
hai bảng. Vì vậy trong ô using Column
ta chọn cột Ten, trong ô for Objects in
Column ta chọn cột ten (hình XVI.1).
- Mặc đònh chế độ mã đòa hoá trong
phần Mode là tự động (Automatic).
- Có thể chỉnh kiểu biểu tượng trong

phần Symbol.
- Giữ nguyên các tuỳ chọn trong những
ô khác là none.
- Chọn OK.
MapInfo chạy mã đòa hoá và hiện hộp
thoại thông báo kết quả mã đòa hoá (hình XVI.3). Ta thấy rằng trong 61 tỉnh thành
của Việt Nam thì có 60 tỉnh thành được mã đòa hoá và 1 không mã đòa hoá được.
Chọn OK để đóng hộp thông báo này lại.
Để hiển thò được kết quả mã đòa hoá, ta thực hiện như sau:
- Kích hoạt cửa sổ bản đồ của
lớp cac_tinh bằng cách nhắp
chuột vào thanh tiêu đề.
- Chọn Map > Layer Control để
mở hộp thoại Layer Control ra.
- Chọn nút Add để mở hộp thoại
Add Layer (thêm lớp) ra và
thêm bảng Tinh_dan_so vào
cửa sổ bản đồ hiện hành. Kiểm
tra để đảm bảo lớp
Tinh_dan_so nằm trên lớp
cac_tinh.
- Xong chọn OK.
Ta thấy các điểm đã mã đòa hoá được hiển thò trên cửa sổ bản đồ. Vì bảng tìm là
một bảng kiểu vùng nên các điểm mã đòa hoá được đặt tại trọng tâm các tỉnh.
Hình XVI.2. Bảng dữ liệu mở trong
cửa sổ Browser.
Hình XVI.3. Thông báo kết quả mã đòa hoá.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Như đã biết, có một bản ghi (một tỉnh) trong bảng Tinh_dan_so không được mã
đòa hoá. Ta sẽ kiểm tra xem tỉnh nào không được mã đòa hoá. Cách làm:

- Trên menu chính chọn Query > Select. Hộp thoại Select mở ra.
- Trong ô Select Records from Table chọn bảng Tinh_dan_so.
- Trong ô that Satisfy gõ vào biểu thức: NOTOBJ.
- Đánh dấu ô Browse Results để mở danh sách các bản ghi chưa được mã đòa hoá.
- Chọn OK.
Ta thấy một cửa sổ Browser có tên là Query1 Browser mở ra. Cửa sổ này có một
hàng là T.P. Hoà Chí Minh. Như vậy đây là bản ghi không được mã đòa hoá.
Để mã đòa hoá bản ghi còn sót này, thực hiện mã đòa hoá theo kiểu tương tác.
Cách làm:
- Chọn Table > Geocode. Hộp thoại Geocode mở ra.
- Thiết lập các ô giống như trong phần trên, chỉ khác là thay vì chọn trong phần Mode
là Automatic thì ta chọn Interactive.
- Xong chọn OK.
Một hộp thoại Geocode khác lập
tức hiện ra thông báo cho ta biết bản
ghi nào không ráp được (hình XIV.4).
Ở ô ten trên cùng ta thấy bản ghi
không ráp được là T.P.Hồ Chí Minh.
Ở dưới hiển thò danh sách các bản
ghi trong bảng cac_tinh mà MapInfo
đề nghò ta ráp. Ta chọn T.P. Hồ Chí
Minh rồi chọn OK để ráp chúng lại
với nhau. (Lưu ý rằng hai chữ trên
chỉ khác nhau một chỗ duy nhất là
chữ trên không có khoảng trắng sau
dấu chấm sau chữ P, còn chữ dưới
có khoảng trắng sau dấu chấm sau
chữ P). Làm xong chọn OK.
Vì chỉ có một bản ghi không khớp
trong quá trình mã đòa hoá tự động

nên sau khi ráp xong T.P.Hồ Chí
Minh với nhau, quá trình mã đòa hoá
tương tác kết thúc và bảng kết quả
được hiển thò (hình XIV.5). Bảng
thông báo này cho ta biết rằng có 1
bản ghi được mã đòa hoá, không còn
bản ghi nào không được mã đòa hoá
và trước đó (mã đòa hoá tự động) đã
có 60 bản ghi được mã đòa hoá.
Trong trường hợp có nhiều bản ghi không được mã đòa hoá tự động thì khi thực
hiện mã đòa hoá tương tác, sau khi chọn xong ráp dữ liệu cho một bản ghi thì MapInfo
Hình XIV.4. Hộp thoại mã đòa hoá theo
kiểu tương tác - Interactive Geocode.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
lại hiển thò một bản ghi khác mà nó
không ráp dữ liệu được. Ta lại chọn
bản ghi nào khớp để ráp dữ liệu.
Quá trình này diễn ra cho đến khi
nào MapInfo ráp được tất cả các dữ
liệu với nhau thì thôi và hiển thò
bảng thông báo kết quả như trong
trường hợp trên.
Ở ví dụ này bảng Tinh_dan_so
đã được đăng ký vào MapInfo rồi
nên ta chỉ cần mở nó ra mà thôi.
Trong trường hợp danh sách như
vậy ở dạng Excel, xem cách đăng
ký tập tin Excel vào MapInfo ở
phần dưới.
XVI.2. LỆNH CREATE POINT (Tạo điểm)

XVI.2.1. Phương pháp
Ta có thể có một cơ sở dữ liệu có chứa các toạ độ X và Y trong hai trường dữ liệu
toạ độ mà ta muốn hiển thò trong MapInfo. Mặc dù thông tin đòa lý hiện diện trong dữ
liệu (ở dạng cột tọa độ X và Y) nhưng không có điểm nào được tạo ra nên ta không
thể hiển thò bảng dữ liệu đó trong một cửa sổ bản đồ được. Lệnh Create Points trong
trường hợp này giúp ta tạo các điểm cho từng bản ghi nào có toạ độX-Y hay kinh độ-
vó độ. Để thực hiện được lệnh này, trước tiên cơ sở dữ liệu phải có hai trường kiểu số,
một trường chứa X (kinh độ hay hoành độ), một trường chứa Y (vó độ hay tung độ).
Lệnh Create Points bao gồm các bước sau:
- Mở bảng có chứa hai cột toạ độ X và Y mà ta cần tạo điểm (nếu chưa mở).
- Chọn Table > Create Points. Hộp thoại Create Point mở ra.
- Trong ô Create Points for Table, nhắp chuột vào danh sách thả xuống để chọn tên
bảng cần tạo điểm.
- Trong hai ô Get X coordinates from Column và Get Y coordinates from Column,
chọn tên hai cột chứa toạ độ X và Y tương ứng trong bảng để MapInfo tạo điểm từ
hai cột đó.
- Trong hai ô Multiply the X coordinates by và Multiply the Y coordinates by ta phải
khai báo hệ số chuyển đổi từ đơn vò tính toạ độ trong hai cột khai báo trên về toạ
độ dự đònh để hiển thò bản đồ trong MapInfo. Đối với các bản đồ thuộc kiểu kinh
độ - vó độ ở nước Việt Nam thì hệ số này là 1 trong cả hai ô trên.
- Nếu tọa độ thuộc một hệ quy chiếu nào đó đã biết thì ta phải nhắp chuột chọn nút
Projection để khai báo hệ quy chiếu cho khớp với toạ độ trong cột.
XVI.2. 2. Tạo điểm từ một bảng ngoài MapInfo (Excel hay Access)
Để tạo điểm từ một bảng Excel hay Access, trước tiên phải mở bảng đó trong
MapInfo để đăng ký nó. Sau khi mở được bảng dữ liệu trong MapInfo, cần kiểm tra
Hình XIV.5. Thông báo kết quả mã đòa hoá
tương tác sau khi chạy xong.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
xem đònh dạng hai cột chứa toạ độ X và Y có phải là kiểu thập phân hay không bằng
lệnh Table > Maintenance > Table Structure. Nếu đònh dạng hai cột toạ độ là thập

phân thì mới thực hiện lệnh Create Points như trong phần 2.1. Trong nhiều trường
hợp, khi mở một bảng không phải MapInfo vào MapInfo, ta thường đánh dấu tuỳ chọn
dùng hàng đầu tiên làm hàng tiêu đề nên đònh dạng hai cột toạ độ có thể bò đổi thành
kiểu ký tự (Character). Trong trường hợp như vậy, ta thực hiện lệnh File > Save Copy
As để lưu bảng mới mở thành một bảng MapInfo. Sau đó mở bảng mới lưu ra và dùng
lệnh Table > Maintenance > Table Structure để đổi thuộc tính hai cột toạ độ từ kiểu
ký tự (Character) thành kiểu dấu thập phân động (Float). Sau khi đổi thuộc tính xong
mới thực hiện lệnh Create Points.
Nếu toạ độ hai cột X và Y ở dạng độ - phút - giây thì phải đổi các toạ độ đó về độ
thập phân trước. MapInfo có một trình MapBasic cho phép thực hiện điều này. Đó là
trình Deggree Converter (DMSCNVRT). Cách sử dụng trình này như sau:
- Mở bảng có chứa các cột cần đổi toạ độ ra (nếu chưa mở).
- Chọn Table > Maintenance > Table Structure để tạo thêm hai trường mới để chứa
các toạ độ thập phân sẽ được đổi qua. Đònh dạng hai trường này là Float.
- Chọn File > Run MapBasic Program. Hộp thoại Run MapBasic Program mở ra.
- Trong thư mục Tools chọn DMSCNVRT rồi chọn Open.
- Từ menu chính chọn Tools > Converter > Convert Column to Decimal Degrees. Hộp
thoại Convert DMS to Decimal Degrees(Version 1.1.) mở ra.
- Trong ô Table chọn tên bảng có cột tọa độ cần đổi; trong ô Get Deg,Min,Sec value
from ta chọn trường cần đổi tọa độ (lưu ý ta phải thực hiện lệnh Tools > Convert
Column to Decimal Degrees hai lần, một lần cho cột kinh độ và một lần cho cột vó
độ); trong ô DMS Seperator, gõ vào ký tự phân cách các cấp độ - phút - giây với
nhau; trong ô Store Results In, ta chọn một trong hai trường mới tạo tương ứng để
chứa giá trò độ thập phân X hay Y sẽ được đổi. Ta có thể đánh dấu chọn vào ô
Browse Results hay không thì tuỳ.
- Xong chọn OK.
Sau khi đổi sang độ thập phân cho cột kinh độ chẳng hạn, cần thực hiện lệnh này
thêm một lần nữa cho cột vó độ. Sau đó mới thực hiện lệnh Create Points trên hai cột
mới tạo đó.
XVI.2.3. Ví dụ lệnh Create Point

Giả sử ta có một tập tin Excel có toạ độ một số cái cầu ở gần khu vực thò xã Bảo
Lộc (hình XVI.6), tập tin có tên là Cau.xls. Toạ độ các cầu này được ghi lại bằng máy
đònh vò và sử dụng hệ quy chiếu là WGS84. Ta muốn chấm vò trí các cầu này lên bản
đồ. Cách làm như sau:
- Khởi động MapInfo hoặc đóng tất cả các bảng khác lại nếu đang mở.
- Từ menu chính chọn File > Open Table.
- Trong ô Files of Type, chọn Microsoft Excel (*.xls).
- Chọn tập tin Cau.xls rồi chọn Open. Hộp thoại Excel Information mở ra (hình XVI.7).
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
- Trong ô Named Range, chọn Other, hộp thoại Other Range mở ra.
- Ta thấy rằng danh sách toạ độ các cầu nằm trong khoảng giới hạn từ ô A2 đến ô
C10. Vì vậy trong hộp thoại Other Range ta nạp giới hạn này vào: Cau!A2:C10
rồi chọn OK (hình XVI.8). Hàng trên cùng là hàng tiêu đề cột nên trong hộp thoại
Excel Information ta đánh dấu chọn vào tuỳ chọn Use Above Selected Range for
Column Titles (dùng hàng trên giới hạn đã chọn làm hàng tiêu đề).
- Làm xong chọn OK.
Ta thấy MapInfo sẽ mở bảng Excel thành một cửa sổ Browser.
Để có thể thực hiện được lệnh Create Point, hai cột vi_do và kinh_do phải là cột
kiểu số. Ta kiểm tra đònh dạng hai cột này bằng lệnh Table > Maintenance > Table
Structure. Hai cột này phải có đònh dạng là Float.
Tiến hành tạo điểm cho các
toạ độ trên bằng lệnh Create
Point như sau:
- Chọn Table > Create Points,
hộp thoại Create Points mở ra
(hình XVI.9).
- Trong ô Create Points for
Table chọn bảng Cau.
- Trong ô Get X Coordinates
from Column ta chọn cột

kinh_do; trong ô Get Y
Coordinates from Column ta
Hình XVI.6. Bảng dữ liệu trong Excel.
Hình XVI.7. Hộp thoại Excel Information -
chọn mở dữ liệu từ Excel.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
chọn cột vi_do. Vì toàn bộ
nước ta nằm trong vùng kinh
tuyến đông và vó tuyến bắc
nên ta giữ nguyên hai hệ số
1 trong hai ô Multiply the X
Coordinates by và Multiply
the Y Coordinates by.
- Nhắp chuột chọn nút
Projection. Hộp thoại chọn hệ
quy chiếu mở ra.
- Ta đã biết hệ quy chiếu của
các toạ độ lưu trong tập tin Excel này là WGS84 nên trong ô Category ta chọn
Longitude/Latitude, trong ô Category Members, ta chọn Longitude/Latitude (WGS84).
- Ta có thể chọn kiểu biểu tượng cho các điểm sẽ được tạo bằng nút chỉnh kiểu biểu
tượng trong phần using Symbol.
- Chọn OK để quay lại hộp thoại Create Points và chọn OK lần nữa để kết thúc lệnh
này.
Để thấy được các điểm mới được tạo trên cửa sổ bản đồ, ta chọn Window > New
Map Window. Các điểm mới được tạo thành sẽ được mở ra trong cửa sổ bản đồ của
bảng Cau. Nếu muốn hiển thò các điểm mới tạo thành trên một cửa sổ bản đồ đã có
sẵn ta kích hoạt cửa sổ đó rồi chọn Map > Layer Control rổi dùng lệnh Add để thêm
lớp bản đồ mới tạo vào.
XVI.3. PHÂN TÁN CÁC ĐIỂM VÀ TRÌNH DISPERSE POINTS (DISPERSE)
Tuỳ theo kết quả bảng của ta được mã đòa hoá như thế nào mà ta sẽ có bản đồ

các điểm được mã đòa hoá nhưng có những trường hợp những điểm được tạo thành tại
cùng một vò trí. Trong trường hợp như vậy khi nhìn khó có thể biết được tại vò trí đó có
một hay nhiều điểm. Để có thể nhìn thấy được toàn bộ dữ liệu ta có thể cần phải phân
tán các điểmcho chúng cách nhau ra. Có 3 phương pháp được dùng để phân tán các
Hình XVI.8. Hộp thoại Other Range - Khai báo
giới hạn dữ liệu từ bảng Excel.
Hình XVI.9. Hộp thoại Create Points.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
điểm: Sử dụng trình MapBasic DISPERSE.mbx, phép phân tán điểm đều nhau (equal
dispersion) và phép phân tán điểm vể bên phải (dispersion to the right).
XVI.3.1. Trình DISPERSE.mbx
Đây là trình MapBasic có sẵn khi cài đặt MapInfo. Ta cần khởi động trình này
trước khi sử dụng nó. Xem thêm trong chương MapBasic. Trong trình này có hai
phương pháp phân tán các điểm: phân tán có hệ thống (Systematically) và phân tán
ngẫu nhiên (Randomly).
Cách sử dụng trình này như sau:
- Mở bảng cần chạy phân tán điểm.
- Chọn File > Run MapBasic Program. Hộp thoại Run MapBasic Program hiện ra.
- Chọn trình DISPERSE nằm trong thư mục Tools của MapInfo rồi chọn Open. Trình
DISPERSE được thêm vào menu Tools trên menu chính.
- Trên menu chính chọn Tools > Disperse > Disperse Points. Một hộp thoại mở ra
hiển thò danh sách các bảng kiểu điểm đang mở, chọn bảng cần phân tán điểm
rồi nhắp chuột chọn OK để tiếp tục.
- Một hộp thoại cảnh báo hiện ra nhắc ta lưu lại bản sao của bảng ta sắp phân tán
điểm nếu ta chưa làm. Nếu ta đã sao lưu rồi thì nhắp chuột chọn Continue. Hộp
thoại Method to Disperse mở ra. Có hai phương pháp phân tán điểm như đã trình
bày, được chia làm bốn trường hợp cụ thể như sau:
+ Systematically: N,S,E,W,NE,SW,NW,SE: Các điểm được phân tán cách điểm
gốc một khoảng cách bằng một biểu tượng theo 8 hướng la bàn (N: bắc, S:
nam, E: đông, W: tây, NE: đông bắc, SW: tây nam, NW:tây bắc, SE: đông

nam).
+ Systematically: “Around the Clock”:các điểm được phân tán cách nhau một
khoảng cách bằng kích thước một biểu tượng theo chiều kim đồng hồ.
+ Randomly: Các điểm được phân tán theo nhóm một cách ngẫu nhiên xung
quanh điểm gốc. Trong trường hợp này, có thể kết quả tạo ra vẫn có các
điểm trùng nhau.
+ Randomly with Callout Lines:phân tán ngẫu nhiên các điểm với một đường
chỉ về vò trí gốc của các điểm đó. Nếu ta chọn tùy chọn này thì có một nút
chỉnh kiểu đường hiện ra cho phép ta chọn kiểu đường chỉ.
- Chọn một trong bốn tuỳ chọn trên rồi chọn OK. Hộp thoại Zoom Level hiện ra cho
phép ta chọn tỷ lệ mà ta thường sử dụng bản đồ đó nhất. Hộp thoại này có tác
dụng xác đònh khoảng cách phân tán các điểm sao cho phù hợp nhất với độ phóng
đại được khai báo. Ta cũng có tuỳ chọn Display mapper when finished để hiển thò
hay tắt bản đồ sau khi chạy lệnh xong. Nạp xong tỷ lệ bản đồ nhắp chuột chọn
OK.
Các điểm sẽ được phân tán theo những thông số ta khai báo. Lưu ý rằng chương
trình sẽ chạy nhanh hơn một chút nếu không hiển thò bản đồ bảng sắp chạy phân tán
điểm.
Chú ý rằng trình này sẽ thay đổi vò trí các vật thể đồ hoạ của bảng được chạy lệnh
phân tán vì vậy hãy tiến hành sao lưu trước khi thực hiện lệnh này.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
Ta sẽ xem ví dụ dưới đây.
Giả sử ta có danh sách các khách hàng và đòa chỉ của họ theo quận trong thành
phố Hồ Chí Minh. Đây là một bảng trong MapInfo. Ta muốn hiển thò danh sách này
lên bản đồ các quận của Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện mã đòa hoá giữa bảng
VD_disperse và bảng quan_huyen. Như ta đã biết, khi mã đòa hoá một bảng theo một
bảng MapInfo kiểu vùng, các điểm mã đòa hoá được đặt tại trọng tâm của các vùng
là các quận huyện. Như vậy, những người ở cùng một quận thì sẽ có các điểm được
tạo thành trùng với nhau tại trọng tâm của vùng đó. Để thấy được một quận có bao
nhiêu người, chúng ta phải thực hiện lệnh phân tán điểm để có thể thấy được bao

nhiêu người ở trong cùng một quận.
Sau khi chạy mã đòa hoá, thực hiện lệnh phân tán điểm như sau:
- Mở bảng VD_disperse ra.
- Chọn File > Run MapBasic
Program.
- Hộp thoại Run MapBasic
Program mở ra, chọn trình DIS-
PERSE. Trình này được khởi
động trong menu Tools.
- Chọn Tools > Disperse >
Disperse Points. Hộp thoại
Disperse Points mở ra.
- Chọn bảng VD_Disperse rồi chọn OK. Một hộp thoại của MapInfo mở ra nhắc ta
thực hiện sao lưu (hình XVI.10). Nếu ta đã thực hiện sao lưu thì nhắp chuột chọn
Continue. Hộp thoại Method to Disperse mở ra cho phép ta chọn phương pháp
phân tán điểm.
- Giả sử ta chọn phương pháp Systematically: N, S, E, W, NE, SW, NW, SE rồi chọn
OK. Hộp thoại Zoom level mở ra (hình XVI.11).
- Nạp giá trò độ phóng đại ta thường sử dụng nhất, giả sử ta chọn độ phóng đại mặc
đònh mà MapInfo tự chọn cho ta.
- Đánh dấu chọn vào tuỳ chọn Display Mapper when finished rồi nhắp chuột chọn
OK để kết thúc lệnh.
Một cửa sổ bản đồ mới được mở ra
hiển thò các điểm trùng nhau trong các
quận được phân tán đều ra. Để có thể
nhìn thấy các điểm này trong bản đồ
quận huyện ta sử dụng lệnh Map >
Layer Control và nhắp chuột chọn Add
để thêm lớp quan_huyen vào chung
với lớp VD_disperse. Ta sẽ thấy các

điểm được phân tán ra trong các quận
huyện. Lúc này ta có thể nhìn thấy
được một quận có bao nhiêu khách
hàng.
Hình XVI.10. Thông báo nhắc sao lưu dữ liệu
trước khi thực hiện lệnh phân tán điểm .
Hình XVI.11. Chọn độ phóng đại để trình
bày bản đồ phân tán điểm.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
XVI.3.2. Phép phân tán điểm đều nhau
Phương pháp này phân tán các điểm cách đều một khoảng cách từ tâm (điểm
gốc). Cách thực hiện như sau:
- Trước hết chọn tất cả các điểm có cùng vò trí. Ta có thể thực hiện việc này bằng
công cụ chọn Marquee hay Radius trên thanh công cụ Main.
- Chọn Options > Show MapBasic Window để mở cửa sổ MapBasic ra.
- Nhắp chuột vào cửa sổ MapBasic để con trỏ chuột hiện lên trong phần gõ lệnh của
cửa sổ này.
- Gõ các dòng lệnh sau vào cửa sổ MapBasic:
Randomize {nhấn <Enter> để xuống hàng}
Update Selection Set Obj = CreatePoint(CentroidX(Obj)+
(0.01/(Cos(CentroidY(Obj)*(.01745))))*(Rnd(1) 5),
CentroidY(Obj)+0.01*(Rnd(1)- .5)) {nhấn <Enter> để chạy lệnh}
XVI.3.3. Phân tán điểm về bên phải
Phương pháp này phân tán các điểm về bên phải của điểm gốc. Cách làm:
- Trước hết chọn tất cả các điểm có cùng vò trí bằng cách sử dụng công cụ chọn
Marquee hay Radius trên thanh công cụ Main.
- Chọn Options > Show MapBasic Window để mở cửa sổ MapBasic ra.
- Nhắp chuột vào trong cửa sổ MapBasic để hiển thò con trỏ chuột trong đó.
- Gõ vào các dòng lệnh sau:
Randomize {nhấn <Enter>}

Update Selection Set Obj =CreatePoint(CentroidX(Obj)+
0.0099*Rnd(1),CentroidY(Obj)+0.0099*RND(1)) {nhấn <Enter>}
Với hai phương pháp trong phần 3.2 và 3.3 ở trên, bảng của ta sẽ được cập nhật
tự động. Nếu sự phân bố các điểm sau khi thực hiện một trong hai lệnh trên không
làm ta vừa ý thì có thể chọn Edit > Undo từ menu chính để phục hồi các điểm lại vò
trí cũ của chúng.
Để thực hiện lệnh phân tán tất cả các điểm trong một bảng, hãy thay thế trong
các dòng lệnh trên tất cả những chỗ nào có chữ Selection thành tên của bảng.
Chú ý: hệ số phân tán (dipersal weight) trong các dòng lệnh cập nhật trên là một
con số nhằm điều chỉnh các toạ độ X và Y mới của các điểm. Trong các ví dụ trên,
hệ số phân tán là 0.01. Khoảng cách X hoặc Y tối đa (tính theo dặm) mà một điểm
bò di chuyển đi bằng 69 nhân với hệ số phân tán. Hệ số phân tán này có thể điều
chỉnh được - hệ số càng lớn thì khoảng cách phân tán càng lớn. Trong ví dụ trên hệ
số phân tán được sử dụng có thể đúng trong trường hợp phân tán theo tỉnh nhưng
không thể áp dụng được cho phân tán theo quận. Nếu ta thấy các điểm được phân
tán chưa đủ xa hoặc phân tán quá xa thì có thể điều chỉnh lại bằng cách tăng hay
giảm hệ số phân tán.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
XVI.4. TẠO ĐIỂM TẠI GIAO ĐIỂM CỦA CÁC ĐƯỜNG
Nhiều người làm việc với các tập tin bản đồ về đường xá thường quan tâm đến
những thông tin tại vò trí các giao lộ. Một số nội dung công việc khác lại chỉ chú trọng
đến các giao lộ mà thôi. Trong MapInfo ta có thể mã đòa hoá dữ liệu vào các giao lộ
trong các tập tin đường xá bằng lệnh Table > Geocode, tuy nhiên công việc sẽ dễ
dàng hơn nếu ta tạo ra một bảng mới chỉ có chứa các điểm là các giao lộ mà thôi. Ví
dụ một đơn vò chòu trách nhiệm về giao thông trong thành phố cần quan tâm đến việc
kiểm tra các thiết bò điều khiển giao thông (đèn đường, camera quan sát chẳng hạn)
tại các giao lộ. Để tạo ra các điểm tại mỗi giao lộ cho bảng của mình, ta thực hiện
như sau:
- Từ menu chính chọn File > Open Table để mở tập tin bản đồ về đường xá ra.
- Sao lưu hai lần để tạo hai bản sao của bản đồ đường và đặt hai tên mới cho chúng.

Từ menu chính chọn File > Save Copy As và lưu bảng đường thành một tên mới.
Lập lại lệnh này một lần nữa và lưu tập tin đường xá thành một tên khác.
- Chọn File > Open Table và mở hai bản đồ đường mới sao lưu dưới hai tên khác
nhau ra. Giả sử hai bảng mới tạo có tên là duong1 và duong2 và trường chứa tên
đường là ten.
- Từ menu chuẩn chọn Query > SQL Select. Trong hộp thoại SQL Select, ta gõ các
dòng lệnh vào các ô như sau:
+ Ô Select Column: duong1.ten + “&&” + duong2.ten.
+ Ô from Table: duong1,duong2.
+ Ô where Condition: duong1.obj Intersects duong2.obj and
duong1.ten <> duong2.ten.
+ Bỏ trống các ô Group by Column và Order by Column.
+ Ô Into Table Named: Giao_lo.
+ Đánh dấu chọn vào ô Browse Results.
- Chọn File > Save Copy As và lưu bảng Giao_lo mới tạo thành lại thành một bảng
MapInfo hoàn chỉnh.
- Mở bảng Giao_lo mới tạo ra và khử mã đòa hoá nó bằng lệnh: Table > Maintenance
> Table Structure, khử chọn trong ô Table Is Mappable.
- Thực hiện lệnh mã đòa hoá bảng Giao_lo vào một trong hai bảng duong1 và duong2
tạo ra ở phần trên.
Lưu ý: Ta có thể có các điểm lặp tại cùng vò trí nếu một đường cắt một đường khác
cùng tên với nó tại hai vò trí trở lên.
Mã đòa hoá là một lệnh rất hữu ích trong việc phân tích dữ liệu theo không gian
đòa lý. Ví dụ như một nhà kinh doanh lưu các số liệu về hoạt động kinh doanh của các
chi nhánh của mình trong một bảng Excel, đồng thời anh ta cũng có một bản đồ đánh
dấu vò trí các chi nhánh đó. Nhà kinh doanh có thể đưa thông tin về hoạt động kinh
doanh của các chi nhánh đó lên bản đồ đề nhận đònh mức độ hoạt động của các chi
nhánh, nơi nào thành công, nơi nào thất bại. Khi mở thêm các lớp bản đồ có thông
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com
tin về đường sá, số nhân viên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ cấu dân cư, nhà kinh

doanh có thể có một cái nhìn tổng quát về những điều kiện tác động đến hoạt động
kinh doanh mặt hàng của mình. Hoặc ví dụ như một người điều tra tiến hành thu mẫu
tại các đòa điểm đánh dấu trên bản đồ và đưa chúng lên MapInfo. Sau đó về phòng
thí nghiệm anh ta tiến hành phân tích các mẫu vật, kết quả phân tích được đưa lên
một bảng tính, Excel chẳng hạn, rồi thực hiện mã đòa hoá dữ liệu này lên bản đồ đánh
dấu các điểm thu mẫu thì có thể nhìn thấy kết quả phân tích các mẫu vật của mình
phân bố trên đòa bàn nghiên cứu như thế nào. Khi có thêm các thông tin khác về đòa
bàn nghiên cứu trên bản đồ số, anh ta có thể tiến hành thực hiện các phân tích đòa lý
trong MapInfo (như làm bản đồ chủ đề chẳng) để tìm ra mối tương quan giữa dữ liệu
của mình với các điều kiện kia và có thể tìm ra quy luật phát triển của đối tượng mình
đang nghiên cứu. Mã đòa hoá cũng có thể được sử dụng trong các phân tích về xã hội,
ví dụ như ta có bảng xếp hạng tỷ lệ học sinh giỏi - trung bình - yếu của các trường phổ
thông trong thành phố. Khi thực hiện mã đòa hoá số liệu này lên bản đồ số của các
trường trong thành phố rồi mở lên đó các thông tin về kinh tế xã hội như thu nhập bình
quân của khu vực, cơ cấu dân cư, hệ thống cơ sở hạ tầng, ta có thể tìm ra được lý
do vì sao khu vực này học sinh lại học giỏi hơn chỗ khác. Tương tự như vậy, ta có thể
sử dụng các số liệu về vi phạm quản lý bảo vệ rừng, về phân bố của các loài động vật
hoang dã để phục vụ cho công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên hoặc để trợ giúp
cho các cấp lãnh đạo trong việc ra quyết đònh trong một tình huống nào đó.
Dó nhiên tất cả những ví dụ trên đây chỉ là khả năng, ta có thể đưa dữ liệu lên bản
đồ cùng với các thông tin khác như lại không thấy mối tương quan gì cả, điều đó có
thể là vì dữ liệu của ta phụ thuộc vào các yếu tố khác không liên quan gì đến đòa lý
hoặc các thông tin so sánh không đầy đủ, Trong đa phần các trường hợp, dữ liệu khi
đưa vào phân tích, cũng giống như bất kỳ một hệ cơ sở dữ liệu nào khác, chúng phải
có đủ độ tin cậy thống kê, phải đảm bảo tính đại diện cho khu vực nghiên cứu, số
lượng mẫu phải đủ nhiều, thì mới có thể đạt được kết quả phân tích sát với thực tế.
Như ta đã thấy, dữ liệu có thể nằm trong một đònh dạng tập tin ngoài MapInfo vì
vậy người làm công tác phân tích trong MapInfo không cần phải tốn công thực hiện
nhập liệu lại mà chỉ cần mở chúng ra, dó nhiên với điều kiện dữ liệu phải được tổ chức
thống nhất, đồng bộ thì mới có thể thực hiện được. Điều này cũng giúp tăng cường

khả năng chuyên môn hoá, vì người làm công tác chuyên môn chỉ việc thực hiện công
việc của mình, sau đó người thực hiện phân tích trên MapInfo chỉ việc nạp dữ liệu lên
bản đồ theo yêu cầu của cán bộ chuyên môn và trả ra kết quả, người làm công tác
chuyên môn có thể thực hiện việc phân tích dữ liệu theo ý mình.
Như đã trình bày ở phần trên, kết quả mã đòa hoá hiếm khi nào đạt tỷ lệ 100%.
trong đa số các trường hợp, việc mã đòa hoá không thành công là do lỗi đánh sai/khác
chính tả. Để giảm thiểu sai số và tăng tỷ lệ thành công trong lệnh mã đòa hoá cũng
như trong bất kỳ lệnh nào của MapInfo liên quan đến việc so sánh dữ liệu từ nhiều
nguồn khác nhau, mã hoá dữ liệu là một trong những giải pháp làm giảm bớt sai số
đó đi. Ví dụ thay vì thực hiện mã đòa hoá trên cột có tên đầy đủ các tỉnh, ta tạo ra một
cột nữa và tiến hành mã hoá cho tên các tỉnh, ví dụ như HCM là Tp.Hồ Chí Minh, CT
thay cho Cần Thơ, DK thay cho Dắk Lắk, rồi mới thực hiện mã đòa hoá trên cột viết
tắt đó thì khả năng ráp dữ liệu sẽ được cải thiện đáng kể.
PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

×