Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.89 KB, 19 trang )








Giải pháp
hòan thiện
TĐDAĐT
trong vay dài
hạn của
NHTM
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 1/18
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1 Mục tiêu, đối tượng thẩm định tín dụng dài hạn
Tín dụng dài hạn là những khỏan tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Ngân hàng
cấp các khỏan tín dụng dài hạn cho khách hàng nhằm mục đích tài trợ cho đầu tư vào
tài sản cố định hoặc đầu tư vào các dự án đầu tư. Ngoài ra, ngân hàng cũng có thể cấp
các khỏan tín dụng dài hạn nhằm mục đích để tài trợ cho tài sản lưu động thường
xuyên của Doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng đại đa số các khỏan tín
dụng dài hạn nhằm mục đích đầu tư vào các dự án đầu tư.
Khi có nhu cầu vay vốn dài hạn, khách hàng sẽ liên hệ và lập hồ sơ vay vốn gửi
vào ngân hàng. Nhìn chung, hồ sơ vay vốn cũng tương tự như là hồ sơ vay vốn ngắn
hạn chỉ khác ở chỗ khách hàng phải lập và nộp cho Ngân hàng dự án đầu tư vốn dài
hạn, thay vì gửi cho Ngân hàng phương án sản xuất kinh doanh hoặc kế họach vay vốn
như khi vay ngắn hạn. Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để ngân hàng xem xét và
quyết định có cho doanh nghiệp vay vốn dài hạn hay không. Dự án đầu tư có thể do
doanh nghiệp tự lập hoặc thuê chuyên gia lập. Nhìn chung một dự án đầu tư thường
bao gồm các nội dung chính sau đây:


+Giới thiệu về khách hàng vay vốn và về dự án.
+Phân tích sự cần thiết phải đầu tư dự án.
+Phân tích sự khả thi về mặt tài chính của dự án.
+Phân tích các yếu tố kinh tế xã hội của dự án.
Những nội dung trên, phân tích sự khả thi về tài chính của dự án cực kỳ quan
trọng vì dựa vào đây ngân hàng có thể phân tích và đấnh khả năng trả nợ và lãi của
khách hàng. Để thấy được sự khả thi về tài chính của dự án, khách hàng phải nêu bật
được những căn cứ như sau:
+Phân tích và đánh giá tình hình nhu cầu thị trường và giá cả tiêu thụ để
làm căn cứ dự báo doanh thu từ dự án.
+Phân tích và đánh giá tình hình thị trường và giá cả chi phí để làm căn
cứ dự báo chi phí đầu tư ban đầu và chi phí trong suốt quá trình họat động của dự án.
+Phân tích và dự báo dòng tiền ròng thu được từ dự án.
+Phân tích và dự báo chi phí huy động vốn cho dự án.
+Xác định các chỉ tiêu (NPV, IRR, PP) dùng để đánh giá và quyết định
sự khả thi về tài chính của dự án.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 2/18
+Nếu dự án lớn và phức tạp cần có thêm các phân tích về rủi ro thực
hiện dự án như phân tích độ nhạy, phân tích tình huống và phân tích mô phỏng.
Do vậy , thẩm định tín dụng trước khi quyết định cho vay là điều cần thiết nhằm mục
tiêu đánh giá chính xác hiệu quả thực sự của dự án.
Tóm lại, đối tượng cần thẩm định khi cho vay dự án đầu tư là tính khả thi của dự án về
mặt tài chính. Mục tiêu thẩm định là đán giá một cách chính xác và trung thực khả
năng sinh lời của 1 dự án, qua đó, xác định được khả năng thu hồi nợ khi ngân hàng
cho vay để đầu tư vào dự án đó.
1.2 Các nội dung thẩm định tín dụng dài hạn:
Thẩm định tín dụng dài hạn thực chất là thẩm định dự án đầu tư, do khách hàng lập và
nộp cho ngân hàng khi làm thủ tục vay vốn, dựa trên quan điểm của ngân hàng.
Nhiệm vụ của nhân viên tín dụng khi thẩm định dự án là phát hiện những điểm sai sót,

những điểm đáng nghi ngờ hay những điểm chưa rõ ràng của dự án và cùng với khách
hàng thảo luận, làm sáng tỏ thêm nhằm đánh giá chính xác và trung thực đwjc thực
chất của dự án. Để có được sự phối hợp tốt với khách hàng, nhân viên tín tín dụng
thẩm định cần nắm vững quy trình lập và phân tích dự án đầu tư của khách hàng. Do
đó công tác thẩm định cần tập trung vào những nội dung sau:
1.2.1 Thẩm định các thông số dự báo thị trường và doanh thu:
Các thông số dự báo thị trường sữ dụng rất khác nhau tuỳ theo từng ngành cũng như
từng loại sản phẩm . Nhìn chung các thông số thường gặp:
- Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế.
- Dự báo tỷ lệ lạm phát.
- Dự báo tỷ giá hối đoái.
- Dự báo kim ngạch xuất nhập khẩu.
- Dự báo tốc độ tăng giá.
- Dự báo nhu cầu thị trường về loại sản phẩm dự án sắp đầu tư.
- ước lượng thị phần của doanh nghiệp.
- Ngoài ra có nhiều loại thông số dự báo khác tuyg theo từng dự án, chẳng hạn
như công suất máy móc thiết bị….
Nhìn chung, các loại thông số trên có thể chia thành các thông số có thể thu thập được
từ dự báo kinh tế vĩ mô và các thông số chỉ có thể thu thập từ kết quả nghiên cứu thị
trường.
1.2.2 Thẩm định các thông số xác định chi phí:
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 3/18
Tương tự như dự báo thị trường và doanh thu, cũng có các thông số dung để
làm căn cứ dự báo chi phí hoạt động dự án, và nó cũng phụ thuộc vào đặc điểm của
từng dự án. Thông thường các thông số này do các chuyên gia kỹ thuật và chuyên gia
kế toán quản trị ước lượng và đưa ra. Các thông số dung để làm cơ sở xác định chi phí
thường thấy bao gồm:
+ Công suất máy móc thiết bị,
+ Định mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, sử dụng lao động, …,

+ Đơn giá các loại chi phí như lao động, nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng
lượng, …,
+ Phương pháp khấu hao, tỷ lệ khấu hao,
+ Ngoài ra còn có nhiều loại thông số dự báo khác nữa tuỳ theo từng dự án.
Việc thẩm định mức độ tin cậy của các thông số này thật chẳng đơn giản. Để
vượt qua khó khăn này và hoàn thành tốt công việc thẩm định các thông số dùng để dự
báo chi phí hoạt động của dự án.
Để thẩm định thông số dự báo thị trường, doanh thu và xác định chi phí được
tốt thì nhân viên tín dụng nên làm những việc sau:
+ Nhận thẩm định dự án thuộc những ngành nào mà mình có kiến thức và am
hiểu kỹ về tình hình chi phí hoạt động của ngành đó,
+ Tổ chức tốt cơ sở dữ liệu lưu trữ những thông tin liên quan đến chi phí hoạt
động của ngành mà mình phụ trách,
+ Liên hệ các thông số của dự án đang thẩm định với các thông số tương ứng ở
các dự án đã triển khai hoặc cơ sở sản xuất tương tự đang hoạt động,
+ Viếng thăm, quan sát, thảo luận và trao đổi thêm với các bộ phận liên quan
của doanh nghiệp để có thêm thông tin, hình thành kỳ vọng hợp lý về các thông số
đang thẩm định.
1.2.3 Thẩm định dòng tiền hay ngân lưu của dự án:
Ngân lưu hay dòng tiền tệ là bảng dự báo thu chi trong suốt thời gian tuổi thọ
của dự án, nó bao gồm những khoản thực thu hay dòng tiền vào (inflows) và thực chi
hay dòng tiền ra (outflows) của dự án tính theo từng năm.
Khi phân tích và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, chúng ta sử dụng dòng
tiền kỳ vọng chứ không sử dụng lợi nhuận như là cơ sở để đánh giá dự án, vì lợi nhuận
không phản ánh chính xác thời điểm thu và chi tiền của dự án, vì vậy không phản ánh
một cách chính xác tổng lợi ích của dự án theo thời giá tiền tệ.
Thẩm định cách thức xử lý các loại chi phí ước lượng ngân lưu: Thông
thường, nhân viên tín dụng cần chú ý các xử lý các loại chi phí sau: Chi phí cơ hội, chi
phí chìm, chi phí lịch sử, nhu cầu vốn lưu động, thuế thu nhập công ty, các chi phí gián
tiếp, dòng tiền tăng thêm

Thẩm định cách xử lý lạm phát: khi thẩm định cần chú ý xem khách hàng có
xử lý lạm phát ảnh hưởng đồng thời lên doanh thu và chi phí khi ước lượng ngân lưu
hay không. Thường khách hàng hoặc là bỏ qua yếu tố lạm phát, hoặc là xử lý lạm phát
như là yếu tố làm tăng giá bán, do đó tăng doanh thu mà vô tình hay cố ý bỏ qua yếu
tố lạm phát làm tăng chi phí đồng thời với tăng doanh thu.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 4/18
Tách biệt quyết định đầu tư và quyết định tài trợ: Dự án có thể được thực hiện
một phần từ vốn vay, một phần từ vốn cổ đông. Tuy nhiên, khi thẩm định để quyết
định cho vay chúng ta đánh giá hiệu quả của dự án dựa trên quan điểm của ngân hàng
hay quan điểm tổng đầu tư, chứ không phải dựa trên quan điểm của chủ đầu tư.
1.2.4 Thẩm định chi phí sử dụng vốn:
Một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến việc ra quyết định đầu tư là
suất chiết khấu của dự án. Một dự án có NPV dương khi suất sinh lời mang lại từ dự
án vượt quá suất sinh lời yêu cầu đối với dự án. Suất sinh lời yêu cầu của một dự án
phải bằng với suất sinh lời mang lại từ việc đầu tư vào một tài sản có độ rủi ro tương
đương trên thị trường tài chính.Vì vậy suất sinh lời yêu cầu tối thiểu chính là chi phí
sử dụng vốn của dự án.
Suất chiết khấu chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư, là cái giá mà công ty
phải trả khi đầu tư vào dự án hay suất sinh lời mà các nhà đầu tư đòi hỏi từ chứng
khoán của công ty, nếu rủi ro của dự án bằng rủi ro của công ty.
Chi phí sử dụng vốn bộ phận là chi phí công ty hoặc dự án phải trả khi huy
động nguồn vốn đó. Chi phí sử dụng vốn bộ phận bao gồm hai loại cơ bản: Chi phí sử
dụng nợ và chi phí sử dụng vốn của chủ sở hữu (vốn cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần
thường).
1.2.5 Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá dự án và quyết định đầu tư:
- Thẩm định cách tính chỉ tiêu hiện giá ròng (NPV): đây là chỉ tiêu cơ bản
dung để đánh giá hiệu quả của một dự án đầu tư vì nó thể hiện giá trị tăng thêm mà dự
án đem lại cho công ty. Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng hiện giá ngân lưu ròng của
dự án với suất chiết khấu thích hợp. Công thức xác định hiện giá ròng NPV như sau:

NCF
t

NPV

=
n

t = 0

(1 + r)
t
trong đó NCF
t
là ngân lưu ròng năm t, r là suất chiết khấu của dự án, và n là tuổi thọ
của dự án. Ý nghĩa kinh tế của chi tiêu NPV như sau:
+ NPV > 0: Dự án có suất sinh lời cao hơn chi phí cơ hội của vốn.
+ NPV = 0: Dự án có suất sinh lời bằng với chi phí cơ hội của vốn.
+ NPV < 0: Dự án có suất sinh lời thấp hơn chi phí cơ hội của vốn.
- Thẩm định cách tính và sử dụng chỉ tiêu suất sinh lời nội bộ (IRR): suất
sinh lời nội bộ là suất chiết khấu để NPV của dự án bằng 0. Để xác định suất sinh lời
nội bộ IRR, chúng ta giải phương trình:
NCF
t

NPV

=
n


t = 0

(1 + IRR)
t
= 0
Suất sinh lời nội bộ (IRR) chính là suất sinh lời thực tế của dự án đầu tư. Vì vậy
một dự án được chấp nhận khi suất sinh lời thực tế của nó (IRR) bằng hoặc cao hơn
suất sinh lời yêu cầu (suất chiết khấu).
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 5/18
- Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (PP): là thời gian để ngân lưu tạo ra từ dự
án đủ bù đắp chi phí đầu tư ban đầu.
n
∑ NCF
t
t = 0

Chi phí đầu tư

=
(1 + i)
t
- Suất sinh lời bình quân trên giá trị sổ sách: được xác định dựa vào lợi nhuận
ròng bình quân hàng năm chia cho giá trị sổ sách ròng bình quân của vốn đầu tư.
- Tiêu chuẩn chỉ số lãi của đầu tư (PI): là tỷ số giữa tổng hiện giá của lợi ích
ròng chia cho tổng hiện giá của chi phí đầu tư ròng của dự án.
∑ PV
t
(1 + i)
- t

NPV
0
+ PV
0
PI =
∑ PV (Chi phí đầu tư ròng)

=
PV
0


























Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 6/18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN TẠI NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỒNG NAI
2.1 Đánh giá tình hình hoạt động kinh tế:
2.1.1 Tình hình chung nền kinh tế năm 2008:
Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp, sự suy
thoái trì trệ, khủng hoảng tài chính, tiền tệ toàn cầu là đặc điểm nổi bậc đã làm xáo
trộn và ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội các nước. Tình hình kinh tế trong nước
có sự biến động nhanh chóng: đầu năm tốc độ lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng liên tục
tăng với tốc độ cao, nhưng đến cuối năm lại đảo chiều chuyển sang tình trạng giảm
phát đã làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, kinh tế, đời sống người dân.
Mặc dù có những bất lợi nêu trên, trên địa bàn Đồng Nai nền kinh tế vẫn duy trì
được tốc độ tăng trưởng: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2008 ước tăng 15,5%
so với năm 2007 đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra, trong đó ngành Công nghiệp xây dựng
tăng 16,85; ngành Dịch vụ tăng 17,3%; ngành Nông nghiệp và Thuỷ sản tăng 5,6%.
GDP bình quân đầu người theo ước đạt 1.316 USD tăng 19,1% so năm 2007.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt 36.545 tỷ đồng đạt 108,1%KH,
tăng 35,1% và tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 6,849 tỷ USD đạt
97,7%KH và tăng 25,1% so năm 2007. Tổng vốn đầu tư phát triển khoảng 26.735 tỷ
đồng, trong đó vốn đầu tư trong nước chiếm 46,1%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm
53,9%.
Tình hình thực hiện Tổng thu Ngân sách trên địa bàn 11.536,5 tỷ đồng đạt
107%, tăng 16,5% và tổng chi ngân sách đạt 4.161,1 tỷ đồng đạt 99,2% bằng 90,1% so
cùng kỳ năm trước.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:
Trên địa bàn Đồng Nai hiện có 35 đơn vị là các tổ chức tài chính, ngân hàng
đang hoạt động nên sự cạnh tranh để giành giật chia sẻ thị phần luôn diễn ra hết sức
gay gắt. Nhất là các Ngân hàng thương mại cổ phần liên tục mở chi nhánh, phòng giao
dịch trên địa bàn thành phố Biên Hòa, để thể hiện sự hiện diện của mình các Ngân
hàng này dùng mọi biện pháp để quảng bá, tiếp thị lôi kéo khách hàng bất chấp hiệu
quả và văn hóa kinh doanh.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 7/18
Với tình hình biến động lãi suất trên thị trường, thực hiện chủ trương của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) triển khai các giải pháp thực thi chính
sách tiền tệ thắt chặt, bài toán đặt ra đối với Chi nhánh Đồng Nai là: Giữ vững được
nền vốn huy động, đồng hành với doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn, đảm bảo kinh
doanh an toàn hiệu quả là nhiệm vụ hết sức nặng nề.
Trước những khó khăn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của BIDV, sự nỗ lực của toàn thể
CBCNV, hoạt động kinh doanh của Chi nhánh đến thời điểm 31/12/2008 đã hoàn
thành cơ bản các chỉ tiêu KHKD năm 2008 như sau:
- Tổng tài sản: đạt 2.282 tỷ đồng, tăng 12,9% so năm 2007.
- Tổng dư nợ tín dụng: đạt 1.888 tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2007, đạt 99%
giới hạn tín dụng được giao. Trong đó:
+ Tín dụng trung dài hạn chiếm 35,81%, đạt 94,2% so với kế hoạch,
giảm 6,9% so với năm 2007.
+ Dư nợ ngoài quốc doanh chiếm 55,77%, đạt 101,4% so với kế hoạch,
giảm 3,32% so với năm 2007.
+ Dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo đạt tỷ trọng 81,615, đạt 108,8% so
với kế hoạch, tăng 3,615 so với năm 2007.
+ Dư nợ tín dụng bán lẻ đạt 9,47%/TDN, đạt 105% so với kế hoạch.
+ Dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) theo QĐ 493 đạt 1,39% thất hơn
0,5% so với kế hoạch được giao.

+ Nợ quá hạn 4,52 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0,24%, trong đó nợ nhóm 2
chiếm 13,7%/TDN.
- Huy động vốn: số dư huy động vốn bình quân là 1.280 tỷ đồng đạt 106,7%,
huy động cuối kỳ 1.967 tỷ đồng, đạt 163,95 KH, tăng 26,65 so năm 2007 (chiếm 7%
thị phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai).
- Thu dịch vụ ròng: đạt 22,92 tỷ đồng (113% so KH), tăng 85,8% so năm 2007.
- Kinh doanh ngoại tệ: doanh số mua 74,79 triệu USD (mua từ khách hàng
58,67 triệu USD); doanh số bán 74,98 triệu USD (bán cho khách hàng 31,3 triệu
USD). Kết quả kinh doanh ngoại tệ 3,43 tỷ đồng, đạt 100% KH và tăng 522% so năm
2007.
- Công tác ngân quỹ: doanh số thu tiền mặt 6.855 tỷ, chi tiền mặt 6.865 tỷ đồng;
bình quân thu_chi tiền mặt mỗi ngày trên 41 tỷ đồng. Đã trả lại tiền thừa cho khách
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 8/18
hàng 255 món với số tiền 350,8 triệu đồng và 100 USD, phát hiện thu hồi 12,3 triệu
đồng tiền giả.
- Thu nợ hạch toán ngoại bảng: thu hồi 12,03 tỷ đạt 104,6%KH.

2.2 Quy trình thẩm định cho vay dự án dài hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát
triển Việt Nam Chi nhánh Đồng Nai:
2.2.1 Mục tiêu của việc thẩm định:
- Đưa ra kết luận về tính khả thi hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả
năng trả nợ và những rủi ro có thể xẩy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hay
từ chối cho vay.
- Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho khách hàng vay, tạo tiền đề để đảm bảo
hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc đúng hạn, hạn chế phòng ngừa rủi ro.
- Làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời han cho vay, dự kiến tiến độ giải
ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động
có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của ngân hàng.
- Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn.

2.2.2 Việc thẩm định dự án đầu tư được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xem xét tổng thể dự án đầu tư
+ Xem xét đánh giá sơ bộ theo các nội dung chính của dự án đầu tư:
- Mục tiêu đầu tư của dự án đầu tư
- Sự cần thiết đầu tư.
- Quy mô đầu tư: công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản phẩm và dịch vụ
đầu ra của dự án đầu tư.
- Quy mô vốn đầu tư: tổng vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư.
- Phương án tiêu thụ sản phẩm, phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm,
dịch vụ đầu ra của dự án/phương án.
- Dự kiến tiến độ triển khai thực hiện dự án.
+ Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm dự án đầu tư:
- Tổng nhu cầu hiện tại về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án/dự án.
- Tổng nhu cầu trong tương lai về sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định.
- Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị tường nội địa và khản năng xuất
khẩu sản phẩm của dự án đầu tư.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 9/18
+ Đánh giá về cung sản phẩm:
- Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về sản phẩm của
phương án/dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bap nhiêu phần
trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu la do sản xuất trong nước chưa đáp
ứng được hay sản phẩm xuất khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn?.
- Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai có các phương án khác, đối tượng
khác cùng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của phương án/dự án.
- Sản lượng nhập khẩu trong nững năm qua. Dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời
gian tới.
- Tổng mức cung dự kiến và tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ này.
Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch
vụ đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về sự

cần thiết và tính hợp lý của phương án đầu tư trên các phương diện:
+Sự cần thiết phải đầu tư trong giai đoạn hiện nay.
+Sự hợp lý của quy mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm.
+Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động
công suất thiết kế).
+ Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm:
Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem
xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự
án/phương án là thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa
các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không.
Đế đánh giá về các khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ thẩm
định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm phương án đối với:
- Thị trường nội địa:
- Thị trường nước ngoài:
+ Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
- Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống
phân phối không.
- Ước tính chi phí thiết lập mạng lưới phân phối.
- Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 10/18
- Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem
có thể gây ra việc bị ép giá hay không.
+ Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của phương án:
+ Đánh giá, dự kiến khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tơ đầu vào của dự
án:
+ Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương tiện kỹ thuật:
- Địa điểm xây dựng:
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
- Công nghệ, thiết bị:

- Quy mô, giải pháp xây dựng:
+ Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án:
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của chủ đầu tư dự án. Đánh giá
sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ,
thiết bị mới của dự án.
- Xem xét năng lực, uy tín của nhà thầu.
- Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án.
+ Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn:
Việc thẩm định tổng vốn đầu tu là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện,
vốn đầu tu tăng lên hoặc giảm đi qua lớn sản phẩm với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc
không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án. Xác
định tổng vốn đầu tư sát thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến
khả năng trả nợ của dự án.
Cán bộ thẩm định phải xem xét, đánh giá tổng vốn đầu tư của dự án đã được
tính toán hợp lý hay chưa, tổng vốn đầu tư đã tính đủ các khoản cần thiết chưa, cần
xem xét các yêu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh thêm khối lượng, dự phòng
việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ. Thông thường, kết quả phê
duyệt tổng vốn đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý. Tuy nhiên, trên cơ sở
những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định
dự án sau đầu tư. Cán bộ thẩm định sau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất
kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận
xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 11/18
ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham
gia.
Trường hợp dự án mới ở giai đoạn chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở
dạng khái toán, cán bộ thẩm định phải dựa vào số liệu thống kê, đúc rút ở giai đoạn
thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán.
+ Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án:

Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hổ trợ cho
phân tích tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án
đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc
rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Kết quả phân tích ở trên sẽ
được lượng hóa thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như
sau:
- Đánh giá về tính khả thi của nguôn vốn, cơ cấu vốn đầu tư.
- Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán
- Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của
day chuyền công nghệ để xác định giá thành đợn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất
trực tiếp.
- Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh
nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án để xác định nhu
cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
- Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định
phần trách nhiệm của chủ dự án đối với Ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, cán bộ thẩm định phải thiêt lập được các
bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả
và khả năng trả nợ vốn vay.
Trong quá trình đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ
tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có:
-Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án.
+NPV
+IRR
+ROE (đối với những dự án có vốn tự có tham gia)
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 12/18
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ
+Nguồn trả nợ hàng năm

+Thời gian hoàn trả vốn vay
+DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)
Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác
như: khả năng tái tạo goại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm đổi mới công nghệ,
đào tạo nhân lực….sẽ được đề cập theo từng dự án cụ thể.
+ Phân tích rủi ro dự án:
Phân tích các loại rủi ro có thể phát sinh trong từng dự án sản xuất, kinh
doanh…của khách hàng vay vốn. Tùy theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm
khác nhau, cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích đánh giá các rủi ro khách nhau
và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro. Sau đây là mộ số
loại rủi ro:
a. Rủi ro về cơ chế chính sách:
Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của
nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: Các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền,
quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghi quyết, nghị định và các chế tài khác có
liên quan đến dòng tiền của dự án.
b. Rủi ro về tiến độ thực hiện:
Rủi ro hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và
tiêu chuẩn thực hiện.
c. Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán:
Rủi ro nguồn cung cấp và giá cả nguyên vật liệu đầu vào thay đổi theo chiều
hướng bất lợi, hàng hóa sản xuất ra không phù hợp với nhu cầu của thị trường,
thiếu sức cạnh tranh về giá cả, chất lượng, mẫu mã, công nghệ….
d.Rủi ro về cung cấp:
Dự án không có được nguồn nguyên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số
lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến đế vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định,
đảm bảo khả năng trả nợ.
e. Rủi ro về môi trường và xã hội:
Dự án có thể gây tác động tiêu cực đối với môi trường và dân cư xung quanh.
f. Rủi ro kinh tế vĩ mô:

Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 13/18
Rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát,
lãi suất……
Bước 2: Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của dự án đầu tư:
+ Xác định mô hình dự án đầu tư:
Từ báo cáo khả thi, phải xác định được mô hình dự án thuộc loại nào trong những
loại dưới đây:
-Dự án xây dựng mới.
-Dự án mở rộng nâng cao công suất.
-Dự án kết hợp cả hai: xây dựng mới và mở rộng nâng cao công suất.
+ Phân tích để tìm dữ liệu:Trên cơ sở:
-Những phân tích đánh giá về thị trường, cung, cầu, cầu về sản phẩm của dự án
nói trên.
-Báo cáo khả thi của dự án đầu tư.
-Báo cáo tài chính dự tính cho ba năm sắp tới và cơ sở tính toán.
+ Lập bảng thông số:
+ Lập các bảng tính trung gian:
Trước khi lập bảng tính hiệu quả của dự án, cần thiết phải lập các bảng tính
trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn các giả định được áp dụng
và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển
tiền tệ và là bảng cân đối kế hoạch sau này. Tùy mức độ phức tạp, đặc điểm của từng
dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khách nhau.
+ Lập báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả
năng trả nợ của dự án.
-Báo cáo kết quả kinh doanh
-Bảng tính điểm hòa vốn
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
+ Lập bảng cân đối kế hoạch:
-Cho biết sơ lượt tình hình tài chính của dự án

-Tính các tủ số (tỷ số thanh toán, đòn cân nợ) của dự án trong các năm
kế hoạch.

Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 14/18
2.3 Những tồn tại, hạn chế cơ bản ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án cho
vay dài hạn:
Song song với những kết quả đạt được, hoạt động tín dụng nhất là khâu thẩm
định dự án đầu tư còn những tồn tại sau:
- Chưa xây dựng được một cẩm mang quản trị rủi ro tín dụng để thực hiện
thống nhất trong toàn hàng.
- Chưa có giải pháp để thực hiện chính sách tín dụng cho các loại hình khách
hàng.
- Cho vay đầu tư dự án chưa gắn với việc cho vay vốn lưu động.
- Quy trình cho vay dự án đầu tư chỉ là quy trình chung chưa có quy trình cụ thể
áp dụng cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư.
- Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung nhằm phục vụ cho công
tác thẩm định.
- Cán bộ tín dụng chưa có kinh nghiệm trong công tác thẩm định và quản lý dự
án do đa số là các sinh viên mới ra trường. Đồng thời cán bộ tín dụng không biết nhiều
kiến thức chuyên môn về các ngành đầu tư mà ngân hàng cho vay.
- Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay và dự án đầu tư của cán bộ tín dụng còn
mang tính hình thức nên chưa phát huy hiệu quả của nó.
- Chương trình quản lý tín dụng hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị
trong cho vay dự án đầu tư.
- Chưa chú trọng đến công tác quản lý tín dụng theo danh mục.












Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 15/18
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN
ĐẦU TƯ TRONG QUYẾT ĐỊNH CHO VAY DÀI HẠN

3.1 Đối với Chính phủ:
- Thiết lập hành lang pháp lý: hoàn thiện môi trường pháp lý là một trong những
yếu tố them chốt giúp các hoạt động của nền kinh tế vận hành một cách thuận lợi,
minh bạch và công bằng. Đặc biệt là ngành ngân hàng, một hành lang pháp lý không
đầy đủ, không rõ ràng hoặc không phù hợp sẽ gây ra những rủi ro tín dụng trầm trọng
cho các NHTM.
- Đẩy mạnh việc sắp xếp lại và củng cố hệ thống Ngân hàng thương mại, tách các
hoạt động chính sách ra khỏi hoạt động của Ngân hàng thương mại.cải cách hệ thống
NHTM nhằm làm lành mạnh và ổn định các NHTM. Đồng thời, để các NHTM huy
động vốn một cách hiệu quả và đầu tư có hiệu quả vào nền kinh tế nhằm tăng trưởng
kinh tế.
- Chính phủ cần tiếp tục xây dựng môi trường kinh tế thuận lợi cho đầu tư của các
Ngân hàng thương mại:Chính phủ cần nâng cao và hoàn thiện năng lực quy hoạch
tổng thể, có kế hoạch và triển khai các dự án phát triển kinh tế xã hội trên phạm vi
toàn quốc, giúp các dự án thực sự có hiệu quả kinh tế trong dài hạn (từ sự tài trợ vốn
tín dụng trung dài hạn của các NHTM).
3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
- Thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước của NHNN Việt Nam đối với hoạt

động kinh doanh của các NHTM: NHNN hoạch định và thực thi chiến lược phát triển
tín dụng một cách tập trung. từ đó, hoạt động tín dụng của hệ thống NHTM sẽ nâng
cao được tính cẩn trọng và an toàn.
- NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát sự án toàn đối với hệ thống
NHTM: nhằm phát hiện kịp thời những nguy cơ gây ra rủi ro trong hoạt động kinh
doanh của NHTM, đồng thời xử lý những rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng khi
cho vay các dự án.
- NHNN cần cải tiến và tổ chức tốt hệ thống thông tin phòng rủi ro tín dụng và tạo
điều kiện để các NHTM khai thác nhanh chóng và hiệu quả thông tin tín dụng.
3.3 Đối với NHTM (tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Đồng Nai):
3.3.1 Về tổ chức hoạt động:
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 16/18
- Tách công tác thẩm định độc lập với công tác cho vay và quản lý tín dụng: khi
CBTD vừa thẩm định, vừa trình cho vay và quản lý luôn khoản vay thì sẽ có điều kiện
thuận lợi phối hợp với khách hàng để rút tiền ngân hàng. Khi tách chức năng thẩm
định ra khỏi chức năng cho vay và quản lý tín dụng thì các bộ phận này sẽ kiểm soát
lẫn nhau và sẽ hạn chế rủi ro cũng như thực hiện tốt từng nhiệm vụ của mình.

- Thành lập Phòng quản lý rủi ro (P.QLRR): hiện nay, trong mô hình tổ chức của
chi nhánh chưa có phòng QLRR . Theo tôi, để nâng cao công tác thẩm định cho vay
dự án đầu tư cần thiết phải thành lập phòng này để hạn chế các rủi ro trong cho vay và
dự báo các khả năng rủi ro xảy ra đối với tài sản của Ngân hàng.
3.3.2 Về công tác nhân sự:
- Kế hoạch đào tạo cán bộ: Theo tôi, để xây dựng một đội ngũ thẩm định chuyên
nghiệp ngoài việc chú trọng đến công tác tuyển dụng còn phải có một kế hoạch đào tạo
thích hợp như tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về phân tích tài chính và
thẩm định dự án, kiến thức chuyên ngành về một số ngành chiếm tỷ lệ dư nợ cao như:
xây lắp, ngành nghề sản xuất kinh doanh,…
- Tổ chức các buổi tập huấn, các buổi nói chuyên đề về công tác cho vay dự án đầu

tư: cơ hội chia ssẽ những kinh nghiệp khi thẩm định những dự án mà không thể lường
hết được các yếu tố rủi ro của dự án cũng như của nền kinh tế tác động đến hiệu quả
đầu tư dự án
3.3.3 Về kỹ thuật nghiệp vụ:
- Điều chỉnh cơ cấu cho vay dự án đầu tư và thực thi chính sách tín dụng của Hội
đồng quản trị (HĐQT): nâng cao tỷ lệ vốn tự có tham gia vào dự án của chủ đầu tư để
giảm rủi ro trong quá trình cho vay.
- Xây dựng cẩm nang quản trị rủi ro tín dụng: khi cho vay dự án đầu tư có thời gian
dài thì ngân hàng phải kiểm soát được các tác động rủi ro xảy ra đối với hiệu quả của
dự án đầu tư.
- Hướng dẫn chi tiết quy trình cho vay đối với các ngành nghề, lĩnh vực tập trung
cho vay: tính pháp lý, các khó khăn vướng mắc trong công tác thẩm định cho vay đối
với các ngành này, các dấu hiệu rủi ro thường gặp trong quá trình theo dõi dự án.
- Chuyên môn hóa công tác thẩm định và theo dõi cho vay dự án đầu tư đối với
một số ngành chiếm tỷ trọng dư nợ cao trong tổng dư nợ.
Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 17/18
3.3.4 Về thu thập và xử lý thông tin:
- Xây dựng hệ thống và cơ sở dữ liệu ngành: theo từng ngành kinh tế nhằm phục
vụ cho công tác thẩm định dự án và quản lý tín dụng.
- Công tác thống kê, báo cáo và phân tích, xử lý thông tin từ báo cáo: phân tích tình
hình hoạt động tín dụng phân theo ngành kinh doanh, thành phần kinh tế, theo
nhóm khách hàng để có những tập hợp rủi ro trong công tác tín dụng và vận dụng
vào công tác thẩm định dự án tương lai của ngành.


























Giải pháp hòan thiện TĐDAĐT trong vay dài hạn của NHTM GVHD: Lại Tiến Dĩnh
NTH: Huỳnh Thanh Hoa /K17_NH4 Ngày 1 18/18
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại”
- Tác giả: TS. Nguyễn Minh Kiều. Gỉảng viên khoa Ngân Hàng Đại Học Kinh
Tế TP.HCM và chương trình Giảng Dạy kinh tế Fulbright .
- Nhà Xuất bản thống kê năm 2007.
2. Sách “Phân tích kinh tế dự án đầu tư”
- Tác giả: Vũ Công Tuấn
- Nhà Xuất bản tài chính
3. Sổ tay tín dụng của Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

4.
5.

×