Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU của VINACAFE - 6 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.42 KB, 11 trang )

Thị trường chính nhập khẩu cà phê của Vinacafe
Mấy năm gần đây Việt Nam xuất khẩu cà phê đến hơn 60 nước, vùng lãnh thổ, thu
về 400-600 triệu USD. Việt Nam có quan hệ thương mại với tất cả các hãng cà phê
lớn trên thế giới. Khối lượng cà phê xuất khẩu ngày càng lớn mà Việt Nam tiêu
dùng rất ít chỉ khoảng 5% sản lượng sản xuất ra chính vì vậy cần phải tìm cách mở
rộng thêm thị trường xuất khẩu. ở Việt Nam với sản lượng khá lớn không thể thụ
động ngồi chờ ai đến mua thì bán mà cần chủ động tạo thị trường, mở cơ quan đại
diện và sử dụng các phương thức thương mại khác như đổi hàng, trả nợ Nhà nước
và các hiệp định Chính phủ.
EU có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn, qua bảng sau ta có tình hình các nước hàng
đầu nhập khẩu cà phê của Vinacafe:
Từ năm 1999 trở về trước, thị trường Đức là thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất
củaVinacafe, không chỉ nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Đức còn nhập khẩu cà phê
của nhiều nước trên thế giới. Hiện nay thị trường cà phê Đức đang ở tình trạng
nguồn cung lớn hơn cầu do đó trong vài năm tới nhu cầu nhập khẩu cà phê của Đức
sẽ giảm đáng kể. Năm 1999, Đức nhập khẩu 28,58% cà phê của Vinacafe nhưng
đến năm 2002 chỉ còn 6,07% tổng cà phê xuất khẩu.
Dự kiến đến năm 2005 sẽ giảm xuống còn 4,6%. Trong những năm gần đây thị
trường Anh là thị trường tiêu thụ cà phê lớn của Vinacafe
Vấn đề đặt ra là Tổng công ty cà phê Việt Nam phải củng cố thị trường sẵn có đồng
thời mở rộng và phát triển thị trường mới. Từ 2 năm trở lại đây thì Vinacafe hầu hết
đã xuất khẩu sang các nước thuộc khối EU.
2.4. Thị phần xuất khẩu cà phê của Vinacafe
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Tổng công ty cà phê Việt Nam là một trong những đơn vị kinh doanh xuất khẩu cà
phê lớn nhất nước ta. Hàng năm thị phần của Vinacafe luôn luôn chiếm từ 30- 45%
thị phần xuất khẩu của cả nước. Riêng đối với thị trường EU thì Vinacafe chiếm gần
90% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên cà phê Việt Nam chưa chiếm
lĩnh thị trường EU nhiều. Ta còn kém nhiều so với Brasin, Colombia,…Điều này là
do Tổng công ty chưa có nhiều mẫu mã, chất lượng chua cao, cơ cấu sản phẩm còn
quá ít ỏi, các điều kiện an toàn chưa đảm bảo,…Muốn chiếm được thị phần lớn trên


thị trường EU thì Vinacafe cần phải làm tốt các vấn đề trên.
Như vậy trong mấy năm trở lại đây Brasin là nước chiếm thị phần lớn vè cà phê
xuất khẩuvào EU, thị phần của nước này chiếm từ 30-31 % thị phần EU. Clombia là
nước xuất khẩu đứng thứ 2 vào EU. Việt Nam luôn chiếm thị phần từ 13-18 % thị
phần EU và đứng ở vị trí thứ 3 trong các nước xuất khẩu vào EU.
2.5. Giá cà phê xuất khẩu của Vinacafe
Nước ta chủ yếu xuất khẩu cà phê Robusta, giá của loại cà phê này thường thấp hơn
giá thế giới từ 100-200 USD/tấn. Nguyên nhân chính là do chất lượng cà phê xuất
khẩu của Việt Nam chưa ổn định. Hơn nữa giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam phụ
thuộc vào giá cà phê thế giới mà giá cà phê trên thế giới không ổn định lên xuống
thất thường. Năm 1992 có lúc giá cà phê Robusta chỉ khoảng 600 USD/tấn. Năm
1994 giá cà phê Robusta lại tăng vọt có thời điểm đạt 4.000 USD/tấn. Năm 1998 do
hậu quả của Elnino, sản lượng cà phê thế giới giảm nên giá cà phê thế giới tăng
23% so với năm 1997 nhưng đến năm 2.000 thì lại giảm xuống. Tháng 12/2000 giá
cà phê nhân ở Việt Nam xuống dưới mức 9.000VND/kg thấp nhất từ trước tới nay.
Năm 2003 do giá cà phê thế giới phục hồi, giá cà phê trong nước biến động từ
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
9.000-12.500VND/kg, bình quân đạt 10.500-11.000VND/kg. Với mức giá này đa số
bà con nông dân đã bù đắp được chi phí và có lãi. Như vậy giá xuất khẩu bình quân
năm 2003 đạt khoảng 750 USD/tấn.
Qua bảng trên ta thấy giá cả có xu hướng giảm liên tục gây tổn hại cho người nông
dân.
Nguyên nhân chính là do nền nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, manh mún, không
có quy hoạch rõ ràng. Không có định hướng trong sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù sản
lượng sản xuất cà phê của nước ta là rất lớn nhưng không thu được lợi nhiều do giá
cà phê của nước ta quá thấp. Ngoài ra cây cà phê chịu tác động mạnh mẽ của thời
tiết như sương muối, hạn hán, sâu bệnh,…Khi ảnh hưởng của yếu tố này thì sẽ làm
giảm lượng cà phê thế giới như thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Đặc biệt với
các nước xuất khẩu lớn như Brasin, Việt Nam, Colombia, thì thời tiết sẽ ảnh
hưởng trực tiếp đến cà phê thế giới. Những đợt sương muối, hạn hán kéo dài ở

Brasin, ảnh hưởng Elnino ở Việt Nam đã làm giảm sản lượng cà phê thế giới khi đó
làm cho giá cà phê thế giới tăng lên nhanh chóng.
Đến năm 2004 và những tháng đầu năm 2005 thì giá cà phê thế giới có xu hướng
tăng lên đáng kể. Do đó giá của Vinacafe cũng tăng lên và đi vào ổn định hơn. Giá
cà phê xô của Tổng công ty biến động từ 14.500- 17.500VNĐ/kg. Dự báo trong vụ
thu hoạnh tới cà phê trong nước có thể lên tới 20 triệu đồng/tấn. Tức là vào khoảng
20.000VNĐ/kg. Đây là mức giá khá cao so với nhiều năm trước đó. Mức giá này sẽ
khuyến khích người trồng cà phê tăng diện tích và đầu tư nhiều hơn cho cây cà phê,
tuy nhiên các thương nhân sẽ gặp khó khăn hơn vì phải mua với giá cao trong khi
đó giá xuất khẩu của ta lại thấp hơn giá thế giới rất nhiều.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
2.6. Chất lượng cà phê xuất khẩu của Vinacafe.
Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu cà phê trong tình hình hiện nay, ngành cà phê cần
chú trọng toàn diện từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, trong đó các vấn đề quan trọng
đặt ra đó là việc nâng cao chất lượng , áp dụng tiêu chuẩn 4193, áp dụng phương
thức kí hợp đồng có lợi ích, triển khai việc nghiên cứu sàn giao dịch kỳ hạn và
chính sách hỗ trợ xuất khẩu cà phê. Ngoài ra còn phải theo một số tổ chức định
chuẩn của thế giới như Vinacontrol, Cfcontrol, SGS, FCC, Để nâng cao chất lượng
cà phê cần chú trọng toàn diện từ khâu giống, chăm bón, phơi sấy cho đến chế biến
bảo quản theo đúng quy trình khoa học.
- Khâu giống: Việc bố trí giống phù hợp với từng vùng sinh thái sẽ phát huy được
lợi thế của giống về mặt năng suất, chất lượng cũng như tránh được rủi ro sâu bệnh
hại. Đây là một điều kiện tốt để có được nguồn hàng xuất khẩu.
- Khâu chăm sóc. Hiện tại công ty đang sử dụng phân bón NPK cân đối theo nhu
cầu của cây nhưng ở liều lượng trung bình. Các hộ trồng cà phê hiện nay tăng
cường bón phân hữu cơ cho cây cà phê
- Thu hái cà phê: Hiện nay thường là thu hái đồng loạt không áp dụng phương pháp
thu hái chọn lọc để đảm bảo độ đồng đều. Như vậy cà phê chín sẽ bị lẫn cà phê
xanh do đó dẫn đến chất lượng không cao
- Phơi sấy: Hệ thống sân phơi, hệ thống sấy còn thiếu vì các hộ nông dân thường

thu hoạch theo hộ gia đình không có đủ điều kiện mua máy móc thiết bị vì thế cà
phê phải phơi dầy, phơi trên nền đất nên bị lên men, lâu khô. Điều này cũng làm
giảm chất lượng cà phê.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Chế biến: Hiện nay thường sử dụng phương pháp chế biến khô theo kiểu công
nghiệp và thủ công. Phương pháp này không loại bỏ được hết tạp chất, không tách
sỏi đá, cành lá, quả xanh ngay từ đầu. Các cơ sở chế biến chủ yếu sử dụng công
nghệ, thiết bị không đồng bộ. Phổ biến là các hình thức chế biến quy mô nhỏ và vừa
do nông dân tự đầu tư.
- Bảo quản: Hệ thống kho tàng chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến cà phê bị lên men
và bị hỏng nhiều
Đứng trước thực trạng trên công ty đã xem xét tổ chức lại ngành xuất khẩu cà phê,
công tác tổ chức xuất khẩu nói chung và quản lý chất lượng nói riêng được coi
trọng hơn từ đó góp phần nâng cao chất lượng cà phê.
Hiện nay xuất khẩu cà phê theo 3 mức chất lượng phổ biến, theo các tiêu chuẩn như
sau: tiêu chuẩn độ ẩm, tạp chất, hạt đen vỏ, kích thước hạt. Cà phê xuất khẩu của
Việt Nam chủ yếu là các loại R2b với các loại chuẩn sau:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ là 8%
+ Độ ẩm cao nhất 13,5%
+ Tạp chất 1%
Cà phê R1 với các loại chuẩn:
+ Tỷ lệ hạt đen vỡ 2%
+ Độ ẩm cao nhất 12%
+ Tạp chất 1%
Trên thực tế khi buôn bán giao dịch khách hàng EU quan tâm nhiều đến chỉ tiêu
ngoại hình như kích thước hạt, màu sắc, độ ẩm và các khuyết tật khác không theo
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
một tiêu chuẩn cụ thể nào. Về kích thước hạt: đây là một chỉ tiêu quan trọng có ý
nghĩa cả về chất lượng cũng như năng suất cà phê
+ Loại 1 hạt có kích thước trên sàng N16 (6,3mm)

+ Loại 2 hạt có kích thước trên sàng N14 (5,6mm)
+ Loại không sử dụng được lọt sàng N10 (4,2mm)
ở nước ta nhiều nông trường có mẫu cây tốt năng suất cao và ổn định thể loại
hạt là loại 1 chiếm 50-60% và xấp xỉ 40% hạt loại 2. Như vậy về mặt kích thước cà
phê Việt Nam có trên 95% khối lượng hạt đạt tiêu chuẩn.
Cà phê xuất khẩu trải qua mua bán nội địa từ nhà sản xuất đến các đại lý
trung gian, đến nhà xuất khẩu trực tiếp. Trứơc đây người sản xuất thường xay xát
chế biến thành cà phê xô có độ ẩm từ 17-20%. Do đó để đi đến xuất thì nhà xuất
khẩu phải tái chế cho cà phê có độ ẩm đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Chính do tập
quán thói quen xuất khẩu cà phê xô có độ ẩm, tỷ lệ hạt đen và lẫn tạp chất nhiều nên
không khuyến khích người sản xuất nâng cao chất lượng sảnphẩm do đó mất uy tín
với khách hàng, ảnh hưởng xấu tới xuất khẩu cà phê nói chung và xuất khẩu sang
EU nói riêng.
Ngoài ra việc nâng cao chất lượng cà phê phải gắn với việc tăng thêm yếu tố
thời trang cho sản phẩm cà phê, đó chính là mẫu mã, bao bì cho cà phê xuất khẩu.
Đây là yếu tố quan trọng trong việc chào hàng sang thị trường EU tuy nhiên các
doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được mặt này. Mẫu mã bao bì còn đơn giản
chưa hấp dẫn người tiêu dùng EU.
Muốn có chất lượng cao thì ngành cà phê phải biết kết hợp đồng bộ giữa các
khâu từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ ngoài ra còn phải tăng thêm chất lượng cho
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sản phẩm cà phê ngay từ việc cải tiến mẫu mã, tăng cường công tác tiếp thị cho sản
phẩm và đặc biệt ngành cà phê phải biết phát huy những ưu thế về hương thơm của
cà phê để lôi kéo khách hàng về phía mình.
2.7. Thương hiệu cà phê của Vinacafe
Cho đến nay vẫn không ít người uống cà phê trên thế giới phàn nàn rằng họ chưa
được biết đến cà phê Việt Nam. Điều đó cũng đúng dù rằng từ 5 năm trở lại đây
Việt Nam đã là một nước có lượng cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, và
đứng đầu về lượng cà phê Robusta. Mỗi năm ngành cà phê Việt Nam lại đưa ra thị
trường 70-80 vạn tấn cà phê, tức là vào khoảng 12- 13 triệu bao cà phê trong đó hầu

hết là cà phê Robusta. Chúng ta biết rằng những người tiêu dùng cà phê trên thế gới
thường sử dụng 70% loại cà phê Arabica còn cà phê Robusta chỉ chiếm chừng 30%
mà lượng cà phê Robusta ít ỏi đó chủ yếu là để pha trộn vào cà phê rang xay hoặc
làm nguyên liệu chế biến cà phê hoà tan. Chỉ có những du khách ghé thăm Việt
Nam mới có dịp sáng sớm ngồi trong quan cà phê bên Hồ Gươm nhâm nhi một li cà
phê pha lọc với loại cà phê Robusta Buôn Ma Thuật thuần tuý. Khi đó cái thứ nước
đen huyền ảo sóng sánh đó mới có dịp được du khách cảm nhận được, đó là loại cà
phê chưa đựng đầy đủ hượng vị của đất trời Việt Nam. Và cũng không ít du khách
đến với Sơn La của vùng Tây bắc xa xôi hay thành phố Đà Lạt, xứ xở của mộng mơ
và họ ngạc nhiên khi nhận ra rằng ly cà phê Arabica ở đây mang hương vị đặc biệt,
nó thơm ngon không thua kém bất kỳ loại cà phê nào trên thế giới.
Việt Nam cái thương Cà phê hiệu hay cái xuất xứ địa lý đó đã nói nên điều gì với
người tiêu dùng .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trước hết, Việt Nam có dải đất hẹp, có bờ biển cong hình chữ S, với nhiều đới khí
hậu khác nhau, phía nam nóng ẩm phù hợp với cà phê Robusta, phía bắc ôn hoà có
mùa đông lạnh phù hợp cà phê Arabica. Cũng có những vùng ở phía nam nhưng ở
bậc thềm cao từ 800-1000m trên mực nước biển lại thích hợp với cà phê Arabica
Cà phê Robusta với cái xuất xứ địa lý Buôn Ma Thuật, đã được nhiều người biết
đến là một loại cà phê chất lượng cao, sở dĩ nó có hương vị khá đặc sắc vì nó được
trồng trên vùng cao nguyên đất đỏ bazan, cao nguyên Buôn Ma Thuật- Buôn Hồ ở
độ cao 500- 700m trên mực nước biển. Cà phê Arabica Lâm Đồng cũng như ở các
vùng khác như Sơn La Điện Biên, Khe Xanh, A Lưới đều là những sản phẩm thơm
ngon nổi tiếng. Lâm Đồng có khả năng cung cấp cho thị trường những sản phẩm cà
phê Arabica hảo hạng. Các vùng cà phê khác ở Việt Nam, cà phê, cà phê Robusta
cũng đều có tình hình tương tự như Lâm Đồng và Buôn Ma Thuật .Như thế cà phê
Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành thương hiệu quen thuộc và được những người
uống cà phê sành như EU mến mộ.
Chính từ xuất xứ của cà phê Việt Nam đã tạo cho Việt Nam nhiều thương hiệu cà
phê nổi tiếng như :Trung Nguyên, Vinacafe, Nam Nguyên, Thu Hà, Thiên

Hương,…Các thương hiệu này đã được nhiều nước biết đến, tuy nó không thể có
chỗ đứng vững chắc như các thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới như : Nestle,
Kratfoods, Saralee, Tchibo, P&G, Larazza,…Điều quan trọng là ta phải giữ được
thương hiệu và phát triển thương hiệu để đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của Vinacafe trên thị trường EU
3.1. Những ưu điểm, thành quả cần phát huy
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Việt Nam với trên 70% dân số hoạt động trong ngành nông nghiệp. Vì vậy ngành
nông nghiệp đã đóng góp phần lớn vào thu nhập ngân sách quốc gia. Những năm
trước kia cơ cấu cây trồng chỉ đơn thuần là lúa nước thì những năm gần đây đã
được đa dạng hoá với hàng loạt các cây công nghiệp như: Hồ tiêu, cao su, cà phê, ca
cao… Những cây này đang dần dần khẳng định vị trí của mình trong nền nông
nghiệp nước nhà. Cây cà phê là một trong những loại cây rất phù hợp với địa hình
đồi núi nước ta (nước Việt Nam có 3/4 là đồi núi), phù hợp với điều kiện thời tiết và
khí hậu. Chính vì thế mà ngành cà phê đã tận dụng được lợi thế này và ngày càng
mở rộng diện tích cà phê. Điều này đã tạo cho Việt Nam một nguồn hàng vô cùng
phong phú, cung cấp cho xuất khẩu.
+ Tổng Công ty cà phê Việt Nam là lá cờ đầu trong ngành cà phê Việt Nam. Với
chủ trương chính sách, quy hoạch diện tích các vùng chuyên canh cà phê tại Đắc
Lắc, Đông Nam Bộ đã phần nào góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động
tăng thêm thu nhập cho nhân dân các vùng này, giúp họ ổn định cuộc sống, giảm tỷ
lệ hộ đói nghèo cho đất nước.
+ Thành công của Vinacafe đó là việc đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của đất
nước. Hàng năm hoạt động xuất khẩu của Vinacafe đã đem về cho Việt Nam hàng
triệu USD, chiếm 10 - 20% kim ngạch của toàn ngành cà phê. Mỗi năm ngành cà
phê đóng góp khoảng 110 - 120 triệu USD vào ngân sách nhà nước. Trong điều
kiện nước nhà còn thiếu vốn nghiêm trọng, hoạt động xuất khẩu cà phê sẽ góp phần
vào việc tăng nguồn vốn cho việc nhập khẩu các máy móc, thiết bị, công nghệ
nguồn cho Việt Nam.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Toàn cầu hoá và hội nhập đang là xu thế khách quan lôi kéo nhiều nước tham gia.
Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này. Vì thế tăng cường hoạt động xuất
nhập khẩu chính là tăng cường mối quan hệ hợp tác với các nước thúc đẩy tiến trình
hội nhập kinh tế nhanh hơn. Tổng công ty cà phê Việt Nam luôn coi trọng việc
nghiên cứu phát triển thị trường xuất khẩu. Nếu như trước đây thị trường xuất khẩu
cà phê chỉ thu hẹp ở các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thì ngày nay đã có
mặt trên 60 quốc gia trên toàn thế giới. Có được thành tựu trên là do Tổng công ty
đã nghiên cứu rõ thị trường, nắm bắt nhu cầu của từng thị trường. Với mục tiêu giữ
vững thị trường dễ tính, len chân vào những thị trường khó tính như vậy đã tạo cho
Việt Nam một thị trường tiêu thụ cà phê hết sức rộng lớn. Điều này đã khẳng định
vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
+ Thành công lớn của Tổng công ty cà phê Việt Nam đó là việc ứng dụng khoa học
kỹ thuật vào việc sản xuất cà phê xuất khẩu. Việc đa dạng hoá chủng loại cây cà phê
được bắt đầu từ công tác nghiên cứu giống cà phê, các giống có năng suất cao,
phẩm chất tốt. Trong khâu chăm sóc với việc cung cấp nước, ánh sáng đủ cho cây
cà phê nhất là trong thời kỳ cây cà phê sinh trưởng đã góp phần hạn chế sâu bệnh
cho cây. Hàng loạt các công nghệ chế biến đã được sử dụng như phương pháp chế
biến khô với cà phê Arabica, công nghệ chế biến ướt đối với cà phê Robusta, công
nghệ Liro của Đan Mạch, hàng loạt hệ thống sân phơi đảm bảo chất lượng cao, hệ
thống máy sấy, hệ thống kho tàng bảo đảm chất lượng cho cà phê sau thu hoạch đã
được áp dụng trong đại đa số các vùng trồng cà phê lớn ở nước ta.
+ Ngoài ra Vinacafe có một đội ngũ cán bộ, lao động có kiến thức kinh nghiệm
trong việc sản xuất, xuất khẩu cà phê. Đây là một trong những yếu tố hết sức quan
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
trọng tạo nên thành công cho Tổng công ty. Đội ngũ cán bộ giỏi về kiến thức thị
trường, am hiểu ngoại ngữ và chuyên môn nên đã nắm bắt được những thông tin
trên thị trường cà phê trên thế giới. Phân tích và dự báo các giải pháp trước mắt, lâu
dài cho công ty giúp cho công ty hoạt động có hiệu quả.
+ Vinacafe còn thành công trong việc tham gia vào các tổ chức cà phê thế giới. Là
thành viên tích cực trong Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam, gia nhập ICO, Hiệp

hội các nước sản xuất cà phê (ACPC). Điều này sẽ tạo cho Việt Nam có nhiều cơ
hội tiếp xúc với các nước sản xuất hàng đầu thế giới, học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt
khoa học kỹ thuật trong việc sản xuất chế biến cà phê.
3.2. Những tồn tại cần khắc phục
+ Hiệu quả kinh doanh không cao, chưa đạt được mục tiêu đề ra là không lỗ.
+ Mặc dù kinh doanh cà phê theo phương thức trừ lùi dựa trên mức giá giao dịch tại
các thị trường kỳ hạn là phương thức kinh doanh hiện đại, phổ biến trên thế giới
nhưng còn quá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do sự hiểu biết của
chúng ta về kinh doanh cà phê trên thị trường kỳ hạn còn rất ít. Kinh nghiệm và
nhận định xu hướng giá của thị trường rất hạn chế và không có công cụ để ngăn
ngừa và giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh theo phương thức này nên đã gây ra tổn
thất đối với Tổng công ty.
+ Tuy đứng trong đội hình Tổng công ty nhưng các đơn vị tự thân vận động là
chính. Việc chỉ đạo và phối hợp hành động chưa thường xuyên dẫn đến không phát
huy được sức mạnh tổng hợp của Tổng công ty. Trong vụ cà phê vừa qua Nhà nước
đã có chính sách hỗ trợ về kinh phí để tìm và mở rộng thị trường và có nhiều đoàn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×