Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đẩy mạnh xuất khẩu cà phê vào EU của VINACAFE - 3 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.47 KB, 11 trang )

24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,9%, hoá chất 7,59%, các sản phẩm chế tạo
khác 27,11% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Năm 2004 quan hệ kinh tế Việt
Nam- EU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Tổng kim ngạch buôn bán
hai chiều đạt gần 11 tỷ USD trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang EU chiếm trên
4,5 tỷ USD trong đó cà phê chiếm 10% trong tổng kim ngạch. Dự báo tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam- EU năm 2005 đạt 14 tỷ USD tăng 27% so với năm
2004. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU dự báo đạt 6 tỷ USD.
Riêng mặt hàng cà phê , EU nhập khẩu từ nhiều nước trên thế giới như Brazin,
Colombia, Indonesia, Việt Nam . Hàng năm EU nhập khẩu khoảng 24,846 triệu bao
cà phê Robusta, 52,643 triệu bao cà phê Arabica.
Như vậy, năm 2003 Việt Nam chủ yếu xuất khẩu cà phê vối vào thị trường EU,
chiếm 21,8 % thị phần của EU đứng thứ 2 thế giới sau Indonesia (23%). Còn cà phê
chè hầu như không có. Đến năm 2004 thì có xuất khẩu nhưng với tỉ lệ rất nhỏ chỉ
khoảng 3-5%. Brazin là nước xuất khẩu phần lớn cà phê vào thị trường EU cà phê
vối chiếm 2,4%, nhưng cà phê chè chiếm 30% tổng cà phê mà thị trường này nhập.
Như vậy xuất khẩu cà phê vào thị trường EU của Việt Nam đứng thứ 2 trên thế giới
về cà phê vối sau Indonesia. Nếu tính chung toàn lượng cà phê mà thị trường EU
nhập khẩu thì Việt Nam chiếm khoảng 22% thị phần của EU sau Brazin 28 % và
Indonesia 25 %. Tuy nhiên phần lớn ta xuất khẩu cà phê vối, mà hiện nay EU lại có
nhu cầu lớn về cà phê chè. Do vậy trong một vài năm tới Việt Nam cần nâng cao
khả năng xuất khẩu cà phê chè vào thị trường này. Có như vậy thì mới có khả năng
giữ được thị phần trên thị trường EU
3. Các phương thức xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để thâm nhập
vào thị trường EU như : xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp, liên doanh,
đầu tư trực tiếp.
- Xuất khẩu qua trung gian: là phương thức mà phần lớn các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê Việt Nam áp dụng để thâm nhập vào thị trường EU trước kia. Khi đó
thị trường EU còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Hiện nay phương thức xuất khẩu này không còn phổ biến đối với tất cả các


doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp Việt Nam đã có được quan hệ trực
tiếp với từng nước, như vậy không mất thêm chi phí cho nước trung gian.
- Xuất khẩu trực tiếp: là phương thức chính thâm nhập vào thị trường EU của Việt
Nam hiện nay. Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với các nhà nhập
khẩu EU phần lớn thông qua các văn phòng đại diện của Việt Nam tại EU. Phương
thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông
tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các nước nhập khẩu.
- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá. Hình
thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập vào thị
trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có nhãn
hiệu nổi tiếng chất lượng là yếu tố quyết định tiêu dùng đối với phần lớn các mặt
hàng được tiêu dùng trên thị trường này chứ không phải là giá cả. Tuy nhiên
phương thức này không phổ biến với Việt Nam vì hiện nay cà phê Việt Nam chưa
có nhiều thương hiệu nổi tiếng. Nhưng trong mấy năm tới thì Việt Nam cần áp dụng
phương thức này vì nếu được thị trường này chấp nhận thì thương hiệu đó sẽ được
các nước khác trên thế giới công nhân.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Đầu tư trực tiếp chưa phải là hướng chính để thâm nhập vào thị trường EU của các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì tiềm năng
kinh tế của các doanh nghiệp còn hạn hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là
doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính còn quá nhỏ bé, không thể đầu tư tại thị
trường EU được.
Trong thời gian tới một mặt các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam vừa duy
trì xuất khẩu trực tiếp vừa có sự nghiên cứu để lựa chọn phương thức thâm nhập
bằng hình thức liên doanh phù hợp. Do vậy công tác đầu tư cho phát triển thương
hiệu cà phê là hướng đi rất đúng cho ngành cà phê Việt Nam.
4. Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
4.1. Những thuận lợi
- Liên minh EU là một khối liên kết chặt chẽ và sâu sắc nhất thế giới hiện
nay. Đây là một khu vực phát triển kinh tế ổn định có đồng tiền riêng khá vững

chắc. Vì thế đây là một thị trường xuất khẩu rộng lớn khá ổn định do đó việc đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung và mặt hàng cà phê nói riêng sang khu vực này
các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ có được sự tăng trưởng ổn định về kim
ngạch và thu được nguồn ngoại tệ lớn mà không sợ xảy ra tình trạng khủng hoảng
xuất khẩu.
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu á. Việt Nam nằm trong
khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng cường
đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho Việt Nam
trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê Việt Nam tìm kiếm thị trường lớn cho mình.
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà phê
như chất lượng cà phê, mẫu mã cà phê, hương vị cà phê, độ an toàn của mặt hàng cà
phê Vì thế tạo cho Việt Nam có một phương cách làm sao để sản phẩm đáp ứng
yêu cầu. Do đó nâng cao trình độ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ
quản lý trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng
tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng
tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với
việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.
4.2. Những khó khăn
- EU gồm 25 thành viên, sẽ có 25 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị
trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau
đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị trường đó là một
điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
- EU là một thành viên trong tổ chức Thương mại thế giới có chế độ nhập
khẩu cà phê chủ yếu dựa trên nguyên tắc của tổ chức này. Hiện nay Việt Nam chưa
là thành viên của WTO do đó chưa được hưởng quy chế ưu đãi từ tổ chức này. Đó
là khó khăn lớn cho Việt Nam .

- EU là một thị trường có mức thu nhập cao lại có chính sách bảo vệ người
tiêu dùng chặt chẽ do đó đặt ra những rào cản về kỹ thuật rất lớn. Có thể nói đây là
một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công vào thị trường này doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về kỹ thuật. Điều này rất khó
khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực tài chính còn nhỏ, điều
kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều. Hơn nữa cà phê chủ yếu là sản xuất
phân tán, chưa có mọtt định chuẩn chung trong việc chăm sóc, chế biến, cũng như
bảo quản cà phê. Do đó rất khó khăn trong việc thống nhất về chất lượng giá cả,
cũng như các biện pháp bảo đảm an toàn vệ sinh cho sản phẩm cà phê .Ví dụ như
các hộ gia đình trồng cà phê khi thu hoạch cà phê về thường phơi trên nền sân đất,
như vậy còn lẫn rất nhiều tạp chất, cà phê phơi không đều, … Như vậy làm giảm
chất lượng cà phê.
- Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam phải
đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng.
Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh
của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương
hiệu để được thị trường này chấp nhận. Hiện nay ta chưa có nhiều thương hiệu cà
phê nổi tiếng, do đó cạnh tranh trên thị trường EU đòi hỏi ta phải cạnh tranh được
với các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu như Brasin. Indonesia,…
Tóm lại EU là thị trường đòi hỏi yêu cầu chất lượng cà phê rất cao, điều kiện
thương mại nghiêm ngặt và được bảo hộ đặc biệt. Các khách hàng EU nổi tiếng là
khó tính về mẫu mốt, thị hiếu. Khác với Việt Nam nơi giá cả có vai trò quyết định
trong việc mua hàng. Đối với phần lớn người dân EU thì “ thời trang “ là một trong
những yếu tố quyết định. Chỉ khi các yếu tố chất lượng thời trang và giá cả hấp dẫn
thì khi đó sản phẩm mới có cơ hội bán được trên thị trường EU.
III. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê Việt Nam
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong phạm vi

quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên quan đến
nhiều đối tượng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và còn là
quan hệ giữa các nước với nhau. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể dẫn tới
hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường
vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính trị khác nhau, có nền văn hoá khác nhau, có
hệ thống pháp luật khác nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó buộc bất kì
một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
1.1. Nhân tố pháp luật.
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc gia có một
hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các hoạt động
xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hưởng các yếu tố sau:
- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lượng cà phê nhập
khẩu…Việt Nam hiện naychưa được hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên vẫn chịu
mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm phúc
lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối tượng khác
nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, thuỳ theo từng đối tượng
tham gai vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người dân trồng cà
phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ yên tâm hơn
trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê thì phải có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để họ nắm bắt
được thông tin thị trường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê như: giá cà phê, số lượng cà
phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê…Thông thường
ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu, phương tiện chủ
yếu là tàu chở contener.
- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế chặt chẽ.
Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta không là thành viên

trong tổ chức này, hơn nưa Việt Nam chưa là thành viên của WTO.
Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết dược các quy định về
nươc nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
1.2. Yếu tố văn hoá, xã hội:
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền văn hoá
của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người dân của
nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập khẩu.Nếu
như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho việc xuất
khẩu vào thị trường EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê, tuy
nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung từ
nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy tên
xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nước nhập
khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu
dung nước đó hay không. Đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam
với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hưởng của phong tục
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tập quán của từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen, thích
cà phê phin hay cà phê uống ngay.Như vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính sách
xuất khẩu phù hợp.
1.3. Yếu tố kinh tế.
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ giá hối
đoái,
- Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ giúp cho
các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với chính
sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có
chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều ưu
đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu á, chính sách
này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà
phê nói riêng.

- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao khi đó
quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu
hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức
thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không
mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định mua
hàng. Ngưới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua
hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có
sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đến cung cà phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi
đó mới taọ điều kiện cho sản xuất phát triển được.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực có đủ
lớn thi mơi có khả năng thực hiện đươc hoat động xuất khẩu . Vì hoạt động xuất
khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của mình,
vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.
Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu. Điều kiện tự nhiên, kết hợp
nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của người dân Việt Nam từ
lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để giảm giá
thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê.
1.4. Yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh tế nói
chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công ngệ ngày càng
phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng hơn. Khoảng
cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất nhập khẩu. Sự
phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông tin thị trường
thế giới được cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
cũng có thể quảng cáo được sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nước xuất khẩu cà
phê như Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc trang thiết bị

nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không ổn định,…Gây
khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Như vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều kiện
giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp dụng
nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về kỹ thuật
như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam.
1.5. Nhân tố chính trị.
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như dung
lượng của thị trường cà phê. Song nó cung có rào cản lớn hạn chế khả năng xuất
khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là điều kiện
tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh cà phê vì
đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị Trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định trong
chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị trường
ổn định.
1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế.
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết liệt.
Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì một vấn
đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh tranh về
mặt giá cả, chất lương, uy tín, Đây là một thách thức và là một rào cản lớn đối với
Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về cà phê không chỉ có sức mạnh
về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên kết thành
các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập đoàn kinh
tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản rất lớn với
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu, các doanh
nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt
Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài ra hợp lý về

giá cả, tăng chất lượng mặt hang cà phê. Đó là thành công lớn cho cạnh tranh về
mặt hàng cà phê của Việt Nam.
2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các doanh nghiệp
Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho hoạt động kinh
doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng thâm nhập sâu hơn vào
thị trường thế giới.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu
bao gồm:
- Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có quy
mô lớn với :
Đơn vị tính :Tỷ đồng
Nguyên giá tài sản cố định 1.400
Nguồn vốn kinh doanh 650
Tổng doanh thu 3.800
Kết quả sản xuất kinh doanh 30
Tổng số nộp ngân sách 45
(Số liệu ước tính cho năm 2005- Tổng công ty cà phê Việt Nam)
- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×