Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CUỘC KHỦNG HOẢNG VÔ HIỆU HÓA TẠI HOA KỲ pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.26 KB, 6 trang )

CUỘC KHỦNG HOẢNG VÔ HIỆU HÓA TẠI HOA KỲ
Vào cuối nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, Jackson đã buộc phải đối đầu
với bang Nam Carolina - tiểu bang quan trọng nhất trong tất cả các bang trồng
bông đang nổi lên ở viễn Nam - về vấn đề biểu thuế bảo hộ. Những giới doanh
thương và nông nghiệp ở bang này vẫn hy vọng Jackson sẽ sử dụng quyền lực
tổng thống của mình để sửa đổi các luật thuế ban hành năm 1828 mà họ gọi là Đạo
luật Ghê tởm. Theo quan điểm của họ thì tất cả các lợi ích của việc bảo hộ đều rơi
vào túi các nhà sản xuất miền Bắc và trong khi cả nước giàu lên thì riêng bang
Nam Carolina lại nghèo đi. Năm 1828, chính trị gia hàng đầu của tiểu bang - đồng
thời cũng là Phó Tổng thống của Jackson cho đến khi ông từ chức vào năm 1832 -
John C. Calhoun đã tuyên bố tại cuộc đấu xảo và biểu tình ở Nam Carolina rằng
các bang có quyền vô hiệu hóa đạo luật mang tính đàn áp của chính quyền liên
bang.
Năm 1832, Quốc hội đã thông qua và Jackson ký dự luật giảm mức thuế ban
hành năm 1832, nhưng điều đó cũng không đủ để xoa dịu đa số người dân Nam
Carolina. Bang này đã thông qua Sắc lệnh Vô hiệu hóa, tuyên bố cả mức thuế
quan ban hành năm 1828 và 1832 đều vô hiệu trong phạm vi biên giới của họ. Cơ
quan lập pháp của bang cũng thông qua các đạo luật để thực thi sắc lệnh này, bao
gồm cho phép xây dựng quân đội và chuẩn chi mua vũ khí. Vô hiệu hóa là chủ đề
phản đối vốn đã có từ lâu nhằm chống lại những hành động bị cho là thái quá của
chính quyền liên bang. Jefferson và Madison đã đề xuất khái niệm vô hiệu hóa
trong các nghị quyết của bang Kentucky và Virginia năm 1798 nhằm phản đối các
Đạo luật Ngoại kiều và Nổi loạn. Hội nghị Hartford năm 1814 đã viện dẫn khái
niệm này để phản đối cuộc chiến năm 1812. Tuy nhiên trước đây chưa từng bao
giờ có một tiểu bang thực sự cố gắng áp dụng vô hiệu hóa. Quốc gia non trẻ giờ
đây lại phải đối mặt với cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất của chính mình.
Để chống lại mối đe dọa của bang Nam Carolina, Jackson đã phái bảy tàu hải
quân nhỏ và một tàu chiến tới Charleston vào tháng 12/1832. Ngày 10/12 ông đã
ra một tuyên bố đanh thép chống lại những kẻ ủng hộ việc vô hiệu hóa. Tổng
thống tuyên bố rằng, bang Nam Carolina đã đứng trên bờ vực của phản loạn và
phản bội và ông đã kêu gọi nhân dân của bang này khẳng định lại lòng trung thành


của họ với liên bang. Ông cũng nêu rõ rằng, nếu cần thiết, cá nhân ông sẽ lãnh đạo
quân đội Hợp chủng quốc thực thi pháp luật.
Khi vấn đề về các biểu thuế quan lại được trình ra trước Quốc hội, thì đối thủ
chính trị của Jackson, Thượng nghị sỹ Henry Clay, một người ủng hộ rất mạnh
cho việc bảo hộ mậu dịch, đã ủng hộ một biện pháp thỏa hiệp. Dự luật thuế quan
của Clay - một dự luật nhanh chóng được thông qua năm 1833 - đã xác định rõ
rằng toàn bộ các mức thuế vượt quá 20% giá trị các hàng hóa nhập khẩu sẽ được
giảm xuống hàng năm để đến năm 1842, các khoản thuế đánh vào tất cả các mặt
hàng sẽ đạt mức biểu thuế vừa phải của năm 1816. Đồng thời, Quốc hội thông qua
Đạo luật Quân sự, cho phép tổng thống sử dụng sức mạnh quân sự để thực thi
pháp luật.

Bang Nam Carolina đã hy vọng giành được sự ủng hộ của các bang miền Nam
khác, nhưng họ phát hiện thấy họ đã tự cô lập chính mình (Đồng minh tin cậy nhất
của họ là bang Georgia đã muốn và đã có được quân lực Hoa Kỳ để loại bỏ các bộ
lạc da đỏ ra khỏi lãnh thổ của họ). Cuối cùng, Nam Carolina đã bãi bỏ quyết định
của mình. Tuy nhiên, cả hai phía đều tuyên bố chiến thắng. Jackson đã bảo vệ
vững chắc liên bang. Nhưng bằng việc thể hiện sự chống đối của mình, tiểu bang
Nam Carolina đã đạt được nhiều yêu cầu của họ và đã minh chứng rằng một bang
đơn lẻ vẫn có thể ép Quốc hội chấp nhận ý chí của mình.
TRẬN CHIẾN CỦA NGÂN HÀNG
Mặc dù những tranh cãi về vấn đề vô hiệu hoá một đạo luật của Quốc hội trên
lãnh thổ bang là mầm mống của cuộc Nội chiến, song nó không phải là một vấn đề
chính trị nghiêm trọng bằng cuộc đấu tranh đầy cam go để đảm bảo sự tồn tại của
ngân hàng trung ương của liên bang - Ngân hàng thứ hai của Hợp chủng quốc.
Ngân hàng thứ nhất đã được thành lập năm 1791 dưới sự lãnh đạo của Alexander
Hamilton và đã được trao đặc quyền trong một giai đoạn là 20 năm. Tuy chính phủ
có nắm giữ một số vốn cổ phần của ngân hàng này, nhưng ngân hàng này - tương
tự Ngân hàng Trung ương của Anh và các ngân hàng trung ương khác cùng thời -
lại là công ty tư nhân, trong đó lợi nhuận được chuyển cho những cổ đông của nó.

Chức năng phục vụ nhà nước của ngân hàng này là nơi lưu trữ các khoản thu của
chính phủ, cho chính phủ vay ngắn hạn, và trên hết là đảm bảo một đồng tiền vững
mạnh bằng cách không chấp nhận giá trị danh nghĩa của tiền (tiền giấy) do các
ngân hàng nhà nước cho phép phát hành quá khả năng bù đắp của chính phủ.

Đối với giới tài chính và kinh doanh miền Bắc, ngân hàng trung ương là công
cụ cần thiết để đảm bảo chính sách tiền tệ thận trọng. Nhưng ngay từ đầu, ngân
hàng này đã bị dân miền Nam và miền Tây phản đối vì họ tin rằng sự thịnh vượng
và phát triển trong khu vực của họ dựa vào lượng tiền và tín dụng dư dật. Đảng
Cộng hòa của Jefferson và Madison đã nghi ngờ tính hợp hiến của ngân hàng này.
Khi điều lệ của ngân hàng này hết hạn vào năm 1811 thì nó đã không được gia hạn.
Trong vài năm tiếp theo, hoạt động ngân hàng nằm trong tay các ngân hàng
được nhà nước cấp độc quyền mà đã phát hành những lượng tiền nhiều quá mức.
Điều này đã gây ra sự hỗn độn và làm gia tăng lạm phát. Một điều đã trở nên ngày
càng rõ ràng là ngân hàng của các tiểu bang không thể cung cấp cho đất nước một
đồng tiền đáng tin cậy, và do vậy vào năm 1816, Ngân hàng thứ hai của Hoa Kỳ -
tương tự ngân hàng đầu tiên - đã được cấp đặc quyền trong 20 năm. Ngay từ khi
bắt đầu, Ngân hàng thứ hai đã không được phổ biến ở các bang mới và các vùng
lãnh thổ mới, và số người thịnh đạt biết tới ngân hàng này cũng ít hơn. Các đối thủ
cho rằng ngân hàng đã nắm độc quyền thực sự với khoản tín dụng và tiền tệ của
quốc gia, và họ khẳng định rõ ngân hàng này đại diện cho quyền lợi của một số rất
ít người giàu có.
Xét tổng thể thì ngân hàng này đã được quản lý tốt và cung cấp được dịch vụ có
giá trị; nhưng Jackson là người từ lâu đã có cùng quan điểm với phe Cộng hòa là
không tin tưởng vào định chế tài chính này. Được bầu lên với tư cách một người
được lòng dân, ông biết rằng người lãnh đạo mang dòng máu quý tộc của ngân
hàng này, Nicolas Biddle, là một người dễ bị đánh bại. Khi phe ủng hộ ngân hàng
trong Quốc hội thúc ép việc gia hạn sớm điều lệ của ngân hàng, Jackson đáp lại
bằng hành động phủ quyết và lên án độc quyền đặc lợi. Nỗ lực xóa bỏ hiệu lực của
việc phủ quyết này đã không thành công.

Trong chiến dịch bầu cử tổng thống tiếp theo, vấn đề ngân hàng đã gây ra sự
chia rẽ lớn. Các thương nhân lớn, giới sản xuất và tài chính ủng hộ một đồng tiền
mạnh. Các nhà băng và doanh nhân ở các khu vực ủng hộ việc cung cấp tiền nhiều
hơn và tỷ lệ lãi thấp hơn. Những người đi vay nợ, đặc biệt là nông dân, cũng nhất
trí với quan điểm này. Jackson và những người ủng hộ ông đã gọi ngân hàng trung
ương là con ác quỷ và nhanh chóng giành được thắng lợi dễ dàng trong cuộc tranh
cử với Henry Clay.
Jackson đã thấy sự tái cử của mình năm 1832 là bằng chứng sự ủy nhiệm của
nhân dân nhằm đánh bại ngân hàng khiến nó không thể nào có thể vực dậy được.
Tháng 9/1833 ông ra lệnh cấm không cho một khoản tiền nào của chính quyền
được gửi vào ngân hàng, kể cả việc rút dần số tiền đang gửi tại đây. Chính phủ đã
gửi tiền của mình ở các ngân hàng của các tiểu bang đã được lựa chọn - hay phe
đối lập còn gọi là ngân hàng được ưu ái.
Trong thời gian của thế hệ kế tiếp, nước Mỹ xoay xở được nhờ một hệ thống
ngân hàng tiểu bang khá lộn xộn không được quản lý, việc này đã giúp cho việc
kích thích sự mở rộng về phía Tây nhờ khoản tín dụng rẻ nhưng đã khiến cho cả
quốc gia dễ bị tổn thương trước cú sốc định kỳ. Trong thời kỳ Nội chiến, Hoa Kỳ
đã khởi xướng hệ thống đặc quyền dành cho các ngân hàng địa phương và khu vực.
Nhưng cuối cùng, vào năm 1913, nước Mỹ đã quay lại sử dụng một ngân hàng
trung ương duy nhất với sự ra đời của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang.

×