Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Giáo án âm nhạc lớp chồi: Tay thơm tay ngoan - Tiết 2. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.8 KB, 4 trang )

Tay thơm tay ngoan - Tiết 2.

I. Mục đích, yêu cầu:
1. Dạy hát:
- Trẻ nhớ được nội dung bài hát, thuộc lời và hát rõ lời, đúng nhịp,
thành thạo bài hát.
2. Ôn vận động:
- Trẻ nhớ và vận động theo nhạc nhịp nhàng, uyển chuyển kết hợp
với bài hát, trẻ hứng thú múa.
3. Nghe hát:
- Trẻ say mê nghe cô hát và biết thể hiện cảm xúc.
- Trẻ nhớ nội dung bài hát, tên làn điệu dân ca, tên bài.
4. Phát triển.
- Chú ý tai nghe âm nhạc, trí nhớ, sự mềm dẻo, uyển chuyển của
các cô, sự mạnh dạn-> phát âm.
* Giáo dục.
Giữ vệ sinh tay sạch sẽ, ăn uống vệ sinh đi nắng đội nón.
II. Chuẩn bị:
- Đàn, máy casset, trống lắc, mũ chim,cò.
- Đội hình 6 tổ hàng ngang.
III. Tiến trình:
1. Dạy hát:
- Cô đàn mộ đoạn giai điệu bài hát và đố trẻ:" Các con vừa nghe cô
đàn giai điệu của bài hát nào?" (Tay thơm tay ngoan)
- Các con lắng nghe cô đàn và hát một lần nhé!
- Cô hát nhẹ nhàng + diễn cảm + đàn.
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát vài lần.
* Đàm thoại.
- Bài hát nhắc nhở các con điều gì ? ( phải giữ bàn tay sạch sẽ).
- Mời tổ- nhóm - cá nhân khá lên biểu diễn.
2. Ôn vận động:


- Cô múa mẫu lần 1.
- Cô cho cả lớp thực hiện theo vài lần.
- Mời tổ- nhóm - cá nhân. Trong khi trẻ thực hiện cô sửa sai.
3. Nghe hát:
- Cô có một cậu chuyện kể về một chú chim chích choè và một chú
cò không biết vâng lời mẹ, các con hãy lắng nghe cô đàn giai điệu
của bài hát gì nhé!
- Cô đàn một đoạn giai điệu bài hát ( Thật đáng chê).
- Cô hát + đàn lần 1, kết hợp với làm động tác minh hoạ.
- Đàm thoại.
+ Bài hát nói về ai? (chú chim chích choè và chú cò).
+ Tại sao chú cò lại bị đau bụng? ( vì chú uống nước lã và ăn quả
xanh).
+ Tại sao chú chích choè lại bị nhức đầu?" ( vì đi nắng không đội
nón).
* Giáo dục: Qua bài hát trên con thấy chú chích choè và chú cò
ngoan hay hư? ( Thưa cô hư) vậy các con có nên bắt chước theo 2
chú chim ấy không ? (Thưa cô không).
- Cô mở máy cho trẻ nghe + cô múa phụ hoạ.
4. Trò chơi âm nhạc:
- Cô giới thiệu tên trò chơi thông qua giới thiệu mũ chóp kín. (- Ai
đoán giỏi).
- Cách chơi như thế nào? Nếu không nói được thì cô nói.
- Cho trẻ chơi vài lần, mỗi lần thay đổi trẻ và nâng cao yêu cầu trò
chơi.
+ Lần 1: Hỏi tên bài hát-> tên bạn hát.
+ Lần 2: Tên dụng cụ gõ, tên vận động?
+ Lần 3: Tên nhóm bạn hát.




×