Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT GHOSTCAST phần 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 13 trang )

Phạm Minh Triết -
34
Nếu chỉ mục đích thay đổi SID thì ở bước này chúng ta không chọn gì cả và click
Reseal. Một bảng xuất hiện thông báo là sau khi khởi động lại máy thì SID sẽ được tạo mới
ngẫu nhiên
Click OK rồi đợi một vài phút máy sẽ shutdown. Sau đó tiến hành ghost để lưu
image.
Nếu phòng máy có một số máy có cấu hình khác nhưng không khác biệt nhiều thì có
thể chọn ở phần MiniSetup và PnP để sau khi ghost máy sẽ khởi động và chạy quá trình
Minisetup để nhận diện lại phần cứng.
Phạm Minh Triết -
35
Mặc dù ở trên chúng ta chọn là Automatically generate computer name tuy nhiên
tùy vào bộ windows đang dùng (retail, corp, oem) mà sau khi ghost, máy khởi động lại có
thể tự động tạo tên máy ngẫu nhiên hoặc xuất hiện màn hình yêu cầu nhập vào tên máy
Phạm Minh Triết -
36
8. Cài DHCP và TFTP trên windows Server 2003
Ở phần trên chúng ta dùng chương trình TFTPD32 để làm dịch vụ DHCP và TFTP,
kết hợp với PXE Linux bootloader hỗ trợ cho bootrom PXE. Tuy nhiên nếu máy chủ chúng
ta dùng windows2003 thì các dịch vụ DHCP và TFTP đã có sẵn và các dịch vụ này của
windows2003 sẽ chạy tốt và ổn định hơn nhiều. Vì vậy ở đây chúng ta sẽ cài đặt DHCP và
TFTP của windows server 2003 kết hợp với PXE Linux bootloader.
Với cách cài đặt này thì máy con sẽ boot nhanh hơn và ổn định hơn nhiều so với dùng
phần mềm TFTPD32!
8.1 Tạo thư mục chứa các file boot
- Từ ổ C tạo thư mục C:\TFTP
Sau đó copy các file của Pxe Linux là Pxelinux.0, memdisk và menu.c32 vào thư
mục này
Trong thư mục này tạo thư mục pxelinux.cfg. Sau đó tạo file default như phần 5-2
trên.


Phạm Minh Triết -
37
8.2 Cài đặt dịch vụ DHCP và TFTP
Từ Control Panel chọn Add or Remove program-> Add/Remove Windows
Components rồi cài thêm DHCP và Remote Installation Services như hình dưới.
Sau khi cài xong máy sẽ yêu cầu khởi động lại.
8.2.1. Cấu hình cho DHCP
Mở DHCP lên và tạo 1 scope (phần này tôi không trình bày vì cơ bản rồi)
Sau khi tạo xong scope, click mouse phải vào Scope Options
Phạm Minh Triết -
38
Rồi chọn Configure Options
Tiếp theo trong bảng xuất hiện tìm đến nhánh 066 (Boot Server Host Name)
Ở phần String value nhập vào IP hay tên của máy chủ, trong trường hợp này là
192.168.1.100
Tiếp theo chọn 067 (Bootfile name) và nhập vào tên boot file là Pxelinux.0 như hình
dưới.
Phạm Minh Triết -
39
Sau đó Apply để trở về màn hình chính. Ở đây chúng ta sẽ thấy xuất hiện 2 Scope
option là 066 và 067
Như vậy là cấu hình xong cho phần DHCP
8.2.2 Cấu hình TFTP
Mở Regedit rồi tìm đến nhánh sau
HKLM\System\CurrentControlSet\Services\TFTPD\Parameters\
Từ cửa sổ bên phải click mouse phải rồi chọn New -> String Value rồi đặt tên là
Directory
Tiếp theo click mouse phải vào Directory rồi chọn Modify rồi nhập vào C:\TFTP
Phạm Minh Triết -
40

- Tiếp theo mở Services chúng ta sẽ thấy có 1 service là Trivial FTPDaemon. Chọn
lại trạng thái từ Manual sang Automatic rồi Start dịch vụ
Vậy là chúng ta cấu hình xong toàn bộ dịch vụ DHCP và TFTP cho máy chủ win2k3.
Chỉ cần cài thêm Symantec Ghostcast server nữa là trở thành một máy chủ ghostcast rồi.
Phạm Minh Triết -
41
9. Cách làm image đa cấu hình
* Như chúng ta đã biết do ưu điểm của ghostcast nên nó phù hợp với phòng máy có
cấu hình giống nhau. Nếu phòng máy có nhiều nhóm máy có cấu hình khác nhau thì mỗi lần
ghost chúng ta chỉ làm với 1 nhóm máy mà thôi, hết nhóm này rồi ghost tiếp cho nhóm khác.
Để khắc phục điểm này thì chúng ta phải tạo được một image ghost đa cấu hình, tức
là image này có thể ghost cho nhiều máy có cấu hình phần cứng hoàn toàn khác nhau. Hiện
tại trên mạng có nhiều bài viết giới thiệu một số cách làm nhưng điều là làm thủ công và
chạy chỉ được trên một số loại mainboard khác nhau, chưa kể là có nhiều lỗi phát sinh khi sử
dụng.
Ở đây tôi xin giới thiệu một phần mềm chuyên nghiệp để làm image ghost đa cấu
hình. Đó là Universal Imaging Utility (). Hiện tại là version
3.0. Ưu điểm của phần mềm này như sau:
- Tự động cập nhật lại driver acpi (HAL) cho máy
- Xóa sạch các driver có sẵn của windows trước khi ghost thành image
- Hỗ trợ các chuẩn đĩa cứng IDE, S-ATA, SCSI
- Trong quá trình cấu hình sẽ tự động kết hợp với Sysprep để tạo tên máy và SID ngẫu
nhiên.
- Tích hợp sẵn thư viện driver đến 25.000 driver, vì vậy với hầu hết các máy sau khi
ghost thì phần mềm này sẽ tự cài driver, chúng ta không cần phải tìm đến các đĩa driver kèm
theo.
Tôi đã sử dụng phần mềm này làm image ghost rất tốt cho các máy từ pentium3 cho
đến các loại main Intel 946 sau này. Tuy nhiên có một số trường hợp như laptop Acer thì sau
khi ghost không chạy được, nhưng cũng là số ít mà thôi.
*************

* Mô hình ghostcast này chúng ta có thể ứng dụng để tạo thành một Remote
Installation Service (RIS) Server, cho phép các máy con trong mạng có thể boot từ bootrom
PXE rồi cài đặt hệ điều hành từ source nằm trên máy chủ. Điều này rất tiện lợi cho phép máy
con không có ổ cdrom vẫn cài được hệ điều hành và người quản trị sẽ tốn ít thời gian để
quản lý phòng máy
Phạm Minh Triết -
42
10. Cách add thêm driver cho các loại Nic mới không có sẵn trong
danh sách
Do trong danh sách support driver Nic có sẵn của Symantec ghost corporate edition
8.2 vẫn còn thiếu nhiều loại Nic sau này, nhất là các loại Nic gigabit. Chính vì vậy chúng ta
phải add thủ công thêm các loại driver cho Nic đang dùng.
Cách làm như sau:
10.1. Down load hoặc copy từ đĩa driver đi kèm các file driver. Đây còn gọi là Packet
driver hay NDis2 driver. Nếu là Packet driver thì file có dạng *.com và Ndis2 driver thì có
dạng *.dos. Symantec Ghostcast cho phép hỗ trợ cả 2 loại driver này. Thông thường trên các
đĩa driver thì packet driver sẽ nằm trong thư mục PKTDRV(gồm file chính là *.com) còn
NDIS2 driver nằm trong thư mục NDIS hoặc NDIS2(gồm 2 file chính là *.dos và
oemsetup.inf)
Ví dụ dưới đây chúng ta add driver cho Nic gigabit RTL8169
Từ trang realtek.com.tw chúng ta vào phần down load driver cho Dos sẽ thấy phần
Ndis2 driver for dos và Norton ghost. Chúng ta download về và giải nén ra, trong đó có 2
file chính là RTGBND.DOS và OEMSETUP.INF.
Mở Symantec Ghost Boot Wizard
Tiếp theo click vào Add ở phía bên trái
Phạm Minh Triết -
43
Do driver chúng ta có là NDIS 2 nên ở phần này chúng ta chọn NDIS2 Driver
Click vào Setup rồi browse đến thư mục chứa Ndis2 driver chúng ta mới giải nén ra
trong đó có chứa 2 file là RTGBND.DOS và OEMSETUP.INF

Phạm Minh Triết -
44
Sau đó click OK
Tiếp theo click OK để trở về màn hình chính
Phạm Minh Triết -
45
Đặt lại tên Driver cho phù hợp là RTL8169
Vậy là hoàn tất việc add thêm một driver mới cho Symantec ghostcast.
*************
Việc chọn đúng driver cho Nic rất quan trọng, có nhiều Nic không hỗ trợ multicast
nên khi tiến hành ghost với multicast sẽ bị trục trặc. Để giải quyết trường hợp này chúng ta
nên cập nhật driver mới nhất từ hãng sản xuất. Trong quá trình cài đặt nếu máy con boot và
nạp ghost.exe rồi chạy ghostcast mà bị trục trặc thì vấn đề hay liên quan đến driver.
Phạm Minh Triết -
46
11. Link download:
* Để tiện cho các bạn thử nghiệm tôi đã up nguyên một thư mục TFTPD32 gồm có
các file cần thiết như trong bài viết này lên host. Các bạn có thể download ở địa chỉ sau:
www.linhnhanhue.com/softs/tftpd32.rar
Trong đó file image boot mạng tôi làm support sẵn nhiều loại Nic thông dụng như
RTL8139, 3Com 905TX, 920, Intel Pro 82558/82559, Intel Pro 1000, Broadcom NetXtreme
Family, AMD PCNET Family.
Ngoài ra tôi có upload các image trong bài viết này lên host để tiện cho các bạn nào
muốn đưa bài viết này lên web của mình
www.linhnhanhue.com/softs/ghostcastimage.rar
*******
* Phần mềm Symantec Ghost Corporate Edition có rất nhiều chức năng đi kèm mà
trong phạm vi bài viết này tôi không đề cập, các bạn có thể đọc tài liệu đi kèm khi cài đặt
phần mềm. Ngoài ra tôi có sưu tầm một số link liên quan đến ghostcast giúp các bạn xử lý
các sự cố có thể gặp sau này.

Hướng dẫn thực hiện các thao tác ghostcast bằng video
/>Trao đổi và thảo luận các vấn đề liên quan đến ghostcast
/> />************
HẾT

×