Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Giúp bé sáng tạo hơn potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.34 KB, 6 trang )

Giúp bé sáng tạo hơn
Lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tràn ngập xúc cảm, phát triển trí tò mò, trí
tưởng tượng bay bổng,… khả năng liên tưởng mạnh… vì vậy đây là giai
đoạn tối ưu, là “mảnh đất” mầu mỡ nhất để gieo hành vi sáng tạo.
Tại sao chỉ vài mỗi gỗ, vài mẩu vải vụn, những mẩu giấy xé dán, hoặc
chỉ là những nét vẽ nguệch ngoạc, bôi/quét màu xanh đỏ trên giấy không
rõ hình thù , vốn rất ít có ý nghĩa, thậm chí hoàn toàn vô bổ với người
lớn, nhưng lại thu hút toàn bộ tâm trí bé, chúng chơi rất say sưa. Đó là
vì bé được chơi với những ý tưởng của mình. Chính xúc cảm nảy sinh
trong quá trình chơi, chứ không phải sản phẩm cuối cùng (bức vẽ đẹp
hay không đẹp theo cách nhận xét thường thấy ở người lớn) nuôi dưỡng
trí tưởng tượng sáng tạo.
Vậy có những cách nào giúp bé sáng tạo?
Cho bưa quan sát một bức tranh, bưa có thể kể thành một câu chuyện có
tình tiết, có lô gíc, biết đặt tên cho bức tranh vậy là chúng đã sáng tạo ra
câu chuyện theo ý tưởng và kinh nghiệm riêng của chúng rồi. Cho bưa
xem những hình tròn, hình vuông, hình tam giác… rồi để bé vẽ chúng
thành những thứ bé thích, ví dụ ông mặt trời, ngôi nhà, cái đầu của con
chuột…, vậy là chúng đã sáng tạo. Bé nghĩ ra quy tắc chơi, biết điều
chỉnh quy tắc chơi cho phù hợp với tình huống… đó là sáng tạo.

Bé càng được khuyến khích, tự do chơi với ý tưởng của mình càng có
nhiều cơ hội để phát triển. Thật ra sự sáng tạo luôn hiện hữu trong hành
vi của bé, vấn đề là người lớn có nhìn ra, có cổ vũ, có biết nhiều phương
pháp để nuôi dưỡng và kích hoạt kịp thời hay không.
Muốn giúp bé phát triển khả năng tưởng tượng, liên tưởng, sớm hình
thành tư duy sáng tạo, thì không thể để bé cứ chơi tự do (để bé tự chơi
một mình nhiều khi rất có hại), lại càng không phải là những trò chơi
đơn lẻ, ngẫu hứng. Người lớn thường ngạc nhiên, kỳ vọng…trước một
hành vi quá thông minh, rất sáng tạo bất ngờ xuất hiện ở bé, rồi lại băn
khoăn, thất vọng… vì chờ mãi không thấy những hành vi tương tự xuất


hiện, mà thay vào đó là những hành vi không mong đợi như mè nheo,
hờn dỗi, ăn vạ…
Thực tế mọi hành vi thông minh, sáng tạo đơn lẻ ở bé sẽ nhanh chóng
biến mất nếu không được kịp thời khuyến khích, củng cố. Cả cô giáo lẫn
cha /mẹ cần phải để tâm, dày công tìm kiếm các bài tập, tình huống,
thiết kế thành trò chơi, tìm cách lôi cuốn bé… giúp bé thực hành đóng
vai, chơi say sưa, tập luyện một cách thường xuyên và có hệ thống mới
mong sớm giúp bé hình thành tư duy sáng tạo.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo phương pháp phát triển trí sáng tạo
cho bé như: kiên trì gieo hành vi tích cực, gặt hái thói quen tốt, gieo thói
quen tốt gặt hái tính cách bản lĩnh sáng tạo…
- Chẳng hạn như bài học giúp bé suy luận sáng tạo: Điều gì xảy ra nếu
bé không mặc áo ấm đi ra ngoài khi trời lạnh?; Nếu trời mưa thì
đường…;

- Sáng tạo trong giải quyết tình huống: Bé sẽ làm gì nếu búp bê bé đang
mặc quần áo biết nói "ôi chị làm em đau quá"?

- Sáng tạo từ những câu hỏi tại sao: Tại sao con người lại có 2 mắt 2 tai,
nhưng chỉ có một miệng?

- Sáng tạo trong giải quyết tình huống bất thường: Bé sẽ làm gì nếu hàm
răng của mình biết nói "eo ôi tôi chẳng ở lại cùng bạn nữa, bạn chẳng
chịu vệ sinh cho tôi gì cả, tôi sẽ đi đây, rồi một buổi sáng thức đậy bé
bỗng thấy mình chẳng còn chiếc răng nào cả ?"

- Sáng tạo thông qua các câu hỏi phản đề/ lập dị: bé hãy nghĩ xem có
những tiện ích hay rắc rối nào…nếu con người có thêm một mắt ở phía
sau gáy?);


- Kể chuyện sáng tạo
Để hình thành kỹ năng hợp tác nhóm, trí sáng tạo đa mặt ở bé, phụ
huynh có thể tham khảo phương pháp sáng tạo theo nhóm sau:

Chẳng hạn, các bé được yêu cầu cùng bạn vẽ một bức tranh hoặc cùng
hoàn thiện một bức vẽ từ những hoạ tiết cho trước, hoặc cùng xé
dán/cùng cắt got/ nặn…, hoặc cùng xây dựng một công viên vầng trăng
từ những khối gỗ đa màu. Bé được phân theo nhóm, được yêu cầu trao
đổi để thống nhất cả nhóm phải làm gì, nhiệm vụ cụ thể của từng người.
Sau khi bức tranh hoàn thành, từng bé đặt tên cho bức tranh đó, và giải
thích tại sao lại đặt cái tên này, rồi nhóm thảo luận chọn một cái tên
thích hợp nhất. Nhóm bé lại được yêu cầu thuyết trình, giới thiệu… hoặc
kể thành câu chuyện… cho nhóm kia (trong vai khách thăm quan).
Chính thông qua những hoạt động được thiết kế tích hợp các mục
tiêu, bé sẽ học được cách quan sát, phát hiện thế giới, học cách đặt câu
hỏi, học cách giải thích, trao đổi nhận xét, trải nghiệm những xúc cảm,
tạo dựng sự tự tin, phát triển ngôn ngữ.
Muốn bé sáng tạo, cha mẹ phải học cách sáng tạo cùng bé, phải dành
thời gian để chơi cùng bé.
Theo Sức Khỏe 360

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×