Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Thành lập và nâng cao hiệu quả Quỹ Bảo hiểm Xã hội độc lập với ngân sách nhà nước - 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.53 KB, 9 trang )


12

a, Mọi người lao động đứng trước nguy cơ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc
mất khả năng lao động hoặc bị mất việc làm đều có quyền tham gia bảo hiểm xã hội
Bởi vì bảo hiểm xã hội ra đời là để phục vụ quyền lợi của người lao động và mọi người
lao động ở mọi ngành nghề thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau đều đứng trước
nguy cơ mất an toàn về thu nhập và đều có nhu cầu đước tham gia bảo hiểm xã hội.
Hầu hết các nước khi mới thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, do các điều kiện kinh tế
xã hội mà đối tượng thực hiện bảo hiểm xã hội chỉ là công nhân viên chức nhà nước và
những người làm công hưởng lương. Việt nam cũng không vượt ra khỏi thực tế này mặc
dù biết rằng như vậy là không bình đẳng giữa tất cả những người lao động. Tuy nhiên
việc tham gia bảo hiểm xã hội đã và sẽ được mở rộng đến tất cả người lao động bằng cả
hình thức tự nguyện và bắt buộc.
b, Nhà nước và người sử dụng lao động có trách nhiệm phải bảo hiểm xã hội đối với
người lao động, người lao động phải có trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho mình
Bảo hiểm xã hội đem lại lợi ích cho cả người lao động, người sử dụng lao động và cả
nhà nước: Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô mọi hoạt động kinh tế xã hội và
có đủ phương tiện, công cụ thực hiện chức năng đó, tuy nhiên không phải lúc nào chức
năng đó cũng được phát huy tác dụng như mong muốn mà đôi khi đem lại những kết quả
bất lợi làm ảnh hưởng đến đời sống người lao động. Khi đó dù không có bảo hiểm xã hội
thì nhà nước vẫn phải chi ngân sách để giúp đỡ người lao động dưới một dạng khác. Đối
với người sử dụng lao động cũng tương tự nhưng trên phạm vi xí nghiệp, đơn vị tổ chức
sản xuất kinh doanh. Chỉ khi người sử dụng lao động chăm lo đến đời sống người lao
động và có những ưu đãi xứng đáng thì người lao động mới yên tâm, tích cực lao động
góp phần tăng năng suất lao động. Còn đối với người lao động, những rủi ro phát sinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

13

suy cho cùng đều có một phần lỗi của người lao động (do ý thức, tay nghề ) và vì thế


họ cũng phải gánh vác một phần trách nhiệm tự bảo hiểm xã hội cho mình.
c, Bảo hiểm xã hội phải dựa trên sự đóng góp của các bên tham gia để hình thành quỹ
bảo hiểm xã hội độc lập, tập trung
Nhờ sự đóng góp của các bên tham gia mà phương thức riêng có của bảo hiểm xã hội là
dàn trải rủi ro theo nhiều chiều, tạo điều kiện để phân phối lại thu nhập theo cả chiều dọc
và chiều ngang mới được thực hiện. Hơn nữa, nó còn tạo ra mối liên hệ ràng buộc chặt
chẽ giữa quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên tham gia, góp phần tránh những hiện
tượng tiêu cực như lợi dụng chế độ bảo hiểm xã hội.
d, Phải lấy số đông bù số ít
Bảo hiểm nói chung hoạt động trên cơ sở xác suất rủi ro theo quy luật số lớn, tức là lấy
sự đóng góp của số đông người tham gia san xẻ cho số ít người không may gặp rủi ro.
Trong số đông người tham gia đóng góp bảo hiểm xã hội, chỉ những người lao động mới
là đối tượng hưởng trợ cấp và trong số những người lao động lại chỉ có những người bị
ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay tuổi già có đủ các điều kiện cần thiết mới được
hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội.
e, Phải kết hợp hài hoà các lợi ích, các khả năng và phương thức đáp ứng nhu cầu bảo
hiểm xã hội
Việc xác định lợi ích của các bên tham gia bảo hiểm xã hội thì đã được làm rõ và quyền
lợi luôn đi đôi với trách nhiệm, điều đó đòi hỏi phải có một sự cân đối giữa trách nhiệm
và quyền lợi của mỗi bên tham gia, nghĩa là xác định mức đóng góp của mỗi bên tham
gia phù hợp với lợi ích mà họ nhận được từ việc tham gia đó. Việc thực hiện bảo hiểm
xã hội cho người lao động sẽ không được thực hiện nếu như gánh nặng thuộc về bất cứ
bên nào làm triệt tiêu đi lợi ích mà họ đáng được hưởng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

14

f, Mức trợ cấp bảo hiểm xã hội phải thấp hơn mức tiền lương lúc đang đi làm, nhưng
thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu
Trong điều kiện bình thường, người lao động làm việc và nhận được mức tiền công thoả

đáng. Khi gặp các biến cố rủi ro họ được hưởng trợ cấp và nếu như mức trợ cấp này lớn
hơn hoặc bằng mức tiền công của họ thì không lý gì mà họ phải cố gắng làm việc và tích
cực làm việc. Tuy nhiên do mục đích, bản chất và cách làm của bảo hiểm x• hội thì mức
trợ cấp bảo hiểm xã hội thấp nhất cũng phải đủ để trang trải các chi phí cần thiết cho
người lao động trong cuộc sống hàng ngày.
g, Chính sách bảo hiểm xã hội là bộ phận cấu thành và là bộ phận quan trọng nhất trong
chính sách xã hội đặt dưới sự quản lý thống nhất của Nhà nước
ở nước ta, bảo hiểm xã hội nằm trong hệ thống các chính sách xã hội của Đảng và nhà
nước. Thực chất đây là một trong những chính sách nhằm đáp ứng một trong những
quyền và nhu cầu tối thiểu của con người: Nhu cầu an toàn về việc làm, an toàn lao
động, an toàn xã hội chính sách bảo hiểm xã hội còn thể hiện trình độ xã hội hoá của
mỗi quốc gia ( trình độ văn minh, tiềm lực kinh tế, khả năng tổ chức và quản lý xã hội )
và, trong một chừng mực nào đó, nó còn thể hiện tính ưu việt của một chế độ xã hội.
Hơn nữa, nhà nước có chức năng quản lý vĩ mô mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội do
đó bảo hiểm xã hội phải được đặt dưới sự quản lý thống nhất của nhà nước.
h, Bảo hiểm xã hội phải được phát triển dần từng bước phù hợp với các điều kiện kinh tế
xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cụ thể
Sự phát triển của bảo hiểm xã hội còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: Các điều kiện về kinh
tế xã hội, trình độ quản lý của nhà nước hay sự hoàn chỉnh của nền pháp chế mỗi quốc
gia. Việc thực hiện toàn bộ 9 chế độ trong công ước 102 của ILO là mong muốn và mục
tiêu phấn đấu của mỗi quốc gia, song không phải quốc gia nào cũng thực hiện được do
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

15

sự hạn chế về nhiều mặt. Khi xã hội đã đạt tới một bước phát triển mới làm nảy sinh
những vấn đề mà hệ thống bảo hiểm xã hội hiện thời không còn phù hợp thì yêu cầu đặt
ra là sự đổi mới hệ thống bảo hiểm xã hội ( Cơ cấu các bộ phận của hệ thống, số lượng
và cơ cấu các chế độ trợ cấp, mức đóng phí ) cho phù hợp với sự phát triển chung của
toàn xã hội.

ii. Bảo hiểm xã hội Việt nam trong nền kinh tế thị trường
1. Giai đoạn 1945- 1959
a, Văn bản pháp quy quy định
Sau Cách mạng tháng 8-1945 Nhà nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà ra đời và mặc dù
đang phải giải quyết trăm công ngàn việc quan trọng mang tính sống còn của đất nước
nhưng Đảng và Nhà nước vẫn quan tâm đến công tác bảo hiểm xã hội đối với công nhân
viên chức khi ốm đau, thai sản, TNLĐ, tuổi già và tử tuất.
Tháng 12-1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước dân chủ nhân
dân. Trong Hiến pháp có xác định quyền được trợ cấp của người tàn tật và người già.
Ngày 12-3-1947 Chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 29/SL quy định chế độ trợ
cấp cho công nhân.
Ngày 20-5-1950 Hồ chủ tịch ký hai Sắc lệnh số 76, 77 quy định thực hiện các chế độ ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức.
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội
Trong thời kỳ này thực dân pháp lại xâm chiếm Việt nam nên trong hoàn cảnh kháng
chiến gian khổ việc thực hiện bảo hiểm xã hội rất hạn chế ( các loại trợ cấp đều được
thực hiện bằng gạo ) tuy nhiên đã thể hiện được sự quan tâm rất lớn của Đảng và Nhà
nước đối với chính sách bảo hiểm xã hội đánh dấu thời kỳ manh nha về bảo hiểm xã hội
ở Việt nam.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

16

2. Giai đoạn 1960-1994
a, Văn bản pháp quy quy định.
Tại điều 14 của Hiến pháp năm 1959 quy định “ Công nhân viên chức nhà nước có
quyền được hưởng bảo hiểm xã hội ”.
Ngày 27-12-1961 Chính phủ ban hành Nghị định 218/CP kèm theo điều lệ tạm thời về
BHXH, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1962. Bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng áp dụng: Cán bộ, công nhân viên chức nhà nước.

- Hệ thống trợ cấp gồm 6 chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề
nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất.
- Nguồn tài chính BHXH: Các cơ quan, đơn vị đóng 4,7% so với tổng quỹ tiền
lương vào quỹ BHXH nằm trong Ngân sách nhà nước. Chí phí về BHXH nếu vượt quá
số lượng đóng góp thì được NSNN cấp bù.
- Cơ quan quản lý thực hiện: Bộ lao động- Thương binh và Xã hội quản lý 3 chế độ
MSLĐ, hưu trí, tử tuất. Tổng liên đoàn Lao động Việt nam quản lý thực hiện 3 chế độ là
ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN.
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội.
- Đã hình thành nên một khung hệ thống trợ cấp BHXH khá toàn diện bao gồm 6
chế độ. Đã giải quyết cho 1,3 triệu người hưởng chế độ hưu trí, mất sức lao động 50 vạn
người, tử tuất là 25 vạn và hàng triệu lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản.
- Chính sách BHXH đã góp phần ổn định đời sống của cán bộ, công nhân viên
chức góp phần xây dựng xã hội nhân văn, tiến bộ và góp phần vào sự nghiệp đấu tranh
giải phóng đất nước.
- Do hoàn cảnh của đất nước thời kỳ nay nền kinh tế còn kém phát triển và nhà
nước thực hiện quản lý kinh tế xã hội theo cơ chế bao cấp nên việc thực hiện BHXH còn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

17

rất hạn hẹp ( mới chỉ thực hiện được với công nhân viên chức nhà nước) và nguồn tài
chính chủ yếu để thực hiện trợ cấp các chế độ BHXH là do NSNN bảo đảm.
3. Giai đoạn 1995 đến nay
a, Văn bản pháp quy quy định
- Để thực hiện BHXH đối với người làm công ăn lương và phát triển các hình thức
BHXH khác, ngay 23-6-1994 Quốc hội đã thông qua Bộ luật lao động trong đó có một
chương quy định về BHXH .
- Ngày 26-01-1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 12/CP kèm theo Điều lệ Bảo
hiểm xã hội đối với công nhân viên chức và người lao động.

- Ngày 15-7-1995 Chính phủ ban hành Nghị định số 45/CP kèm theo Điều lệ Bảo
hiểm xã hội đối với quân nhân trong lực lượng vũ trang.
Nội dung cơ bản của những văn bản pháp quy này:
1, Từng bước mở rộng đối tượng tham gia BHXH bằng hình thức kết hợp bắt buộc và tự
nguyện đối với người lao động trong mọi thành phần kinh tế.
2, Hệ thống các chế độ trợ cấp BHXH gồm: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh
nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất.
3, Hình thành quỹ BHXH độc lập, nằm ngoài NSNN. Quỹ BHXH hình thành chủ yếu từ
3 nguồn: Nhà nước, người lao động và người sử dụng lao động.
4, Hình thành cơ quan chuyên trách về BHXH là Bảo hiểm xã hội Việt nam.
b, Đặc điểm của chính sách bảo hiểm xã hội
- Bảo hiểm xã hội đã được tổ chức và thực hiện phù hợp với điều kiện nền kinh tế
nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
- Thực hiện sự công bằng về quyền được BHXH của mọi người lao động.
- Thực hiện quan hệ giữa nghĩa vụ đóng góp và hưởng trợ cấp BHXH.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

18

- Thực hiện cơ chế quản lý thực hiện pháp luật BHXH chuyên trách.
II. Tổng quan về quỹ bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm, đặc điểm quỹ bảo hiểm ã hội
a, Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách nhà nước.
Điều kiện tiên quyết để một hệ thống BHXH hoạt động được là phải hình thành được
nguồn quỹ tiền tệ tập trung để rồi nguồn quỹ này được dùng để chi trả trợ cấp cho các
chế độ BHXH.
b, Đặc điểm quỹ bảo hiểm xã hội
Quỹ bảo hiểm xã hội mang đầy đủ những đặc trưng cơ bản nhất của một quỹ, ngoài ra
do đặc thù của BHXH mà quỹ BHXH có những đặc trưng riêng có sau:

Quỹ BHXH là quỹ an toàn về tài chính.
Nghĩa là, phải có một sự cân đối giữa nguồn vào và nguồn ra của quỹ BHXH. Chức
năng của bảo hiểm xã hội là đảm bảo an toàn về thu nhập cho người lao động và để thực
hiện chức năng này, đến lượt nó, BHXH phải tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn
về tài chính. Để tạo sự an toàn này, về nguyên tắc tổng số tiền hình thành nên quỹ phải
bằng tổng số tiền chi ra từ quỹ. Tuy nhiên, không phải cứ đồng tiền nào vào quỹ là được
dùng để chi trả ngay ( nếu vậy đã không tồn tại cái gọi là quỹ BHXH ) mà phải sau một
khoảng thời gian nhất định, đôi khi tương đối dài ( như đối với chế độ hưu trí ) số tiền ấy
mới được chi ra, cùng thời gian ấy đồng tiền luôn biến động và có thể bị giảm giá trị do
lạm phát, điều này đặt ra yêu cầu quỹ BHXH không chỉ phải bảo đảm về mặt số lượng
mà còn phải bảo toàn về mặt giá trị. Điều đó lý giải tại sao trong điều 40 Điều lệ BHXH
nước ta quy định “ Quỹ bảo hiểm xã hội được thực hiện các biện pháp để bảo tồn giá trị
và tăng trưởng theo quy định của chính phủ ”.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

19

Tính tích luỹ.
Quỹ BHXH là “ của để dành ” của người lao động phòng khi ốm đau, tuổi già và đó là
công sức đóng góp của cả quá trình lao động của người lao động. Trong quỹ BHXH
luôn tồn tại một lượng tiền tạm thời nhàn rỗi ở một thời điểm hiện tại để chi trả trong
tương lai, khi người lao động có đủ các điều kiện cần thiết để được hưởng trợ cấp (
chẳng hạn như về thời gian và mức độ đóng góp BHXH ). Số lượng tiền trong quỹ có
thể được tăng lên bởi sự đóng góp đều đặn của các bên tham gia và bởi thực hiện các
biện pháp tăng trưởng quỹ.
Quỹ BHXH vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả.
Tính hoàn trả thể hiện ở chỗ, mục đích của việc thiết lập quỹ BHXH là để chi trả trợ cấp
cho người lao động khi họ không may gặp các rủi ro dẫn đến mất hay giảm thhu nhập.
Do đó, người lao động là đối tượng đóng góp đồng thời cũng là đối tượng nhận trợ cấp.
Tuy nhiên, thời gian, chế độ và mức trợ cấp của mỗi người sẽ khác nhau, điều đó phụ

thuộc vào những rủi ro mà họ gặp phải cũng như mức độ đóng góp và thời gian tham gia
BHXH.
Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ, mặc dù nguyên tắc của BHXH là có đóng- có
hưởng, đóng ít- hưởng ít, đóng nhiều- hưởng nhiều nhưng như vậy không có nghĩa là
những người có mức đóng góp như nhau sẽ chắc chắn đưọc hưởng một khoản trợ cấp
như nhau. Trong thực tế, cùng tham gia BHXH nhưng có người được hưởng nhiều lần,
có người được hưởng ít lần ( với chế độ ốm đau), thậm trí không được hưởng (chế độ
thai sản).
2. Phân loại quỹ bảo hiểm xã hội
Nhiệm vụ của các nhà làm công tác BHXH là phải thành lập nên quỹ BHXH theo cách
thức phù hợp với trình độ tổ chức và thực hiện. Thế nhưng, đó lại là một vấn đề hết sức
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

20

khó khăn và đôi khi không thống nhất quan điểm. Bởi vì theo nhiều cách tiếp cận khác
nhau có các loại quỹ bảo hiểm xã hội khác nhau.
a, Theo tính chất sử dụng quỹ
Quỹ dài hạn: Là quỹ được thành lập để dùng chi trả cho các chế độ đài hạn ( chế độ trợ
cấp hưu trí ).
Quỹ ngắn hạn: Dùng chi trả cho các chế độ trợ cấp ngắn hạn (ốm đau, thai sản ) .
b, Theo các trường hợp được BHXH
Có thể thành lập ra các quỹ theo từng chế độ và mỗi quỹ sẽ dùng để chi trả cho từng chế
độ tương ứng.
Quỹ hưu trí.
Quỹ TNLD-BNN.
Cách phân loại này giúp chúng ta có thể cân đối giữa mức hưởng và mức đóng góp đối
với từng chế độ.
c, Theo đối tượng quản lý, có:
Quỹ BHXH cho công chức nhà nước.

Quỹ BHXH lực lượng vũ trang.
ở mỗi nước, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể mà có thể thành lập quỹ bảo hiểm xã hội phù
hợp với điều kiện kinh tế xã hội, trình độ quản lý nhà nước Thông thường, khi mới
thực hiện BHXH các nước thành lập một quỹ chung nhất cho mọi người lao động do:
Trình độ tổ chức và quản lý còn hạn chế, đối tượng BHXH còn hạn hẹp và các chế độ
bảo hiểm xã hội còn ít ( một vài chế độ ). Nhưng khi nền kinh tế phát triển đến một mức
độ nhất định, trình độ quản lý được nâng cao, đối tượng tham gia ngày càng lớn thì
xuất hiện những bất cập mà đòi hỏi phải thành lập ra các quỹ BHXH thành phần.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×