Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu qủa khai thác của Đại lý Bảo hiểm Phú Thọ - 3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.98 KB, 8 trang )

nghiệp bảo hiểm khác nếu không được sự chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm
mà đại lý đang làm việc…
1.2. Phân loại đại lý bảo hiểm
Đại lý được phân loại theo các tiêu thức sau:
Căn cứ vào tư cách pháp lý, có hai loại đại lý là cá nhân và tổ chức. Cách phân loại
này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt lực lượng bán hàng của mình, đặc biệt
là khâu tuyển dụng đại lý.
Căn cứ theo loại hình bảo hiểm và tính chất rủi ro, có hai loại đại lý là đại lý bảo
hiểm nhân thọ và đại lý bảo hiểm phi nhân thọ.
- Đại lý bảo hiểm nhân thọ: là người được doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ uỷ
quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai thác bảo hiểm nhân thọ,
thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm
của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
- Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: là tổ chức hoặc cá nhân được doanh nghiệp bảo
hiểm phi nhân thọ uỷ quyền thực hiện các hoạt động liên quan đến công việc khai
thác bảo hiểm phi nhân thọ, thu phí bảo hiểm và các hoạt động khác trong khuôn
khổ về quyền và trách nhiệm của đại lý được nêu trong hợp đồng đại lý.
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh bảo hiểm, cách phân loại này rất cần thiết và
được sử dụng phổ biến trên thị trường bảo hiểm vì nó đáp ứng được yêu cầu về
marketing bảo hiểm, nhất là trong chính sách phân phối, đồng thời giúp hoạt động
quản lý đại lý đạt hiệu quả cao.
So với đại lý bảo hiểm phi nhân thọ thì đại lý bảo hiểm nhân thọ có số lượng đông
hơn, công tác quản lý đại lý phức tạp hơn, nhất là khâu tuyển dụng, đào tạo và quản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
lý. Đồng thời, đại lý bảo hiểm nhân thọ được hưởng quyền lợi nhiều hơn do tính
phức tạp của công việc và tính ổn định cao hơn…
Ngoài ra, còn có một số tiêu thức phân loại đại lý khác như: Căn cứ vào thư bổ
nhiệm, có đại lý giới thiệu dịchvụ và đại lý thu phí. Căn cứ theo trình độ chuyên
môn, có đại lý học việc và đại lý chính thức. Căn cứ theo phạm vi hoạt động của đại
lý, có đại lý phụ thuộc và đại lý độc lập…
Đối với đại lý bảo hiểm nhân thọ, có nhiều cách phân loại: Căn cứ theo phạm vi


quyền hạn, có đại lý toàn quyền, tổng đại lý và đại lý uỷ quyền. Căn cứ theo thời
gian hoạt động, có đại lý chuyên nghiệp và đại lý bán chuyên nghiệp. Căn cứ theo
nhiệm vụ chủ yếu, có đại lý chuyên khai thác và đai lý chuyên thu… Việc phân loại
này giúp doanh nghiệp bảo hiểm quản lý tốt mạng lưới đại lý và nâng cao hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
2. Vai trò của đại lý bảo hiểm
- Đối với doanh nghiệp bảo hiểm: Đại lý là lực lượng tiếp thị có hiệu quả nhất, giúp
doanh nghiệp bán sản phẩm. Thông qua bán hàng, đại lý giải thích cho khách hàng
tiềm năng những điều họ chưa biết hoặc chưa rõ về sản phẩm cũng như thương hiệu
của doanh nghiệp bảo hiểm.
Đại lý cũng là người trực tiếp nhận các thông tin phản hồi về sản phẩm bảo hiểm từ
phía khách hàng. Vì vậy những ý kiến họ đóng góp với doanh nghiệp bảo hiểm về
các vấn đề chính sách sản phẩm, phát hàh và quản lý hợp đồng… rất có giá trị thực
tế, giúp doanh nghiệp bảo hiểm nghiên cứu, điều chỉnh kịp thời để nâng cao tính
cạnh tranh.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Đối với khách hàng: Đại lý là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Thay vì
người mua phải tự tìm hiểu về bảo hiểm thì đại lý sẽ làm công việc này. Như vậy, sẽ
giúp khách hàng tiết kiệm thời gian về tiền của.
- Đối với xã hội: Đại lý là người cung cấp dịch vụ cho xã hội, mang đến sự đảm bảo
cho mỗi cá nhân, tổ chức và gia đình và sự yên tâm cho những người có trách
nhiệm trong gia đình. Do vậy, xét trên một khía cạnh nào đó, đại lý bảo hiểm còn
góp phần đảm bảo an toàn cho xã hội.
3. Các nhiệm vụ chính của đại lý bảo hiểm
a. Tư vấn cho khách hàng ký hợp đồng bảo hiểm
Sau khi xác định được nhu cầu của khách hàng thì giới thiệu, đưa ra các nghiệp vụ
bảo hiểm thích hợp, và giới thiệu luôn về công ty, doanh nghiệp bảo hiểm của mình
như: khả nưng tài chính trách nhiệm vị thế, uy tín, địa chỉ, các vấn đề có liên quan.
Sau đó giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng khi tham gia loại hình
bảo hiểm. Khi được sự đồng ý của khách hàng tham gia bảo hiểm thì hướng dẫn họ

các thủ tục và đánh giá những rủi ro ban đầu để kê khai trung thực về các yếu tố cần
thiết. Khi chấp nhận bảo hểm đồng thời thu phí bảo hiểm, cấp giấy chứng nhận bảo
hiểm (đơn bảo hiểm) và theo dõi.
b. Theo dõi giúp đỡ khách hàng và tái tục hợp đồng bảo hiểm
Các hợp đồng bảo hiểm có thời hạn ngắn, dài tuỳ thuộc vào người tham gia bảo
hiểm theo các loạ hình bảo hiểm khác nhau. Nhưng khi cấp đơn bảo hiểm xong còn
phải tiếp tục quan hệ giao tiếp, theo dõi khách hàng để nhằm giúp đỡ khách hàng
khi cần thiết và từ mối quan hệ thường xuyên này káhch hàng sẽ giới thiệu giúp đại
lý bảo hiểm mở mang thêm các khách hàng khác, cũng như giúp công ty bảo hiểm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
phát triển. Đại lý nhận thông tin hai chiều từ khách hàng - đại lý - Công ty bảo hiểm
sẽ giúp các hợp đồng bảo hiểm đạt kết quả trong theo dõi phuc vụ đồng thời tạo sự
tin cậy và uy tín cho việc tái tục hợp đồng khi đến thời gian đáo hạn.
c. Chấp hành các nội quy và quy định của công ty bảo hiểm
Bảo hiểm là một nghề kinh doanh dịch vụ đặc biệt do vậy nội quy, quy định quản
lý về nghiệp vụ, quản lý về tài chính đòi hỏi mỗi đại lý phải thực hiện nghiêm túc
như: Thu nộp phí bảo hiểm, hoá đơn, giấy chứng nhận bảo hiểm phải thực hiện nộp
đúng đủ, đúng địa điểm thời gian quy định, việc quản lý hoá đơn ấn chỉ bảo hiểm
đúng nguyên tắc, hoá đơn thu phí cấp giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đơn bảo hiểm
không để hư hỏng mất mát. Thực hiện đầy đủ việc báo cáo thống kê nghiệp vụ tài
chính theo quy định.
d. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nghiệp vụ
Việc tham gia này là để giúp cho đại lý nắm được các thông tin trang bị kiến thức
mới về nghiệp vụ, các kinh nghiệm trong quản lý mới của công ty để góp phần nâng
cao trình độ năng lực khai thác và các nghiệp vụ khác của đại lý. Đặc biệt tăng
cường khả năng giao tiếp mở rộng các khách hàng.
4. Quyền lợi của đại lý bảo hiểm
a. Đại lý được đào tạo cơ bản và nâng cao theo các chương trình đào tạo bảo hiểm
cấp 1 và đào tạo các khoá học cao hơn: Đại lý cấp 2, đào tạo về quản lý đại lý, đào
tạo về marketing.

b. Được hưởng chế độ hỗ trợ trong thời gian học nghề và các chế độ phúc lợi. Thời
gian học nghề thường là 3 tháng hoặc ngắn hơn. Đại lý sẽ được hưởng trợ cấp học
nghề trong thời gian học nghề. Trong thời gian học nghề nếu đại lý thực tập đi khai
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
thác bảo hiểm đem lại doanh thu cho công ty thì được hưởng nguyên 100% hoa
hồng các nghiệp vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
c. Được xem xét khen thưởng khi có thành tích trong quá trình khai thác: Bằng hiện
vật hoặc các giấy khen, bằng khen các cấp, được hưởng chế độ tham quan, nghỉ
mát du lịch…
d. Được thăng tiến trong nghề nghiệp: Phụ thuộc vào khả năng phấn đấu và tinh
thần trách nhiệm của cá nhân đại lý thì được bổ nhiệm vào các chức vụ lanh đạo đại
lý: Tổ trưởng, tổ phó, trưởng phòng hoặc phó trưởng phòng đại lý.
e. Được tham gia sinh hoạt vào các tổ chức đoàn thể như: Đoàn thanh niên, công
đoàn, nữ công và tham gia các sinh hoạt văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.
f. Được hưởng một số các quyền lợi khác như: Chủ động quyết định trong các công
việc bảo hiểm mà mình được giao, có thu nhập không bị giới hạn.
III. Phân biệt giữa đại lý bảo hiểm phi nhân thọ với đại lý bảo hiểm nhân thọ
Dựa vào tính đặc trưng cơ bản của bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ mà
đại lý bảo hiểm phi nhân thọ và đại lý bảo hiểm nhân thọ cũng có những hình thức
hoạt động, tiếp xúc khách hàng thu phí bảo hiểm, theo dõi, thụ lý hồ sơ giải quyết
bồi thường cũng có khác nhau.
- Đại lý bảo hiểm nhân thọ: một loại hình bảo hiểm qua đó Công ty bảo hiểm cam
kết sẽ trả một số tiền theo thoả thuận ghi trong hợp đồng, khi có sự kiện bảo hiểm
như quy định trong hợp đồng xảy ra liên quan đến sinh mạng và sức khoẻ con người
như sống đến thời hạn nhất định, ốm đau, thương tật, nằm viện, chi phí chăm sóc,
chết do mọi nguyên nhân. Hoạt động của đại lý chủ yếu là hoạt động cá nhân riêng
lẻ. Phí bảo hiểm theo tháng, quý, năm, 1 vài năm… hoặc cả hợp đồng bảo hiểm. Phí
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
bảo hiểm nhân thọ không thay đổi trong suốt quá trình của hợp đồng bảo hiểm còn
hiệu lực. Các hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực. Các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là

dài hạn, trung hạn… không có ngắn hạn: 1 vài ngày, vài tháng, 1 năm… Nên khách
hàng phải có tài chính ổn định thường xuyên. Đồng thời khi tham gia loại hình bảo
hiểm này người ta có thể hiểu được như là một hình thức tiết kiệm tiền, có lãi, và
được bảo hiểm theo một số điều khoản cam kết, kết thúc hợp đồng sẽ nhận được
tiền của mình đóng góp vào. Đại lý bảo hiểm nhân thọ sẽ thu phí định kỳ: tháng,
quý, năm… ổn định theo thoả thuận đã cam kết.
Nhưng đại lý bảo hiểm phi nhân thọ có tính chất hoạt động khác hơn: vì bán sản
phẩm bảo hiểm là vô hình người mua không dễ gì cảm nhận được sản phẩm mình
định mua như: chất lượng, độ bền… yêu cầu đại lý có tính chuyên nghiệp cao, gây
lòng tin. Hợp đồng bảo hiểm cam kết chỉ khi nào xảy ra sự kiện bảo hiểm thì khách
hàng mới được hưởng quyền lợi bảo hiểm. Còn không xảy ra thì không được
hưởng.
Phí bảo hiểm phi nhân thọ được tính theo thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm, 1 vài
ngày, từng chuyến hàng. Đối tượng tham gia bảo hiểm có thể là tổ chức, cá nhân.
Phí có thể thay đổi không cố định, có thể thay đổi của các năm tiếp theo như có sự
thay đổi các điều kiện bảo hiểm, phụ thuộc vào mức độ rủi ro. Nếu người tham gia
bảo hiểm giới hạn phạm vi bảo hiểm vào 1 vài rủi ro không tham gia bảo hiểm thì
bảo hiểm sẽ xem xét giảm bớt phí và ngược lại, nếu mở rộng phạm vi bảo hiểm
thêm một số rủi ro phụ khác thì phí bảo hiểm sẽ tăng lên.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Các nghiệp vụ bảo hiểm khác như: tài sản, trách nhiệm dân sự giữa người bảo hiểm
- người được bảo hiểm và đối với người thứ ba có liên quan tới rủi ro bảo hiểm thì
đều có mối quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm bồi thường những thiệt hại.
Chương II: Thực trạng hoạt động khai thác của đại lý bảo hiểm tại công ty bảo hiểm
Phú thọ
I. Vài nét về công ty bảo hiểm Phú thọ
1. Lịch sử hình thành Công ty bảo hiểm Phú Thọ
Công ty bảo hiểm Phú Thọ thành lập vào cuối năm 1980, bắt đầu hoạt động năm
1981 thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực Bảo hiểm nhằm góp phần
vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Với hơn 25 năm hoạt động Bảo hiểm Phú Thọ đã đạt được những kết quả như sau:
1.1. Phát triển nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu Bảo hiểm của đời sống và sản phẩm,
phục vụ công cuộc đổi mới của đất nước
Từ khi mới thành lập Công ty Bảo hiểm Phú Thọ tiến hành 2 nghiệp vụ bảo hiểm là
Bảo hiểm tai nạn hành khách đi lại trên các phương tiện vận tải công cộng và Bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 với doanh thu còn
rất nhỏ bé, khả năng tài chính còn chưa vững chắc, tầm phục vụ còn hạn hẹp. Đến
những năm gần đây, khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp Nhà nước được giao vốn, tự chủ về tài chính, đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam gia tăng, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, Bảo Việt Phú Thọ đã
phát triển thêm nhiều loại hình Bảo hiểm mới, phục vụ nhu cầu của sản xuất và đời
sống của nhân dân.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Cuối năm 1996 Bảo Việt Phú Thọ bắt đầu đưa các loại hình bảo hiểm nhân thọ lần
đầu tiên phục vụ nhu cầu Bảo hiểm của nhân dân. Đến nay Bảo hiểm nhân thọ đã
phát triển nhanh chóng và được nhiều người dân trong tỉnh quan tâm, tham gia.
Cùng với việc thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước,
Bảo Việt còn tiến hành một số nghiệp vụ nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà
nước như: Bảo hiểm cây lúa, cây công nghhiệp, vật nuôi, bảo hiểm lao động cho
người nông dân, bảo hiểm học sinh…
Đến năm 2000 cùng với chủ trương của Tổng Công ty và sự phát triển lớn mạnh,
Công ty Bảo hiểm Phú Thọ đã tách ra thành hai Công ty; Công ty bảo hiểm Nhân
Thọ hoạt động trên lĩnh vực nhân thọ và Công ty Bảo hiểm Phú Thọ hoạt dộng trên
lĩnh vực phi nhân thọ.
Đến nay Bảo Việt Phú Thọ tiến hành trên các nghiệp vụ Bảo hiểm thuộc hầu hết các
lĩnh vực khác nhau như: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm con người và bảo hiểm trách
nhiệm.
1.2. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính
Bao gồm:
- Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu và vận chuyển nội địa

- Bảo hiểm thân tàu (tàu biển, tàu sông, tàu đánh cá)
- Bảo hiểm trách nhiệm các chủ xe cơ giới và thân xe
- Bảo hiểm thuỷ thủ thuyền viên
- Bảo hiểm tai nạn hành khách
- Bảo hiểm tai nạn lái xe và phụ xe và người ngồi trên xe
- Bảo hiểm tai nạn khách du lịch
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×