Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Kế hoạch hành động quốc gia vì sự sống còn trẻ em giai đoạn 2009 – 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.17 KB, 57 trang )


BỘ Y TẾ












KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA
VÌ SỰ SỐNG CÒN TRẺ EM
GIAI ĐOẠN 2009 – 2015


















HÀ NỘI, 2009


MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN 2
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM 4
I. Tử vong trẻ em 4
II. Tình hình dinh dưỡng trẻ em 5
III. Hệ thống Y tế 7
IV. Hoạt ñộng ñiều trị 17
V. Tác ñộng của các chiến lược, chính sách ñến chăm sóc sức khỏe trẻ em 19
CHƯƠNG III. MỤC TIÊU 20
I. Mục tiêu chung 20
II. Mục tiêu cụ thể 21
CHƯƠNG IV. ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC VÀ CÁC CAN THIỆP 21
I. Các lĩnh vực can thiệp 21
II. Đối tượng can thiệp 22
III. Các can thiệp thiết yếu vì sự sống còn trẻ em 22
CHƯƠNG V. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI 22
CHƯƠNG VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN 23
I. Giải pháp xã hội hóa 23
II. Giải pháp kỹ thuật 24
III. Giải pháp tài chính 25
IV. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, lập kế hoạch, theo dõi, giám sát và nghiên cứu
khoa học 25
V. Giải pháp nâng cao sự tham gia của gia ñình và cộng ñồng ñối với các can thiệp vì sự

sống còn trẻ em 26
CHƯƠNG VII. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG 27
CHƯƠNG VIII. QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN 34
I. Quản lý ñiều hành 34
1. Thành lập Ban ñiều hành các cấp 34
2. Hỗ trợ kỹ thuật 35
3. Cơ chế phối hợp triển khai 35
II. Tổ chức thực hiện 36
1. Giai ñoạn 2009-2011 36
2. Giai ñoạn 2012 - 2015 36
Phụ lục 1. Bảng hoạt ñộng chi tiết cho các mục tiêu của kế hoạch hành ñộng 37
Phụ lục 2. Phân vùng các can thiệp vì sự sống còn trẻ em 47
Phụ lục 3. Khuyến nghị các can thiệp theo vùng 48
Phụ lục 4. Bảng ngân sách Kế hoạch hành ñộng 49




1

BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

ARI Chương trình phòng nhiễm khuẩn hô hấp cấp
BH-UV-HG Bạch hầu – uốn ván – ho gà
BCG Tiêm phòng lao
BMTE Bà mẹ trẻ em
CDD Chương trình phồng chống tiêu chảy cấp
CSSK Chăm sóc sức khỏe
CSSKBMTE


Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em
DHS Điều tra nhân khẩu học
EPI Chương trình tiêm chủng mở rộng
GAVI Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng
HIV/AIDS Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người/Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người
HĐND Hội ñồng nhân dân
IMCI Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
KHHĐ Kế hoạch hành ñộng
MICS Điều tra ñánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ
LHQ Liên hiệp quốc
ORS Dung dịch bù nước và ñiện giải
SC Tổ chức cứu trợ trẻ em
SKSS Sức khỏe sinh sản
TNK Thiên niên kỷ
TTYT Trung tâm Y tế
TMCR Tiêm chủng mở rộng
TT CSSKSS Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
UNICEF Quỹ Nhi ñồng liên hiệp quốc
ÙNFPA Quỹ Dân số liên hiệp quốc
UBND Ủy Ban nhân dân
VSDTTW Vệ sinh dịch tễ trung ương
WHO Tổ chức Y tế thế giới
JICA Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản

2

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG VÌ SỰ SỐNG CÒN TRẺ EM
GIAI ĐOẠN 2009 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết ñịnh số ngày của Bộ Y tế)


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
Kể từ khi thế giới phát ñộng phong trào vì sự sống còn của trẻ em vào những
năm ñầu thập kỷ 80, tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi ñã giảm một cách ñáng kể, từ
117%o xuống còn 93 %o vào năm 1990. Tuy nhiên, ñến thập niên cuối của thế kỷ 20,
tử vong trẻ em có xu hướng giảm chậm. Số liệu năm 2000 cho thấy mục tiêu ñề ra
trong Hội nghị thượng ñỉnh Thế giới vì trẻ em là giảm tử vong trẻ em không ñạt ñược .
Do vậy các quốc gia thành viên LHQ ñã thông qua Những mục tiêu phát triển thiên
niên kỷ, trong ñó có mục tiêu thứ 4 là giảm 2/3 tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 5 tuổi trong
giai ñoạn 1990 – 2015.
Việt Nam ñã cam kết ñạt Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, tỏ rõ quyết tâm giảm
tỷ lệ tử vong trẻ em và ñã ñạt ñược những kết quả khá ấn tượng. Cụ thể là ñã giảm tỷ lệ
tử vong trẻ dưới 5 tuổi từ 53%
o
năm 1990 xuống còn 26%
o
năm 2006. Cũng trong giai
ñoạn này, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi giảm từ 44%
o
xuống 16%
o
. Việt Nam cũng ñã
duy trì ñược tỷ lệ tiêm chủng cao (> 95 %), năm 2000 ñã thanh toán ñược bệnh bại liệt,
năm 2005 bệnh uốn ván sơ sinh ñã ñược loại trừ. Với các kết quả này, Việt Nam ñang
trên ñà tiến tới thực hiện ñạt ñược mục tiêu TNK 4 vào năm 2015.


Trong khi chúng ta ñạt ñược nhiều thành tựu về sự sống còn trẻ em trên phạm vi
cả nước thì nhiều ñịa phương vẫn còn chưa ñủ khả năng ñể theo kịp tiến ñộ ñạt mục tiêu
TNK. Tỷ lệ tử vong trẻ em ở các khu vực miền núi, sâu và hẻo lánh, nông thôn hay ở
trong các gia ñình nghèo cao gấp 3-4 lần so với vùng ñồng bằng và các gia ñình khá giả.

Mặc dù tử vong trẻ em giảm ở tất cả các nhóm hộ gia ñình có thu nhập khác nhau nhưng
sự khác biệt về tử vong giữa những gia ñình nghèo nhất và giàu nhất lại ñang có xu
hướng tăng lên. Miền núi, vùng sâu, vùng hẻo lánh vẫn còn rất khó khăn trong việc tiếp
cận với các dịch vụ y tế có chất lượng, ví dụ như trong khi phần lớn (88%) phụ nữ mang
thai có cán bộ ñược ñào tạo hỗ trợ khi sinh ñẻ thì ở miền núi tỷ lệ này chỉ là 44%. Trong
khi tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi ñã giảm nhưng tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh hầu như không
thay ñổi và vẫn còn chiếm tỷ lệ cao. Nhiều bà mẹ và trẻ sơ sinh chưa ñược chăm sóc tốt,
ñặc biệt là ở miền núi và vùng sâu vùng xa, do vậy tỷ lệ tử vong sơ sinh chiếm tới 70%
tử vong trẻ dưới 1 tuổi và trên 50% tử vong trẻ dưới 5 tuổi.
Để ñạt ñược mục tiêu TNK 4, chúng ta cần phải nỗ lực hơn nữa nhằm ñảm bảo
các can thiệp thiết yếu vì sự sống còn trẻ em ñến ñược với tất cả trẻ em trên toàn quốc.
Trẻ em, ñặc biệt là trẻ em ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cần ñược tiếp cận với các dịch
vụ y tế. Chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện ñược việc này bằng các nỗ lực củng cố và
tăng cường hệ thống y tế phối hợp chặt chẽ với cộng ñồng, thực hiện mô hình chăm sóc

3

liên tục cho bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em với các gói can thiệp thiết yếu phù hợp với từng
mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ; huy ñộng mọi nguồn lực ñể ñẩy mạnh
và duy trì các biện pháp cứu sống trẻ em; phổ biến kinh nghiệm, tiến hành nghiên cứu
ñưa ra các bằng chứng cho việc lập kế hoạch và thực hiện các chương trình can thiệp
phù hợp và hiệu quả hơn; tăng cường lãnh ñạo và áp dụng chính sách có hiệu quả ñể giải
quyết tốt hơn nữa vấn ñề sức khỏe của trẻ em Việt Nam.
Những biện pháp này ñã ñược phản ánh trong Kế hoạch hành ñộng quốc gia vì
sự sống còn trẻ em. Kế hoạch hành ñộng này là công trình của những người có tâm
huyết ñã ñầu tư công sức, trí tuệ ñể ñánh giá, phát hiện, lập kế hoạch và ñưa ra những
giải pháp ñể giải quyết các vấn ñề sức khỏe trẻ em ñồng thời ñể theo dõi ñánh giá các
hoạt ñộng can thiệp vì sự sống còn trẻ em ở cấp quốc gia. Kế hoạch hành ñộng này
cũng là tài liệu hướng dẫn về hoạch ñịnh chính sách, tuyên truyền vận ñộng các
chương trình chăm sóc vì sự sống còn trẻ em cho tất cả các cơ quan, tổ chức hoạt ñộng

trong lĩnh vực trẻ em.

4

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ THÁCH THỨC VỀ SỨC KHỎE TRẺ EM
I. Tử vong trẻ em
1. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em
Tỷ lệ tử vong trẻ em giảm một cách ñáng kể và ñều ñặn trong vài thập kỷ qua.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi ñã giảm từ 35
và 42%o năm 2001 xuống 16.0 và 26.0%o năm 2006. So với thập kỷ trước, tỷ lệ này
ñã giảm xuống còn một nửa và ở mức tương ñương với các nước trong khu vực có thu
nhập bình quân cao gấp 3- 4 lần so với nước ta. Với xu hướng giảm này, nước ta ñang
trên ñà tiến tới ñạt ñược Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 vào năm 2015.
Thách thức:
Vẫn còn một số lượng lớn trẻ em Việt nam tử vong hàng năm. Với tỷ lệ dân số
trong ñộ tuổi sinh ñẻ cao ở một nước ñông dân nên mặc dù tỷ lệ tử vong trẻ em nước
ta tuy ñã giảm một cách ñáng kể nhưng số trẻ tử vong hàng năm vẫn rất cao. Theo
ñánh giá của UNICEF
1
,

hàng năm có tới 28.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong trong ñó có
khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi chiếm 6,5%, ước tính khoảng
6.000.000 trẻ và số trẻ sơ sinh ra ñời hàng năm từ 1.200.000- 1.500.000 là nhóm ñối
tượng lớn cần ñược quan tâm một cách thỏa ñáng.
Sự khác biệt: Sự khác biệt rõ rệt về sức khỏe và tình trạng dinh dưỡng trẻ em
giữa các vùng ñịa lý và các vùng kinh tế, xã hội khác nhau là một thách thức lớn trong
công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Tỷ lệ tử vong trẻ em ở vùng núi, vùng khó khăn
hoặc trong các gia ñình nghèo cao gấp 3-4 lần so với trẻ em ở vùng ñồng bằng hoặc ở
trong các gia ñình có thu nhập cao

2
.
Tương tự ñối với tử vong sơ sinh, sự khác biệt cũng rất rõ rệt giữa các vùng.
Theo số liệu ñiều tra cơ bản của dự án chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh ở tỉnh Quảng
Ninh, tỷ lệ tử vong sơ sinh năm 2006 trong toàn tỉnh
3
, ở vùng núi là 45%o cao gấp 9
lần so với vùng ñồng bằng (5%o).
Tử vong chu sinh bao gồm cả chết bào thai từ 22 tuần trở lên, chết tại cuộc ñẻ
và giai ñoạn sơ sinh sớm (trong vòng 7 ngày sau ñẻ), là một chỉ số liên quan chặt chẽ
ñến tình hình chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh cũng cho thấy sự khác biệt rất lớn giữa
các vùng/miền trong toàn quốc. Theo ñiều tra của Bộ Y tế
4
năm 2001 tiến hành trên 7
vùng sinh thái, tử vong chu sinh là 22,2/1000 trẻ ñẻ sống với tỷ lệ tử vong cao nhất là
ở vùng Tây nguyên, vùng núi phía Bắc, cao gấp hơn 2 lần so với vùng ñồng bằng sông
Hồng và ñồng bằng Nam bộ.

1. UNICEF.
2
Demographic health Survey 2002
3
Dự án NeoKip - Quảng ninh - Số liệu ñiều tra cơ bản 2006
4
Trần Thị Trung Chiến - Điều tra tử vong chu sinh 2001

5

T vong s sinh chim phn ln trong tng s t vong tr em. T vong s sinh
khụng cú trong s liu bỏo cỏo hng nm ca B Y t, nhng theo s liu ca cuc

ủiu tra v Dõn s v Sc khe nm 2002 l khong 12%o, chim hn mt na (52%)
s t vong tr di 5 tui. Cỏc nghiờn cu trong bnh vin cng cho thy t l t vong
tr s sinh hin nay chim ti hn 70% t vong tr di 1 tui.
2. Nguyờn nhõn t vong tr em
Theo ủỏnh giỏ ca T chc Y t th gii, 5 nguyờn nhõn chớnh gõy t vong tr
em nc ta l t vong s sinh, viờm phi, tiờu chy, tai nn thng tớch v si. Cng
theo ủỏnh giỏ ca T chc Y t th gii, ủ non, ngt, nhim khun nng v d tt bm
sinh l 4 nguyờn nhõn chớnh gõy t vong tr s sinh. Nhn ủnh ny hon ton phự
hp vi cỏc nghiờn cu trong nc v nguyờn nhõn chớnh gõy t vong s sinh
5

Cỏc nguyờn nhõn chớnh gõy t vong s sinh nh ủ non, ngt, nhim khun l
nhng nguyờn nhõn cú th phũng trỏnh ủc. Nõng cao cht lng chm súc trc
sinh, ti cuc ủ, hi sc tr ngt ủỳng, kp thi l nhng can thip tớch cc v hiu
qu ủ gim t vong tr s sinh. Kinh nghim t cỏc nc ủang phỏt trin khỏc cho
thy 75% s t vong s sinh cú th phũng trỏnh ủc bng cỏc can thip ủn gin, ớt
tn kộm (c tớnh ch thờm 1 ủụ la M cho 1 tr). iu quan trng l phi cú k hoch
u tiờn ủa cỏc can thip ủỳng ti cỏc b m v tr s sinh cú nguy c ủũi hi nhu cu
ủc chm súc nht.
II. Tỡnh hỡnh dinh dng tr em
1.Tỡnh trng dinh dng ca tr di 5 tui ủang ủc ci thin mt cỏch rừ
rt
Suy dinh dng l nguy c ln nht liờn quan ủn t vong tr em. Theo c
tớnh ca WHO v UNICEF, t 30 50% t vong tr em di 5 tui cú liờn quan ủn
suy dinh dng. Nhng ni cú t l t vong tr em cao luụn ủng hnh vi t l suy
dinh dng cao. Thnh tu gim t vong tr em nc ta trong nhng thp k qua
chc chn cú phn ủúng gúp quan trng ca vic gim t l suy dinh dng. Cho ủn
nay, t l suy dinh dng cõn nng theo tui tr em vn tip tc gim ủu ủn, trung
bỡnh mi nm khong 2,6%; t mc 31,9% nm 2001 xung 21,2% nm 2007. iu
ủỏng phn khi l t l gim suy dinh dng tr em ủng ủu tt c cỏc khu vc k

c ni cú t l suy dinh dng cao nht l vựng Tõy nguyờn.

5
inh Th Phng Hũa. Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại tuyến bệnh viện và các yếu tố liên quan. Tạp
chí nghiên cứu Y học. Phụ trơng , tập 35, số 2. Số đặc biệt Hội nghị khoa học Nhi khoa Việt Pháp lần thứ 3, Hà
nội tháng/2005; trang 36-40

6

Phòng thiếu vitamin A bao phủ ñược trên 80% trẻ từ 6 tháng ñến 3 tuổi cho kết
quả là ñã không còn bệnh mù lòa, khô mắt và các biểu hiện lâm sàng do thiếu vitamin
A ở trẻ em
6
.
Với các kết quả trên, nước ta ñã ñược Tổ chức Y tế Thế giới và Quĩ Nhi ñồng
Liên hiệp quốc ñánh giá là nước duy nhất trong số các nước ñang phát triển ñạt gần
mức giảm suy dinh dưỡng theo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ.
2. Các vấn ñề tồn tại
Mặc dù ñã có những cải thiện ñang kể về tình trạng dinh dưỡng trẻ em nhưng
tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em nước ta vẫn cao hơn các nước trong khu vực. Điều ñáng
quan tâm là tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi ñã giảm trong giai ñoạn 2000 –
2005 những hiện nay vẫn còn ở mức cao 30%. Với số liệu này, Việt Nam là một trong
36 nước chiếm 90% tổng số suy dinh dưỡng thể còi cọc trên thế giới
7
. Ảnh hưởng của
suy dinh dưỡng thể còi cọc trong 2 năm ñầu là rất quan trọng ñến chiều cao khi trưởng
thành và sức khỏe nói chung. Vì vậy cần có những can thiệp dài hạn, tích cực và toàn
diện kể từ khi mang thai cho ñến khi trẻ ñược 2 tuổi nhằm giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
nói chung và suy dinh dưỡng thể còi cọc nói riêng cho chiến lược lâu dài là nâng cao
tầm vóc của người Việt Nam.

Sự khác biệt giữa các vùng miền cũng là một vấn ñề tồn tại trong trong lĩnh vực
dinh dưỡng trẻ em. Ở Tây nguyên và vùng núi phía Bắc tỷ lệ suy dinh dưỡng chiều
cao/cân nặng cao nhất nước (36% và 32% so với tỷ lệ chung cả nước là 27%), suy
dinh dưỡng thể thấp còi rất cao ở một số tỉnh ở Tây nguyên, Quảng Ninh, Hà Giang và
Lai Châu ở mức > 40%, trong khi ở thành phố Hồ Chí Minh là 8.8% và Hà Nội là
16.8%.
Mặc dù thiếu vitamin A thể nặng hầu như ñã ñược loại trừ ở trẻ em, thể tiền lâm
sàng vẫn ñang còn tồn tại có ảnh hưởng ñến sức khỏe cộng ñồng. Tỷ lệ thiếu máu ở
phụ nữ mang thai và trẻ em vẫn còn hơn 30%. Đây là một vấn ñề lớn ảnh hưởng ñến
sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Một thách thức lớn trong chương trình Dinh dưỡng là tỷ lệ bú mẹ hoàn toàn còn
rất thấp. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2005, chỉ có 32% trẻ sơ
sinh và 12% trẻ từ 4-6 tháng tuổi ñược bú mẹ hoàn toàn. Hiện trạng này do 3 nhóm
nguyên nhân chính: thứ nhất là thiếu hỗ trợ từ các chính sách Nhà nước, cụ thể như
chế ñộ nghỉ ñẻ cho bà mẹ chỉ ñược 4 tháng, trong khi bà mẹ cần 6 tháng ñể cho con bú
hoàn toàn; nhóm nguyên nhân thứ hai là do các ñơn vị trong ngành y tế chưa thực hiện
tốt hoạt ñộng khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, cụ thể là cán bộ y tế thiếu kiến thức
và kỹ năng tư vấn cho bà mẹ; thiếu quyết tâm ñể xây dựng cũng như duy trì Bệnh viện

6
Ha Huy Khoi – Progress of Vitamin A deficiency control program in Vietnam, in 20 years of prevention and
control of micronutrient deficiencies in Vietnam – NIN 2001, Medical Publishing House
7
The Lancet – Maternal and Child undernutrtion- January, 2008

7

bạn hữu trẻ em; bên cạnh ñó sự quảng cáo quá mức và những quà tặng hấp dẫn của các
hãng sữa về sản phẩm thay thế sữa mẹ ñã ảnh hưởng không nhỏ ñến cán bộ y tế, ñến
thực hành hỗ trợ các bà mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn. Nhóm nguyên nhân quan trọng

nhất là từ phía cộng ñồng, ít người dân tin rằng bà mẹ có thể ñủ sữa cho trẻ bú hoàn
toàn trong 6 tháng, trong khi ñó lại tin tưởng vào việc cho ăn bổ sung sớm sẽ làm cho
trẻ cứng cáp.
III. Hệ thống Y tế
1. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe
Một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần vào thành công trong công
tác chăm sóc sức khỏe trẻ em nước ta là nhờ có một mạng lưới và hệ thống chăm sóc y
tế toàn diện, rộng khắp ñến ñược ñến tận người dân. Đó là hệ thống chăm sóc sức khỏe
phân cấp theo 4 tuyến: trung ương, tỉnh, quận/huyện và xã/phường.
1.1 Tổ chức mạng lưới
Tuyến trung ương: Bộ Y tế chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật bao
gồm cả công tác dự phòng và ñiều trị. Hầu hết các Vụ, Cục trong Bộ Y tế ñều có một
số chức năng, nhiệm vụ liên quan ñến các hoạt ñộng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em,
ñặc biệt quan trọng là các Vụ, Cục sau: Vụ Sức khoẻ bà mẹ trẻ em ñược phân công
chịu trách nhiệm chính về sức khỏe trẻ em bao gồm các các lĩnh vực xây dựng chính
sách; xây dựng và ñánh giá việc thực hiện các hướng dẫn quốc gia; phối hợp với các
Cục, Vụ, Viện và các ñơn vị liên quan trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em. Cục
Quản lý Khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm về chuyên môn, kỹ thuật ở các cơ sở lâm
sàng và hỗ trợ, theo dõi, giám sát tuyến tỉnh và tuyến huyện. Cục Y tế dự phòng và
môi trường chịu trách nhiệm chỉ ñạo các Trung tâm Y tế dự phòng tuyến huyện về tất
cả các hoạt ñộng dự phòng liên quan ñến trẻ em, ñặc biệt là tiêm chủng và phòng
chống tai nạn thương tích. Vụ Khoa học và ñào tạo chịu trách nhiệm về nội dung ñào
tạo về nhi khoa ở các trường Trung cấp, Cao ñẳng và Đại học Y. Vụ Kế hoạch Tài
chính liên quan ñến toàn bộ kế hoạch và phân bổ ngân sách cho mọi hoạt ñộng trong
Bộ Y tế trong ñó có trẻ em.
Các Viện và bệnh viện Trung ương: Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh viện
Phụ sản trung ương, bệnh viện Nhi ñồng I thành phố Hồ Chí Minh và bệnh viện Từ Dũ
- thành phố Hồ Chí Minh ñược Bộ Y tế giao trách nhiệm chỉ ñạo tuyến, hỗ trợ xây
dựng, phổ biến kế hoạch, theo dõi giám sát các hoạt ñộng về chăm sóc, ñiều trị bà mẹ
trẻ em trong toàn quốc. Bệnh viện Nhi Trung ương ñược phân công phụ trách chỉ ñạo

tuyến các tỉnh phía Bắc, bệnh viện Nhi ñồng I ñược phân công phụ trách các tỉnh phía
Nam. Cơ quan thực hiện các hoạt ñộng về dinh dưỡng và dự phòng chăm sóc sức khỏe
trẻ em là Viện Dinh dưỡng Trung ương, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Bệnh viện
Lao và bệnh phổi, Viện Sốt rét.

8

Các Ban ngành liên quan: Cục Bảo vệ trẻ em thuộc Bộ Lao ñộng – Thương
binh – Xã hội chịu trách nhiệm về các văn bản qui phạm pháp luật, môi trường và các
hoạt ñộng liên quan ñến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong ñó có chức năng phối
hợp với Bộ Y tế về chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ em.
Tuyến tỉnh: Sở Y tế chỉ ñạo Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe sinh sản, Trung
tâm Y tế dự phòng, các bệnh viện ña khoa tỉnh thực hiện các công việc liên quan ñến
trẻ em bao gồm các hoạt ñộng chuyên môn, kỹ thuật, ñào tạo, lập kế hoạch, giám sát,
theo dõi tại tất cả các huyện trong tỉnh nhằm duy trì và nâng cao chất lượng chăm sóc
sức khỏe trẻ em.
Tuyến Quận/Huyện: Trung tâm Y tế dự phòng huyện gồm có các khoa chuyên
môn như khoa Chăm sóc SKSS, truyền thông, phòng chống các bệnh không lây
nhiễm, chịu trách nhiệm về công tác CSSKTE tại tuyến huyện và xã. Ngoài ra tại
tuyến quận/huyện còn có bệnh viện huyện, trong ñó khoa ngoại sản và nội nhi có
nhiệm vụ khám chữa bệnh cho bà mẹ trẻ em. TTYT dự phòng huyện và Phòng Y tế
huyện là hai cơ quan ñầu mối cho tất cả các hoạt ñộng liên quan ñến trẻ em và chỉ ñạo,
giám sát các Trạm Y tế xã thực hiện tất cả các chương trình, mục tiêu quốc gia, các
hoạt ñộng chăm sóc sức khỏe ban ñầu cho trẻ em.
Tuyến Xã/Phường: Trạm Y tế là nơi thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban ñầu,
thực hiện các chương trình về trẻ em tại cộng ñồng. Trạm Y tế còn có nhiệm vụ quan
trọng là hỗ trợ, giám sát các hoạt ñộng của mạng lưới y tế thôn bản trong các nhiệm vụ
như tuyên truyền, giáo dục sức khỏe; phát hiện và báo cáo dịch bệnh; chăm sóc theo
dõi trẻ tại nhà; tham gia vào các chương trình y tế liên quan và xử trí một số bệnh
thông thường ở trẻ em.


9

Các vấn ñề tồn tại trong mạng lưới chăm sóc y tế
Mạng lưới y tế rộng khắp trên toàn quốc là nền tảng cơ bản cho các hoạt ñộng
chăm sóc sức khỏe cho toàn dân trong ñó có trẻ em. Tuy nhiên khi kinh tế ñất nước phát
triển theo cơ chế thị trường và ngành y tế cũng ñang từng bước tiến hành xã hội hóa
công tác y tế, mạng lưới chăm sóc sức khỏe trẻ em có nhiều thay ñổi. Mặc dù chưa có
một ñánh giá sâu rộng về mạng lưới tổ chức, nhân lực, cơ sở vật chất và chất lượng
chăm sóc trẻ em nhưng số liệu từ các số liệu báo cáo và nghiên cứu cho thấy một số kết
quả chính sau:
Về tiếp cận dịch vụ y tế: nhiều bà mẹ và trẻ em ở vùng núi, vùng nông thôn vẫn
chưa ñược tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc y tế cơ bản như chăm sóc trước sinh, khi
sinh, tiêm chủng hoặc khám, chữa bệnh có chất lượng như các chỉ số trình bày trong bảng
dưới ñây.
Bảng 1: Độ bao phủ của một số can thiệp vì sự sống còn của trẻ em (MICS 2006)
Can thiệp Chỉ số Thành
thị
Nông
thôn

Tiêm phòng uốn
ván
Tỷ lệ bà mẹ sinh con trong 12 tháng qua
ñược tiêm phòng uốn ván
88% 78%
Người ñỡ ñẻ có
kỹ năng
Tỷ lệ các cuộc ñẻ do người có kỹ năng ñỡ
(bác sĩ/y tá/nữ hỗ sinh ñã ñược ñào tạo)

98% 85%
Đẻ tại cơ sở y tế Tỷ lệ ñẻ tại cơ sở y tế 90% 56%
Chăm sóc sơ sinh Tỷ lệ trẻ < 12 tháng tuổi ñược bú mẹ sớm
trong vòng 1 giờ sau ñẻ
53.9% 59%

Tỷ lệ trẻ < 6 tháng tuổi ñược bú mẹ hoàn
toàn

7.7% 19% Bú mẹ và cho ăn
bổ sung
Tỷ lệ trẻ từ 6 – 9 tháng ñược ăn bổ sung và
tiếp tục bú mẹ
67.9% 71.2%
Tỷ lệ trẻ từ 6 – 59 tháng tuổi ñược uống
Vitamin A trong vòng 6 tháng qua
54.6% 52.6%
Bổ sung vi chất
Tỷ lệ bà mẹ ñược uống Vitamin A trong
vòng 8 tuần sau ñẻ
47% 28%
Tỷ lệ trẻ 0 – 59 tháng tuổi bị tiêu chảy trong
2 tuần qua ñược ñiều trị ORS
100% 93.9% IMCI
Tỷ lệ trẻ 0 – 59 tháng tuổi nghi ngờ bị viêm
phổi trong 2 tuần qua ñược ñiều trị
98.8% 79.7%
Vắc xin phòng sởi
Tỷ lệ trẻ 1 tuổi ñược tiêm vắc xin phòng
sởi

93% 85%

10

1.2. Đầu tư kinh phí cho chăm sóc sức khỏe trẻ em
Nhà nước ta ñã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật và phân bổ kinh phí
ñáp ứng ñược nhu cầu cơ bản trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Các hoạt ñộng về y tế dự
phòng, dinh dưỡng cho trẻ em hầu hết do kinh phí nhà nước bao cấp. Đối với những
hoạt ñộng ñiều trị, Chính phủ ñã ban hành Luật qui ñịnh trẻ em dưới 6 tuổi ñược
khám, chữa bệnh miễn phí từ năm 1991
8
và ñược cụ thể hóa qua việc ban hành Nghị
ñịnh 95/CP ngày 27/8/1994 qui ñịnh trẻ em không phải trả một phần viện phí khi
khám, chữa bệnh ở các cơ sở y tế công lập.
Tuy nhiên do chưa ñảm bảo ñủ ngân sách cũng như chưa có cơ chế rõ ràng,
việc triển khai các chủ trương cũng như qui ñịnh của Chính phủ về khám, chữa bệnh
cho trẻ em dưới 6 tuổi vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy, năm 2005, Chính phủ ñã ban
hành Nghị số 36/2005/NĐ -CP qui ñịnh chi tiết một số ñiều của Luật bảo vệ, chăm sóc
và giáo dục trẻ em, trong ñó tại ñiều 18 ñã qui ñịnh trẻ dưới 6 tuổi ñược khám, chữa
bệnh không phải mất tiền tại các cơ sở công lập. Kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ
dưới 6 tuổi ñược phân bổ và giao cho từng cơ sở y tế ñể thực hiện theo phương thức
thực thanh, thực chi.
Mặc dù ñã có nhiều nỗ lực như trên, việc ñầu tư kinh phí cho ngành y tế vẫn
còn hạn hẹp. Theo ñánh giá năm 2001, kinh phí nhà nước ñầu tư cho ngành y tế
khoảng 6.1% tổng số chi phí hàng năm của Nhà nước là mức ñầu tư thấp nhất so với
các nước trong khu vực (Campuchia: 16%; Lào: 8,5%, Trung Quốc: 9,5%)
9
. Chính vì
vậy, ngân sách cho các hoạt ñộng chăm sóc sức khỏe trẻ em cũng không ñáp ứng ñược
nhu cầu tồn tại nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có hướng giải quyết thỏa ñáng. So với

ước tính của WHO và UNICEF là ñầu tư cho dịch vụ cơ bản chăm sóc trẻ em cần
khoảng 34 ñôla Mỹ/năm/trẻ thì mức 7 ñôla Mỹ/năm/trẻ của nước ta hiện nay là quá
thấp
10
. Thiếu ñầu tư tài chính do nguồn lực trong nước hạn hẹp dẫn ñến việc không
cung cấp ñủ các dịch vụ cần thiết, có chất lượng cho trẻ em là một trở ngại lớn trong
chăm sóc sức khỏe trẻ em nước ta. Một khó khăn nữa trong vấn ñề ñầu tư kinh phí là
ngân sách tài chính không phân bổ theo lứa tuổi nên rất khó ñể biết số tiền dành cho
chăm sóc ñiều trị trẻ em là bao nhiêu. Phần kinh phí cho các hoạt ñộng dự phòng có
hạng mục riêng nhưng xếp thành 2 nhóm là sức khỏe bà mẹ - trẻ em - kế hoạch hóa gia
ñình - tiêm chủng, nhóm chăm sóc sức khỏe ban ñầu và học ñường nên cũng khó tính
ñược cụ thể kinh phí dành riêng cho sức khỏe trẻ em.
1.3. Hệ thống báo cáo
Theo qui ñịnh, hệ thống báo cáo sức khỏe nói chung và cho trẻ em nói riêng
theo nguyên tắc báo cáo từ cộng ñồng ñến xã, huyện, tỉnh và trung ương. Hàng năm,

8
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 1991
9
Ministry of Health – Health service in Vietnam today 2006
10
WHO-UNICEF. Vietnam country profile 2006

11

Bộ Y tế nhận ñược báo cáo từ các Sở Y tế, tập hợp phân tích và công bố trong Niên
giám thống kê xuất bản hàng năm. Các thông tin về chăm sóc trẻ em như tình hình suy
dinh dưỡng, tiêm chủng ñã ñược thống kê khá ñầy ñủ. Tuy nhiên, số liệu về trẻ em còn
rất hạn chế và còn có những thách thức chính như sau:
Thiếu chính xác trong các số liệu ghi chép, báo cáo là thách thức lớn trong việc

lập kế hoạch cho chăm sóc sức khỏe trẻ em. Trong thống kê hàng năm của Bộ Y tế,
chỉ có số liệu về tử vong trẻ dưới 1 tuổi. Số trẻ tử vong từ 1 – 5 tuổi (chiếm hơn 1/3 số
trẻ tử vong dưới 5 tuổi) cũng như số trẻ tử vong trong giai ñoạn sơ sinh (chiếm hơn
50% tử vong dưới 5 tuổi) ñều không có trong Niên giám Thống kê của Bộ Y tế.
Trong các báo cáo khác về tỷ lệ tử vong, ñặc biệt là tử vong sơ sinh luôn thấp
hơn rất nhiều so với một số nghiên cứu và số thực tế. Theo số liệu ñiều tra cơ bản ở
tỉnh Quảng Ninh năm 2006, tỷ lệ tử vong sơ sinh trong toàn tỉnh là 16,2%o cao gấp 4
lần so với số liệu báo cáo là 4,2%o.
Hiện trạng trên không những xẩy ra ở các số liệu tử vong mà còn ở các số liệu
về tổng số trẻ sinh hàng năm, giới tính của trẻ. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
ñến năm 2006 chỉ có 87.6 % trẻ ñến 5 tuổi ñược khai sinh. Việc khai sinh muộn, ñặc
biệt ñối với trẻ gái, dẫn ñến thực tế là số liệu về trẻ sơ sinh không chính xác cũng như
số liệu về bệnh tật tử vong trẻ sơ sinh không ñược ghi chép ñầy ñủ. Vì vậy, các vấn ñề
sức khỏe trẻ sơ sinh ñã không ñược ưu tiên phù hợp dẫn ñến tình trạng là các hoạt
ñộng can thiệp về trẻ sơ sinh bị lãng quên trong một thời gian khá dài. Số liệu nghiên
cứu ở tỉnh Quảng Ninh cho thấy hàng năm có khoảng 5% số trẻ sinh ra không ñược
báo cáo, 10% số trẻ sinh ra ở bệnh viện không ghi chép về giới của trẻ.
Một vấn ñề khác trong hệ thống báo cáo là số liệu về mô hình bệnh tật, tử vong
trong Niên giám thống kê của Bộ Y tế không ñược phân tích theo tuổi nên rất khó
ñánh giá ñược tình hình khám, chữa bệnh cho trẻ em ở các cơ sở y tế. Cải thiện hệ
thống báo cáo về sinh tử nhằm có số liệu chính xác về sức khỏe và tử vong trẻ em là
một vấn ñề cấp bách cần ñược cải thiện. Giải quyết ñược vấn ñề này không những làm
cơ sở cho các can thiệp thích hợp mà còn thực hiện ñược quyền trẻ em, bảo ñảm mọi
trẻ sinh ra ñều ñược quyền khai sinh và nếu không may bị tử vong thì cũng ñược
quyền khai tử.
1.4. Nguồn nhân lực và hướng dẫn chuẩn về chăm sóc sức khỏe trẻ em
Nhìn chung ở tất cả các tuyến y tế ñều có cán bộ ñảm nhận công tác chăm sóc
sức khỏe trẻ em. Khoảng 65% trạm y tế có bác sĩ và hầu hết (93%) có ñội ngũ y sĩ sản
- nhi có chuyên môn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Tuy nhiên chất lượng
chăm sóc ở nhiều nơi chưa ñáp ứng ñược nhu cầu. Theo ñánh giá của UNFPA ở 7 tỉnh

dự án về thực hành chăm sóc trẻ sơ sinh thì chỉ có 54% nhân viên y tế tuyến tỉnh và
37% ở tuyến huyện ñạt chuẩn quốc gia về chăm sóc trẻ sơ sinh sau ñẻ.

12

Hướng dẫn Chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ñược
ban hành năm 2002 thực sự ñã là một tài liệu chuẩn mực có tính chất pháp lý giúp cán
bộ y tế các hướng dẫn cụ thể trong công việc hàng ngày. Tuy nhiên, trong Hướng dẫn
này chỉ có một phần rất nhỏ cho chăm sóc sơ sinh và chưa có phần về chăm sóc trẻ
em.
Về nội dung lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh: Các tài liệu ñào tạo ñã ñược Bộ Y tế
phê duyệt như là một tài liệu chuẩn ñể xử trí trẻ bệnh và hướng dẫn về dinh dưỡng.
Mặc dù tài liệu ñào tạo IMCI thường xuyên ñược cập nhật nhưng chưa ñược thực hiện
ở nhiều cơ sở y tế.
Bệnh viện Nhi Trung ương và bệnh viện Nhi ñồng I thành phố Hồ Chí Minh
cũng ñã rất cố gắng cập nhật và xây dựng một số tài liệu về chăm sóc, ñiều trị trẻ từ
các tài liệu của WHO nhưng ñịa bàn triển khai mới chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm một
số tỉnh, huyện chưa trở thành thường qui trong kế hoạch ñào tạo hàng năm.
2. Các chương trình ngành dọc liên quan ñến chăm sóc sức khỏe trẻ em
2.1. Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em
Bắt ñầu từ những năm ñầu của thập kỷ 80, ñến nay chương trình phòng chống
suy dinh dưỡng trẻ em ñã bao phủ rộng khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc và là một
trong các chương trình có tác ñộng quan trọng nhất ñến sự sống còn của trẻ em. Các
thành tựu trong chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em ñã ñề cập ở phần
trên khẳng ñịnh sự thành công của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, ñưa
nước ta ra khỏi danh sách các nước có tỷ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi cao trên
thế giới. Tuy nhiên, như ñã phân tích ở trên, lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em vẫn còn phải
ñương ñầu với nhiều thách thức. Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các can thiệp cải
thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, chương trình phòng chống suy dinh
dưỡng còn tập trung vào vấn ñề tăng trưởng, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ

em, dinh dưỡng học ñường, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, nâng cao kiến thức
và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ.
2.2. Chương trình tiêm chủng mở rộng:
Giảm các bệnh lây nhiễm có thể phòng ngừa ñược bằng tiêm chủng góp một
phần quan trọng trong giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong trẻ em nước ta. Trong hơn 20
năm hoạt ñộng chương trình tiêm chủng mở rộng ñã ñạt ñược những thành quả to lớn.
Đến năm 2003, vắc xin phòng viêm gan B ñã ñược ñưa vào chương trình TCMR và
ñến năm 2005 ñã có 94% trẻ < 1 tuổi ñược tiêm ñủ 3 liều vắc xin viêm gan B, trong ñó
có 62% ñược tiêm trong 24 giờ ñầu sau sinh. Tháng 10 năm 2000, Việt Nam ñược Tổ
chức Y tế Thế giới công nhận là nước ñã thanh toán bệnh bại liệt và ñến năm 2005
ñược công nhận là nước ñã loại trừ uốn ván sơ sinh. Theo số liệu của ñiều tra MICS,
trong vòng năm ñầu có khoảng 93,7% trẻ em ñược tiêm BCG, 92% ñược tiêm Bạch

13

hầu - Uốn ván – Ho gà mũi 1, 86,5% ñược tiêm mũi 2 và 76% ñược tiêm mũi 3. Số
liệu cũng tương tự ñối với vắc xin phòng bại liệt mũi 1 là 94,2% và ñến mũi 3 thì giảm
xuống còn 73,9%. Tỷ lệ tiêm phòng sởi trong vòng năm ñầu là 82,7%. Tính chung cho
tỷ lệ trẻ em ñược tiêm chủng ñầy ñủ vắc xin phòng 6 bệnh cơ bản trước ngày sinh nhật
ñầu tiên là 61,7%. Bên cạnh ñó, các vắc xin mới vẫn ñang tiếp tục ñược nghiên cứu và
triển khai ở các vùng có nguy cơ như vắc xin Tả, Thương hàn. Diện bao phủ vắc xin
Viêm não Nhật bản B cũng ñang ñược mở rộng, tính ñến năm 2005 ñã có 308 huyện
trong 51 tỉnh ñã thực hiện tiêm chủng vắc xin viêm não cho trẻ em.
Các kết quả cho thấy tiêm chủng mở rộng là chương trình thành công nhất
trong các chương trình ngành dọc liên quan ñến sức khỏe trẻ em. Đó là nhờ sự quan
tâm ñầu tư và ñiều phối của Nhà nước, Bộ Y tế và Chính quyền các cấp. Nhận thức
của nhân dân về tầm quan trọng của tiêm chủng trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em và
sự hưởng ứng của cộng ñồng cũng là yếu tố không thể thiếu ñược trong sự thành công
của chương trình. Các tổ chức quốc tế, ñặc biệt là WHO, UNICEF, JICA, GAVI và
chính phủ Luxembourg cũng ñã ñóng góp phần quan trọng vào sự thành công của

chương trình tiêm chủng ở nước ta.
Thách thức: Bên cạnh những thành tựu ñã nêu trên, chương trình tiêm chủng
mở rộng vẫn còn phải giải quyết một số thách thức liên quan ñến vấn ñề công bằng
trong cung cấp dịch vụ. Theo Điều tra nhân khẩu học và sức khỏe năm 2002, tỷ lệ trẻ
nhận ñủ 6 loại vắc xin bắt buộc ở vùng núi phía Bắc chỉ bằng khoảng một nửa so với
vùng ñồng bằng sông Hồng (46% so với 89%). Với hiện trạng này, cần phải tập trung
ưu tiên cho các trẻ em ở các vùng có tỷ lệ tiêm chủng thấp, tiến tới mục tiêu tiêm
chủng ñầy ñủ cho mọi trẻ em trong toàn quốc.
2.3. Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI)
ARI là một trong những chương trình sức khỏe trẻ em do WHO và UNICEF
khởi xướng và ñược áp dụng vào nước ta từ năm 1984. Cho ñến nay, chương trình ñã
triển khai rộng khắp trên 96% ñịa phương trong toàn quốc, ñã có 98% trẻ < 5 tuổi
ñược chương trình bảo vệ (báo cáo của chương trình ARI - 2003). Nội dung chính của
chương trình là giáo dục kiến thức cho bà mẹ biết cách phát hiện sớm dấu hiệu của
bệnh, ñưa trẻ ñến cơ sở y tế kịp thời; huấn luyện cán bộ y tế cơ sở biết chẩn ñoán và
ñiều trị ñúng; cung cấp thuốc thiết yếu phù hợp và hiệu quả ñể ñiều trị viêm phổi. Từ
năm 1999, khi Bộ Y tế phê duyệt triển khai chiến lược IMCI ở nước ta, hầu hết các
họat ñộng của chương trình ARI ñược lồng ghép trong chiến lược IMCI.
2.4. Chương trình phòng chống tiêu chảy
Chương trình phòng chống tiêu chảy bắt ñầu triển khai ở nước ta từ năm 1983
và ñến nay ñã ñược thực hiện thường qui ở tất cả các ñịa bàn trong cả nước. Nội dung
chính của chương trình là ñiều trị bù nước, ñiện giải sớm, an toàn (bằng ñường uống)

14

kết hợp với chăm sóc dinh dưỡng tốt cho các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em. Chương
trình phòng chống tiêu chảy cũng giống như chương trình phòng chống nhiễm khuẩn
hô hấp cấp ñược lồng ghép vào chiến lược IMCI từ năm 1999. Sự phối hợp chặt chẽ
giữa các chương trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường góp phần quan trọng
trong sự thành công của chương trình tiêu chảy. Tính chung trong toàn quốc ñã có

89% số dân sử dụng nước sạch, tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau theo vùng, thấp hơn ở
các vùng Tây Bắc (73%) và các dân tộc thiểu số (70%). Hiệu quả rõ rệt nhất của
chương trình là hầu như không còn tử vong do tiêu chảy ñơn thuần ở trẻ em, các thể
mất nước nặng cũng giảm nhiều trong các cơ sở ñiều trị. Nhận thức và thực hành của
bà mẹ tại gia ñình và cộng ñồng về phòng chống tiêu chảy ñã ñược cải thiện một cách
rõ rệt. Theo số liệu MICS3 cho thấy có khoảng 95% trẻ em bị tiêu chảy ñược uống
dung dịch bù nước và ñiện giải (ORS hoặc các dung dịch bù nước khác).
Các hoạt ñộng ưu tiên của chương trình tiêu chảy trong thời gian tới cần tập
trung là: sử dụng kẽm và ORS nồng ñộ thấp trong phạm vi toàn quốc; truyền thông
thay ñổi hành vi nhằm cải thiện những thực hành tốt tại gia ñình và cộng ñồng liên
quan ñến phòng bệnh tiêu chảy như xử lý phân an toàn và thực hành rửa tay; tiếp tục
cố gắng ñạt Mục tiêu Thiên niên kỷ về sử dụng nước sạch và môi trường.
2.5. Chương trình phòng chống sốt rét
Chương trình phòng chống sốt rét nói chung và ñặc biệt là cho trẻ em cũng ñạt
ñược thành tích ñáng kể. Bệnh sốt rét hầu như không còn là nguy cơ lớn ñối với trẻ em
Việt Nam. Theo số liệu báo cáo trong năm 2006, trong toàn quốc chỉ có 1.235 trẻ < 5
tuổi mắc sốt rét và 3 trường hợp tử vong, chiếm 7% tổng số bệnh nhân tử vong do sốt
rét. Sử dụng màn tẩm hóa chất, ñiều trị sớm và phù hợp là các can thiệp ñang ñựơc
thực hiện trong chương trình phòng chống sốt rét cho trẻ em. Cũng như chương trình
ARI và Phòng chống tiêu chảy, nội dung phòng chống sốt rét cho trẻ em cũng ñược
lồng ghép trong hoạt ñộng của IMCI.
Duy trì các thành quả ñã ñạt ñược, tránh tư tưởng chủ quan của cán bộ các cấp
là thách thức lớn ñối với chương trình sốt rét hiện nay.
2.6. Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
Hoạt ñộng IMCI là sáng kiến của WHO và UNICEF nhằm lồng ghép các
chương trình ngành dọc hiện có như chương trình phòng chống tiêu chảy, nhiễm
khuẩn hô hấp cấp, dinh dưỡng, tiêm chủng mở rộng, phòng chống sốt rét với mục
tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong trẻ em.
Chiến lược IMCI ñược giới thiệu vào nước ta từ năm 1996. Sau giai ñoạn chuẩn
bị và triển khai thử nghiệm, ñến năm 1999 Bộ Y tế nước ta phê duyệt triển khai chiến

lược và coi IMCI là một trong các giải pháp của ngành y tế nhằm nâng cao chất lượng
và tăng cường hoạt ñộng chăm sóc trẻ bệnh tại các tuyến y tế và cộng ñồng. Cho ñến

15

nay hoạt ñộng IMCI ñã ñược giới thiệu ở 41/64 tỉnh thành phố trong cả nước, ñào tạo
ñược hơn 4.000 cán bộ y tế cơ sở và ñưa vào chương trình giảng dạy trong 7 trường
Đại học và 19 trường Trung học Y tế.
Đánh giá hiệu quả của việc ñào tạo IMCI cho cán bộ y tế là một công việc khó
khăn nhưng qua kết quả của công tác khám, chữa bệnh và thành tựu của các chương
trình y tế liên quan như ARI, CDD, EPI và sốt rét cũng có thể kết luận là IMCI ñã có
những ảnh hưởng tích cực ñến thành công của các lĩnh vực ñó. Cần ñẩy mạnh hơn nữa
việc thực hiện IMCI ở các vùng có tỷ lệ tử vong trẻ em cao như ở 4 vùng (chiếm ñến
hơn 50% tổng số tử vong trẻ em trong cả nước - DHS): Tây bắc, Bắc Trung bộ, Duyên
hải miền Trung và Tây nguyên, và trong giai ñoạn sơ sinh – giai ñoạn có tỷ lệ tử vong
hơn 50% số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi.
Thách thức ñối với các hoạt ñộng IMCI: Mặc dù IMCI ñược coi như là một
chiến lược hành ñộng nhằm giảm bệnh tật, tử vong trẻ em nhưng vấn ñề triển khai vẫn
còn rất nhiều khó khăn ở tất cả các tuyến. Có nhiều nguyên nhân dẫn ñến hiện trạng
này, có thể nêu lên một số vấn ñề chính như sau:
Tại Trung ương, các thành viên trong Ban ñiều hành ñã thay ñổi rất nhiều
nhưng chưa ñược kiện toàn lại. Không có một Vụ nào của Bộ Y tế ñược phân công
chịu trách nhiệm chính về quản lý cho hoạt ñộng IMCI nên việc kiểm tra giám sát chỉ
thị 08/1999 do Bộ Y tế ban hành về tăng cường triển khai hoạt ñộng lồng ghép chăm
sóc trẻ bệnh ở Việt nam chưa ñược thực hiện. Văn phòng IMCI ở Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương gặp nhiều khó khăn trong việc huy ñộng các cán bộ kỹ thuật tham gia các
hoạt ñộng. Một trở ngại lớn nữa là không có kinh phí hàng năm từ Bộ Y tế cho việc
triển khai IMCI ở các tỉnh nên các hoạt ñộng chủ yếu phụ thuộc vào nguồn tài trợ từ
các dự án của các tổ chức quốc tế. Chính vì vậy mà mặc dù IMCI ñã ñược triển khai
hơn 8 năm nay nhưng cũng chỉ bao phủ ñược 33% số huyện trong cả nước, và trong

mỗi huyện cũng chỉ ñược một số ít xã triển khai hoạt ñộng này, chứ chưa thực sự có
mục tiêu ưu tiên bao phủ cho những ñịa phương có nhu cầu nhất.
Tại tuyến tỉnh, huyện do nguồn lực hạn chế, trách nhiệm pháp lý cho việc triển
khai chưa cao nên ban ñiều hành hoạt ñộng không ñều, chỉ ñạo, phối hợp giữa tuyến
tỉnh và huyện không mạnh mẽ, chặt chẽ, hoạt ñộng phụ thuộc nhiều vào tuyến trung
ương, không chủ ñộng lập kế hoạch.
Về mặt kỹ thuật, 3 thành tố ñược khuyến cáo trong nội dung IMCI chưa ñược
triển khai một cách ñồng bộ. Các hoạt ñộng IMCI chủ yếu là triển khai thành tố I – ñào
tạo cán bộ, một phần trong thành tố II - cải thiện hệ thống y tế. Thành tố 3 với nội
dung rất quan trọng là cải thiện thực hành tại gia ñình và cộng ñồng thì hầu như chỉ
mới áp dụng ñược 5 tỉnh dự án ở phía Nam và thử nghiệm ở 1 tỉnh ở phía Bắc. Đây là
một hạn chế rất lớn trong hoạt ñộng IMCI vì theo một số nghiên cứu ở Nepal, Ấn ñộ

16

thì nâng cao kiến thức thực hành chăm sóc trẻ tại gia ñình và cộng ñồng góp phần
giảm tử vong trẻ em, ñặc biệt là trẻ sơ sinh một cách ñáng kể.
911,12
2.7 . Môi trường an toàn/tai nạn thương tích
Công nghiệp hoá phát triển, tăng sử dụng các phương tiện cơ giới và môi
trường không an toàn ñã làm tăng tỷ lệ tai nạn, thương tích. Theo Niên giám thống kê
của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong do nguyên nhân này tăng ñáng kể từ 18.1% năm 2001 lên
22.3% năm 2005, trong ñó có rất nhiều nạn nhân là trẻ em với các nguyên nhân phổ
biến là ñuối nước, tai nạn giao thông và ngộ ñộc. Theo một nghiên cứu về tai nạn,
thương tích trong năm 2003 ở lứa tuổi < 20 tuổi cho thấy có 2532 trường hợp bị tai
nạn trong ñó có 390 trẻ dưới 5 tuổi chiếm 15% trong tổng số.
2.8. Lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con
HIV/AIDS thực sự là một ñại dịch ñã lan rộng khắp nước ta. Trong xu hướng
tăng tỷ lệ mắc chung của toàn dân, tỷ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và phụ nữ mang thai ñã
tăng lên một cách ñáng kể. Tính ñến cuối năm 2006, nước ta ñã phát hiện ñược trên

120.000 người nhiễm HIV/AIDS trong ñó 15% là phụ nữ. Tỷ lệ phụ nữ mang thai
nhiễm HIV theo số ước tính trung bình cho toàn quốc vào khoảng 0,39%, tăng 15-20
lần so với những năm 90. Với khoảng 1.500.000 bà mẹ mang thai hàng năm, ước tính
có khoảng 6.000 bà mẹ mang thai có HIV (+). Nếu không có các can thiệp phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con thì mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em có nguy cơ nhiễm
HIV từ mẹ. Hiện trạng này là một thách thức lớn trong gánh nặng bệnh tật và tử vong
trẻ em.
2.9. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ
Đóng góp quan trọng cho những thành tựu về sức khỏe trẻ em là thành công của
chương trình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ. Các dịch vụ chăm sóc thai nghén, tiêm phòng
uốn ván ñầy ñủ, chăm sóc trong cuộc ñẻ và theo dõi sau ñẻ ñã góp phần quyết ñịnh cho
ra ñời những trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng như bảo ñảm cho bà mẹ có ñủ sức khỏe cho
con bú và nuôi dưỡng trẻ.
Theo Niên giám thống kê Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong mẹ giảm từ 200/100.000 trẻ ñẻ
sống từ năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ ñẻ sống năm 2005, số tử vong mẹ do các tai
biến sản khoa giảm một cách ñáng kể từ 140 trường hợp năm 2001 xuống còn 93 năm
2005 trong phạm vi toàn quốc.
Các thách thức: Mặc dù chương trình làm mẹ an toàn ñã ñưa các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe bà mẹ ñến khắp mọi miền ñất nước, tuy nhiên không phải các bà mẹ nào

11.
Chandrashekhar T Sreeramareddy, Hari S Joshi, Binu V Sreekumaran, Sabitri Giri and Neena Chuni. Home
delivery and newborn care practices among urban women in western Nepal: a questionnaire survey. BMC
Pregnancy and Childbirth 2006, 6:27
12
Bang AT, Bang RA, Reddy HM, Deshmukh MD, Baitule SB. Reduced incidence of neonatal morbidities:
effect of home-based neonatal care in rural Gadchiroli, India. J Perinatol 2005;25 Suppl 1:S51-61


17


cũng nhận ñược các chăm sóc như nhau. Theo ñiều tra Nhân khẩu học và sức khỏe
2002, các phụ nữ ở miền núi phía Bắc nhận ñược các dịch vụ chăm sóc sinh sản thấp
nhất trong toàn quốc: 23% không ñược khám thai; 27% không ñược tiêm phòng uốn
ván; 44% không ñược cán bộ y tế ñỡ ñẻ, 27% phụ nữ ở vùng Tây nguyên không nhận
ñược dịch vụ chăm sóc sản khoa. Chất lượng chăm sóc bà mẹ không tốt ñã ảnh hưởng
trực tiếp ñến sức khỏe và sự sống còn của trẻ sơ sinh. Nhiều công trình nghiên cứu ñã
khẳng ñịnh các bà mẹ không ñược chăm sóc ñầy ñủ trong thời gian mang thai tăng
nguy cơ ñẻ con nhẹ cân gấp 2-3 lần; tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ sơ sinh như uốn ván
rốn, các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh và dị tật.
Theo số liệu nghiên cứu tử vong mẹ năm 2002 của Bộ Y tế, tỷ lệ tử vong mẹ ở
Cao Bằng cao gấp 8 lần ở tỉnh Bình Dương và Hà Tây. Tỷ lệ tử vong mẹ ở nông thôn
cao gấp 2 lần các bà mẹ ở thành thị, tử vong mẹ ở vùng dân tộc ít người cao gấp 4 lần
các bà mẹ người Kinh. Các nguyên nhân chính gây tử vong mẹ như chảy máu, nhiễm
khuẩn, sản giật, phá thai không an toàn là hoàn toàn có thể phòng tránh ñược. Trong
số các bà mẹ tử vong, có 40% chết tại nhà, 8% trên ñường chuyển tuyến. Con của các
bà mẹ này thường cũng tử vong do các biến chứng, tai biến của mẹ trong thời gian
mang thai và trong khi ñẻ; do không ñược chăm sóc ngay và sau khi ñẻ hoặc bị suy
dinh dưỡng và các bệnh tật khác do không ñược bú sữa mẹ và nuôi dưỡng phù hợp.
Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ ñã ñược khẳng ñịnh là có ảnh hưởng quan trọng
ñến sức khỏe và sự sống còn của trẻ em. Ở nước ta, tình trạng thiếu máu ở phụ nữ vẫn
chiếm một tỷ lệ cao có ý nghĩa sức khỏe cộng ñồng. Theo nghiên cứu của Viện Dinh
dưỡng năm 2006 cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai là 36,7%, cao nhất ở
tỉnh Bắc Cạn với tỷ lệ 68%, thấp nhất là tỉnh Bắc Ninh (16%). Ngay ở các thành phố
như Huế, Hà Nội, tỷ lệ thiếu máu ở bà mẹ mang thai vẫn cao tới 37-41%. Giun móc là
một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu ở bà mẹ vì tỷ lệ nhiễm giun ở nước
ta là trong cao nhất thế giới. Thiếu máu ở bà mẹ mang thai là một nguy cơ gây ñẻ
non/nhẹ cân và các tai biến khi ñẻ cho cả mẹ và con.
Tiến hành các can thiệp giải quyết những thách thức ñối với sức khỏe bà mẹ
nêu trên cũng nhằm cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ tử vong trẻ em. Các can thiệp cần

tập trung ưu tiên là: (1) cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ ở lứa tuổi sinh ñẻ
và trong thời gian mang thai; (2) bảo ñảm cung cấp các dịch vụ chăm sóc trước sinh có
chất lượng cho tất cả các bà mẹ mang thai ở mọi miền ñất nước; (3) ñào tạo ñủ cán bộ
có kỹ năng hỗ trợ cho tất cả các cuộc ñẻ và tăng tỷ lệ ñẻ tại cơ sở y tế; (4) nâng cao
chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh tại phòng sinh.
IV. Hoạt ñộng ñiều trị
Trong hệ ñiều trị có sự phát triển không ñồng bộ giữa các tuyến y tế. Trong khi
một số ngành chuyên môn, kỹ thuật ở các bệnh viện Trung ương, khu vực phát triển

18

ngang tầm quốc tế thì qui mô cũng như chất lượng chăm sóc nhi khoa ở các bệnh viện
tuyến tỉnh và huyện ngày càng thu hẹp. Theo báo cáo của bệnh viện Nhi Trung ương
số giường dành cho chăm sóc trẻ em chỉ còn 12.5% so với qui ñịnh của Bộ Y tế là 20-
25% trong tổng số giường bệnh trong bệnh viện, thậm chí một số tỉnh phía Bắc số
giường Nhi chỉ còn < 10%. Về chăm sóc, ñiều trị trẻ sơ sinh, mặc dù chỉ thị 04 của Bộ
Y tế ban hành từ năm 2003 nhấn mạnh nâng cao chất lượng chăm sóc sơ sinh nhưng
ñến nay vẫn còn 20% số khoa Nhi, bệnh viện tỉnh không có ñơn nguyên sơ sinh
Hệ thống cấp cứu Nhi còn là một ñiểm yếu trong hệ thống ñiều trị, chưa có hệ
thống cấp cứu nhi riêng trong cả nước, cấp cứu sơ sinh chưa ñược quan tâm ñúng mức.
Cán bộ làm cấp cứu Nhi chưa ñược ñào tạo ñầy ñủ, ñặc biệt là ở tuyến huyện. Trang
thiết bị cấp cứu cơ bản còn thiếu nhiều. Chưa có qui trình hướng dẫn chuẩn quốc gia
về cấp cứu nhi.
Theo ñề tài nghiên cứu cấp nhà nước do Bệnh viện Nhi trung ương chủ trì năm
2002 thì các yếu tố liên quan ñến chất lượng xử trí cấp cứu trẻ em chủ yếu là do bệnh
nhân ñến cơ sở y tế muộn, xử trí ban ñầu không tốt, không ñược chăm sóc khi chuyển
viện và chất lượng chăm sóc tại tuyến nhận chuyển viện chưa ñáp ứng ñược nhu cầu.
Số bệnh nhân ñến tuyến chuyển viện muộn sau 3 ngày chiếm 42%, chủ yếu do các
nguyên nhân do người nhà không phát hiện ñược bệnh hoặc tự ñiều trị tại nhà, chỉ ñến
khi quá nặng mới ñến bệnh viện. Có 28% trẻ bệnh nặng không ñược xử trí ban ñầu

trước khi chuyển tuyến, khoảng 60% ñược xử trí không thích hợp. Thêm vào ñó,
phương tiện vận chuyển bệnh nhân không an toàn cũng là một yếu tố làm bệnh nặng
lên, tăng tỷ lệ tử vong ở các trẻ bị bệnh nặng phải chuyển viện. Cũng trong số liệu của
ñề tài cấp Nhà nước nói trên, chỉ có 25% số bệnh nhân ñược chuyển viện bằng xe cấp
cứu, phần lớn bệnh nhân ñược chuyển bằng xe máy, ñặc biệt có 10% ñược chuyển
bằng các phương tiện thô sơ như xe ñạp, võng, cáng Hầu hết các trường hợp chuyển
viện không có cán bộ ñi kèm hoặc cán bộ không có khả năng cấp cứu bệnh nhân trên
ñường chuyển viện. Thực trạng này ñã dẫn ñến hậu quả là tỷ lệ trẻ tử vong 24 giờ sau
nhập viện ở một số bệnh viện tỉnh huyện cao lên tới 70-80%.
Thách thức trong hoạt ñộng ñiều trị
Thay ñổi mô hình bệnh tật ở trẻ em: Cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và
nền công nghiệp nước nhà, mô hình bệnh tật trẻ em ñã có những thay ñổi rõ rệt so với
thập kỷ trước. Theo kết quả của ñề tài nghiên cứu cấp Nhà nước năm 2000 của bệnh
viện Nhi Trung ương cho thấy các bệnh nhiễm khuẩn có thể phòng ngừa ñược bằng
tiêm chủng ñã giảm một cách rõ rệt, các thể suy dưỡng nặng hầu như ñã ñược khống
chế. Thay vào ñó, các bệnh lý trong thời kỳ chu sinh, các dị tật bẩm sinh, chấn thương,
tai nạn, bệnh ung thư, u bướu và các bệnh lý phân tử ngày càng gia tăng một cách
ñáng kể. Đây cũng là một thách thức trong công tác khám chữa bệnh, ñòi hỏi phải có

19

sự chuẩn bị về nguồn lực, trang thiết bị và các kế hoạch phù hợp với thay ñổi của mô
hình bệnh tật.
Hơn thế nữa, các bệnh dịch xuất hiện hàng năm luôn ñòi hỏi phải chuẩn bị
nguồn lực và trang thiết bị, thuốc ñể sẵn sàng ñối phó với tính chất nguy hiểm của
bệnh nhằm giảm tử vong và biến chứng cho trẻ.
V. Tác ñộng của các chiến lược, chính sách ñến chăm sóc sức khỏe trẻ em
Nhìn chung hệ thống văn bản liên quan ñến chăm sóc sức khỏe trẻ em (như ñã
nêu ở phần cơ sở pháp lý), ñặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi ñã thể hiện sự quan tâm của Nhà
nước về mặt chính trị cũng như ñầu tư ngân sách. Nội dung trong các văn bản ñã bao

quát ñược các lĩnh vực về xã hội, môi trường, phát triển và chuyên môn, kỹ thuật. Tổ
chức triển khai hệ thống các văn bản huy ñộng ñược sự tham gia của nhiều ban ngành,
ñoàn thể. Phần lớn các mục tiêu trong các chương trình hành ñộng hầu hết có tính khả
thi. Tính cần thiết và thực tiễn của các văn bản thực sự là cơ sở pháp lý cho các hoạt
ñộng can thiệp nâng cao sức khỏe trẻ em.
Các hạn chế trong hệ thống chiến lược, chính sách hiện có
Nội dung và chỉ tiêu của các chiến lược ít dựa vào các bằng chứng khoa học và
thực tiễn. Việc ñiều chỉnh, bổ sung và sửa ñổi một số chính sách còn chậm, không theo
kịp với sự phát triển kinh tế, xã hội của ñất nước. Điều ñáng chú ý là trong chặng
ñường hướng tới Mục tiêu thiên niên kỷ mà Chính phủ ta ñã ký cam kết với cộng ñồng
quốc tế, chưa có một kế hoạch cụ thể ñể thực hiện Mục tiêu 4 là giảm tử vong trẻ em.
Về việc tổ chức thực hiện: các hoạt ñộng phối hợp liên ngành trong chăm sóc
trẻ em chưa thực sự mạnh mẽ. Có chỉ thị ban hành nhưng không có văn bản hướng dẫn
cụ thể nên các ñịa phương rất khó triển khai. Chính sách miễn viện phí cho trẻ dưới 6
tuổi cũng ñang gặp khó khăn cho các bệnh viện lớn trong việc phải ñối diện với tình
trạng quá tải khi người dân ñều muốn chọn tuyến ñiều trị tốt nhất cho con họ.
Thiếu các hoạt ñộng kiểm tra, giám sát: nhiều văn bản qui ñịnh chưa ñược kiểm
tra thường qui nên việc thực hiện của ñịa phương không ñược duy trì. Điển hình là
việc thực hiện Bệnh viện bạn hữu trẻ em, thực hiện Nghị ñịnh 21 về kinh doanh các
sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, thực hiện tiêm phòng vitamin K1

KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHO CÁC CAN THIỆP ƯU TIÊN VÌ
SỰ SỐNG CÒN TRẺ EM
Những thành công to lớn trong công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em như giảm
ñáng kể tỷ lệ tử vong, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thanh toán/loại trừ một số bệnh lây nguy
hiểm; không ngừng nâng cao sức khỏe trẻ em ñã nâng cao vị trí nước ta ngang tầm với
các nước tiên tiến trong khu vực. Tuy nhiên trên con ñường phấn ñấu vì sức khỏe và

20


sự sống còn của tất cả trẻ em Việt Nam trong một thế giới phù hợp với trẻ em, chúng
ta cần phải vượt qua một số thách thức chính như sau:
1. Tồn tại sự khác biệt quá lớn giữa các vùng kinh tế-xã hội và ñịa lý trong
chăm sóc sức khỏe cũng như sức khỏe trẻ em. Trẻ em trong các gia ñình
nghèo, ở các vùng sâu xa, khó khăn về ñịa lý ít tiếp cận ñược với các dịch
vụ chăm sóc y tế có chất lượng dẫn ñến tỷ lệ suy dinh dưỡng, tỷ lệ mắc bệnh
và tử vong cao. Diện bao phủ của một số chăm sóc thiết yếu liên quan ñến
sức khỏe trẻ em chưa ñáp ứng ñược so với nhu cầu.
2. Mặc dù tỷ lệ tử vong trẻ em giảm nhiều nhưng với tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi
cao trong cơ cấu dân số, nước ta vẫn nằm trong số các nước có số lượng tử
vong trẻ em nhiều trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. Tử vong sơ
sinh chiếm tỷ lệ cao trong số trẻ tử vong dưới 1 tuổi (>70%) và dưới 5 tuổi
(>50%).
3. Mạng lưới và chất lượng chăm sóc trẻ bệnh chưa ñáp ứng với nhu cầu
khám, chữa bệnh cho trẻ em, ñặc biệt trong công tác cấp cứu, chăm sóc khi
chuyển viện và chăm sóc sơ sinh.
4. Hệ thống theo dõi và báo cáo chưa ñảm bảo chất lượng: số liệu về sinh, tử
thiếu chính xác và chất lượng hồ sơ, bệnh án còn nhiều bất cập
5. Hai yếu tố có ảnh hưởng quan trọng ñến công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em:
a. Kinh phí dành cho y tế nói chung thấp nhất trong các nước trong khu vực,
và dành cho trẻ em nói riêng thấp nhiều so với yêu cầu (7 ñô la Mỹ so với
nhu cầu tối thiểu là 34 ñô la Mỹ)
b. Một số chính sách về trẻ em chưa thực sự ñược áp dụng hiệu quả trong
thực tế.
Để có thể giải quyết ñược các vấn ñề trên, cần thiết phải có một kế hoạch hành
ñộng quốc gia nhằm tạo môi trường hỗ trợ và thúc ñẩy các hoạt ñộng vì sự sống còn
trẻ em trong tiến trình hướng tới Mục tiêu Thiên niên kỷ 4 - giảm 2/3 tỷ lệ tử vong trẻ
em vào năm 2015 so với năm 1990. Các can thiệp ưu tiên cần tập trung vào tăng
cường sự có sẵn và tiếp cận dịch vụ chăm sóc cho trẻ em, ưu tiên các hoạt ñộng về
chăm sóc trẻ sơ sinh; cải thiện mạng lưới nhi khoa, nâng cao chất lượng ñiều trị và

thúc ñẩy việc triển khai các chiến lược, chính sách vì trẻ em có hiệu quả nhất.

CHƯƠNG III. MỤC TIÊU
I. Mục tiêu chung
Củng cố và mở rộng diện bao phủ các can thiệp thiết yếu vì sự sống còn trẻ em
nhằm giảm sự khác biệt về chăm sóc sức khỏe trẻ em; cải thiện sức khỏe và giảm tỷ lệ

21

tử vong trẻ em ở tất cả các vùng, miền trong cả nước, hướng tới ñạt Mục tiêu phát triển
Thiên niên kỷ 4 “giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em” vào năm 2015.
Chỉ tiêu ñến năm 2015:
1. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi xuống < 18‰.
2. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống < 15‰.
3. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh xuống < 10‰.
4. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi cân nặng theo tuổi xuống < 15% và
suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi xuống < 25%.
II. Mục tiêu cụ thể
1. Mở rộng diện bao phủ các can thiệp thiết yếu chăm sóc trẻ em, tăng cường sự
sẵn có và khả năng tiếp cận ñối với trẻ em ở các vùng núi và vùng có ñiều kiện
kinh tế - xã hội khó khăn.
2. Nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành của cán bộ y tế tại các tuyến về chăm
sóc sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong sơ sinh
3. Củng cố mạng lưới nhi khoa, cải thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng
chăm sóc, ñiều trị cho trẻ em theo hướng tiếp cận chăm sóc liên tục từ gia ñình,
cộng ñồng ñến cơ sở y tế.
4. Tăng cường nhận thức và sự tham gia của cộng ñồng về các can thiệp vì sự
sống còn trẻ em ñồng thời khuyến khích thực hiện các thực hành tốt về chăm
sóc trẻ em và trẻ sơ sinh tại gia ñình và cộng ñồng.
5. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, văn bản hướng dẫn về chăm

sóc, ñiều trị trẻ em.
6. Cải thiện hệ thống theo dõi và ñánh giá về tiến ñộ triển khai thực hiện các can
thiệp vì sự sống còn trẻ em tại trung ương và ñịa phương.
CHƯƠNG IV. ĐỐI TƯỢNG, LĨNH VỰC VÀ CÁC CAN THIỆP
I. Các lĩnh vực can thiệp
Các can thiệp trong Kế hoạch hành ñộng quốc gia này bao gồm các lĩnh vực
nâng cao chất lượng, cải thiện hệ thống cung cấp dịch vụ và theo dõi giám sát các can
thiệp về chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em. Kế hoạch hành ñộng quốc gia sẽ ñược thực
hịên trong phạm vi cả nước từ trung ương ñến ñịa phương. Tuy nhiên như ñã nêu rõ
trong phần phân tích hiện trạng là do có sự khác biệt giữa các vùng/miền và các ñiều
kiện kinh tế/xã hội khác nhau nên cần có các can thiệp ưu tiên, ñặc thù cho từng
vùng/miền. Tiêu chuẩn ñể phân nhóm các vùng/miền dựa vào các chỉ số về tỷ lệ tử
vong, suy dinh dưỡng, mức ñộ bao phủ của các can thiệp và mức ñộ khó khăn trong
tiếp cận dịch vụ chăm sóc bà mẹ trẻ em. Dựa vào số liệu về tử vong trẻ dưới 1 tuổi
(Niên giám thống kê năm 2006) và suy dinh dưỡng thể thấp còi (Viện Dinh dưỡng

22

năm 2007), có thể chia 63 tỉnh/thành phố thành 3 nhóm (Phụ lục 2) theo cách chia
33% số tỉnh có tỷ lệ tử vong trẻ em và tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất, 33% số tỉnh ở
mức trung bình và 33% số tỉnh ở mức thấp nhất. Tuy nhiên việc phân nhóm cũng chỉ
tương ñối và có tính chất tham khảo vì theo số liệu hiện có, không phải luôn có sự
ñồng hành giữa tỷ lệ tử vong và tỷ lệ suy dinh dưỡng. Hơn nữa, có thể cũng có sự khác
nhau giữa các huyện/các khu vực trong phạm vi một tỉnh.


 Nhóm 1: cần ưu tiên hàng ñầu về triển khai các hoạt ñộng can thiệp, bao gồm
các tỉnh có các chỉ số sau:
- Tỷ lệ tử vong trẻ < 1 tuổi ≥ 20‰
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc ≥32%



 Nhóm 2: bao gồm các tỉnh có:
- Tỷ lệ tử vong trẻ < 1tuổi từ 14 - 19‰
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc từ 22% - 31%


 Nhóm 3: bao gồm các tỉnh:
- Tỷ lệ tử vong trẻ < 1tuổi < 14‰
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc < 22%
II. Đối tượng can thiệp
Đối tượng can thiệp của Kế hoạch hành ñộng này là tất cả trẻ em từ 0-5 tuổi
trong ñịa bàn toàn quốc. Tuy nhiên ñể các can thiệp có hiệu quả cao, các chương trình
chăm sóc trẻ em phải lồng ghép trong chương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ, vì vậy
bà mẹ trong thời gian mang thai, tại cuộc ñẻ và sau ñẻ cũng thuộc ñối tượng can thiệp
trong Kế hoạch hành ñộng này.
III. Các can thiệp thiết yếu vì sự sống còn trẻ em
Trong chiến lược vì sự sống còn trẻ em của Khu vực có ñề xuất gói can thiệp thiết yếu
bao gồm:
1.
Chăm sóc bà mẹ trong thời gian mang thai, trong và sau ñẻ
2.
Chăm sóc sơ sinh
3.
Nuôi con bằng sữa mẹ và nuôi dưỡng trẻ nhỏ
4.
Bổ sung vi chất
5.
Tiêm chủng cho trẻ em và bà mẹ
6.

Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh
7.
Nằm màn có tẩm hóa chất diệt muỗi ở các vùng lưu hành sốt rét
CHƯƠNG V. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI

1. Tăng cường triển khai có hiệu quả các cam kết chính trị thực hiện Mục tiêu
phát triển Thiên niên kỷ thông qua việc bổ sung, hoàn thiện và xây dựng các chính
sách, văn bản mới, ñồng thời ñẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát và tạo ñiều kiện

23

thuận lợi nhất (ưu ñãi về tài chính, nhân lực ) cho việc thực hiện KHHĐVSSCTE;
trước mắt tập trung vào các ưu tiên ñã ñược xác ñịnh.
2. Huy ñộng sự tham gia của xã hội, phối hợp hoạt ñộng liên ngành ñể tập trung
giải quyết các mục tiêu ưu tiên.
3. Thực hiện tốt việc lồng ghép các chiến lược, kế hoạch hành ñộng, các dự án
có liên quan. Triển khai mở rộng chiến lược lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh - một chiến
lược ñã ñược xác ñịnh là có hiệu quả làm giảm bệnh tật, tử vong trẻ em. Phối hợp kế
hoạch hoạt ñộng y tế với các chương trình phát kinh tế xã hội khác có liên quan.
4. Việc huy ñộng nguồn lực phải theo hướng ña dạng hoá bao gồm cả nguồn
ngân sách, viện trợ, các nhà ñầu tư trong và ngoài nước; việc ñầu tư ngân sách cần có
trọng ñiểm dựa trên các ưu tiên ñã ñược lựa chọn thích hợp với từng vùng, miền và ñối
tượng.
Căn cứ vào những ñịnh hướng này, cần lựa chọn các giải pháp mang tính thực tiễn
thích hợp với ñặc ñiểm các vùng miền của Việt Nam, ñồng thời ñảm bảo ñược tính
khoa học trên cơ sở tiếp thu và ứng dụng có hiệu quả những kinh nghiệm quốc tế ñã
ñược chọn lọc. Các kế hoạch thực hiện phải mang tính khả thi cao, có chỉ tiêu, chỉ số
ñánh giá và có ñủ yếu tố ñảm bảo về nguồn lực ñề hoàn thành ñược mục tiêu ñã ñề ra.
Hoạt ñộng kiểm tra, theo dõi và giám sát liên ngành phải ñược thực hiện theo kế
hoạch, chỉ tiêu ñã ñề ra và do lãnh ñạo chính quyền ñịa phương trực tiếp chỉ ñạo.

CHƯƠNG VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
I. Giải pháp xã hội hóa
Giải pháp xã hội hóa phải tạo ra ñược một nhận thức mới quan trọng: Không chỉ có
Nhà nước và ngành y tế có trách nhiệm giải quyết vấn ñề CSSKTE mà cần có sự tham
gia của xã hội. Cụ thể là:
1. Phối hợp hành ñộng liên ngành: Việc thực hiện KHHĐVSSCTE phải có sự
tham gia của nhiều Bộ, ngành: y tế, tài chính, kế hoạch ñầu tư, văn hoá thông
tin, giáo dục-ñào tạo, lao ñộng thương binh xã hội.v.v.
2. Huy ñộng sự tham gia của các tổ chức xã hội và ñoàn thể: Mặt trận tổ quốc
cùng các tổ chức thành viên có vai trò rất quan trọng tạo ra và duy trì tính bền
vững của các phong trào bằng các hoạt ñộng ña dạng, phong phú, thiết thực và
có hiệu quả. Đặc biệt là vai trò của hội phụ nữ, ñoàn thanh niên trong các hoạt
ñộng truyền thông trực tiếp cho các bà mẹ, ông bố và cộng ñồng. Cần chú ý ñến
vai trò tham gia của Ủy ban các dân tộc miền núi trong việc triển khai các họat
ñộng ưu tiên vì sự sống còn trẻ em ở các khu vực nông thôn và miền núi.
3. Việc thực hiện kế hoạch cứu sống trẻ em cần ñược sự hỗ trợ về chính sách cũng
như qui ñịnh ñể các can thiệp có thể chuyển tải ñược ñến các bà mẹ và trẻ em ở

×