Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ứng xử với con theo tính cách (2) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118 KB, 4 trang )

Ứng xử với con theo tính cách (2)
Nếu nhận biết bé thuộc nhóm vui vẻ / dễ buồn chán; nhạy cảm / ít nhạy
cảm thì cha mẹ sẽ học được cách giáo dục con hiệu quả hơn.
1. Bé bi quan / lạc quan

Cha mẹ thử chọn một trong hai đáp án dưới đây:

a. Bé thường xuyên cười, khá vui vẻ và ít khi quấy khóc.

b. Bé thích rên rỉ, quấy khóc, nhăn nhó vì những thứ bé không thích.

Nếu chọn đáp án “a” thì bé là người lạc quan; nếu chọn đáp án “b” thì bé
là bi quan.

Ứng xử với bé lạc quan: Bé lạc quan thường thích vui đùa; tuy nhiên, có
vài thách thức nhỏ. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy phiền phức để đưa bé trở
lại “mặt đất” do bé đùa “quá trớn”. Trong cuộc sống, không phải lúc nào
sự đùa vui của các bé cũng phù hợp với hoàn cảnh xung quanh.
Thứ hai, bản thân cha mẹ là những người khó tính. Tính cách trái ngược
từ phụ huynh sẽ gây sức ép lên bé (cha mẹ có xu hướng dạy con theo ý
kiến chủ quan của mình). Khi đó, bé lạc quan thường bị gò bó vào
những khuôn mẫu cứng rắn của cha mẹ.
Ứng xử với bé bi quan: Bé bi quan cần được cha mẹ yêu thương, hướng
bé đến những niềm vui trong cuộc sống. Nhóm bé có tính cách này đặc
biệt dễ buồn chán, dễ thất vọng. Lỗi của cha mẹ, khi đó, thường phản
ứng bằng sự giận dữ, bực mình thay vì tìm cách giúp đỡ bé. Tất nhiên,
không phải lúc nào bạn cũng mang lại niềm vui cho con nhưng cần cố
gắng, ngay khi có thể.
Những cuốn sách, bài hát vui nhộn, hoạt động yêu thích rất có lợi cho
bé. Ngoài ra, có thể khuyến khích bé kết bạn với nhóm bé lạc quan –
tính cách có khả năng hỗ trợ cho bé.


2. Bé nhạy cảm / ít nhạy cảm

Cha mẹ thử chọn một trong hai đáp án dưới đây:

- Bé phản ứng lại với tiếng ồn, ánh sáng mạnh….

- Bé dường như lờ đi những phiền nhiễu xung quanh.

Nếu chọn đáp án “a” thì bé là người nhạy cảm; nếu chọn đáp án “b” thì
bé là người ít nhạy cảm.
Ứng xử với bé nhạy cảm: Cha mẹ có thể phải đối mặt với những lời kêu
ca, thái độ cáu kỉnh của bé. Nhìn chung, bé nhạy cảm có sức chịu đau
kém; vì thế, những yếu tố bên ngoài có tác động mạnh đến bé.
Ứng xử với bé ít nhạy cảm: Cha mẹ cần giúp bé ít nhạy cảm không bỏ lỡ
những thứ xung quanh. Bé ít nhạy cảm có thể tự chịu đựng một nốt mụn
cơm trên ngón tay, một cục u nhỏ trên chân trong cả năm mà không nói
gì với cha mẹ. Cách tốt nhất, nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi thể chất nào
ở bé, bạn hãy trò chuyện với bé. Qua đó, bạn có thể đưa bé đi khám
bệnh kịp thời.
Phương Thảo

×