Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Dạy bé phản ứng khi bị trêu chọc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.12 KB, 4 trang )

Dạy bé phản ứng khi bị trêu chọc
Dù muốn hay không, bị trêu chọc vẫn thường gặp ở các bé. Con của bạn có thể bị bạn lớp mẫu
giáo gọi là ‘đứa béo ị’, ‘ngu ngốc’ hoặc đơn giản là ‘4 mắt’ do đeo kính cận.

Bị trêu ở tuổi mẫu giáo làm bé thu mình lại hoặc bị tẩy chay với một nhóm bạn nhất định.

Dạy bé mẫu giáo của bạn khi bị chòng ghẹo

Thật khó để ngăn chặn các bé khác ngừng trêu chọc bé nhà bạn nhưng bạn có thể dạy con cách
để đối phó với những tình huống bị tổn thương:

Thông cảm: hãy thừa nhận nỗi buồn của bé khi bị chọc ghẹo. Hãy để bé tuổi mẫu giáo biết rằng,
bạn hiểu cảm xúc tức giận khi: “Bạn Bin gọi con là Sumô”. Đồng thời, dạy bé nói rõ với bạn
Bin: “Tớ không thích bị gọi như thế”.

‘Huấn luyện viên’ của bé: Hãy dạy bé các cách phản ứng linh hoạt khi bé bị trêu chọc. Kẻ “gây
chiến” sẽ không có đất “dụng võ’ nếu bé nhà bạn mạnh mẽ và bỏ ngoài tai những lời không hay.
Bé có thể tham gia một hoạt động vui thích với những bé khác, bỏ kẻ “gây rối” đằng sau lưng
hoặc đơn giản là đi qua mặt bạn chơi “xấu tính” ấy.
Sử dụng trò chơi phân vai để bé biết cách phản ứng khi có ai trêu chọc. Nếu có ai đó gọi điện cho
bé để hỏi bạn “Sumô”, bé có thể cương quyết: “Không có ai là Sumô cả, tớ là Hoa”.

Dạy bé biết yêu cầu giúp đỡ: Đừng hy vọng bé mẫu giáo của bạn có thể tự chống đỡ với mọi tình
huống bị trêu tức. Nếu bé thực sự khó chịu vì bị trêu ở lớp mẫu giáo, nhất là khi bị trêu không
ngừng, bé cần nhờ bố mẹ và cô giáo giúp đỡ. Sau cùng, cha mẹ cần nói chuyện với giáo viên của
bé để cải thiện tình hình.

Không trêu con: Việc trêu chọc không chỉ xuất phát từ các bạn ở lớp của bé mà có thể từ cha mẹ,
dù bạn không nhận ra. Trêu con có thể là cách đùa vui của cha mẹ nhưng cần “đọc kỹ hướng
dẫn”. Nếu bé không thấy hài hước, có thể bạn đã chạm vào nỗi buồn của con. Vì vậy, không đùa
với một vấn đề mà bé lo lắng thực sự như sợ bóng tối, nói lắp vì như thế chỉ làm bé xấu hổ và


sợ hãi hơn mà thôi.

Và đừng bao giờ đặt nickname cho con bằng những khiếm khuyết bề ngoài. Gọi bé bằng “heo
đất” ở nơi công cộng chỉ khiến bé thẹn thùng. Bằng cách quan sát phản ứng của con, bạn có thể
biết lúc nào thì đùa giỡn không làm tổn thương đến bé.

Loại bỏ những thói quen xấu: Những thói quen xấu có thể là chủ đề bé bị trêu ở lớp mẫu giáo.
Nếu bé bị trêu do ngoáy mũi, cắn móng tay thì đây là thời điểm để bạn trao đổi với bé “đá bay”
thói quen này.
Nếu con bạn là kẻ trêu chọc

Đừng phản ứng thái quá: nếu bạn nghe thấy những lời chế nhạo từ bé nhà mình, hãy giữ bình
tĩnh. Bạn vô tình có thể làm tăng thói quen chọc bạn chơi của bé nếu bạn phản ứng thái quá với
những từ vừa nghe.
Nhấn mạnh sự đồng cảm: dù là lý do nào, thì hãy nói chuyện với bé mẫu giáo của bạn về lời chế
nhạo của bé, giúp bé đặt mình vào vị trí của bạn khác. Nhắc nhở với bé rằng, cha mẹ thấy không
vui nếu có ai đó chê bé quá béo hoặc quá lùn. Hãy dạy bé biết tôn trọng vẻ bên ngoài của người
khác và không nên chê cười làm họ tổn thương. Bản thân bạn cũng phải kiềm chế, không nhận
xét tiêu cực về người khác để làm gương cho con.

Giảm cạnh tranh từ gốc rễ: nếu bé trêu chọc em trai mình, không có nghĩa là bé giận dữ hay thất
vọng với em, có khi là do bé muốn nhận nhiều hơn sự chú ý từ mẹ. Để kiềm chế những lời khó
chịu của bé, đảm bảo bạn dành đủ thời gian và tình yêu cho con. Đừng gạt bé sang một bên.
Thay vào đó, hãy để bé thấy được quan trọng bằng cách dụ bé cùng chăm sóc em. Tán dương bé
là anh (chị) nên biết nhiều trò chơi và có thể dạy cho em mình. Thảo luận những gì bé thích như
chơi trò đuổi bắt hay nghe một bài hát vui nhộn và khuyến khích bé giải trí cùng cách với em
mình.
Phương Thảo


×