Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bước chân đầu tiên pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.18 KB, 5 trang )

Bước chân đầu tiên
Bé vừa mở rộng diện khám phá thế giới xung quanh vừa củng cố lòng tự
tin. Nếu cha mẹ không khéo mà cấm đoán và trừng phạt bé nhiều quá,
vô tình sẽ nhận được kết quả trái ngược: Trẻ sẽ đâm ra nhút nhát


Tự đứng bằng đôi chân của mình - một sự kiện
trọng đại đối với trẻ.

Mừng và lo

Khi đi được một mình, trẻ chạy khắp nhà, không có xó xỉnh nào trong
nhà mà bé không đến được nữa.
Có thể nói đây là một bước tiến có thể nói là "cách mạng" trong sự phát
triển của bé. Trẻ bước những bước đầu tiên trong sự hoan hô nhiệt liệt
của cả nhà. Nhưng vui mừng chưa hết thì đã bắt đầu lo. Các nhà tâm lý
học trẻ con nói rằng đây là giai đoạn thực tập cho cả cha mẹ lẫn con cái.

Thái độ của bố mẹ

Cha mẹ phải có một quyết định dứt khoát về căn nhà của mình. Hoặc là
chúng ta giữ nguyên căn nhà như mọi khi, nghĩa là một căn nhà dành
cho người lớn và chỉ có người lớn thôi và mỗi khi cháu chạm đến vật gì
dễ vỡ hoặc nguy hiểm cho cháu thì chúng ta lại quát lên: "Không!
Không được đụng đến!". Hoặc là chúng ta phải dọn sạch tất cả cái gì
nguy hiểm cho con, làm cho căn nhà thành một căn nhà an toàn cho bé
tha hồ lục lọi, thám hiểm theo trí tò mò, nói cách khác là một căn nhà an
toàn cho trẻ.

Nhiều bà mẹ đã làm theo phương án thứ nhất. Các mẹ muốn cho con lớn
lên trong một căn nhà của người mà trong đó trẻ con không được chạm


vào gần như bất cứ đồ vật gì. Đó là khuyết điểm rất lớn về giáo dục. Đây
chính là giai đoạn bé phát triển tính tò mò đến cao độ. Tính tò mò trong
giai đoạn này cũng là tính tò mò trẻ sẽ phát triển sau này trong học tập
và lao động. Nếu lúc nào bé cũng bị la ó cấm đoán hoài thì khát vọng
học tập sẽ bị bóp nghẹt, trẻ sẽ co lại, không tự tin vào mình nữa.

Hãy làm một so sánh nhỏ: Bạn hãy tưởng tượng đến một lớp học phổ
thông. Lớp có một số đồ dùng quan trọng để dạy học: Các loại sách vở
khác nhau, một kính hiển vi, một chậu cá và nhiều tài liệu khoa học
khác. Bé vừa cầm một cuốn sách toán, định giở xem thì có tiếng quát:
"Không, không được sờ vào đó". Bé miễn cưỡng để sách xuống, rồi đến
gần kính hiển vi, nhìn xem thì nghe tiếng cô giáo nói: "Không, không
được đến đó". Bị từ chối lần thứ hai, bé đành trở về chỗ ngồi và lấy sách
Đảo châu báu ra đọc. Cô giáo lại nói: "Em có dừng ngay lại không?".

Chỉ cần vài tuần như vậy, em bé sẽ hoàn toàn chán nản, không muốn học
bất cứ thứ gì trong lớp học này nữa.

Đừng làm trẻ cụt hứng

Nhiều bà mẹ không hiểu rằng mình đang làm đúng như cô giáo nói trên.
Các bà buộc con phải tránh xa những đồ vật dành cho người lớn, như
vậy rất tiện cho các bà là chủ gia đình. Nhưng các bà không thấy rằng
mình đã bóp nghẹt tính tò mò của trẻ và nhu cầu của trẻ là muốn tìm
hiểu thế giới xung quanh. Một căn nhà mà nhiều cấm đoán quá chắc
chắn là không tốt cho trẻ.

Bạn cũng phải đề phòng vì về mặt tâm lý, dù sao bé vẫn còn là một đứa
trẻ. Khả năng quan sát và phán đoán của bé còn rất hạn chế. Bé không
biết cái gì nguy hiểm hay không nguy hiểm và cái gì cũng cho vào

miệng. Còn bé nhưng bé đã biết đi khắp phòng- đó là điều nguy hiểm.
Thuốc uống hay những chất độc hại đều phải xa tầm tay của trẻ. Bạn
phải bảo vệ an toàn cho cháu khỏi những nguy hiểm đang tiềm ẩn trong
nhà bạn. Các chuyên gia cho rằng từ 50 đến 90% tai nạn làm cho trẻ bị
thương đều có thể tránh khỏi nếu cha mẹ có biện pháp đề phòng cần
thiết.

Hạnh Dung

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×