Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT Mã đề thi 435 NĂM 2011 MÔN SINH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.18 KB, 19 trang )


Trang 1/maõ ñeà 435

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2011
ĐỀ THI THỬ
Môn: SINH HỌC



PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (32 câu, từ câu 1 đến
câu 32)
01. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chuỗi và lưới thức ăn
trong quần xã sinh vật?
A. Trong quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một
chuỗi thức ăn nhất định.
B. Quần xã sinh vật càng đa dạng về thành phần loài thì lưới
thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
C. Chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng là hệ quả của
loại chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ và động vật ăn
mùn bã hữu cơ.
Mã đề thi
435

Trang 2/maõ ñeà 435

D. Trong tất cả các quần xã sinh vật trên cạn, chỉ có một loại
chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật tự dưỡng.
02. Tần số hoán vị gen của ruồi giấm cái F
1
có kiểu hình thân xám,


cánh dài trong thí nghiệm của Moocgan là
A. 17% B. 83% C. 41,5% D. 8,5%
03. Đặc tính nào sau đây của mã di truyền được xem như là một
bằng chứng sinh học phân tử để chứng tỏ nguồn gốc thống nhất của
các loài?
A. Tính thoái hoá. B. Tính đặc hiệu. C. Tính liên
tục. D. Tính phổ biến.
04. Phát biểu nào sau đây là định nghĩa gen?
A. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá
cho một sản phẩm xác định (chuỗi pôlipeptit hay ARN).
B. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho các sản
phẩm tạo nên thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào.
C. Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho các sản
phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
D. Gen là một đoạn ADN mà trên đó cứ ba nuclêôtit liên tiếp
nhau mã hoá cho một axit amin trên phân tử prôtêin tương ứng.

Trang 3/maõ ñeà 435

05. Sơ đồ nào sau đây là quy trình tạo giống mới bằng phương
pháp gây đột biến?
A. Tạo dòng thuần chủng xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột
biến chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến tạo dòng thuần
chủng chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
C. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến chọn lọc các thể
đột biến có kiểu hình mong muốn tạo dòng thuần chủng.
D. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn xử lí
mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến tạo dòng thuần chủng.
06. Ở ruồi giấm, alen A qui định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen

a qui định mắt trắng, cặp alen này nằm trên NST giới tính X không
có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen của ruồi giấm đực mắt đỏ là
A. X
A
X
A
B. X
A
Y C. XY
A
D. X
A
X
a
07. Giới hạn sinh thái là
A. khoảng giá trị xác định của nhiều nhân tố vô sinh mà trong
khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời
gian.
B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong

Trang 4/maõ ñeà 435

khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời
gian.
C. khoảng giá trị xác định của một số nhân tố sinh thái mà trong
khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời
gian.
D. khoảng giá trị xác định của tất cả các nhân tố sinh thái (vô
sinh và hữu sinh) mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và
phát triển ổn định theo thời gian.

08. Hai cặp gen A,a và B,b liên kết hoàn toàn. Tỷ lệ kiểu gen ở đời
con của phép lai
AB
ab
x
ab
ab

A. 50%
aB
ab
: 50%
ab
ab
B. 50%
Ab
ab
: 50%
aB
ab
C.
50%
AB
ab
: 50%
ab
ab
D. 50%
Ab
ab

: 50%
ab
ab

09. Những con sâu ăn lá cây có màu xanh lục thích nghi tốt trên
các cây đang sinh trưởng, phát triển bình thường. Một thời gian sau
các cây bị chết, lá chuyển sang màu vàng, màu xanh lục không còn
là đặc điểm thích nghi nữa. Ví dụ này chứng tỏ điều gì?
A. Các đặc điểm thích nghi chỉ mang tính hợp lý tương đối.
B. Màu xanh lục của sâu ăn lá cây không thể coi là một đặc

Trang 5/maõ ñeà 435

điểm thích nghi.
C. Sinh vật luôn có khả năng thích nghi với môi trường và
không bào giờ bị tiêu diệt khi môi trường thay đổi.
D. Mỗi đặc điểm thích nghi giúp sinh vật tồn tại trong nhiều
môi trường sống khác nhau.
10. Cơ chế phát sinh chung của các dạng đột biến thể lệch bội là
A. sự không phân li của một hay một số cặp NST trong giảm
phân tạo ra các giao tử thừa hay thiếu một hoặc một vài NST,
các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường tạo ra các thể
lệch bội.
B. trong nguyên phân của các tế bào sinh dưỡng trên một cơ thể
trưởng thành, một hay một vài cặp NST không phân li tạo nên
thể đột biến lệch bội.
C. sự không phân li của tất cả các cặp NST trong giảm phân tạo
ra giao tử 2n, các giao tử này kết hợp với giao tử bình thường (n)
tạo ra các thể tam bội (3n) hay kết hợp với giao tử 2n khác tạo ra
thể tứ bội (4n).

D. trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, tất cả các cặp
NST không phân li tạo nên thể đột biến lệch bội.
11. Quần thể nào sau đây có thành phần kiểu gen đạt trạng thái cân

Trang 6/maõ ñeà 435

bằng di truyền theo định luật Hacđi-Vanbec?
A. 0,38BB + 0,46Bb + 0,16bb = 1 B. 0,25BB +
0,4Bb + 0,35bb = 1
C. 0,36BB + 0,48Bb + 0,16bb = 1 D. 0,64BB +
0,36bb = 1
12. Nhân tố hay nhóm nhân tố nào sau đây định hướng sự tiến hoá,
quy định nhịp điệu thay đổi tần số tương đối của các alen trong
quần thể?
A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối
ngẫu nhiên (ngẫu phối).
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố
ngẫu nhiên, di nhập gen.
13. Ở đậu Hà Lan, alen B qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với
alen b qui định hạt xanh, hai alen này nằm trên NST thường. Phép
lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen ở đời con là 1/4BB : 2/4Bb :
1/4bb?
A. BB x bb B. Bb x Bb C. Bb x bb D. BB x Bb
14. Bộ NST lưỡng bội của cà độc dược là 2n = 24. Số lượng NST
thuộc thể ba về NST số 2 của loài này là bao nhiêu?
A. 25 NST B. 36 NST C. 12 NST D. 13 NST

Trang 7/maõ ñeà 435

15. Cho quần thể có thành phần kiểu gen như sau: 0,2DD + 0,3Dd

+ 0,5dd = 1. Tần số tương đối của các alen là
A. p
D
= 0,35; q
d
= 0,65 B. p
D
= 0,4; q
d
= 0,6 C. p
D
=
0,45; q
d
= 0,55 D. p
D
= 0,5; q
d
= 0,5
16. Kiểu gen
Ab
aB
, giảm phân hoán vị gen với tần số 12%, cho ra
các loại giao tử nào sau đây?
A. AB
= ab = 44%; Ab = aB = 6% B. Ab = aB =
12%; AB = ab = 38%
C. Ab = aB = AB = ab = 1/4 D. Ab = aB = 44%; AB = ab =
6%
17. Nguyên nhân gây ra các bệnh di truyền phân tử là gì?

A. Đột biến số lượng NST làm tăng hoặc giảm số lượng gen
trong bộ NST dẫn đến sự thay đổi kiểu hình cơ thể.
B. Các alen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi tính chất
dẫn đến thay đổi chức năng từ đó làm rối loạn cơ chế chuyển
hoá của tế bào và cơ thể.
C. Vật chất di truyền ở cấp độ tế bào có những thay đổi lớn dẫn
đễn sự thay đổi tương ứng trên kiểu hình cơ thể.
D. Đột biến cấu trúc NST làm mất nhiều gen dẫn đến sự thay

Trang 8/maõ ñeà 435

đổi lớn trên kiểu hình cơ thể.
18. Các bằng chứng hoá thạch thu được cho thấy các nhóm linh
trưởng phát sinh ở giai đoạn nào sau đây?
A. Kỉ Jura thuộc Đại Trung sinh. B. Kỉ Đệ tứ
thuộc Đại Tân sinh.
C. Kỉ Phấn trắng thuộc Đại Trung sinh. D. Kỉ Đệ tam
thuộc Đại Tân sinh.
19. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập là
A. sự phân li đồng đều của mỗi NST trong cặp tương đồng về
các giao tử dẫn đến sự phân li đồng đều của cặp alen tương ứng
nằm trên cặp NST đó.
B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng dẫn
đến sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp alen qui định
các cặp tính trạng đó.
C. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST tương
đồng trong giảm phân tạo giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và
tổ hợp tự do của các cặp alen nằm trên chúng.
D. sự phân li đồng đều của mỗi tính trạng trong cặp tính trạng
tương phản về các cơ thể con dẫn đến sự phân li đồng đều của

cặp alen tương ứng qui định cặp tính trạng đó.

Trang 9/maõ ñeà 435

20. Trong quy trình chuyển gen, enzim cắt giới hạn (restrictaza)
được dùng trong giai đoạn
A. tạo ADN tái tổ hợp.
B. cắt màng sinh chất của tế bào nhận để đưa ADN tái tổ hợp
vào trong tế bào.
C. phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
D. đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
21. “Một đoạn NST đứt ra rồi đảo ngược 180
o
và gắn lại với nhau
tại vị trí cũ” là dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây?
A. Lặp đoạn. B. Chuyển đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn.
22. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với a quy
định quả vàng. Các cây cà chua tứ bội có khả năng sinh giao tử
lưỡng bội hữu thụ. Kết quả phân li kiểu hình ở đời sau của phép lai:
AAaa x aa là
A. 3 quả đỏ : 1 quả vàng B. 35 quả đỏ :
1 quả vàng
C. 11 quả đỏ : 1 quả vàng D. 5 quả đỏ : 1 quả vàng
23. Nhiều loài phong lan lấy thân cây gỗ khác để bám, thể hiện
mối quan hệ nào sau đây?

Trang 10/maõ ñeà 435

A. Quan hệ hợp tác. B. Quan hệ
cạnh tranh giữa hai loài khác nhau.

C. Quan hệ hội sinh. D. Quan hệ
cộng sinh.
24. Phương thức hình thành loài thường gặp ở thực vật và động vật
ít di động xa như thân mềm là gì?
A. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá. B. Hình thành
loài bằng cách cấu trúc lại bộ NST.
C. Hình thành loài bằng cách li địa lí. D. Hình thành
loài bằng cách li sinh thái.
25. Đơn vị cấu tạo cơ bản của NST ở sinh vật nhân thực là
A. nuclêôtit. B. bazơ nitric. C. axit amin. D.
nuclêôxôm.
26. Vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới là
gì?
A. Cách li địa lí quy định chiều hướng biến đổi thành phần kiểu
gen của các quần thể.
B. Cách li địa lí tạo ra những biến đổi trên kiểu hình sinh vật.
C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần

Trang 11/maõ ñeà 435

thể do các nhân tố tiến hoá tạo ra.
D. Cách li địa lí tạo ra các đột biến gen cung cấp nguyên liệu
cho chọn lọc tự nhiên.
27. Quan sát số lượng NST của một số sinh vật: Dương xỉ (2n =
116 NST); Cây bông (2n = 52 NST); Tinh tinh (2n = 48 NST);
Người (2n = 46 NST). Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Người là loài kém tiến hoá nhất vì có số lượng NST ít nhất.
B. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng.
C. Dương xỉ là nhóm tiến hoá nhất vì có số lượng NST nhiều
nhất.

D. Thực vật luôn có số lượng NST nhiều hơn so với động vật.
28. Đặc điểm nào sau đây không phải của hiện tượng di truyền
liên kết giới tính trường hợp gen nằm trên NST X không có alen
tương ứng trên NST Y?
A. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở hai giới là khác nhau.B. Kết quả
phép lai thuận và phép lai nghịch khác nhau.
C. Có hiện tượng di truyền chéo. D. Kiểu hình
của đời con luôn giống mẹ.
29. Bộ ba mở đầu với chức năng khởi đầu dịch mã và mã hoá cho

Trang 12/maõ ñeà 435

axit amin nào sau đây ở sinh vật nhân thực?
A. Valin B. Alanin C. Mêtiônin D. Foocmin
mêtiônin
30. Kiểu phân bố nào sau đây của các cá thể trong quần thể thường
gặp nhất trong tự nhiên?
A. Phân bố đều. B. Phân bố
ngẫu nhiên.
C. Phân bố theo nhóm. D. Phân bố
theo chiều thẳng đứng.
31. Để cho mỗi alen của một cặp alen nằm trên cặp NST tương
đồng phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này,
50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện nào sau đây?
A. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường (không có đột biến).
B. Số lượng cá thể con lai ở đời sau phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn tương ứng.
D. Bố mẹ đem lai với nhau phải thuần chủng.
32. Hiệu suất sinh thái là
A. tỉ lệ phần trăm lượng chất khô chuyển hoá giữa các bậc dinh

dưỡng trong hệ sinh thái.

Trang 13/maõ ñeà 435

B. tỉ lệ phần trăm năng lượng chuyển hoá giữa các bậc dinh
dưỡng trong hệ sinh thái.
C. tỉ lệ phần trăm lượng thức ăn chuyển hoá giữa các bậc dinh
dưỡng trong hệ sinh thái.
D. tỉ lệ phần trăm năng lượng bị thất thoát giữa các bậc dinh
dưỡng trong hệ sinh thái.
_____________________________________________________
PHẦN RIÊNG (8 câu) Thí sinh được chọn một trong hai phần
sau đây để làm bài (phần A hoặc phần B)
A. Dành cho chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40)
33. Điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là quá trình phân hoá khả
năng sống sót và sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần
thể.
B. Kết quả của chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần
thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm
thích nghi với môi trường.
C. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián
tiếp làm biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

Trang 14/maõ ñeà 435

D. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen của quần
thể nhanh hơn chọn lọc chống lại alen trội.
34. Những động vật hằng nhiệt sống ở những nơi có nhiệt độ thấp
có tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể (S) với thể tích cơ thể (V) (tỉ số

S/V) giảm, điều này có ý nghĩa gì?
A. Giúp động vật di chuyển nhanh. B. Giúp động
vật kiếm ăn tốt hơn.
C. Giúp động vật tăng cường khả năng sinh sản. D. Giúp động
vật hạn chế sự toả nhiệt của cơ thể.
35. Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên các loại ARN
không có loại
A. Uraxin (U) B. Timin (T) C. Ađênin
(A) D. Guanin (G)
36. Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật?
A. Tỉ lệ giới tính của các loài trong quần xã. B. Mật độ
quần xã.
C. Độ đa dạng của quần xã. D. Kích thước quần xã.
37. Hạt phấn của loài này không thể thụ phấn cho hoa của loài cây
khác là ví dụ về loại cách li

Trang 15/maõ ñeà 435

A. mùa vụ. B. cơ học. C. tập tính.
D. nơi ở.
38. Để làm biến đổi hệ gen của một sinh vật, người ta không dùng
cách nào sau đây?
A. Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen.
B. Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen.
C. Thay thế các gen trong hệ gen bằng các gen khác.
D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
39. Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô Sâu ăn lá ngô Nhái Rắn hổ mang
Diều hâu Vi sinh vật phân giải
Bậc dinh dưỡng số 3 là
A. Diều hâu. B. Nhái. C. Rắn hổ mang. D. Sâu ăn lá

ngô.
40. Cho một phần trình tự nuclêôtit của một mạch trong gen ở sinh
vật nhân sơ như sau:
3’… TAT-GGG-XAT-GTA-ATG-GGX … 5’. Trình tự
nuclêôtit của mARN được phiên mã từ đoạn gen trên là
A. 3’… ATA-XXX-GTA-XAT-TAX-XXG …5’ B. 5’… ATA-
XXX-GTA-XAT-TAX-XXG …3’

Trang 16/maõ ñeà 435

C. 5’… AUA-XXX-GUA-XAU-UAX-XXG …3’ D. 3’…
AUA-XXX-GUA-XAU-UAX-XXG …5’
B. Dành cho chương trình Nâng cao (8 câu, từ câu 41 đến câu
48)
41. Trong nông nghiệp, người ta có thể ứng dụng hiện tượng
khống chế sinh học để làm gì?
A. Sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại hay
dịch bệnh thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu.
B. Sử dụng các mối quan hệ gây ra hiện tượng khống chế sinh
học như quan hệ cạnh tranh, vật ăn thịt - con mồi, kí sinh - vật
chủ…để thúc đẩy đấu tranh sinh học.
C. Sử dụng các loài sinh vật kí sinh để gây bệnh cho các quần
thể vật nuôi nhằm mục đích giảm số lượng cá thể của chúng khi
cần thiết.
D. Sử dụng các loài động vật ăn thịt có kích thước lớn để khống
chế số lượng cá thể của các quần thể vật nuôi.
42. Khi xử lí ADN bằng chất nào sau đây có thể làm mất hoặc xen
thêm một cặp nuclêôtit?
A. 5-brôm uraxin (5-BU). B. Nitrôzô mêtyl urê (NMU).


C. Cônxixin. D. Acridin.

Trang 17/maõ ñeà 435

43. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 5100 ăngstrong, trong
gen này số nuclêôtit loại A chiếm 20%. Số lượng các loại nuclêôtit
(nu) trong gen là bao nhiêu?
A. A = T = 450 (nu); G = X = 300 (nu) B. A = T =
600 (nu); G = X = 900 (nu)
C. A = T = 300 (nu); G = X = 450 (nu) D. A = T =
900 (nu); G = X = 600 (nu)
44. Phát biểu nào sau đây có nội dung sai?
A. Sản lượng sinh vật sơ cấp được hình thành ở sinh vật sản
xuất.
B. Sản lượng sinh vật sơ cấp tinh bằng tổng sản lượng sinh vật
sơ cấp thô và phần hô hấp của thực vật.
C. Trong chuỗi thức ăn, ở các bậc dinh dưỡng càng cao, tổng
năng lượng của các bậc đó càng nhỏ.
D. Sản lượng sinh vật thứ cấp được hình thành ở các sinh vật
tiêu thụ.
45. Sự hoá đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp nước Anh là
ví dụ về hình thức
A. chọn lọc ổn định. B. chọn lọc vận động. C. chọn
lọc phân hoá. D. chọn lọc ngẫu nhiên.

Trang 18/maõ ñeà 435

46. Ở ruồi giấm, thời gian phát triển từ trứng đến ruồi trưởng thành
ở 25
0

C là 10 ngày đêm, ngưỡng nhiệt phát triển của ruồi giấm là
8
0
C. Tổng nhiệt hữu hiệu cần thiết cho sự phát triển là bao nhiêu?
A. 80 độ ngày B. 170 độ ngày C. 250
độ ngày D. 120 độ ngày
47. Để nhân nhanh các giống cây trồng có năng suất cao, chất
lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái nhất định, chống chịu
tốt với các loại sâu, bệnh…có thể dùng công nghệ tế bào nào sau
đây?
A. Tạo giống bằng chọn dòng tế bào xôma có biến dị. B. Nuôi
cấy hạt phấn.
C. Dung hợp tế bào trần. D. Nuôi cấy tế
bào thực vật in vitro tạo mô sẹo.
48. Hiện tượng đa hình cân bằng di truyền được thể hiện trong
trường hợp nào sau đây?
A. Khả năng kháng DDT của các loài côn trùng gây bệnh được
tăng cường dần qua các thế hệ.
B. Hiện tượng kháng thuốc kháng sinh của các vi khuẩn gây
bệnh cho người.
C. Tỉ lệ các nhóm máu A, B, AB, O đặc trưng và ổn định cho

Trang 19/maõ ñeà 435

từng quần thể người.
D. Sự thay đổi từ màu trắng sang màu đen của loài bướm sâu đo
bạch dương (Biston betularia) ở vùng công nghiệp nước Anh.
………HẾT………


×