Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Công tác giao nhận hàng Xuất nhập khẩu đường biển theo FCL/FCL ở CTy VINATRANS - 2 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.18 KB, 12 trang )

Người giao nhận đóng vai trò là người chuyên chở không chỉ trong trường
hợp anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình
(Performing carrier) mà còn trong trường hợp anh ta bằng việc phát hành chứng từ
vận tải của mình hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên
chở (người thầu chuyên chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp
các dịch vụ liên quan đến vận tải như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối
thì người giao nhận sẽ chịu trách nhiệm nhiệm người chuyên chở nếu ngời Giao
nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phương tiện và người cuả mình, hoặc người
giao nhận đã cam kết rõ ràng hay ngụ ý là họ chịu trách nhiệm như một người
chuyên chở.
1.1.6 Quan hệ của người giao nhận với các bên có liên quan
1.1.6.1 . Chính Phủ và các nhà đương cục khác
Trong lĩnh vực cơ quan, công sở, người giao nhận phải giao dịch với những
cơ quan sau:
 Cơ quan Hải quan để khai báo hải quan
 Cơ quan Cảng để làm thủ tục thông cảng
 Ngân hàng T. Ư để được phép kết hối, ngoài ra Ngân hàng là đơn vị đứng
ra bảo lãnh sẽ trả tiền cho người xuất khẩu và thực hiện thanh toán tiền
hàng cho người xuất khẩu.
 Bộ y tế, Bộ khoa học công nghệ và môi trường, Bộ văn hoá thông tin để
xin giấy phép (nếu cần tuỳ theo từng mặt hàng)
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
 Cơ quan Lãnh sự để xin giấy chứng nhận xuất xứ
 Cơ quan kiểm soát xuất nhập khẩu
 Cơ quan cấp giấy vận tải
1.1.6.2 Các bên tư nhân
Trong lĩnh vực tư nhân, người giao nhận phải giao dịch với các bên:
- Người chuyên chở hay các đaị lý khác như :
+ Chủ tàu
+ Người kinh dooanh vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không
+ Ngưòi kinh doanh vận tải thuỷ về mặt sắp xếp lịch trình và vận chuyển,


lưu cước.
- Người giữ kho để lưu kho hàng hoá
- Người bảo hiểm để bảo hiểm cho hàng hoá
- Tổ chức đóng gói bao bì để đóng gói hàng hoá
- Ngân hàng thương mại để thực hiện tín dụng chứng từ







Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
QUAN HỆ CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN

















1.2 Qui trình cung ứng dịch vụ giao nhận hàng NK theo phương thức
nguyên container tại công ty giao nhận
1.2.1 Phương thức gửi hàng FCL bằng đường biển
1.2.1.1 Khái niệm
Chính ph
ủ v
à các nhà đương c
ục khác

Kiểm soát xuất nhập khẩu. Giám sát ngoại hối
vận tải, cấp giấy phép y tế, cơ quan lãnh sự
Cơ quan Hải quan
NGƯỜI GIAO
NHẬN

Người chuyên chở và
các đại lý khác
 Chủ tàu
 Người kinh doanh vận
tải đường bộ, đường sắt,
đường không.
 Người kinh doanh vận
tải nội thủy
 Người giữ kho
 Tổ chức đóng gói
 Đại lý
 Ngân hàng

Cơ quan cảng
Người gửi,

người nhận
Người bảo hiểm
hàng hóa
Người bảo hiểm trách nhiệm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Phương thức gửi hàng nguyên bằng container FCL/FCL : là phương thức
mà hàng được gửi cho người chuyên chở trong điều kiện đầy container và được sử
dụng khi chủ hàng có khối lượng hàng chuyên chở lớn đủ để có thể chứa 1 hoặc
nhiều container.
1.2.1.2 Phân loại
Tuỳ vào vai trò của công ty giao nhận như đã trình bày ở trên thì có các
phương thức gửi hàng FCL/FCL khác nhau
1.2.1.2.1 Gửi hàng FCL qua người vận chuyển thực tế

a. Qui trình
Nội dung thực hiện
(1) Người gửi và người vận chuyển thực tế kí kết hợp đồng vân tải
(2) Người gửi giao các cont nguyên cho người vận chuyển
(3) Người vân chuyển phát hành B/L cho người gửi
(4) Người gửi chuyển B/L cho người nhận ở cảng đến
(5) Người nhận xuất trình B/L và các chứng từ có liên quan cho hãng
tàu
(6) Người vận chuyển giao những cont nguyên cho người nhận ở cảng
đến
b. Trách nhiệm các bên
 Người gửi:
o Mượn hoặc chiu chi phí thuê cont rỗng về kho đóng hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
o Đóng hàng vào cont với điều kiện đảm bảo sự an toàn
o Mời hải quan về kho để kiểm hoá và niêm phong kẹp chì

o Đưa cont lên phương tiện vận chuyển ,giao cho người chuyên
chở tại CY
 Người chuyên chở
o Nhận cont nguyên ở CY và cấp phát vận đơn cho người gửi
o Dịch chuyển và bốc cont có hàng lên tàu hoặc phương tiện
vận chuyển
o Vận chuyển cont đến nơi đến tại đó dở cont xuống để giao tại CY
 Người nhận
o Làm thủ tục hải quan + xuất trình chứng từ để nhận hàng tại
CY
o Mang cont có hàng về kho mình để tháo hàng
o Hoàn trả cont cho người cho thuê cont
1.2.1.1 Gửi hàng FCL qua công ty giao nhận
1.2.1.1.1 Khi công ty giao nhận đóng vai trò là 1 MTO
a. Qui trình
b. Nội dung thực hiện
(1) Người gửi và công ty giao nhận kí kết Hợp đồng uỷ thác
(2) Người gửi giao những cont nguyên cho công ty giao nhận
(3) Công ty giao nhận phát hành B/L(1) cho người gửi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
(4) Công ty giao nhận gửi những cont nguyên cho người vận chuyển
thực tế
(5) Người vận chuyển thực tế phát hành B/L gốc cho người giao nhận
(6) Công ty giao nhận chuyển B/L gốc cho đại lý của công ty giao nhận
ở cảng đến
(7) Đại lý của công ty giao nhận ở cảng đến mang B/L gốc và các chứng
từ có liên quan đến hãng tàu
(8) Hãng tàu xem xét ,kiểm tra và giao những cont nguyên cho đại lý
của công ty giao nhận ở cảng đến tại CY
(9) Người gửi gửi B/L(1) + các chứng từ có liên quan đến hàng hoá cho

người nhận thực tế ở cảng đến
(10) Người nhận thực tế xuất trình B/L(1) và các chứng từ có liên quan
đến đại lý của công ty giao nhận để nhận hàng
(11) Đại lý của công ty giao nhận kiểm tra và giao những cont nguyên
cho người nhận thực tế
1.2.2 Qui trình cung ứng dịch vụ giao nhận hang NK bằng đường biển theo
phương thức FCL/FCL tại công ty vận tải giao nhận
1.2.2.1 Qui trình
1.2.2.2 Nội dung thực hiện
a. Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng : có 2 trường hợp
TH1: Khách hàng là các nhà nhập khẩu trong nước uỷ thác cho công
ty giao nhận tiến hành nhận lô hàng Nhập khẩu
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
TH2: Khách hàng là những công ty giao nhận, hoặc hàng tàu ở nước
ngoài làm hợp đồng đại lý với công ty giao nhận ở cảng đến ,yêu cầu theo
dõi lô hàng Nhập khẩu về đến cảng và tiến hành các thủ tục cho người nhận
hàng thực tế nhận hàng
Nếu Không thể đáp ứng được yêu cầu khách hàng thì từ chối
Nếu đồng ý thì tiến đến kí kết Hợp Đồng.Sau khi đã kí kết Hợp đồng thì chuyển
sang bước 2
b. Bước 2: Tổ chức nhận hàng nhập khẩu
Cho dù nếu khách hàng là nhà nhập khẩu trong nước hay là các công
ty giao nhận quốc tế thì công ty giao nhận vẫn phải thực hiện một trong các
công việc sau:
 Khai thuê thủ tục hải quan
 Hoàn thành bộ chứng từ để nhận hàng Nhập khẩu
 Nhận hàng tại CY
 Dở hàng khỏi cảng ,vận chuyển và giao hàng cho khách hàng
c. Bước 3: Thanh lý hợp đồng
 Thanh toán các chi phí liên quan đến giao nhận như chí phí lưu

kho,lưu bãi,bốc xếp,vận chuyển ….
 Thanh toán tiền thưởng phạt xếp dở nếu có
 Theo dõi kết quả nhận hàng của người nhận, giải quyết khiếu nại về
hàng hoá nếu có
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
d. Bước 4: Giải quyết các khiếu nại về tổn thất hàng hoá
o lập các chứng từ pháp lý ban đầu để bảo vệ quyền lợi của chủ hàng
như Biển bản kiểm tra nội bộ ,thư dự kháng,Biên bản hư hỏng đổ vỡ, giấy
chứng nhận nhận hàng thừa thiếu so với được khai
o Mời các tổ chức giám định có uy tín,tiến hành giấm định toàn bộ lô
hàng, mục đích xác định rõ số lượng hàng hoá bị tổn thất cụ thể của toàn bộ
lô hàng để làm cơ sở cho việc khiếu nại đòi bồi thường.Nội dung phải cụ
thể chính xác và phải nêu rõ tình trạng,mức độ của tổn thất.Chứng từ này sẽ
được cơ quan giám định cấp ngay sau khi giám định xong trong vòng
không quá 30 ngay kể từ ngày có yêu cầu giám định
1.3 Các chứng từ giao nhận
1.3.1 Bảng lược khai hàng hoá ( Cargo manifest): là bản liệt kê tóm tắt về
hàng hóa được chuyên chở . Được dùng để:
- Làm giấy thông báo cho người nhận hàng biết về những hàng hóa xếp lên
tàu.
- Làm chứng từ để khai báo hải quan
- Làm cơ sở để thanh toán các chi phí có liên quan đến hàng hóa
- Làm căn cứ để đối chiếu so sánh với B/L về chi tiết hàng hóa.
1.3.2 Vận đơn ( B/L) : là một chứng từ vận tải là mà ngưòi chuyên chở hàng
hóa hay đại diện của họ ký phát cho người gửi hàng sau khi nhận hàng để chuyên
chở.
Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có chức năng chủ yếu là:
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải
- Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở

- Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng
sang người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng
1.3.3 Lệnh giao hàng ( D/O):
Lệnh giao hàng là chứng từ do hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu cấp cho
người nhận hàng để yêu cầu cảng giao hàng cho người nhận
1.3.4 Giấy báo nhận hàng
Giấy báo nhận hàng có tác dụng báo cho chủ hàng biết hàng hóa của họ đã
về đến nơi và yêu cầu họ khẩn trương làm các thủ tục, giấy tờ đến đại lý nhận lệnh
giao hàng
1.3.5 Lệnh xuất kho
- Là chứng từ pháp lý để chủ hàng nội địa lấy hàng ở cảng hay gửi hàng
vào kho bãi cảng, đồng thời làm căn cứ để thanh toán cước phí xếp dỡ, lưu kho,
lưu bãi.
- Là chứng từ gốc để kết toán kho hàng ngày ghi xuất hay nhập vào thẻ
kho, sổ kho
- Là căn cứ để theo dõi tình hình thực hiện lệnh xuất kho hay giao thẳng và
lệnh nhập kho
1.3.6 Phiếu vận chuyển
- Là chứng từ giao nhận giữa người giao nhận với người vận chuyển, giữa
người vận chuyển và người nhận hàng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Là chứng từ từ tàu nhập kho và căn cứ để xác minh trách nhiệm khi có
hàng hóa thừa thiếu hay chênh lệch, đổ vỡ
- Là căn cứ tính khối lượng vận chuyển và là cơ sở để thanh toán tiền vận
chuyển trả lái xe.
1.3.7 Biên bản kết toán nhận hang với tàu
Sau khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu từ tàu biển lên bờ, cảng phải
cùng với thuyền trưởng ký kết một biên bản xác nhận sô ỳ lượng kiện hàng đã
giao và nhận, biên bản này gọi là biên bản kết toán nhận hàng với tàu. Chứng từ
này được lập ra trên cơ sở dữ liệu của tàu và của cảng. Nó có chữ ký của đại diện

phòng kho hàng bên cạnh chữ ký xác nhận của thuyền trưởng. Nó cũng là một
trong những căn cứ để khiếu nại hãng tàu hay người bán nước ngoài. Đồng thời nó
cũng là căn cứ để cảng giao nhận hàng nhập khẩu với các đơn vị đặt hàng nhập
khẩu.
1.3.8 Biên bản thừa thiếu
Khi hoàn thành việc dỡ hàng nhập khẩu, nếu phát hiện thấy thiếu hàng,
cảng căn cứ vào biên bản kết toán nhận hàng với tàu để làm biên bản thừa, thiếu
hàng nhằm xác nhận việc thừa, thiếu hàng. Nó có tác dụng làm chứng cứ để khiếu
nại hãng tàu về trách nhiệm bảo quản của tàu đối với số lượng hàng hóa đã nhận
để chuyên chở.
1.3.9 Chứng nhận hư hỏng
Trong quá trình làm hàng, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng, đổ vỡ,
cảng và tàu phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đó của hàng hóa. Đối
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
với người nhận hàng chứng từ này có giá trị chứng cứ rõ rệt để khiếu nại hãng tàu
về trách nhiệm chăm sóc hàng hóa trong quá trình chuyên chở. Đối với cảng,
chứng từ này có tác dụng phân rõ ranh giới trách nhiệm về pháp lý giữa cảng với
tàu trong việc bảo quản, sắp xếp hàng hóa. Tuy nhiên thông thường, chỉ trong
trường hợp tổn thất bên ngoài và dễ thấy, người ta mới lập được chứng từ này.
1.3.10 Hoá đơn thương mại
Sau khi giao hàng xuât khẩu người xuất khẩu phải chuẩn bị một bộ hoá đơn
thương mại đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền hàng
đã ghi trên hoá đơn
1.3.11 Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin –C/O)
Giấy chứng nhận xuất sứ là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người
xuất khẩu kê khai ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người
xuất khẩu xác nhận .
Chứng từ này cần thiết cho cơ quan hải quan để tuỳ theo chính sách của nhà
nước vận dụng các chế độ ưu đãi khi tính thuế.Nó cũng cần thiết cho việc theo dõi
thực hiện chế độ hạn ngạch. Đồng thời trong chừng mực nhất định, nó ói lên phẩm

chất của hàng hoá bởi vì đặc điểm địa phương và điều kiện sản xuất có ảnh hưởng
đến hàng hóa.
1.3.12 Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (Vaterinary certificate)
Do cơ quan thú y cấp khi hàng hoá là động vật ( súc vật, cầm thú) hoặc có
nguồn gốc động vật ( lông cừu, lông thú, len ,trứng…) hoặc khi bao bì của
chúng có nguồn gốc động vật đã được kiểm tra và xử lý chống các dịch bệnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.3.13 Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật (Phytosanitary certificate)
Do cơ quan bảo vệ thực vật cấp khi hàng hoá là thực vật,thảo mộc, hoặc có
nguồn gốc thực vật ( hạt giống, bong, thuốc lá … ) đã được kiểm tra và xử lý
chống các dịch bệnh, nấm độc, cỏ dại là đối tượng kiểm dịch
Trong các giấy chứng nhận kiểm dịch trên các cơ quan có thẩm quyền xác
nhận rằng ngoài việc đã kiểm tra và xử lý về dịch bệnh- đối tượng kiểm dịch,
chúng còn xuất phát từ vùng an toàn về dịch bệnh
1.3.14 Giấy chứng nhận vệ sinh (Sanitary Certificate)
Do cơ quan có thẩm quyền về kiểm tra phẩm chất hàng hoá hoặc về y tế
cấp cho chủ hàng, sau khi đã kiểm tra hàng hoá ( là thực phẩm, đồ uống , đồ
hộp….) và thấy trong đó không có vi trùng gây bệnh cho người dùng
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA
CÔNG TY VÀ TÌNH TRẠNG VỀ QUI TRÌNH CUNG ỨNG DỊCH VỤ
HÀNG NHẬP KHẨU ĐƯỜNG BIỂN THEO PHƯƠNG THỨC FCL/FCL
TẠI VINATRANS ĐÀ NẴNG
2.1 Tổng quan về tình hình kinh doanh của công ty
2.1.1 Tổng quan về công ty
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kho vận miền Trung (CENTRANS) Trực thuộc bộ thương mại, địa
chỉ 184 Trần Phú Đà Nẵng, do co nhiều khó khăn trong kinh doanh và phát triển
nên ngày 05/9/1996 Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã quyết định chuyển thành chi
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×