Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề cương ôn tập môn Công tác hướng nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.2 KB, 10 trang )

CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
CÔNG TÁC GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP
Đề cương ôn tập
1. Nhiệm vụ của hướng nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay?
2. Hướng nghiệp? Ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ?
3. Nguyên tắc hướng nghiệp?
4. Phân tích mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông?
5. Sự phù hợp nghề? Cho ví dụ?
6. Trình bày cấu trúc bảng mô tả nghề? Cho ví dụ?
7. Định hướng cơ bản về đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục dục hướng nghiệp cho học sinh phổ
thông?
8. Phương pháp tình huống là gì? Nêu yêu cầu khi soạn thảo văn bản tình huống giáo dục? Ví dụ minh
họa?
9. Phương pháp tổ chức trò chơi trong giáo dục hướng nghiệp? Các bước tiến hành và minh họa bằng
một trò chơi cụ thể?
10. Anh (chị) hiểu gì về nghề nghiệp mà mình đã chọn, bản thân tự nhận xét việc mình theo học có phù
hợp với mình không?
NỘI DUNG SOẠN
1. Nhiệm vụ của hướng nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay?
Giáo dục hướng nghiệp trong nền kinh tế thị trường:
- Nhu cầu tiêu dùng xã hội ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng -> ảnh hưởng đến định
hướng nghề nghiệp.
- Sự phát triển của các thành phần kinh tế thúc đẩy nhanh quá trình mở rộng ngành nghề.
- Sự năng động tạo nên khả năng di chuyển của thế hệ trẻ.
Giáo dục hướng nghiệp trong nền kinh tế tri thức:
- Sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng giảm số lao động trực tiếp tăng số lao động tri thức: xử lý
thông tin, dịch vụ văn phòng…-> lực lượng lao động tri thức là lao động chủ yếu sẽ góp phần đào tạo
người lao động để đáp ứng nhu cầu đó.
- Sự phát triển của nền kinh tế tri thức gắn liền với sự phát triển của cộng nghệ cao và ứng dụng công nghệ
đó vào đời sống. Tạo ra một xu thế định hướng chọn nghề của thế hệ trẻ.
- Coi giáo dục hướng nghiệp là một giải pháp góp phần tạo điều kiện cho người lao động thích ứng với


những yêu cầu nghề nghiệp của xã hội hiện đại.
* Nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp:
(Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9- 2001)
Lớp CTXH – K31 Trang 1
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
- Đào tạo người lao động năng động và sáng tạo.
- Gắn chọn nghề của thanh thiếu niên với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động của từng địa
phương và cả nước.
- Hướng nghiệp phải thông qua dạy các môn công nghệ từ đó giúp hiểu biết, có năng lực và làm chủ
cộng nghệ nhập và sáng tạo công nghệ mới.
- Chuẩn bị sẵn sàng cho học sinh đi vào một nghề cụ thể nhưng cũng chuẩn bị năng lực làm một
việc khác khi cần.
- Thông tin cho học sinh hệ thống nghề nghiệp trong các lĩnh vực mới và hướng chọn nghề cho phù
hợp với xu thế phát triển.
Vd: 4 nghề mũi nhọn: Công nghệ thông tin, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu, Công nghệ tự
động hóa.
- Dạy những nghề phi nông ở khu vực nông thôn đồng thời chỉ ra hướng phát triển hiện đại hóa các
làng nghề truyền thống giúp học sinh chọn nghề.
- Góp phần phần luồng đào tạo.
2. Hướng nghiệp? Ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ?
Có thể hiểu trên 3 bình diện:
- Cá nhân: Hướng nghiệp là hệ thống các giải pháp về Tâm lí học, Y học, Kinh tế học, Giáo dục học
nhằm giúp bản thân chọn nghề.
- Nhà trường phổ thông: Hướng nghiệp là một hình thức huy động dạy của thầy và học của trò nó
được coi là công việc của tập thể sư phạm nhằm mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề giúp
các em tự chọn nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về hứng thú của cá nhân, năng lực,
nhu cầu xã hội.
- Xã hội: Hướng nghiệp là những tác động xã hội về mặt Giáo dục học, Tâm lí học, Kinh tế học, Y
học… nhằm giúp thế hệ trẻ chọn nghề phù hợp.
 Giáo dục hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội nhằm

chuẩn bị cho thế hệ trẻ: tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng… để trẻ sẵn sàng đi vào nghề và lao động sản
xuất trong cuộc sống.
* Vị trí, vai trò, ý nghĩa của Giáo dục hướng nghiệp:
- Vị trí, vai trò:
Chung nhất: Hướng dẩn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ tâm thế và kỹ năng để họ đi vào lao động ở
những ngành nghề mà xã hội đang cần.
Hướng nghiệp điều chỉnh động cơ và hứng thú nghề nghiệp của học sinh để giúp giải quyết mối
quan hệ giữa các cá nhân – xã hội, cá nhân- nghề. Giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức và đảm
bảo cho con người hạnh phúc trong nghề nghiệp.
Lớp CTXH – K31 Trang 2
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Cụ thể:
+ Đối với nhà trường: Góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường.
+ Đối với xã hội: Góp phần hiện thực hóa đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước trong đời sống
xã hội; triển khai chiến lược con người, một bộ phận của chiến lược KH-CN.
+ Đối với cá nhân: Hình thành thái độ sẵn sàng lao động và hiểu rõ các ngành nghề xã hội, nhu cầu
lao động để tự điều chỉnh nguyện vọng của mình.
Nguyễn Thế Trường: “ Không được dốt, Không được ốm, Không được nghèo, Không được là
người thừa”.
Giáo dục hướng nghiệp không chỉ mang tính xã hội mà còn mang đạm tính nhân văn.
Hướng nghiệp trong nhà trường hiện đại vừa là nội dung vừa là bản chất.
- Ý nghĩa:
+ Về mặt giáo dục: Giáo dục hướng nghiệp giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp nó góp phần cụ thể
hóa mục tiêu đào tạo của nhà trường phổ thông.
+ Về mặt kinh tế: Đưa thanh thiếu niên vào đúng vị trí, phát triển tài năng cống hiến sức lực cho sự
phát triển đất nước.
+ Về chính trị: Giáo dục hướng nghiệp có chức năng thực hiện đường lối giáo dục của Đảng, Nhà nước
hiện thực hóa đường lối giáo dục trong xã hội. Giáo dục hướng nghiệp là điều kiện triển khai chiến lược
con người phục vụ chính trị.
+ Về mặt xã hội: Giáo dục hướng nghiệp đem đến cho thế hệ trẻ có công ăn việc làm, ổn định đời sống

và tạo điều kiện cho xã hội sử dụng hiệu quả lao động đó.
* Chức năng, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp:
- Chức năng: Chuẩn bị cho trẻ bước vào lao động nghề
- Nhiệm vụ:
+ Giúp cho học sinh nắm thông tin nghề, làm quen với nghề trong xã hội (về nhu cầu xã hội, yêu
cầu nghề đặt ra, điều kiện có thể…).
+ Giúp cho học sinh bộc lộ và hứng thú nghề nghiệp.
+ Giúp cho học sinh hình thành năng lực tương ứng và hứng thú nghề nghiệp.
+ Giáo dục ý thức lao động, thái độ lao động đúng.
3. Nguyên tắc hướng nghiệp?
* Đảm bảo tính giáo dục trong hướng nghiệp:
+ Góp phần hình thành nhân cách toàn diện cho học sinh;
+ Tiến hành đồng bộ với mặt giáo dục khác để đảm bảo giáo dục toàn diện.
* Đảm bảo phương hướng Kỹ thuật tổng hợp trong công tác hướng nghiệp:
+ Giáo dục kỹ thuật tổng hợp tạo cơ sở cho việc tìm hiểu và chọn lựa nghề, xác lập cơ sở khoa học cho
giáo dục hướng nghiệp vì vậy cần đảm bảo phương hướng Kỹ thuật tổng hợp trong hướng nghiệp.
Lớp CTXH – K31 Trang 3
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Giáo dục phổ thông gồm 3 quá trình: Giáo dục lao động, Giáo dục kỹ thuật tổng hợp, Giáo dục
hướng nghiệp. Ba quá trình này có mối quan hệ chặc chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau và cái này là
cơ sở cho cái kia.
* Đảm bảo nguyên tắc hệ thống và đồng bộ trong quá trình hướng nghiệp:
+ Hệ thống: Giáo dục tiến hành sao cho các quá trình tiếp thu kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp diễn
ra trình tự nghiêm ngặt phù hợp với logic khoa học nghề nghiệp và phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, nhận
thức của học sinh.
Mô hình trong công tác hướng nghiệp:
Định hướng

Tư vấn Tuyển chọn
+ Đồng bộ: tiến hành nhiều con đường, có thể bằng con đường lao động sản xuất, dạy học, hoạt động

ngoại khóa,…, nhiều lực lượng cùng tham gia.
* Nguyên tắc đảm bảo tính phân hóa và cá biệt trong công tác hướng nghiệp:
+ Cần xác định đúng đắn và có cơ sở khoa học, năng lực, sở trường, hứng thú, khả năng hoạt động trí
tuệ, thể lực của các em để mà tư vấn
+ Trong quá trình hướng nghiệp việc lựa chọn con đường, phương pháp hình thức hướng nghiệp phải
phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nhà trường, của địa phương và của học sinh.
* Đảm bảo tính thực tiễn trong công tác hướng nghiệp:
+ Hướng nghiệp hướng học sinh tiếp xúc, tham gia trực tiếp hoạt động sản xuất từ đó hình thành năng
lực thực tiễn.
+ Hướng nghiệp gắn với tình hình kinh tế xã hội, của đất nước, nhu cầu năng lực của xã hội đối với
các ngành nghề và phải gắn với từng địa phương.
4. Phân tích mục tiêu giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông?
Trong chương trình THPT, hoạt động giáo dục hướng nghiệp được thực hiện ở 3 lớp 10, 11, 12.
Mục tiêu chung của chương trình là phát hiện và bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách nghề nghiệp cho học
sinh, giúp các em biết được khả năng của mình, hiểu yêu cầu của nghề. Thông qua hoạt động giáo dục
hướng nghiệp, giáo viên giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề, trên cơ sở đó các em định hướng đi
vào lĩnh vực sản xuất mà xã hội đang có nhu cầu nhân lực.
Lớp CTXH – K31 Trang 4
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Cụ thể:
- Về kiến thức: Giúp các em hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề tương
lai; biết những thông tin cơ bản về thị trường lao động, về phát triển KT-XH của đất nước; biết những
thông tin về nghề nghiệp, nơi đào tạo; biết tự đánh giá và năng lực của bản thân.
- Về kỹ năng:
+ Phân tích được các yếu tố cơ bản để quyết định chọn nghề;
+ Lựa chọn được nghề tương lai cho bản thân.
- Về thái độ:
+ Tích cực tìm hiểu nghề và có thái độ đúng đắn đối với lao động nghề nghiệp;
+ Chủ động tự tin trong việc chọn nghề.
* Mục tiêu cho từng khối lớp:

Lớp
Mục tiêu
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
Kiến thức
- Hiểu được ý nghĩa và tầm
quan trọng của việc lựa chọn
nghề nghiệp;
- Nắm được những thông tin
cơ bản về phương hướng phát
triển KT-XH của đất nước nói
chung và địa phương nói riêng.
- Có được một số thông tin về
thế giới nghề nghiệp, thị trường
lao động, hệ thống giáo dục
nghề nghiệp
- Hiểu được ý nghĩa và tầm
quan trọng của một số nghề
trên đường hiện đại hóa, có
nhu cầu về nguồn nhân lực
chất lượng cao, thị trường
lao động;
- Điều kiện để trở thành
người lao động có tay nghề
vững vàng;
- Làm quen với một số cơ sở
đào tạo
- Hiểu một cách khái quát
định hướng phát triển KT-
XH của đất nước, địa
phương;

- Nắm được các thông tin
về các trường đào tạo và
yêu cầu tuyển sinh.
Kĩ năng
- Tự đánh giá sở thích, năng
lực và điều kiện gia đình;
- Phân tích được hướng đi của
bản thân và sau này quyết định
việc chọn nghề trên cơ sở lí giải
hợp lí.
- Biết cách thức tìm hiểu
một số nghề;
- Biết cách tìm hiểu một số
cơ sở đào tạo;
- Nhớ lại những nguyên tắc
chọn nghề.
- Phân tích vận dụng các
nguyên tắc chọn nghề để
tuyển sinh.
Thái độ
Có ý thức tích cực tìm hiểu thế
giới nghề nghiệp.
- Học sinh có ý thức hoàn
thiện năng lực, phẩm chất
đạo đức để chọn những
nghề mà mình yêu thích.
- Chủ động tự tin, có tinh
thần trách nhiệm đối với
việc chọn nghề.
5. Sự phù hợp nghề:

* Sự phù hợp nghề là gì?
Lớp CTXH – K31 Trang 5
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Đề cập tới việc chọn được nghề phù hợp, trước hết ta phải làm rõ khái niệm phù hợp nghề.
Sự phù hợp nghề được xem là sự hòa hợp, sự ăn khớp, sự tương xứng trong cặp “Con người –
Nghề nghiệp”, mà cụ thể hơn, là sự tương ứng giữa những phẩm chất, đặc điểm tâm - sinh lý của con
người với những yêu cầu cụ thể của công việc trong nghề đối với người lao động. Nói như vậy ta sẽ thấy
ngay rằng, sự phù hợp nghề có nhiều mức độ. Thông thường, người ta chia thành 4 mức độ sau đây:
- Không phù hợp: Người lao động không đủ những điều kiện về sức khỏe hoặc không có những
phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của nghề. Ví dụ: đi vào nghề lái xe, thông tin tín hiệu, hội họa, kĩ
thuật nhộm, thời trang mà mắc bệnh mù màu. Muốn trở thành phi công, thủy thủ, thợ lặn mà mắc một
trong những bệnh sau: bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, hen phế quản… thì không thể hành nghề được.
- Phù hợp một phần: Ở mức độ này, tuy không có những chống chỉ định cơ bản, nhưng cá nhân
không thể hiện thiên hướng rõ ràng, khôn say mê, gắn bó nghề. Nếu chỉ phù hợp một phần thì con người
rất khó trở thành một chuyên gia giỏi trong nghề.
- Phù hợp phần lớn: Trong trường hợp này, những phẩm chất cá nhân đáp ứng được hầu hết các
yêu cầu cơ bản của nghề hoặc của nhóm nghề và có yếu tố thiên bẩm, say mê, thể hiện nguyện vọng của
người lao động. Mức độ phù hợp phần lớn thường thể hiện rất rõ ở hứng thú với công việc của nghề, ham
thích và có năng lực giải quyết nhiều hoạt động kĩ thuật trong nghề. Có được sự phù hợp phần lớn này,
con người sẽ thuận lợi trong phấn đáu trở thành người lao động có tay nghề cao hoặc dễ có được những
thăng tiến nghề nghiệp hơn so với người ít phù hợp với nghề.
- Phù hợp hoàn toàn: Đạt tới mức độ này, ta thấy con người đáp ứng được tất cả những yêu cầu
cơ bản do nghề đặt ra. Trong hoạt động nghề nghiệp, người lao động có năng suất cao, thể hiện rõ xu
hướng hoạt động và lý tưởng nghề nghiệp.
* Những dấu hiệu của sự phù hợp nghề:
Người ta chỉ cần làm một loạt những biện pháp nhằm đối chiếu những đặc điểm tâm, sinh lý của
con người với hệ thống các yêu cầu do nghề đặt ra mà kết luận về mức độ phù hợp nghề của người đó. Sự
phù hợp nghề thường thể hiện ở 3 dấu hiệu:
- Đảm bảo tốc độ làm việc, tức là đảm bảo được yêu cầu về số lượng công việc theo định mức lao
động. Người ta có thể đo, đếm được các động tác lao động để kết luận về sự phù hợp nghề.

Ví dụ: Người hái chè mỗi ngày phải thưc hiện khoảng 500000 đến 600000 vận động của ngón tay
thì mới hái được lượng lá chè theo quy định.
Người thợ dệt “ nữa tự động hóa ” phải đi “ tua ” mỗi ngày khoảng 6km mới bảo đảm các máy
chạy đều, kịp thời điều chỉnh máy và sửa chữa những hư hỏng nhỏ.
Lớp CTXH – K31 Trang 6
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
- Bảo đảm độ chính xác của công việc. Đây là yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Người lao động
phải làm ra mặt hàng đúng quy cách, không có số lượng phế phẩm quá con số cho phép, không để công cụ
lao động bị hư hỏng…
- Không bị công việc nghề nghiệp gây nên những độc hại cho cơ thể.
Ví dụ: Làm việc ở nhà mấy sơn thì không bị di ứng sơn, làm công việc của thợ hàn mà không bị
hỏng mắt, không vì lên lớp giảng nhiều lần mà bị viêm họng hoặc viêm phổi…
- Cũng cần nói thêm rằng, có rất nhiều trường hợp người ta thấy không phù hợp với nghề nhưng nếu
yêu thích nghề mà quyết tâm rèn luyện thì sự phù hợp lai có thể được tạo ra. Tất nhiên có những chứng tật
ngay từ đầu đã khẳng định về sự không phù hợp mà ta phải tuân thủ. Chẳng hạn những bạn mắc chứng say
xe, dị ứng mùi xăng, dầu thì không được theo đuổi nghề lái xe, ai có chứng thấy máu đã bị ngất thì tránh
chọn nghề thầy thuốc, bị tật nói ngọng thì nên tránh nghề dạy học.
6. Trình bày cấu trúc bảng mô tả nghề? Cho ví dụ?
Để tiến hành tư vấn nghề, một trong những công cụ không thể thiếu là bản mô tả nghề, còn gọi là bản
họa đồ nghề. Bản mô tả nghề thực chất là bản mô tả nội dung, tính chất, phương pháp và các đặc điểm tâm
sinh lí cần phải có cũng như những khuyết tật cần tránh khi lao động nghề nghiệp. Nhờ được giải thích
cặn kẽ về nghề, học sinh sẽ có những định hướng cần thiết ban đầu cho việc lựa chọn của mình.
Cấu trúc bản họa đồ nghề thường như sau:
- Tên nghề và các chuyên môn
Ngoài việc trình bày này, có thể giới thiệu sơ qua về lịch sử phát triển của nghề.
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghề
- Đặc điểm của nghề
+ Đối tượng lao động
+ Mục đích/ Nội dung lao động
+ Công cụ/ Phương tiện lao động

+ Điều kiện lao động.
- Yêu cầu của nghề:
+ Trình độ học vấn trước khi học nghề
+ Tâm – sinh lý, thể lực.
- Những chống chỉ định y học
- Nơi đào tạo nghề
- Nơi hành nghề (làm việc)
- Triển vọng của nghề.
Ví dụ: Bản họa đồ nghề làm vườn
- Tên nghề : Nghề làm vườn
Lớp CTXH – K31 Trang 7
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
- Đặc điểm hoạt động của nghề :
+ Đối tượng lao động : các loại cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao .
Đây là những sinh vật sống rất đa dạng , phong phú bao gồm : các loại cây ăn quả , các loại hoa , cây
cảnh , cây lấy gỗ , cây dược liệu … quan hệ với đất trồng khí hậu .
+ Mục đích lao động : Làm vườn nhằm tận dụng hợp lý đất , điều kiện thiên nhiên để sản xuất ra
những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng .
Kĩ thuật áp dụng cho làm vườn đồi hỏi phải thâm canh , sử dụng hợp lý năng lượng mặt trời , đất đai
bao gồm các công việc sau :
Làm đất là công việc đầu tiên của việc gieo trồng .
Gieo trồng : Tiến hành sử lý hạt và gieo trồng cây con
Chăm sóc : Thực hiện các thao tác làm cỏ , vun xới tưới nước , bón phân trừ sâu …
Thu hoạch : Nhổ , hái rau , cắt hoa , hái quả , gặt lúa , chặt cây …
Chọn nhân giống : Bằng các PP lai tạo , giâm , chiết cành , ghép cây …
Chọn nhân giống : Bằng các PP lai tạo , giâm chiết cành , ghép cây …
+ Công cụ lao động : cày cuốc , bừa dầm sẻng , máy bơm , quang gánh , xe cải tiến …
+ Điều kiện lao động : Hoạt động chủ yếu ở ngoài trời , không khí trong lành cũng như chịu ảnh
hưởng của nhiệt độ , mưa nắng , gió sương , tiếp xúc với các loại hóa chất ( Phân bón hóa học, thuốc bảo
vệ thực vật, chất kích thích …) thường xuyên. Tư thế làm việc thay đổi theo từng công việc, kết hợp đi lại,

đứng, ngồi để chăm sóc theo dõi cây
- Các yêu cầu đối với nghề
Phải có sức khỏe tốt, chịu được khí hậu và thời tiết
Mắt tinh tường, bàn tay khéo léo. Ví dụ để chăm sóc, tỉa cây và đặc biệt là phải khéo tay để râm, triết
cây từ đó nhân rộng giống cây hoặc cho lai tạo tạo năng suất cao
Phải yêu thích nghề làm vườn, cần cù, cẩn thận, nhẹ nhàng, có khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp,
có óc thẩm mỹ
Ví dụ: có khả năng quan sát để có thể thấy được khi nào cây bị bệnh cần phun thuốc, đặc biệt là khi
chăm sóc cây chanh dễ bị sâu trong thân khó phát hiện nên cần phải có khả năng quan sát tốt thì mới phát
hiện được để kịp thời bắt sâu cho cây trồng
Có ước vọng tạo ra những giống cây tốt, thành thạo các kĩ thuật làm vườn và trở thành người kinh
doanh vườn giỏi
- Những chống chỉ định cần thiết
Đó là các bệnh thấp khớp, thần kinh tọa, ngoài da
- Nơi đào tạo nghề: nghề làm vườn không có đào tạo riêng
Lớp CTXH – K31 Trang 8
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Là một nghề chuyên sâu trong ngành trồng trọt, thương được đào tạo tại khoa trồng trọt các trương sơ
cấp ở các Trung tâm kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp dạy nghề, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học nông nghiệp
được phân bố khắp các nới trên cả nước
- Triển vọng của nghề làm vườn
Nghề làm vườn được phát triển mạnh, được nhân dân tham gia đông đảo, trên 70% dân số làm nông
nghiệp, đất nước ta với ¾ diện tích là đồi núi chính vì vậy mà việc phát triển nghề trồng trọt là rất phù hợp
và có nhiều tiềm năng
Nhà nước có chủ trương chính sách cụ thể. Ví dụ: trước có các chính sách khoán 5, khoán 10. Hiện
nay có cách chính sách hỗ trợ như ở vùng Tây Nguyên hỗ trợ trồng và tiêu thụ sản phẩm cà phê,…
Hội làm vườn từ TW đến địa phương thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kĩ thuật, xuất bản tài liệu,
sách hướng dẫn kĩ thuật
Ví dụ: hiện nay có sách hướng dẫn kĩ thuật trồng đào rất hữu ích cho bà con muốn học cách trồng đào
hiệu quả

Phổ biến kinh nghiệm làm vườn giỏi của các cá nhân
Vinh danh, biểu dương khen thưởng những người làm tốt
7. Định hướng cơ bản về đổi mới phương pháp tổ chức giáo dục dục hướng nghiệp cho học sinh
phổ thông?
* Quan điểm đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Đảm bảo sự tự do chọn nghề của học sinh
- Mổi học sinh là một chủ thể của hoạt động dạy nghề
- Đề cao nguyên tắc: tự hoàn thiện học vấn, tay nghề, tự tìm việc.
- Giúp học sinh thấy được xu hướng phát triển của các nghề trong xã hội.
* Định hướng cơ bản, đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
- Phát huy tính năng động sáng tạo của học sinh
- Coi trọng tính giáo dục của công tác hướng nghiệp
- Coi trọng tự tu dưỡng, học hỏi
- Quán triệt quan điểm hoạt động trong hoạt động hướng nghiệp
- Gắn các buổi hướng nghiệp với thực tiển sản xuất.
8. Phương pháp tình huống là gì? Nêu yêu cầu khi soạn thảo văn bản tình huống giáo dục? Ví dụ
minh họa?
Thế nào là phương pháp tình huống? Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng
những mâu thuẩn xung đột. Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương án khác
nhau.
Lớp CTXH – K31 Trang 9
CÔNG TÁC HƯỚNG NGHIỆP NGUYỄN ĐÌNH CƠ
Trong giáo dục hướng nghiệp là phương pháp tình huống có tính chất dạy học theo những chủ đề
phức hợp gần với các tình huống thực của cuộc sống và nghề nghiệp nhằm hướng nghiệp cho học sinh.
** Yêu cầu khi soạn thảo văn bản
Một tình huống tốt khi tình huống đó có:
- Thời sự và sát với thực tế
- Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
- Nội dung phải đúng và phù hợp với trình độ của học sinh
Các bước soạn thảo tình huống:

- Xác định chủ đề
- Xác định mục đích thông qua đó muốn truyền tải những gì
- Nội dung:
+ Mở đầu miêu tả bối cảnh tình huống
+ Nội dung cung cấp đủ thông tin cần thiết để xem xét và phân tích. Đảm bảo tính bí mật của câu
chuyện, bằng cách thay tên nhân vật, tổ chức.
+ Đoạn cuối không bình luận, không đưa ra giải pháp để tạo ra không khí cấp bách thúc đẩy học sinh
suy ngẩm.
Một số lưu ý:
- Văn phong báo chí
- Người viết tình huống giữa vai trò trung lập, không đưa ra nhận xét riêng.
Lớp CTXH – K31 Trang
10

×