Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.7 KB, 6 trang )

Nghiên cứu so sánh truyện Kông
Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và
truyện Tấm Cám của Việt Nam







Khảo sát cấu trúc gặp gỡ - chia ly của truyện, ta thấy đoạn miêu tả về cuộc kết
hôn của nhân vật Tấm là nhân vật này phải trải qua được những sự gây khó của người mẹ
kế rồi cuối cùng mới kết hôn được và ngay cả sau khi kết hôn rồi, số lần chia li và gặp gỡ
của Tấm với người chồng của mình cũng nhiều hơn so với số lần gặp gỡ và li biệt giữa
Kông Chuy và Quan huyện. Nhân vật Tấm trong truyện Tấm Cám của Việt Nam phải trải
qua nhiều lần khắc phục khó khăn thử thách để đi đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Điều này cho thấy nhân vật Tấm không chỉ có một sức sống vĩnh cửu (chết đi sống lại
nhiều lần) mà còn có một khát vọng mạnh mẽ trong việc bảo vệ hôn nhân. Có thể nói,
truyện Tấm Cám đã khắc họa nên hình tượng của một người phụ nữ Việt Nam: hiền lành
nhưng năng động, kiên cường và trở nên cứng rắn hơn sau nhiều nghịch cảnh.
Cấu trúc quá trình hóa thân của Kông Chuy đơn giản hơn Tấm. Biểu hiện qua số
lần hóa thân và tính chất hóa thân của hai nhân vật. Số lần hóa thân của Kông Chuy (2 lần)
ít hơn Tấm (4 lần). Các nhân vật hóa thân của Kông Chuy (bông hoa và viên ngọc) cũng có
phần bị động hơn so với Tấm (chim hoành hoạch, mụt măng, quả thị, con ruồi). Chúng ta
thấy trong truyệnTấm Cám, Tấm sau khi biến thành con chim hoành hoạch thì hót “giặt áo
chồng tao thì giặt cho sạch, phơi áo chồng tao thì phơi bằng sào”: đó là những lời chủ động
trực tiếp của con chim; sau đó, khi biến thành quả thị giúp bà lão, lại còn nói bà lão mời
Thái tử đến nhà để ăn giỗ; khi Thái tử đến ăn giỗ, lại biến thành con ruồi trong khoảnh khắc
để cho Thái tử nhận ra mình. Những cấu trúc hóa thân khắc họa được sự năng động trong
tính cách nhân vật Tấm. Kết thúc của truyện cũng góp phần làm nên tính cách nhân vật như
bài viết đã phân tích trên đây trong mục Nhân vật.


Trong khi nghiên cứu cấu trúc của hai truyện chúng tôi cũng chú ý cấu trúc của các
mô tip, trong đó, đặc biệt mô tip chiếc giầy và việc thử giầy. Tại sao lại là chiếc giầy mà
không phải là vật khác? Câu hỏi này dẫn chúng tôi đến một giả thuyết, bắt nguồn từ một
quan niệm khá phổ biến ở Trung Quốc: người có đôi chân nhỏ là người đẹp. Phải chăng
thuyết thoại loại hình Cinderella
(10)
thoát thai từ Trung Quốc và lan truyền đến các nước lân
cận như Hàn Quốc, Việt Nam và một số nước xa hơn ở phương Tây?
Nếu quả như vậy thì có thể suy ra rằng, từ yếu tố quan niệm cho rằng người có bàn
chân nhỏ là người đẹp trong thuyết thoại loại hình Cinderella, các thuyết thoại này khi
truyền đến Đông Nam Á thì trở thành thể loại truyện kể hôn nhân, mà ở đó môtip chiếc
giầy đóng một vai trò quan trọng trong hôn nhân hạnh phúc; còn khi truyền vào Hàn
Quốc, vốn là một xã hội coi trọng chế độ gia trưởng, thì nó đã biến thành loại hình thuyết
thoại người mẹ kế. Do khác nhau về văn hóa, loại hình Cinderella ở Thái Lan không có
môtip chiếc giầy mà thay vào đó là cây bồ đề, và đây là thể loại truyện kể hôn nhân mà ở
đó hình tượng người mẹ đóng một vai trò quan trọng trong thuyết nhân quả báo ứng
(11)
. Ở
Nhật Bản, trong truyện về Hông Hạp (người mẹ kế) và U Rơng I (Con gái của người mẹ
kế), thay cho chiếc giầy thì cái áo của người mẹ đẻ đóng vai trò quan trọng và cuối cùng
truyện trở thành truyện kể về nguồn gốc hình thành sự vật của Hông Hạp và U Rơng I
(12)
.
Còn ở Ấn Độ, thay cho chiếc giầy là việc miêu tả chiếc vòng mũi. Về điểm này, có thể nói
rằng, đối với những nước tiếp giáp với Trung Quốc như Hàn Quốc, Việt Nam thì mô tip
chiếc giầy xuất hiện, nhưng còn những nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ, do sự
khác biệt về văn hóa, mà mô tip chiếc giầy được thay thế bằng mô tip khác.
5. Tính chất hoá thân
Khi tìm hiểu mô tip hóa thân của nhân vật Kông Chuy trong truyện Hàn Quốc và
Tấm trong truyện Việt Nam, ta thấy có điểm chung là: khi hóa thân, hai nhân vật này đều

không cần sự giúp đỡ của nhân vật khác. Có thể nói Tấm Cám là một trường hợp ngoại lệ,
vì phần lớn truyện cổ của Việt Nam các nhân vật đều cần có sự giúp đỡ của nhân vật khác
thì mới biến thân được
(13)
. Có lẽ điều này xuất phát từ tư tưởng dân gian, tin vào sự tự hóa
thân. Về mục tiêu hóa thân, có thể thấy Tấm khắc phục tất cả những khó khăn để cuối cùng
được đoàn tụ với gia đình, phải chăng điều đó phản ánh ý thức đoàn tụ gia đình rất mạnh
mẽ của dân tộc Việt Nam? Thêm vào đó, những đối tượng hóa thân của nhân vật Tấm rất
đa dạng như con chim hoành hoạch, mụt măng, cây thị, con ruồi, cho thấy rõ quan niệm tín
ngưỡng bái vật linh trong tính dân tộc của Việt Nam. Ngược lại, ở xã hội không phổ biến tư
tưởng về sự hóa thân của con người như Hàn Quốc, Kông Chuy biến thân thành hoa (hoa
sen)
(14)
và viên ngọc. Đó phải chăng hoa sen là biểu tượng cho phật giáo còn viên ngọc là
hạt xá lị xuất hiện trong thân thể của nhà sư sau khi chết?
6. Hình thức biểu hiện
Cả hai truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và Tấm Cám của Việt Nam đều
có điểm giống nhau ở hình thức hồi qui: Con người -> hóa thân -> con người. Có thể thấy
nhân vật Kông Chuy khắc phục khó khăn và kết thúc bằng hạnh phúc: đó là cấu trúc phức
hợp của chuyện kể dân gian và truyện kể hôn nhân kết hợp lại mà thành. Ngược lại, truyện
của Việt Nam có hình thức triển khai đơn thuần là truyện kể hôn nhân mà ở đó nhân vật
chính sau hàng loạt những đấu tranh với nhân vật phản diện thì có được kết thúc hạnh phúc.
Truyện Tấm Cám Việt Nam khi nhân vật chính Tấm mời Thái tử đến ăn giỗ ở nhà bà lão có
tình tiết nói về việc đáp ứng yêu cầu “mua chiếu trải đàng, vàng phết ngõ, tôi mới đi đến dự
giỗ chồng bà” và Tấm đã đáp ứng yêu cầu đó, rồi tình tiết Tấm biến thành con ruồi dạy cho
bà lão cách têm trầu trước mặt Thái tử, những tình tiết này đều thể hiện đặc trưng biểu
tượng trong phong tục Việt Nam. Cả hai truyện đều miêu tả hành vi độc ác ở phần kết,
mang ý nghĩa trừng ác là người mẹ kế ăn thịt con mình, cũng là một đặc trưng chung của
hình thức biểu hiện truyện dân gian.
7. Chủ đề

Cả hai thuyết thoại đều có điểm chung là biểu đạt tư tưởng khuyến thiện trừng
ác và tư tưởng muốn nâng cao thân phận cho nhân vật chính hiền lành tốt bụng. Trong
truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc thì nhấn mạnh vào việc cảnh cáo sự bạc đãi
của người dì ghẻ, còn Tấm Cám của Việt Nam thì đưa ra tư tưởng nhân quả báo ứng và
ý chí mạnh mẽ về một sự đoàn tụ vợ chồng.
III. Kết luận
Qua những nghiên cứu so sánh trên đây về hai truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn
Quốc và Tấm Cám của Việt Nam, có thể rút ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, trong so sánh nhân vật, ở truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc so
với nhân vật Kông Chuy thì nhân vật người di ghẻ và Quan huyện đóng vai trò quan trọng
hơn, thể hiện hình tượng xã hội coi trọng phụ quyền và hình tượng người phụ nữ thụ động,
còn trong Tấm Cám của Việt Nam, ở phần đầu truyện, Tấm và Cám có quan hệ đối lập
nhưng càng về cuối truyện thì nhân vật chính Tấm với vai trò chủ yếu thì truyện đã chạm
khắc nên được hình tượng người phụ nữ chủ động và cho thấy tư tưởng nhân quả báo ứng.
Khảo sát về sự tồn tại mang tính siêu nhiên thì truyện của Hàn Quốc có chứa tư duy đạo
Shaman, truyện của Việt Nam thì cho thấy ảnh hưởng có tính tuyệt đối của tư duy Phật
giáo.
Thứ hai, trong so sánh về bối cảnh, thì cả hai truyện đều lấy bối cảnh nông thôn làm
nền và có thể thấy môtip cái xương cá phù hợp với cuộc sống nông thôn Việt Nam, có quan
hệ ảnh hưởng với truyện Xợp Han của Trung Quốc.
Thứ ba, trong so sánh cấu trúc, truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc được
kết hợp bởi sự phát triển mâu thuẫn giữa người mẹ kế và Kông Chuy, là loại hình truyện
kể người mẹ kế với một phần của truyện kể hôn nhân; còn truyện Tấm Cám của Việt Nam
là loại hình truyện kể hôn nhân mang tính điển hình: nhân vật chính khắc phục hoạn nạn
để đi đến hôn nhân hạnh phúc; ngoài ra còn có sự phát triển trong quan hệ mâu thuẫn giữa
con trưởng và người con khác. Qua đó có thể thấy trong truyện của Hàn Quốc thể hiện tư
tưởng coi trọng phụ quyền và hình ảnh người phụ nữ bị động còn ở truyện của Việt Nam
thì thể hiện tư tưởng nhân quả báo ứng và hình tượng nhân vật người phụ nữ tích cực.
Thứ tư, trong so sánh về tính chất hóa thân, cả hai truyện của hai nước đều mang
đặc trưng cơ bản là linh hồn tự hóa thân, qua đó có thể thấy được yếu tố mang tính vật

linh của Việt Nam và ảnh hưởng mang tính Phật giáo của Hàn Quốc.
Thứ năm, trong so sánh hình thức biểu hiện, truyện của Hàn Quốc cho thấy hình
thức phức hợp của truyện kể hôn nhân với thuyết thoại loại hình người mẹ kế, còn
truyện của Việt Nam cho thấy hình thức truyện kể hôn nhân đơn thuần.
Thứ sáu, trong so sánh về chủ đề, có thể thấy được tư tưởng lên án hành động ngược
đãi con chồng của nhân vật mẹ kế trong truyện của Hàn Quốc và ý thức mãnh liệt trong
việc đoàn tụ vợ chồng của người Việt Nam.
Thứ bảy, Trong mối quan hệ ảnh hưởng, có thể đưa ra giả thuyết rằng, từ suy nghĩ
cho rằng người có bàn chân nhỏ là người đẹp của Trung Quốc, loại hình truyện Cinderella
đã truyền sang Việt Nam, Đông Nam Á, Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản, v.v…
Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và Tấm Cám của Việt Nam thoát thai từ Trung
Quốc với quan niệm người có bàn chân nhỏ là người đẹp. Khi vào Hàn Quốc, nó trở thành
loại thuyết thoại có một phần của truyện kể hôn nhân, thuộc loại điển hình của thuyết thoại
người mẹ kế (với mâu thuẫn chủ yếu giữa người mẹ kế và người con Kông Chuy). Còn khi
vào Việt Nam, nó trở thành truyện kể hôn nhân điển hình (được tạo nên bởi sự khắc phục
những mâu thuẫn giữa Tấm với Cám là con của người mẹ kế, và sau đó Tấm kết hôn cùng
Thái tử). Điểm khác nhau này giữa hai truyện có thể được lý giải bởi xã hội Hàn Quốc chịu
ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng coi trọng quyền lực của người cha, còn ở Việt Nam là do vị trí
tương đối cao của người phụ nữ

×