Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Nghiên cứu so sánh truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và truyện Tấm Cám của Việt Nam docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.32 KB, 5 trang )

Nghiên cứu so sánh truyện Kông
Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và
truyện Tấm Cám của Việt Nam







F. Tấm bị chết
a. Người mẹ kế lập mưu là cha bị ốm nặng, lừa Tấm về nhà, lừa Tấm lên hái cau rồi
ở dưới chặt cây. Tấm rơi xuống chết và biến thành con chim hoành hoạch.
b. Người mẹ kế cho Cám giả dạng Tấm làm vợ Thái tử.
G. Tấm hóa thân lần thứ nhất
a. Khi Cám giặt áo cho Thái tử thì con chim hoành hoạch bay đến hót “Giặt áo chồng
tao thì giặt cho sạch. Có phơi thì phơi bằng sào, đừng phơi bờ rào rách áo chồng tao”.
b. Thái tử nghe được tiếng chim hót, bèn nói “Hoành hoạch! Nếu phải vợ anh chui
vào tay áo”, ngay lập tức chim bay vào tay áo của Thái tử. Từ đó, Thái tử nuôi dưỡng và rất
yêu quí chim.
H. Tấm hóa thân lần thứ hai
a. Khi Thái tử đi vắng, Cám viện cớ là có thai, thèm thịt chim, bèn bắt chim ăn thịt.
b. Nơi lông chim bị vứt mọc lên một mụt măng. Thái tử thấy vậy, ngày đêm chăm sóc
măng. Cám thấy thế bèn chặt măng ăn, vứt vỏ măng ra ngã ba đường.
I. Tấm hóa thân lần thứ ba
a. Vỏ mụt măng biến thành cây thị.
b. Có bà lão ăn mày đi ngang qua, cầu xin, quả thị rơi xuống bị, bà mang về chum
gạo cất kĩ. Từ trong quả thị Tấm hiện ra, bà lão bắt được Tấm, nghe nàng kể mọi sự tình và
nhận nàng làm con nuôi.
J. Tấm gặp lại Thái tử
a. Đến ngày giỗ của chồng bà lão, Tấm nói bà lão mời Thái tử, Thái tử nói nếu có


“chiếu trải đàng, vàng phết ngõ” thì mới đến. Tấm đã làm theo.
b. Thái tử đến nhà, nhìn thấy những miếng trầu rất đẹp, rất giống miếng trầu Tấm
têm ngày xưa, bèn hỏi : “Thưa bà, trầu bà têm sao khéo quá, giống kiểu của vợ tôi ngày
xưa, hay là…”. Tấm bèn biến thành con ruồi đậu trên lá trầu để ra chỉ bà lão cách têm trầu.
Thái tử bèn cầm quạt đuổi con ruồi đi, bà lão không thể têm được nữa, bèn kể hết sự thật
câu chuyện về người con gái nuôi cho Thái tử nghe.
K. Tấm trả thù
a. Nghe Tấm nói “Đun sôi nước rồi tắm thì da sẽ trắng, tóc sẽ dài ra”. Cám bèn làm
theo và chết. Tấm làm mắm Cám, gửi về cho mẹ kế.
b. Người mẹ kế ăn mắm thịt con mình một cách ngon lành. Mãi khi có con quạ bay
qua kêu: “Ôi, mẹ ăn thịt con”, người mẹ kế nhìn xuống đáy chum mắm, thấy đầu của Cám
thì mới biết là đã ăn thịt con mình.
Sau đây là phần so sánh hai truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc và Tấm
Cám của Việt Nam.
2. Nhân vật
Hệ thống nhân vật trong truyện của Hàn Quốc có Kông Chuy, Pát Chuy, người mẹ
kế, Quan huyện, bà lão hàng xóm, con bò đen, con cóc, con rắn, bầy chim và bông hoa,
viên ngọc. Hệ thống nhân vật trong truyện của Việt Nam có Tấm, Cám, người dì ghẻ, Bụt,
Thái tử, bà lão ăn mày, con cá bống, con gà trống, bầy chim bồ câu, con chim hoành hoạch,
mụt măng, cây thị, miếng trầu, con ruồi, con quạ.
Trước tiên, có thể thấy các nhân vật chính trong truyện của Hàn Quốc và
Việt Nam đều có điểm chung là những cô gái với tính cách hiền lành tới tuổi cập kê, bị
hành hạ bởi người mẹ ghẻ hay con của người mẹ ghẻ. Nhưng có điểm khác biệt ở phần cuối
truyện: nhân vật Kông Chuy của Hàn Quốc được miêu tả với tính cách bị động, phải nhờ
vào Quan huyện để trả thù. Ngược lại, nếu ở phần đầu truyện, tính cách nhân vật Tấm của
Việt Nam bị động, thì ở phần cuối truyện, Tấm được miêu tả với tính cách chủ động đến
mức đã trực tiếp lừa người đã hại mình để trả thù.
Về nhân vật phản diện, điểm giống nhau là cả hai tác phẩm đều có hai nhân vật phản
diện: người mẹ ghẻ và Pát Chuy (Hàn Quốc), người mẹ ghẻ và Cám (Việt Nam). Nhưng
điểm khác nhau là: nếu trong Kông Chuy Pát Chuy, người mẹ ghẻ là thủ phạm chính bên

cạnh Pát chuy (là thủ phạm phụ) thì ngược lại, trong Tấm Cám, Cám là thủ phạm chính bên
cạnh người mẹ ghẻ (lả thủ phạm phụ).
Về nhân vật là đối tượng kết hôn với nhân vật chính (hay người mang đến cuộc đổi
đời cho nhân vật chính), trong truyện của Hàn Quốc là Quan huyện, truyện của Việt Nam là
Thái tử. Về vị trí xã hội, đối tượng kết hôn trong Tấm Cám (Thái tử) có vị trí xã hội cao hơn
đối tượng kết hôn trong Kông Chuy Pát Chuy (Quan huyện). Nhưng rõ ràng, về vai trò chủ
động thì nhân vật Quan huyện trong Kông Chuy Pát Chuy có vai trò chủ động hơn trong
việc trừng ác, giết Pát chuy, trong khi đó thì nhân vật Thái Tử trong Tấm Cám chỉ đơn
thuần đảm nhận vai trò tái hồi với Tấm mà không tham gia vào việc trừng ác. Từ điểm này
có thể thấy được tư tưởng coi trọng phụ quyền trong xã hội Hàn Quốc, tính cách chủ động
của người phụ nữ Việt Nam và tư tưởng nhân quả báo ứng của người Việt.
Về các nhân vật trợ giúp nhân vật chính, nếu những nhân vật trợ giúp trong Kông
Chuy Pát Chuy gồm con bò đen, con cóc, con rắn, bầy chim là những động vật quen thuộc,
dễ dàng tìm thấy ở nông thôn, thì trong truyện Tấm Cám là ông Phật và bầy chim bồ câu
làm theo lời của ông Phật. Đó là điểm khác biệt lớn nhất. Thêm vào đó, qua hình tượng con
bò đen (hóa thân của người mẹ đẻ Kông Chuy) và hình tượng ông Phật (hiện ra và cho các
nhân vật chính áo và giầy), ta có thể nghĩ rằng tác phẩm văn học Hàn Quốc chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ tư duy Shaman giáo và tác phẩm văn học Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp từ
Phật giáo.
Về các nhân vật khác, trong truyện Kông Chuy Pát Chuy có bà lão hàng xóm, trong
truyện Tấm Cám có bà lão ăn mày. Cả hai nhân vật cùng xuất hiện với vai trò là những
người trung gian bắc cầu, giúp nhân vật chính và người chồng gặp lại nhau. Chi tiết này cho
thấy điểm giống nhau của loại truyện kể hôn nhân.
Từ những phân tích trên, có thể tổng kết những so sánh về nhân vật qua bảng sau.
Nhân
vật chính
Nhân
vật phản
diện
Đối

tượng kết
hôn nhân
vật chính
Nhân
vật trợ giúp
có tính siêu
nhiên
Nhân
vật khác
Kông Chuy

Pát Chuy
(Hàn
Kông
chuy
Mẹ
kế,
Pát
Chuy
Quan
huyện
Con bò
đen, con cóc,
con rắn, con
chim, viên

lão hàng
xóm
Quốc)
ngọc, bông

hoa
Tấm Cám
(Việt Nam)

Tấm Mẹ
kế, Cám

Thái
tử
Phật,
(cá bống,
chim bồ câu),
con gà trống,
chim hoành
hoạch, mụt
măng, quả thị,
con ruồi, con
quạ

lão ăn xin

3. Bối cảnh
Về thời gian, nếu Tấm Cám của Việt Nam có bối cảnh cụ thể, được miêu tả ở
phần mở đầu: “Thời vua Thánh Tông nhà Lý (1054-1072) có Tấm là người mang họ
Lê”, thì truyện Kông Chuy Pát Chuy của Hàn Quốc không hề đề cập đến bối cảnh cụ
thể. Theo đó, có thể đưa ra hai giả thuyết: hoặc là truyện Tấm Cám của Việt Nam muốn
nhấn mạnh tính hiện thực của truyện, hoặc có thể đó là quá trình biến đổi từ thuyết thoại
sang tiểu thuyết. Tình tiết cuối của cả hai truyện là thi thể của Pát Chuy và Cám bị làm
mắm, rồi gửi cho người mẹ kế, cho thấy hai thuyết thoại của hai nước được hình thành
từ thời kì rất sớm.

×