Tải bản đầy đủ (.pdf) (270 trang)

võ thuật trung hoa trường quyền quyển 1 - hà sơn, 270 trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 270 trang )























WWW.MAISONLAM.COM






GIÁO TRÌNH HUẤN LUYỆN
MÔN



TRƯỜNG QUYỀN







file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenman ocuments/TRANG%20BIA%20MON%20TRUONG%20QUYEN.htm (2 of 3)7/5/2007 9:31:30 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
TRƯỜNG QUYỀN QUYỂN I
A- Khái Quát Về Môn Trường Quyền
I - Giới thiệu môn Trường quyền
Trường quyền là một phái võ của Trung Quốc, người ta gọi Trường quyền là những môn quyền
thuật ở phương Bắc Trung Quốc, chuyên bôn trì tiến thoái nhanh chóng. Tên gọi của môn
Trường quyền có 3 ý nghóa khác nhau.

Theo nghóa thứ nhất thì Trường quyền là tên gọi tổng hợp các loại quyền pháp có phong
cách giống nhau. Chủ yếu bao gồm Tra quyền, Hoa quyền, Pháo quyền, Pháo chùy quyền,
Phiên tử quyền, Thiếu lâm quyền, Hồng quyền, có nguồn gốc rất lâu đời.

Ngoài ra, đời xưa cũng có loại quyền gọi riêng là Trường quyền. Tên gọi này bắt nguồn từ
“Trường quyền tam thập nhò thế” (32 thế Trường quyền). Thủ pháp, thân pháp, bộ pháp, cước
pháp dựa theo đặc điểm của “32 thế Trường quyền” mà kết thành bài quyền, các động tác bao
gồm: thoán, băng, triển, dược, đằng, … Thích Kế Quang đời Minh đã từng phân chia quyền
thuật ra làm Trường quyền và Đoản đả.
Sách “Kỷ hiệu tân thư”, trong mục Quyền kinh gọi 32 thế Trường quyền của Tống Thái Tổ, 72
thế hành quyền của họ Ôn đều thuộc loại này. Và : Trường quyền được nổi tiếng từ Tống Thái

Tổ. Môn này còn gọi là “Thái tổ môn”, lưu hành từ đời Minh (1368 – 1660). Như vậy nguồn
gốc của môn này rất xưa. Thái Tổ lại có Lục bộ quyền, Hầu quyền, Hóa quyền, tên của các
thế tuy khác nhau nhưng thực ra cũng đại đồng tiểu dò. Người đời sau còn nói rằng Tống Thái
Tổ có truyền lại một môn nữa là Hồng quyền. Quyền sư Lương Vónh Thần thuộc phái Thái Tổ
lại nói: “Chủ yếu của phái Thái Tổ môn là quyền pháp gồm các loại: Trường quyền, Đường
lang triển xí, Lạc trụ, Phản xa, Để công”. Gần đây có Lương Đức Khôi, người Nhật Chiếu, tỉnh
Sơn Đông rất nổi tiếng về Trường quyền.

Thời xưa còn từng gọi Thái Cực quyền là Trường quyền. “Bản sao sách Thái cực quyền
luận” có chép : “Sở dó gọi là Trường quyền bởi quyền pháp như Trường Giang, Đại Hà, thao
thao bất tuyệt”. Trong chương thứ 5 sách “Thái Cực quyền thế độ giải” của Hứa Vũ Sinh có
chép : “Đời Đường, Hứa Tuyên Bình còn truyền lại môn Thái Cực quyền thuật còn gọi là tam
thất thế, bởi vì chỉ có 37 thế mà nổi tiếng. Phương pháp dạy từng thế một để cho người học tập
thuần thục rồi mới chỉ thêm một thế khác, không xác đònh quyền lộ. Sau khi thành công, các
thế tự hỗ tương liên quán, tương kế bất đoạn (nối nhau không dứt). Vì vậy còn gọi là Trường
quyền”. Cũng sách ấy chép : “Họ Du có truyền môn Thái Cực quyền, còn gọi là Tiên Thiên
quyền, hay Trường quyền”. Đó là một lối giải thích về 2 chữ Trường quyền.
Môn Trường quyền mới chế tác hiện nay là một loại quyền phát triển sau khi thành lập nước
Cộng hòa nhân dân Trung hoa tạo nên (năm 1949), có ảnh hưởng khá lớn trong phong trào võ
thuật, có cơ sở rộng rãi trong quần chúng, từ đó, nó đã được xếp vào làm một hạng mục trọng
điểm trong thi đấu võ thuật. Môn Trường quyền hiện đại đã hấp thu được sở trường của các loại
Tra, Hoa, Pháo, Hồng quyền, tạo nên quy cách hóa các động tác thủ hình, thủ pháp, bộ hình, bộ
pháp, khí pháp, thăng bằng, nhẩy nhót của loại Trường quyền, biên soạn theo phương pháp vận
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (1 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
động của Trường quyền.
Các môn Thái Tổ, Nhò Lang, Mê Tung, Bát Cực, Phiên Tử, Tra quyền, Hồng quyền rất nổi tiếng
trong loại Trường quyền. Những môn ấy đại đồng tiểu dò và được xem là những bài luyện truyền
thống (Tuy nhiên trong những năm gần đây, những bài luyện này ít nhiều cũng đã bò sửa đổi).

Thường trong lúc luyện tập coi trọng sự tiến thoái mau lẹ, nhảy tọa nhẹ nhàng, khí thế tinh nhuệ,
phương pháp biến hóa, đường quyền rộng. Phạm vi mở rộng của thân như di chuyển, đá bay,
xoay vòng, thay đổi vò trí lớn. Trong Trường quyền, môn Phiên Tử sở trường về luyện tay, môn
Phê Quải sở trường về luyện chưởng. Tra quyền sở trường về luyện tập bước đi. Đó là những
chỗ độc đáo của mỗi môn.
Trước mắt nội dung Trường quyền bao gồm cơ bản công, bài bản đơn luyện, bài đối luyện. Bài
đơn luyện lại chia ra 2 loại: bài bản quy đònh và bài bản tự chọn. Nội dung bài bản quy đònh có
Giáp tổ, Ất tổ bài Trường quyền thi đấu; quyền sơ cấp; quyền, Thanh niên quyền, Thiếu niên
quyền; cùng với Sơ cấp đao, thương, kiếm, côn, dùng làm tài liệu giảng dạy phổ cập.
Trong thi đấu, yêu cầu bài Trường quyền tự biên tự diễn phải phù hợp với quy tắc thi đấu, nội
dung ít nhất phải bao gồm 3 loại thủ hình là quyền, chưởng, câu và 5 loại bộ hình là cung, mã,
phác, hư, yết, cùng với một số lượng quyền pháp, chưởng pháp, trửu (chỏ) pháp nhất đònh và các
tổ hợp thoái pháp (cách đá) co duỗi, vung thẳng, quét vòng, vỗ đánh riêng biệt khác nhau, các
động tác thăng bằng, vọt nhẩy, té ngã, nhào lộn. Thời gian hoàn thành bài múa cũng có yêu cầu
nghiêm ngặt. Vận động viên có thể căn cứ đặc điểm của cá nhân, bố cục cho hợp lý, làm nổi bật
lên phong cách của bản thân.
Các kiểu bài quyền cước và khí giới gồm có sự luồn chạy, nhẩy xa, nhẩy cao, vọt lên, tránh né,
giang ra, bay lên, xoay trở.
II - Công dụng và đặc điểm của môn Trường quyền :
1.
Công dụng của Trường quyền :
Công dụng của Trường quyền là ở chỗ mau và mạnh, lúc tiến thì cấp bách, lúc thoái thì gấp rút,
nhẹ nhàng không thể biết trước được, làm cho đòch thủ khó lường. Trường quyền thường công
kích vào chỗ hở của đối phương, làm cho đòch thủ không thể tự kiểm soát đường quyền.
Trường quyền chủ yếu dành cho thanh thiếu niên luyện tập. Nó là môn thể thao của các thanh
thiếu niên và được giới trẻ hiện nay đặc biệt yêu thích. Vì vậy ở những nơi truyền dạy võ thuật
thường thấy các bài luyện Trường quyền. Theo sự sắp xếp thì thấy, một mặt nó vừa thích hợp
cho cơ sở huấn luyện, một mặt lại thích hợp cho việc thi đấu nâng cao, là một tiết mục biểu diễn
và thi đấu của võ thuật toàn quốc. Người tham gia đại hội võ thuật hay hội biểu diễn – nơi tập
trung võ só nổi tiếng các nơi – càng lúc càng nhiều. Một trong những nguyên nhân khiến Trường

quyền được yêu thích là do nó có thể dùng làm bài tập cơ bản của võ thuật. Bởi vì, việc học võ
đòi hỏi phải có sự mềm dẻo và linh họat của thân, tính nhẫn nại cao độ. Ngoài ra, người mới học
cũng cần luyện loại võ lực cơ bản như đá, …; Trong khi đó, động tác của Trường quyền vươn
duỗi, phạm vi hoạt động của các khớp lớn, yêu cầu đối với tính dẻo dai, tính đàn hồi của cơ bắp
và dây chằng đều khá cao. Đồng thời, do đại đa số động tác của Trường quyền là dùng nhóm cơ
lớn để tiến hành hoạt động, yêu cầu lớn về lượng hoạt động và tốc độ của cơ bắp với nhu cầu về
dưỡng khí khá lớn, do đó cũng có tác dụng tốt đối với việc nâng cao công năng của tim, phổi.
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (2 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
Thông qua luyện tập võ thuật thường xuyên, có hệ thống, có thể làm cho cơ thể khỏe mạnh,
tăng cường thể chất, phát triển sức lực, các tố chất cơ thể như tốc độ, sự dẻo dai, khéo léo và sức
bền; bồi dưỡng các phẩm chất tốt đẹp như tính kiên cường, dũng cảm, chòu đựng khó khăn gian
khổ. Vì vậy khi mới bắt đầu học thì học kỹ thuật Trường quyền là thích hợp nhất. Nếu dùng
Trường quyền làm bài luyện cơ bản, không những sẽ nắm vững được các cơ bản của võ thuật,
mà sau khi đã rèn luyện cơ thể khỏe mạnh, muốn tiến thêm một bước để đạt được một công phu
độc đáo cho riêng mình thì khả năng thành công cũng sẽ rất lớn.
2. Đặc điểm của Trường quyền :
Đặc điểm của Trường quyền là tư thế giang triển đánh rộng, thoáng, xa, thoải mái, mạnh mẽ,
động tác linh họat nhanh nhẹn, vuông vức ngay ngắn, ra đòn dài. Sử dụng cước pháp (đòn đá) và
các động tác nhảy vọt rất nhiều, bật cao, nhẩy xa, cứng và mềm cùng kết hợp. Thủ pháp (đòn
tay) chú trọng cương nhu phối hợp, nhanh và chậm xen nhau, tiến nhanh, lùi gấp, tốc độ ổn đònh,
tiết tấu quyền pháp rõ ràng đâu ra đó.
Trường quyền là một loại quyền thuật có động tác bài quyền và số đường đi khá nhiều, lấy động
tác đánh xa làm chủ. Thông thường khi tay đánh ra hoặc chân đá ra dùng cách phóng dài đánh
xa làm đặc trưng, thường phối hợp việc vặn eo duỗi xuôi vai để tăng dài điểm đánh tới, tìm đến
hiệu quả kỹ thuật “dài một tấc mạnh thêm một tấc”.
Về kỹ thuật của Trường quyền có 8 yêu cầu sau đây :
1) Tư thế : yêu cầu đầu ngay cổ thẳng, chìm thấp vai, vươn cao ngực, eo giữ thẳng, mông thu
lại, thượng chi vươn duỗi, cứng cỏi, hạ chi ổn đònh cân xứng.

2) Động tác : “tứ kích hợp pháp”, là chỉ Trường quyền hàm chứa bộ phận tạo thành động tác kỹ
thuật, ở phương diện nội dung nói chung đều không tách dời khỏi 4 phạm trù phép tắc kỹ thuật.
“Tứ kích”, chính là 4 kiểu phép tắc kỹ thuật là đá, đánh, quật ngã, chụp bắt trong võ thuật.
Trường quyền có yêu cầu vô cùng nghiêm ngặt về nội dung phương pháp cụ thể đối với 4 kiểu
kỹ thuật đá, đánh, quăng quật và chụp bắt. Khi làm các động tác kỹ kích đá, đánh, quật, bắt,
điểm bắt đầu và dừng lại, đường đi, điểm dồn lực đều cần rõ ràng, thể hiện ra được đặc điểm tấn
công và phòng thủ trong bài. Động tác của Trường quyền phải ngay ngắn, sử dụng lực trong các
đòn đá, đánh, cầm nã… phải rõ ràng, công thủ chỉnh tề, trong ngoài kết hợp chặt chẽ, thống nhất.
Nó chú trọng việc đánh đá đúng cách, không chấp nhận sự mập mờ giữa 2 động tác khác nhau,
phương pháp không rõ, lờ mờ không rõ ràng. Toàn bộ động tác phải có nhòp điệu phân minh, thể
hiện rõ sự phối hợp nhanh – chậm, động – tónh, cương – nhu, khởi – phục.
3) Thủ pháp : tay cần mau lẹ, “quyền như sao băng”, không chỉ yêu cầu khi vung tay múa
quyền cần phải cấp tốc, mau mắn, có lực, mà trong các động tác tinh tế ở chưởng, cổ tay cũng
yêu cầu giống như vậy.
4) Thân pháp : thân cần linh hoạt. Thân pháp trong Trường quyền có thể chia làm né, chuyển,
mở ra, rút lại, gập, vặn, cúi, ngửa. Sự biến hóa của các thân pháp này chủ yếu là ở eo. Do đó
thân pháp yêu cầu “eo như rắn đi”, cần mềm dẻo, một mặt là yêu cầu cá kiểu thân pháp trong
lúc vận động phải linh hoạt giống như rắn đi, có sự biến hóa khúc khuỷu; mặt khác lại yêu cầu
tăng cường tính mềm dẻo của đốt sống ngực và eo, làm cho động tác vừa mềm mại lại dẻo dai.
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (3 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
Mềm mại thì linh hoạt, dẻ dai thì có lực. Cần đem hoạt động của thân mình kết hợp khắn khít
với các biến hóa nuốt (thu, rút, hóp lại), nhả, lách tránh, giang ra, xông ra, thúc tới, chèn lấn, tì
vào khi tấn công và phòng thủ, trong ngoài ăn khớp, được như ý muốn, hình thành một thể hoàn
chỉnh.
5) Bộ pháp : cần vững chắc, dính cứng như keo lại nhẹ nhàng nhanh nhẹn. Bộ pháp tạo nên tác
dụng trọng yếu trong Trường quyền, “Bộ bất ổn tắc quyền loạn, bộ bất khoái tắc quyền
mạn” (Bộ tấn không vững thì quyền cước rối loạn, bộ không nhanh thì quyền ra chậm). Bởi vậy
cần phải làm cho các kiểu bộ pháp trong khi vận động cần nhẹ nhàng nhanh nhẹn, lại vững chắc

giống như keo bám dính trên mặt đất, “không nhấc chân, không nhón gót”.
6) Nhãn pháp : Mắt cần sắc sảo, phải “mắt sáng như điện”, cần sáng sủa, sắc sảo. Nhãn pháp
trong động tác của môn Trường quyền không hoạt động đơn độc, mà cần đầu chuyển động theo
thân, thực hiện “tay – mắt theo nhau”, “tay đến mắt đến”, “tay tới đâu, mắt cũng tới đó”, chiêu
thức từ ý nghó chuyển ra ánh mắt, dồn ánh mắt nhìn theo thế đánh. Thông qua cái thần của mắt
mà diễn đạt ra được đầy đủ ý thức nội tại của mỗi chiêu mỗi thức.
7) Tinh thần : cần tập trung toàn bộ tinh thần, biểu hiện nên chí khí dũng cảm, nhanh khéo,
không hề lo sợ. Lúc đi quyền phải tập trung tư tưởng, thể hiện vẻ mạnh mẽ, linh mẫn, không sợ
hãi gì cả. Tinh thần cần sung túc, đầy đủ, dồn vào trong sự động hay tónh lúc vận động.
8) Kình lực : lực cần thông suốt. Nếu vận kình phát lực không thông thuận, cũng sẽ
làm cho vận động bò cứng đơ cứng ngắc. Trường quyền tối kỵ “kình lực cứng ngắc”, nhấn mạnh
“lực càn thông suốt”. Cần có cương có nhu (cứng và mềm), khi phát kình phải có sức bột phát,
cần cứng mà không ngay đơ, mềm mà không lỏng lẻo, cương nhu giúp nhau, lại còn cần dùng ý
thức để chi phối động tác phát lực, đem hơi thở phối hợp khi phát lực, đạt đến sự hợp nhất giữa
trong và ngoài. Ra đòn phát lực phải có sức công phá, tuy cương mà không ngay đơ, nhu mà
không mềm rũ, lại còn lấy ý thức chi phối việc phát lực, trong ngoài hợp nhất.
9) Kỹ thuật : công phu cần thuần thục. “Công” ở đây là chỉ cho các tố chất của cơ thể như sức
lực, tốc độ, sức bền và các kỹ xảo vận động. Sở dó gọi là “thuần” là yêu cầu đề ra đối với chất
lượng kỹ thuật của Trường quyền. Muốn làm cho chất lượng kỹ thuật đạt đến mức thuần thục,
một điều kiện trọng yếu chính là tăng cường rèn luyện và thực tiễn dưới tiền đề của tiêu chuẩn
kỹ thuật.
10) Hơi thở : khí cần hạ chìm, “khí trầm Đan điền”, ấy là bởi quan hệ có tính lâu dài của hơi thở
trong Trường quyền, cũng quan hệ tới sự thúc đẩy kình lực, tức chỗ gọi là dùng khí thúc đẩy lực.
Phương pháp hô hấp của Trường quyền ngoài “trầm” ra, còn có 3 phép là “đề”, “thác”, “tụ”,
hợp thành 4 cách là : “đề”, “thác”, “tụ”, “trầm”. Nói chung, trong tình huống khi từ động tác ở
dưới thấp tiến vào động tác trên cao, lúc vọt nhẩy thì dùng “phép đề khí” (nâng khí lên); khi
xuất hiện động tác có tính tónh lặng từ dạng cao thành dạng thấp thì cần dùng “phép thác
khí” (bưng, đẩy khí); lúc xuất hiện động tác có tính mạnh mẽ, dứt khoát, ngắn gọn thì cần dùng
“phép tụ khí”; ở động tác từ trên cao đổ xuống thấp thì lại dùng “phép trầm khí”. Hô hấp phải
điều hòa, lúc nhảy lên phải “đề khí”, lúc dừng phải “thác khí”, động tác cứng mạnh phải “tụ

khí”, động tác hạ xuống phải “trầm khí”. Những phương pháp này trong lúc biến hóa tùy theo
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (4 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
động tác, từ đầu tới cuối vẫn tuân theo yêu cầu cơ bản của “khí nên hạ chìm”.
11) Tiết tấu : trong lúc diễn luyện, có nhiều kiểu đối chọi mâu thuẫn giữa nhanh và chậm, động
và tónh, cứng và mềm, cất lên và sụp xuống làm cho càng thêm rõ rệt, càng bất ngờ, tính tiết tấu
càng mạnh.
Do Trường quyền di chuyển rộng, sử dụng 2 chân nhiều nên rất chú trọng cước lực. Tục ngữ nói
“Luyện quyền không luyện cước, đến già cũng chẳng được gì”, “Quyền đánh 3 phần, cước đá 7
phần”, … là nói tầm quan trọng của 2 chân trong Trường quyền.
Đời Minh, Đường Thuận Chi viết trong “Võ diên” nói về quyền pháp rằng “Phàm muốn học
cước pháp, trước tiên phải học hư”. Chữ “hư”ở đây là chỉ các công phu cơ bản về tấn pháp, bộ
pháp, thoái pháp. Về sau lại có nhiều phương pháp luyện tập binh khí, càng chú trọng đến cước
pháp. Nổi tiếng nhất là phép luyện “Mai hoa trang công”, dùng 5 trụ gỗ dài 7 thước chôn xuống
3 thước, nhô trên mặt đất 4 thước, đường kính đầu trụ gỗ khoảng 2 tấc, mỗi trụ cách nhau 2 thước
thành hình hoa mai. Đầu tiên luyện mã bộ trên trụ, dùng lòng bàn chân, rồi gót chân, mũi bàn
chân tiếp xúc với đầu trụ gỗ. Sau quen dần tùy ý nhảy nhót, luyện quyền hay binh khí trên trụ
gỗ.
Dưới đây là một số động tác minh họa tiêu biểu trong môn Trường quyền:
1. Đằng không phi cước 2. Đề tất thôi chưởng
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (5 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
3. Thượng bộ tuyền phong cước 4. Mã bộ tạp quyền
B- Những Môn Võ Nằm Trong Hệ Thống Trường Quyền
1. TRA QUYỀN
Tra quyền là một môn quyền thuật của Trung quốc, Còn gọi là “Xoa quyền”, “Sáp quyền”.
Trong “Quốc kỹ luận lược” của Từ Chấn có nói: “Tra quyền cũng có tên là Xoa quyền, vì 2 âm
“xoa”, “tra”gần giống nhau”. Có lẽ môn Tra quyền thường dùng xoa chưởng, xoa bộ rồi từ chỗ

đó mà gọi môn này là “Xoa quyền”. Cũng có người cho rằng nên gọi là “Tra quyền”, bởi môn
võ này dùng nhiều phép “tra”, chú trọng xuất thủ tức là “tra” (xòe ngón tay ra, bóp, nặn, nhúm
lấy), trong khẩu quyết đánh thương của môn này có câu “nhất tra nhò nã (bắt) tam trát (đâm)”.
Gọi Tra quyền, có thể là lấy tên một người họ Tra sáng tạo ra môn này. Hiện nay thống nhất gọi
nó là Tra quyền. Môn này thònh hành ở các miền Thượng Hải, Sing Piang, Kansu (Quảng tây),
miền tây và nam Trung hoa, ở các tỉnh Sơn Đông, Hà Nam, Hà Bắc, nhất là trong lớp người Hồi
và được họ vô cùng yêu thích, gọi nó là “Giáo môn quyền”. Các bài bản binh khí cũng được
tăng thêm. Do truyền ở các khu vực khác nhau nên chia ra các môn Tra quyền của họ Trương,
họ Lý, họ Mã, họ Sa.
Nguồn gốc của nó không biết được sáng lập từ đời
nào, có 2 cách nói:
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (6 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
− Một là vào thời Đường (hoặc nói cuối đời Minh hay cuối đời Thanh gì đó), có người dân Hồi
giáo ở Tây Vực là Tra Mật Nhó từ phía đông đến truyền môn võ này ở một dải huyện Lỗ Tây
Quan. Người đời sau lấy họ của người này để đặt tên cho môn võ; Theo những võ sư của môn
này thì Tra quyền cùng một nguồn gốc với 10 lộ Đàn thoái, cả 2 đều được truyền từ Tây Vực.
Phát sinh ở Quan Huyện, tỉnh Sơn Đông, do Tra Mật Nhó truyền lại cho nên mới có tên như vậy.
Tương truyền, vào giữa đời Minh, có người thanh niên là Tra Mật Nhó sống ở Tây vực, vâng theo
lời của hoành đế tới phương Đông, xuống phương Nam để đánh dẹp giặc lùn Nhật Bản, trên
đường đi qua làng Trương Doãn ở Quan Huyện (còn có tên là thôn Nhất Lý) thì mắc phải bệnh
nặng phải ở tạm trong nhà người Hồi, được sự tận tình chữa trò và chăm sóc mà hết bệnh khỏe
mạnh trở lại. Hết lòng cảm kích, người này bèn truyền lại cho họ một bài quyền để biểu thò sự
cảm tạ. Để kỷ niệm sự việc này, người dân Hồi ở trong vùng bèn đặt tên cho môn võ ấy là Tra
quyền. Sa Đàm Phúc ở Quan Huyện là người truyền thụ môn Tra quyền sớm nhất. Sa Lượng,
con trai của ông là tiến só võ năm Ung Chính đời Thanh, đã từng đem quân tới trấn giữ ở Tây an.
Sau ông, môn Tra quyền ngày càng khuếch đại, truyền nhân chủ yếu có Lý Lão Sùng, Thái
Trường Thanh, Hoàng Bích Tân, Trương Kim Đường, Trương Kiền, Trương Kỳ Duy. Đến cuối
đời Thanh, đầu đời Dân quốc lại xuất hiện các hào kiệt võ lâm như Dương Hồng Tu, Trương

Anh Chấn, Trương Anh Kiệt, Thường Chấn Phương.

Hai là do phái Thiếu lâm diễn hóa mà thành (xem thêm trong “Quốc thuật sử” của Hứa Vũ
Sinh).
Gần đây, theo khảo chứng của tác giả cuốn “Trung quốc Tra quyền” thì truyện Tra Mật Nhó
truyền dậy môn võ này thật sự không phù hợp với lòch sử mà cho rằng vò tiến só võ khoảng năm
Ung Chính đời Thanh, người ở huyện Sơn Đông quan là Sa Lượng (người đương thời tôn xưng là
Sa Mật Nhó. “Mật Nhó” là ngôn ngữ Ba tư còn lưu giữ trong dân Hồi. Có ý nghóa là “Trưởng
quan”. Tên “Tra Mật Nhó” nghi là cách gọi nhầm của “Sa Mật Nhó” mà ra) sáng tạo nên, hình
thành trong khoảng đời Thanh, ban đầu thònh hành ở Sơn Đông. Về sau có danh gia Tra quyền là
Dương Hồng Tu mở lớp dậy ở Tế Nam, Hoàng Bính (Minh) Tinh truyền bá ở Hà Nam; Vu Chấn
Thanh, Mã Kim Tiêu, Mã Vónh Thắng, xuống miền Nam truyền dạy ở một dải Thượng Hải,
Nam Kinh, Tô Châu. Trung ương quốc thuật quán năm xưa cũng đã từng xếp Tra quyền vào
khóa trình, hiện nay, môn này lưu truyền khắp nước (T.quốc).
Môn võ này sở trường về luyện bước đi, chuyên luyện cách tiến lui cho nhanh nhẹn, dùng chiến
đấu ở nơi rộng rãi hay khoảng đất trống trải. Sách “Kỷ hiệu tân thư” nói nhà họ Ôn có 72 đường
hành quyền, cùng một dụng ý như Tra quyền.
Mấy chục năm về trước, các võ sư thuộc phái Tra quyền là Dương Phụng Chân, Trương Học
Sinh được mời đến dạy tại dinh quan trấn thủ đất Tế Nam. Sau đó Dương Phụng Chân được mời
xuống dạy võ ở Trung hoa võ thuật hội tại Thượng Hải. Về sau, học trò của Học Sinh là Vu
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (7 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
Chấn Thanh được mời dạy võ tại Trường Cao đẳng sư phạm Nam Kinh. Bạn đồng môn của Vu
Chấn Thanh là Mã Cẩm Tiêu dạy quyền thuật tại trường Đệ ngũ tỉnh lập ở Giang Tô.
Tra quyền còn chia ra luyện khí giới dài và ngắn, đơn hoặc song, cùng với đối luyện
đối luyện tay không, đối luyện khí giới, đối luyện tay không với khí giới. Bài bản quyền cước
tổng cộng chia ra 10 đường (thập lộ Tra quyền) làm gốc, mỗi đường có 30 ~ 60 động tác. Ở mỗi
đường thứ nhất và 2 còn có một đường quyền chính và phụ. Đường thảo phụ lại có yêu cầu kỹ
thuật theo một lối cương và một lối nhu, chủ yếu có: Nhất lộ Mẫu tử, nhò lộ Hành thủ, tam lộ Phi

thoái, tứ lộ Thăng (Khai) bình, Ngũ lộ Quan đông, lục lộ Mai phục, thất lộ Mai hoa, bát lộ Liên
hoàn, cửu lộ Long bãi vó, thập lộ Xuyến quyền. Ngoài ra còn có tam lộ Họat quyền, tam lộ Pháo
quyền, Tứ lộ Hồng quyền và lưỡng lộ Thoái quyền.
Tra quyền coi trọng Đàn thoái, Thập lộ đàn thoái cùng với Pháo quyền, Hoạt quyền, Hồng
quyền, Thoái quyền là công phu cơ bản. Trong bài bản quy đònh môn Trường quyền đã từng hấp
thu nội dung bộ phận Tra quyền. Môn này cũng được thu nhập vào trong hệ thống tài liệu thông
dụng của học viện thể dục toàn quốc.
Khí giới có nhiều loại dài ngắn đơn song khác nhau : Tra đao, Xuân thu đại đao, Tra thương,
Song đầu kỳ thương, Tra câu, Tra kiếm, Long hình kiếm, Côn ngô kiếm, Ngũ lang côn.
Trong hệ thống Tra quyền, các kiểu động tác cơ bản của bài bản quyền thuật và kỹ thuật diễn
luyện phần lớn giống với các môn Trường quyền khác. Phong cách diễn luyện và kỹ thuật có
đầy phong thái và sức thu hút đặc biệt.
Hệ thống kết cấu động tái cơ bản và phương pháp kỹ thuật chiến đấu của Tra quyền có: bộ hình,
bộ pháp, thủ hình, thủ pháp, thoái pháp, giữ thăng bằng, nhẩy nhót, xoay chuyển, đánh, chọc,
bổ, chặt.
Thủ pháp có: phách (bổ), cách (đỡ), thôi (đẩy), xuyên (luồn), trừu (kéo), băng (bắn), kháo (tì),
triền (quấn), xung (phóng), cái(phủ), điêu (khuấy).
Thoái pháp (đòn chân) có: thích (đá), đàn (búng), điểm, đăng (đạp), tảo (quét), sản (sắn), sủy
(đạp ngang), câu (móc), đề (nhấc), lan (chặn), chàng(thúc). Nhiều động tác chạy luồn, băng
mình, vọt nhẩy, lạng lách tránh dạt, di dời bốc lên, tư thế duỗi dài, động tác gọn gàng, chuyển
động cấp tốc, tónh lặng yên ổn, tiết tấu rõ ràng, lực phát ra thông đạt, cứng và mềm giúp nhau,
nhòp nhàng, hoàn chỉnh, bố cục rộng thoáng, tuyến đường vận động đầy biến hóa.
Trong thực tế chiến đấu có mười chữ khẩu quyết là: súc (rút lại), tiểu (nhỏ), miên (liên tục),
nhuyễn (mềm dẻo), xảo (khéo léo), thác (tránh, né), tốc (mau), ngạnh (cứng), thúy (dứt khoát),
hoạt (linh hoạt).
Môn Tra quyền chú trọng lối đập, bung, gẩy, đánh, tránh dạt mở khép, động tác linh hoạt, mau
lẹ vững chắc. Nó có lối đánh nhảy cao, đá lẹ thật nhanh nhẹn. Những thế căn bản là nhảy, đá,
xoay trở lẹ làng. Khi luyện cần đạt tới mức tâm ổn, mắt sáng rõ, tinh thần và hình thái hòa hợp
làm một. Tâm ý hòa hợp với mắt nên thường sáng tỏ. Tâm ý hòa hợp với đôi tay nên thường linh
hoạt, tâm ý hợp với cánh tay nên thường có lực, tâm hợp với thân nên thường ở chỗ tinh. Nắm

tay cuộn lại như chiếc bánh cuốn, bàn tay (chưởng) tựa như ngói xếp. Tay đấm ra như hổ rời
hang, thu tay về thì ôm vào trong lòng.
Trong quá trình vận hành bài bản môn Tra quyền, động tác của thượng chi yêu cầu
khi xung quyền, đánh chưởng, cùi chỏ hơi co, làm cho cánh tay thành dạng hình vòng cung, mặt
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (8 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
nắm đấm hơi xoay vào trong cho mắt nắm tay (phía hổ khẩu) hướng lên trên, tục gọi là “tà sáp
nhất cán kỳ” (cắm xéo một cán cờ), làm cho Tra quyền có được nét đặc sắc của sự tròn tròa khi
dang mở động tác; Động tác hạ chi chú trọng tính co duỗi của thoái pháp, trong mỗi một đường
quyền đều có vài lần đá đàn thoái, sủy thoái, trắc sủy, đằng không tiễn đàn, hình thành đặc
điểm “Thủ tự lưỡng phiến môn, Toàn bằng túc đả nhân” của Tra quyền. Nhìn từ hình thái động
tác hoàn chỉnh thì Tra quyền đại giá tử mở rộng biên độ của động tác làm chủ thể, trong đó có
động tác nhỏ hàm xúc xen cài, làm cho bài bản thể hiện ra sự đặc sắc của sự xen kẽ giữa khép
và mở, trong dài có ngắn. Ngoài ra, động tác của Tra quyền nhấn mạnh đến tay chân cùng phát
ra, dưới đá trên đánh. Chú trọng tay đi tới thì bộ cũng tới, cùng lên cùng xuống. Trong quá trình
động tác, các bộ vò ngực, eo, bụng dùng lối vặn, chuyển, hợp, dang mở để quán xuyến tứ chi, gia
tăng tốc độ vận hành của chi thể, tăng lớn phạm vi hoạt động của động tác. Đồng thời đầu
chuyển theo thế, mắt theo tay nhìn, đã tạo thành phong cách quyền thuật ngoại hình ngay ngắn,
trong ngoài hợp nhất, gồm đủ cả hình và thần.
Khái quát về đặc điểm của Tra quyền có 4 điểm như sau:
1.
Tư thế duỗi dài, động tác gọn gàng. Phạm vi hoạt động của các khớp tay chân khá lớn,
yêu cầu đối với tính mềm dẻo của cơ bắp và tính linh hoạt của các khớp xương khá cao, giúp
cho sự mềm và dai của cơ bắp, tính linh hoạt của các khớp được phát triển.
2.
Chuyển động thì mau, tónh lặng thì ổn đònh, đạt tới mức quyền đánh ra như sao băng, mắt
sáng như điện, eo chuyển tựa rắn đi, chân cắm như dùi khoan, đi như gió, đứng vững như đinh
đóng. Trong quá trình luyện công, bất kể là động tác lớn hay thủ pháp nhỏ, đều cần phải vô
cùng mau lẹ, nhanh nhẹn, đồng thời trong khi đang xoay chuyển, tránh né mau chóng khác

thường hoặc khi đang tiến hành các phương
pháp kỹ thuật phóng tới, đạp, đá, lại có thể đột nhiên lặng dừng mà ổn đònh.
3.
Phát lực thông thuận, tiết tấu rõ ràng, trình tự của việc phát lực trong môn Tra quyền là
vùng thượng chi, bắt đầu ở eo, truyền đến vai, cùi chỏ, đạt tới tay; hạ chi thì khởi từ hông,
truyền đến đầu gối, đạt tới bàn chân. Cùng lúc với sự hoàn thành quá trình phát lực này, còn
cần đạt được sự rõ ràng về tiết tấu, tức là trong toàn bộ quá trình diễn luyện bài bản, yêu cầu
có sự tương trợ lẫn nhau giữa cứng và mềm, nhanh và chậm xen nhau, đi liền một mạch, tự
nhiên thông thuận.
4.
Nhòp nhàng hoàn chỉnh. Bên trong và ngoài cơ thể cần nhòp nhàng hoàn chỉnh, cần phải có
sự tương ứng trên dưới, liền lạc trước sau đối với thủ pháp, thân pháp, bộ pháp trong động tác.
Có một số động tác khá phức tạp như các kỹ thuật động tác chuyển thân, vỗ chân, vọt nhẩy,
trồi sụp, chuyển vặn cần phải có năng lực giữ thăng bằng khá tốt, đồng thời thần của mắt, ý
thức hơi thở cần phải phối hợp mật thiết với động tác để đạt tới mắt nhìn tới là tay đi tới, tinh
thần và hình thể hợp lại làm một. Cách luyện theo kiểu phối hợp bên trong với bên ngoài này
giúp tăng cường tác dụng điều tiết của đại não, làm cho sự hô hấp và cơ quan nội tạng được
được rèn luyện.
Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Tra quyền được xếp vào tiết mục biểu
diễn và thi đấu của võ thuật toàn quốc. Trương Văn Quảng, một danh gia truyền thụ môn Tra
quyền ở Học viện thể dục Bắc kinh đã biên soạn xuất bản nhiều bộ sách nói về môn Tra quyền,
thúc đẩy cho môn này được phổ cập và phát triển.
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (9 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
Đặc điểm kỹ thuật của Tra quyền, quy nạp có 3 điều như sau:
Tra quyền có 3 đặc điểm:
1)
Tiết tấu rõ ràng, chuyển động mau, đứng dừng lặng yên.
2)

Động tác đi mau, đường quyền rõ ràng.
3)
Thế chỉnh tề lực đi thuận, mắt nhanh tay lẹ.
Yêu cầu đạt đến “đi như gió, đứng như đóng đinh, vươn lên như vượn, rơi xuống như chim ưng”.
Chuyển động như mãnh hổ, lặng dừng như núi Nhạc, nhanh chậm xen nhau, cứng và mềm nâng
đỡ nhau, chiêu pháp rõ ràng, chuyển mau dừng đột ngột. Bất kể tấn công phòng thủ tiến lui tuy
nhanh mà không loạn, chậm mà không tản mát, tư thế ngay ngắn thư duỗi. Tay mắt thân bộ đều
cần trên dưới theo nhau, trước sau liền nhau, trong ngoài phối hợp với nhau, lại còn có “tam
tiết”, “lục hợp”, “thập yếu” (tức là 10 chữ yếu quyết tấn công và phòng thủ : súc, tiểu, miên,
nhuyễn, xảo, thố, tốc, ngạnh, thúy, hoạt). Trong bài quyền có nhiều động tác luồn chạy, nhảy,
vọt lên cao, cất lên sụp xuống gập chuyển.
2. HOA QUYỀN :
1) Nguồn gốc của môn Hoa quyền :
Võ thuật Trung quốc có hai môn võ đều có nguồn gốc khác nhau nhưng đều có tên gọi là Hoa
quyền. Một môn Hoa quyền thuộc loại Đoản đả, được viết dưới dạng chữ “thảo” (cỏ) nằm trên
chữ “hóa” (biến hóa), có nghóa là bông hoa; tinh hoa. Còn môn Hoa quyền này thuộc loại
Trường quyền, được viết theo cách viết giản hóa thì là chữ “hóa” (biến hoá) nằm trên chữ
“thập” (mười), có nghóa là: đẹp, tươi tốt, tinh túy, nước Trung hoa, … Đây là một môn võ cổ xưa
của Trung quốc, khởi nguồn từ vùng Tế Ninh của Sơn đông (xưa gọi là Nhâm Thành).
Theo truyền thuyết, vào khoảng năm Khai Nguyên đời Đường (713 – 740), có vò hiệp khách
sống gần núi Hoa sơn là Thái Mậu tinh thông kỹ kích, giỏi về kiếm thuật, ở quanh quẩn trong
vùng Trường an, lúc rảnh hứng lên, thường rút kiếm ra múa, thế như rồng rắn, ngay cả khi tay
không cũng có thể bay nhảy làm như dạng gió xoáy. Về sau do kết oán thù với nhà quyền quý,
ông đã dùng dao giết chết kẻ thù, phải về Sơn Đông lánh nạn, ẩn cư ở Nhiệâm Thành (đời
Đường, Tế Ninh gọi là Nhiệm Thành). Đến năm Tuyên Hòa đời Tống (1119 – 1120), người đời
sau của Thái Mậu là Thái Thái và Thái Cương, có sức lực, dũng võ hơn người, thường được chọn
làm tay đấu vật tham gia “lộ đài giao tranh” với các châu quận khác hoặc kinh đô. Trong thực
tiễn chiến đấu đấm đá túm quật, che đỡ ngăn chặn, hoá giải trên các võ đài ấy, kỹ thuật chiến
đấu của họ đã được phát triển, nhân đó đã sáng lập nên một quyền pháp có phong cách độc đáo
riêng, tự thành một nhà, gọi là Hoa quyền. Các chiến thuật, chiến lược của Hoa quyền như :

“chợt động chợt tónh, thế thường không cố đònh ; thấy thời cơ không để mất, gặp thời thì chẳng
nghi”; “trong chuyển động có ý phòng thủ, khi thất bại thì chẳng lo âu ; trong phòng thủ có ý
vận động, khi thắng lợi thì có cơ hội”; “muốn tiến thì lui về trước, đòch sẽ chẳng đề phòng ;
muốn lui thì trước phải tiến, sẽ chẳng bò đòch bức bách” ; “đòch tiến tới muốn chuyển động (tấn
công), mau mà đánh nó; đòch lui muốn phòng thủ, dồn ép để đánh nó; dẫn đòch lệch nghiêng ra
ngoài rồi đánh thẳng vào họ; dụ đòch xông thẳng vào rồi triệt (chặn) để đánh họ” ; “kiêu thì
không phòng bò, khiếp sợ thì không dũng cảm; giỏi thì chẳng tiêu vong, chắc thắng mới làm”,
nghe nói chính là do hai người này truyền lại từ thời ấy.
Đến năm Gia Tónh đời Minh (1522 – 1565), Thái Vãn, người ở Tế Ninh, đã viết ra cuốn “Hoa
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (10 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
quyền bí phổ”, dần dần đã làm cho Hoa quyền trở nên hoàn chỉnh. Trong cuốn “bí phổ” của
ông, đã cho tinh, khí, thần gọi là “tam hoa”, còn nói : “Tam hoa quán nhất (quán đỉnh – hợp làm
một trên đỉnh đầu), đạo thủy thành dã (bắt đầu thành đạo)”, “Hoa quyền giả, tam hoa quán nhất
chi vò dã (Tam hoa dồn vào một chỗ ấy là Hoa quyền)”. Như vậy có thể thấy, sở dó gọi môn này
là “Hoa quyền”, ấy là do nó lấy triết lý “tam hoa quán đỉnh” của cổ đại dùng làm chỉ đạo lý
luận cho quyền pháp, “thần dựa vào hình hài, do tâm mà phát, tiến tới mà làm thành công”.
Cách nói này chính xác hơn so với cách nói của tên gọi lấy theo núi Hoa sơn. Sự xuất hiện
của“Hoa quyền bí phổ” ở đời Minh, đã đặt cơ sở cho sự phát triển lý luận cho môn Hoa quyền,
làm cho nó trở nên hoàn chỉnh. Tên của nó lấy từ chữ “tam hoa quán”. Sách “Hoa quyền phổ”
viết: “gọi là Hoa, là lấy ý từ hấp thu “tam hoa” là tinh, khí, thần vậy”.
Có người nói, Thái Vãn là dòng nhánh con cháu của họ Thái ở núi Hoa sơn, cuối đời thường
ngao du bốn phương để lánh đời, không biết mất ở đâu. Do không có con cháu thừa tự, nên dòng
họ Thái ở Hoa sơn của vùng Tế Ninh đến đây dần dần bò mất. Do tập thể dân ở thôn Thái Hành,
huyện Hưng Phúc, ở Tế Ninh có cùng họ giống với họ Thái ở Hoa sơn, nên được truyền thụ cho
môn quyền pháp này, làm cho Hoa quyền lưu truyền ở Thái Hành, rồi truyền bá rộng ra ngoài.
Người kế thừa toàn diện kỹ thuật môn Hoa quyền thời cận đại là Thái Quế Cần, tức là khoảng
năm Quang tự đời Thanh (1893 – 1908), năm cuối triều đại Thanh, Thái Quế Cần đã truyền bá
Hoa quyền ra khắp nơi, tuy ông cũng mang họ Thái, nhưng khác với dòng họ Thái ở vùng Hoa

sơn.
Thái Quế Cần, có hiệu là Chuyết Đình, ra đời vào tháng 5, năm Quang Tự thứ 3 đời Thanh ở
thôn Thái Hành, xã Hưng Phúc Tập, huyện Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông. Thái Quế Cần từ nhỏ đã
theo ông nội là Thái Công Thònh tập võ. Người ở Thái Hành có truyền thống đời đời tập võ, sở
trường về thương và kiếm. Đồng thời cũng thạo về Hoa quyền, ấy là bởi năm xưa, họ Thái ở
Hoa sơn do sự giao hảo vì cùng dòng họ nên mới truyền môn này vào Thái Hành. Trong quá khứ
năm xưa, Thái Hành nhiều lần gặp phải thiên tai đòch họa, đất đai cằn cỗi, dân tình lưu tán, đến
khoảng năm Đạo Quang, Hàm Phong đời Thanh (1822 – 1861), người giỏi về võ thuật như Thái
Công Thònh chỉ còn lác đác vài người mà thôi. Phải nói rằng Thái Công Thònh là người có cống
hiến trong quá trình phát triển của Hoa quyền, ấy là vì ông đã đưa ra yêu cầu huấn luyện “eo
cần mềm dẻo, chân cần linh hoạt”, “háng (đũng quần) cần dựng đứng, đỉnh (dựng tay đảo
ngược) cần chụp bắt” cho môn Hoa quyền. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của tiền nhân, ông
đã sáng lập ra “Cơ bản công” bao gồm 32 phép, 72 thức chuyên môn huấn luyện sự dẻo dai của
eo và chân cùng với sức lực của tay và chân như :

Phần eo có : cúi, chuyển, vặn, lật, lắc, uốn gập, bật, quăng, cố đònh, hạ xuống, kéo dài ra, uốn
cong(12).

Phần chân có : ép, nhấc kéo, treo, đá, phách, xé, kéo dài ra (7).

Phần tay có : cầy, nằm, đẩy, treo, tì, không, bò (7).

Phần háng có : đề, cung, hư, mã, trạm (5)
Nhờ vậy, đã mở ra đường hướng cho hệ thống huấn luyện của Hoa quyền. Về sau, Thái Công
Thònh mắc bệnh qua đời, gia cảnh nghèo khốn, Thái Quế Cần phải dời Thái Hành đến thành thò
mưu sinh, cả nhà dời về ở tại cửa nam Tế Ninh bên ngoài Hoàng kinh các. Sự biến đổi hoàn
cảnh này khiến cho ông có cơ hội gặp được Đinh Ngọc Sơn, là người được chân truyền tinh thâm
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (11 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN

Hoa quyền dòng họ Thái ở Hoa sơn với tiếng tăm vang dội một thời là “Tề Lỗ đại hiệp”. Trải
qua khảo nghiệm “đêm tuyết phải chòu đày ải ba lần”, ông đã trở thành đệ tử dưới cửa họ Đinh.
Trong khoảng 3 năm, ông đã học được hết sở truyền tinh túy Hoa quyền của họ Đinh, rồi lần hồi
một mình tạo được chỗ đứng trong giới võ thuật, trở thành bậc thầy lớn trong nghề võ, người
truyền bá quyền pháp Hoa quyền thời cận đại từ cuối đời Thanh, đầu thời Dân quốc cho đến
nay. Cuối đời, ông đònh cư ở Thượng Hải, đã từng nhận lời dậy ở hội Tinh võ, làm cho Hoa
quyền được lưu truyền xuống phương Nam. Hiện nay môn này lưu truyền chủ yếu ở Sơn Đông,
Thựơng Hải, Giang Tô, Triết Giang, Hồ Bắc, Hồ Nam, Hà Nam, Quảng Đông, Hồng Kông. Tại
Nhật bản, Singapo cũng lưu truyền môn này.
Cùng thời với Thái Quế Cần, nhân vật đại biểu làm cho Hoa quyền được tiến một bước trong sự
phát triển và truyền bá, còn có Đổng Bảo Thái, Lưu Vónh Thụy, Hầu Ân Tứ và Tu Đại Hoà
Thượng (tên tục là Lý Thụy Vân). Hoa quyền của Đổng Bảo Thái, chủ về tư thế, coi trọng sự
đoan trang, chú ý đến “đơn bãi phù các” (đơn : một, đơn lẻ; bãi : lắc, vẫy, xua, khua; phù : hiện
lên, bơi, vượt quá; các : tránh được). Hoa quyền của Lưu Vónh Thụy coi trọng kình lực, nhấn
mạnh đến “lực cương (cứng) khí thô”; Hoa quyền của Hầu Ân Tứ yêu cầu “khinh linh tế
xảo” (nhẹ nhàng khéo léo), tiến lui rõ ràng; Còn của Như Tu Đại Hòa Thượng thì lại lấy Thiền
công của họ Thích kết hợp làm một với quyền pháp của Hoa quyền, sáng chế theo một cách
riêng biệt, biến thể phát triển thành “La Hán quyền”, cách luyện của nó là “lấy khí làm chủ, lấy
hình làm phụ”, gọi là “Thiếu lâm tâm pháp”. Tất cả các môn này đều là trên cơ sở kế thừa của
Hoa quyền đã có sự phát triển đổi mới thêm.
2) Kỹ thuật cơ bản của Hoa quyền :
Hình thức múa tập luyện của môn Hoa quyền có khá nhiều bài bản, nội dung có: đánh tay
không, khí giới (đao, thương, kiếm, côn), đơn luyện, đối luyện. Bài bản quyền thuật có 3 cấp là
sơ, trung và cao cấp, với 18 bài sơ, trung cấp quyền thuật và12 bài cao cấp (tức các đường quyền
từ 1 ~ 12). Đây là những bài có tính đại biểu cho môn phái, đa số lấy nội dung từ các động tác
chiến đấu và thế thức tấn công phòng thủ như : đá, đánh, quật, bắt, sắp xếp theo quy luật vận
động tiến công phòng thủ cất lên phục xuống, quặt chuyển, tiến lên lùi xuống, chuyển động hay
tónh lặng, lúc nhanh lúc chậm, khi cứng hay mềm, lúc giả và thật, khi trầm bổng ngừng ngắt để
tạo thành. Đặc điểm chủ yếu của những bài này là : vừa có thể tập múa một người, lại có thể đối
luyện hai người với nhau, qua đó nắm bắt và lý giải được ý nghóa kỹ thuật chiến đấu của mỗi

động tác. Nhưng, nó lại không chỉ đơn thuần là tăng thêm vào động tác chiến đấu, mà còn chòu
sự chế ước của “phương pháp kỹ thuật” của nghệ thuật vận động quyền pháp. Bài bản của Hoa
quyền có sự nhu nhuyễn, cứng mạnh, thanh thoát tự nhiên, mau lẹ cấp tốc, du dương chậm dãi,
bao gồm các động tác té ngã, lăn lộn, giữ thăng bằng, vọt nhẩy. Nhờ vậy khi thường xuyên
luyện tập Hoa quyền, có thể huấn luyện cho người ta kỹ năng chiến đấu, đối với các bộ phận
của cơ thể, có thể phát triển toàn diện, tăng tiến cơ năng của các bộ phận, giúp cơ bắp phát
triển, khớp xương linh hoạt, căng giãn dẻo dai và chắc mạnh, có tác dụng tốt đến cơ quan tiền
đình (giữ thăng bằng) và cơ năng phối hợp nhòp nhàng của trung khu thần kinh.
Quyền pháp của Hoa quyền chú trọng hình thể ngay ngắn; gân cốt mạnh khỏe cường tráng; tâm
làm chủ tể, tâm ý động thì hình đi theo, ý phát khởi thì thần truyền đạt; chuyển động mau, tónh
lặng thì ổn đònh; khí thế liền lạc liên miên; khéo điều chỉnh hơi thở; âm dương đối lập. Hoa
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (12 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
quyền có 4 đặc điểm:
1)
Thế ngay ngắn, chiêu thức tròn tròa, kết cấu chặt chẽ, thế quyền yêu cầu đối xứng trái
phải, hình thành quy luật trên dưới, không nghiêng lệch, không tán loạn.
2)
Kình đi gấp thân thể ngay ngắn, thông suốt một mạch. Yêu cầu đạt được “chiêu liền
chiêu, thế tiếp thế, bộ lôi kéo bộ”, “hình đoạn ý liên, thế đoạn khí liên”.
3)
Chuyển động cấp tốc, dừng lại đứng yên, tiến lui đều mau. Yêu cầu động thì chợt phát,
như gió cuốn mây tan. Tónh thì bỗng dừng, giống mặt hồ lặng sóng.
4)
Cứng và mềm nâng đỡ nhau, phân rõ thật giả. Đi quyền yêu cầu có cương có nhu, vừa có
nhanh lại có thể chậm, việc co duỗi căng chùng, chìm nổi ngừng ngắt đều cần ứng dụng hợp lý
trong bài quyền.
Kỹ thuật cơ bản của Hoa quyền, nói chung có thể chia ra 8 điểm như sau :
• Ngũ thể cân xứng (Hình thể ngay ngắn): Hoa quyền gọi thân mình, hai tay và hai tay là “ngũ

thể”, “ngũ cốt”, “ngũ cân”, cho rằng mỗi động tác và thế thức của đường quyền đều do 5 mạch
tuyến này tạo thành. Nếu kết cấu tổ hợp của 5 mạch tuyến không cân xứng, không ngay ngắn,
sẽ không thể coi là đã đầy đủ hình thể của quyền pháp. Trong “Hoa quyền bí phổ” có nói: “Ngũ
thể cân xứng mới có thể gọi là hoàn bò về hình”. Nhân đó mới chủ trương “hình ấy phải vuông
đúng như ê ke, tròn đúng như vẽ com pa, thi triển từ trong sự cân bằng, thu gom ôm lấy nhau,
ngó nhìn qua trái và phải, tám mặt hướng về một tâm”. Mỗi động tác, tư thế đều chú ý đến
không gian trước sau trái phải, trên dưới cao thấp, làm cho không bò thiên lệch, ngay ngắn yên
ổn, tư thế chính xác chiêu thức tròn tròa, hình thể ngay ngắn. Thế thức yêu cầu ngay ngắn
cân xứng, nghiêm chỉnh.
‚ Gân cốt mạnh khỏe, cứng mạnh có lực : Hoa quyền cho rằng quyền pháp nếu chỉ làm cho ngũ
thể cân xứng, hình thể ngay ngắn, thì cũng chưa đủ, mà còn yêu cầu có “chất”. Chỉ có cách làm
cho “ngũ thể” tạo thành động tác quyền pháp và thế thức đầy đủ sức mạnh, làm cho gân cốt của
hình thể cứng mạnh có lực, thì mới coi là đạt đến yêu cầu về “chất”. “Hoa quyền bí phổ” nói :
“gân cốt mạnh mẽ mới có thể gọi là chất lượng tốt”. Bởi vậy, Hoa quyền mới gọi “ngũ thể” là
“ngũ cân”, “ngũ cốt”, “cốt pháp” được chú trọng rất nhiều, mỗi động tác và thế thức đều cần
“dồn lực vào trong chân tay”, làm cho tứ chi và thân mình thường ở dưới trạng thái có sức căng.
Như vậy, gân cốt của “ngũ thể” mới đầy đủ sức mạnh. “Hình thể cân xứng, kình lực mạnh mẽ”,
như vậy mới có được “hình chất hoàn thiện” trong quyền pháp. Động tác, thế thức chú ý vận
dụng “cốt pháp” (cách vận dụng gân cốt) là “xanh (chống), bạt (ưỡn), trương (dương), triển
(duỗi), câu (câu móc), khấu (ghìm giữ), kiều (cất lên), tướng (giúp nhau), băng (nhẩy vọt lên),
đỉnh (đẩy), tháp(sụp xuống), thu (thu về), trầm (chìm xuống). Cũng tức là “ngũ thể” (thân mình
và tứ chi) cần cốt có cốt cách cường tráng, mạnh mẽ chắc chắn.
ƒ Tâm động hình tuân theo : trong “Hoa quyền bí phổ” có nói : “Tâm điều khiển tính tình, là
chúa tể của toàn thân”. “ Cái tâm ấy lấy sự chắc thật để hoạt động thì chi tiết ắt có lực; cái tâm
ấy lấy lòng nghi ngờ để hoạt động, thì chi tiết ắt không theo ý”, “tâm chính rồi sau đó thân mới
chính”, “tâm chính ở bên trong, thì sau đó sự động tónh mới không bừa bãi”. Bất kể sự vận động
nào của hình thể cũng đều chòu sự chi phối của hoạt động tâm chí. Nếu chỉ có hình thể động tác
ở bên ngoài, mà không có hoạt động tâm chí ở bên trong, thì quyền pháp sẽ vẫn chưa đủ mức độ
cao về “chất”. “Tâm kiên cường thì tinh mạnh”, “nếu tâm không kiên cường thì hình hài không
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (13 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM

WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
có kình lực mạnh mẽ được”. Cần nâng cao chất lượng “hình thể cân xứng kình lực mạnh mẽ”
của thế thứ động tác, lại còn cần thông qua tác dụng của “tâm lực”. “Tâm động thì khí sinh”,
“lòng nghiêm trang thì tinh thần tập trung”, hoạt động của tâm chí làm chủ toàn bộ quyền pháp.
Bởi vậy, Hoa quyền chủ trương “tâm động hình tuân theo”. Chú trọng tác dụng nội tại của tâm
chí, cho rằng trong và ngoài phối hợp với nhau thì kình lực mới có thể cứng mạnh, chuyển động
có ý hướng, do đó khi vận động đều là “tâm chí nằm ở trước thế đánh, thế đánh ở sau tâm”.
„ Không cương không nhu : Hoa quyền cho rằng quyền pháp không nên thuần cương (hoàn toàn
cứng), cũng không nên thuần nhu (hoàn toàn mềm). Chủ trương không quá cương, không quá
nhu, cương và nhu nên giữ ở mức “trung hòa”. Cho nên, “Hoa quyền bí phổ” nói : “Thuần nhu
thì thuần nhược (hoàn toàn yếu), cái thế ấy ắt bò đè bẹp; thuần cương thì thuần cường, cái thế ấy
ắt cũng bò tiêu vong; không nhu không cương, thường phù hợp với đạo (nên còn mãi)”.
… Chuyển động tấn tốc, tónh lặng đứng yên : Trong Hoa quyền có chiêu, có thế “Hoa quyền bí
phổ” viết rằng: “Thế là thủ, thuộc âm, chủ tónh; chiêu là công, thuộc dương, chủ động”. Nhưng,
“tónh chẳng phải là không chuyển động, động chẳng phải là không có sự yên tónh”, cần phải là
“trong tónh có động, trong động có tónh”. Bởi vậy “cần động mà lại tónh, thì như nuôi kẻ đòch để
sinh gian trá; cần tónh mà lại động, thì làm mất thời cơ đến nỗi làm hỏng việc”. Cho nên quyền
pháp cần chú trọng việc “ tónh như cá lặn (biệt tăm)”, “động như con rái cá chạy (không
ngừng)”, “tiến như gió mưa (cấp tốc ào ạt)”, “lui như núi Nhạc (ổn đònh vững chãi), chuyển
động tấn tốc, tónh lặng đứng yên, có tiết tấu và trật tự thứ lớp.
† Khéo điều chỉnh hơi thở (Đề thác tụ trầm) : Hoa quyền coi trọng việc điều tiết hơi thở khi vận
động. Trong “Hoa quyền bí phổ” có nói đến 4 kiểu phương pháp là “đề, thác, tụ, trầm”. Trong
tình huống thông thường, từ động tác dưới thấp tiến sang động tác trên cao, hoặc khi làm động
tác vọt nhẩy thì vận dụng phép “đề”(đưa khí lên). Khi xuất hiện động tác đứng dừng lại ở thức
cao hoặc thức thấp thì vận dụng phép “Thác” (giữ khí lại). Khi xuất hiện động tác cứng giòn,
ngắn gọn có lực thì vận dụng phép “Tụ” (gom tụ lại). Khi động tác ở cao tiến vào động tác ở
dưới thấp thì vận dụng phép “Trầm” (hạ chìm xuống). 4 kiểu phương pháp điều tiết hơi thở này
lại cần phải là do “cơ thể sinh ra khí, khí nuôi dưỡng cơ thể”, vận dụng biến hóa tự nhiên tuỳ
theo tư thế động tác, không nên cố ý thực hiện cách hít thở quá mạnh. Trên tổng thể còn cần

“khí quán (dồn vào) Đan điền”, thường xuyên chú ý “bình tâm tónh khí” (giữ tâm bình yên, khí
tónh lặng).
‡ Liên miên phụ thuộc nhau (Các thế thông liền nhau) : Hoa quyền coi trọng sự liền suốt một
mạch, không xuất hiện gián đoạn trong thế thức động tác của một đường quyền. “Hoa quyền bí
phổ” nói: “Các thế quyền pháp, phải liên hệ liên tục với nhau, lưu chuyển không ngừng”. Cho
rằng “khí thông mới sinh”, kỵ nhất là chữ “đoạn” (đứt). Nhưng nói là “liên tục”, cũng không
phải là không để cho giữa các thế có khoảng trống gián cách ngưng nghỉ, mà là chú trọng vào
việc cần phải đạt đến “hình đoạn ý vẫn đi liền”, “thế đoạn khí vẫn đi liền” trong thời gian nghỉ
giữa các thế, giỏi vận dụng hoạt động tâm chí ở bên trong, thông qua cái thần của con mắt (ánh
mắt) mà đem ý hướng của động tác trước và sau trở nên liên tiếp, làm cho thế quyền tiếp nối
nhau, liền lạc một mạch. Trong cách luyện, nhấn mạnh tới sự “liên miên tiếp nối theo nhau, khí
mạch không ngừng”. Nói rằng “liên” (liền), là giữa khoảng mỗi chiêu mỗi thế cần phải đạt tới
“hình đoạn ý liên, thế đoạn khí liên” (ngoại hình tuy bò đứt đoạn nhưng ý vẫn liền lạc, thế có bò
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (14 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
ngắt nhưng khí vẫn đi liền), vận dụng hoạt động tâm trí ở bên trong và cái thần của mắt để làm
cho ý hướng trước sau của động tác trở nên liên tiếp, các thế tiếp liền nhau, liền mạch thông
suốt.
ˆ Hai mặt tạo nên công dụng (Phân rõ âm dương): “Hoa quyền bí phổ” viết : “Một vật có hai
thể, ấy là khí vậy”. “Âm dương, cương nhu, thuận nghòch, hướng tới hay quay ngược trở lại, lẻ
và chẵn, . . . đều là hai cả, không phải là một vậy.” “Hai mặt để tạo nên công”, cho rằng
“không tạo lập hai mặt thì không thấy được một mặt, một mặt đã không thấy thì cái dụng của
hai mặt cũng chấm dứt”, có “hai mặt” đối lập và thống nhất của âm với dương, thì mới có sự
vận động, có biến hóa, mới sản sinh ra được công dụng. “Song trọng thì trệ” : nếu như hai phía
trong cùng một sự vật đều là âm hoặc đều là dương, dùng âm đối âm, dùng dương đối dương, đó
đều gọi là “song trọng”. Phạm phải song trọng “âm – âm” hoặc “dương – dương”, thì tất cả đều
sẽ bò ngưng trệ. Bởi vì “dương không thể đứng độc lập, có được âm thì sau đó mới thành; âm
không thể tự chuyên trách được, nhờ có dương rồi sau đó mới vận hành”. Nếu là âm – âm thì
đều là âm, dương – dương thì đều là dương, chúng chỉ có một khí, mà không có hai khí, “dương

gặp âm thì thông, gặp dương thì bò cản trở, cho nên sẽ không thể sản sinh vận động, sản sinh
biến hóa, sản sinh công dụng. Bởi vậy, Hoa quyền chú trọng “tinh thần dựa vào hình thể, do tâm
mà phát, hai mặt tạo nên công”. Đem “tinh thần” được coi như là “công, là dụng”, phải phụ
thuộc vào hình thể, chòu sự chi phối của tâm. Nhấn mạnh đến sự bổ sung tạo thành lẫn cho nhau
từ hai phía mâu thuẫn. Cho rằng, chỉ có làm cho “hai khí Âm Dương” trở nên hài hòa, mới có
thể sản sinh công dụng của “Thần”, nhân đó đối với các nhân tố như : động – tónh, hư - thực,
cứng – mềm, nhanh – chậm, duỗi – co, căng – chùng, ém lại – dương ra, liên tục – ngắt quãng,
nặng – nhẹ, trồi lên – sụp xuống, trong – ngoài, trên – dưới, trái – phải, ngay ngắn – nghiêng
lệch, cần hết sức chú ý trong khi vận động.
Có được sự đối lập và thống nhất của “hai mặt” này mới sản sinh ra công dụng. Nhân tố đối lập
của hai khí âm dương rất được chú trọng trong bố cục, thể thức kết cấu, kình lực, v.v của đường
quyền.
Phương pháp kỹ thuật cơ bản này chỉ dẫn cách làm thế nào để luyện tốt phương pháp cơ bản của
Hoa quyền. Nắm bắt được điều này, sẽ từng bước nâng cao trình độ luyện tập môn Hoa quyền,
lại còn nâng cao thêm hứng thú đối với việc tập luyện võ thuật.
3) Lý luận cơ bản cách chiến đấu của môn Hoa quyền :
Chiến thuật chiến lược thực tế chiến đấu của môn Hoa quyền cũng có lý luận cơ bản khá hệ
thống. Nói theo cách đơn giản, trong khi chiến đấu, Hoa quyền vô cùng coi trọng sự “đắc khí”,
“đắc thời”, “đắc cơ”, “đắc thế”, cho rằng đó là mấu chốt của sự thắng bại, gọi là “tứ đức”. “Hoa
quyền bí phổ” nói rằng : “Người giỏi chiến đấu, lấy sự dũng cảm làm đầu, lấy khí làm quyết
đònh”. “Lấy khí để thực hiện ý chí”, “chí, là tướng soái của khí”, mà “dũng” thì là “cái chỗ để
chí dám làm”. Cho rằng “nổi giận sinh ra khí, mắt không coi dao sắc nhọn là gì cả; ý chí hướng
tới chỗ nào, thì vững chắc tới đâu cũng vẫn cứ vào được; người đánh thắng, ấy là kẻ đánh dũng
cảm”. Nếu như trong đánh nhau, “tuy chỉ có tài mà không có chí” thì “không thể tăng được
thành tích”. Bởi vì “thắng do ở đắc khí, bại do ở làm mất khí”, “ý chí hợp nhất thì thắng, khí tản
mát thì thua”. Cho nên Hoa quyền chủ trương “đắc khí” là điều cần trước tiên trong chiến đấu.
Trong ứng chiến thực tế với đòch, Hoa quyền chú trọng: “lấy dũng làm đầu, lấy khí làm yếu
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (15 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN

quyết”, yêu cầu đạt đến “nhất lang, nhò độc, tam cấp, tứ trí, ngũ thuận, lục cơ, thất dật, bát
vô” (1 là hiểm, 2 là độc ác, 3 là cấp tốc, 4 là mưu trí, 5 là nương theo, 6 là thời cơ, 7 là an nhàn,
8 là không).
“Đắc thời”, là “thấy lợi không để mất vậy”. Lúc đánh lộn với nhau, khi đối phương có sơ hở, là
thời cơ có lợi cho ta, không nên hồ nghi do dự. Bởi vì “thời cơ khó được mà dễ mất”, do dự thì trì
hoãn, trì hoãn thì mất thời, mất thời thì không thắng. Ấy gọi là “sau lúc thất lợi, lại còn gặp tai
ương”. Bởi vậy, Hoa quyền nhấn mạnh việc “Lúc đắc thời không để chậm trễ, thời cơ không
quay trở lại”. Cho rằng mấu chốt của thắng bại là “đạt được do ở thời cơ, không ở sự tranh đấu”,
cần phải “thấy lợi không để mất, gặp thời chẳng nghi ngại”.
“Đắc cơ”, là “quan sát hướng chuyển động, thừa lúc họ chưa ổn đònh, đánh lúc họ vô ý”. Hoa
quyền cho rằng lúc đánh nhau chẳng gì “thần kỳ bằng việc đắc cơ”, cần khéo quan sát hướng
chuyển động của đối phương, thừa lúc họ muốn động mà chưa động hoặc chuyển động mà chưa
ổn đònh, để cấp tốc tấn công. Nhưng mà cái cơ hội này, trên không gian và thời gian là “lúc
trước sau không để xê xích một giây, khoảng xa gần không cho cách một phân, đi trước nó một
khắc thì vượt quá lớn, sau nó một khắc thì mất thời”, “không để chút chậm trễ”, phải cho vừa
khít thích hợp, mới gọi là “đắc cơ”. Người giỏi “đắc cơ” thì thắng, không giỏi “đắc cơ” thì thua.
“Đắc thế”, là “thuận theo cái thế ấy”. “Cái thế ấy, đều gọi là thuận mà không phải là nghòch”.
Khi đánh nhau, Hoa quyền chủ trương “dựa theo thế mà tìm ra lối đi có lợi”, không cản trở
ngược lại nhau. Bởi vì “trở ngược thì mất thế”, mất thế thì không thắng.
Có được “tứ đức” (4 đức) là khí, thời, cơ, thế này mới có thể nắm chắc được thắng lợi trong
chiến đấu.
Lý luận cơ bản của thuật chiến đấu trong môn Hoa quyền còn có thuyết “hư thực tương
sinh” (thật giả sinh ra nhau). Hoa quyền xem sự hữu hình của kỹ thuật chiến đấu là thực, vô hình
được coi là hư. “Hoa quyền bí phổ” nói : “Hữu hình là thực, vô hình là hư”. Khi đánh nhau, “hư
thì khó công, thực thì dễ phá”. Bởi vì “vô hình thì khó thấy tình hình của nó”, sự dối lừa động
tónh mạnh yếu khôn lường; hữu hình thì có thể phân biệt được tình hình của nó. Cho nên, chủ
trương “chiến đấu quý ở chỗ vô hình”, làm cho bản thân thường ở vào đòa vò ẩn giấu hình tích.
Chữ “hư” cũng có nghóa là sự giả dạng, để làm cho đối phương từ “vô hình” bộc lộ qua “hữu
hình”, ta cần phải “biểu hiện bằng cái hư, nghênh đón bằng cái thực”, cung cấp cho đối phương
nhiều hình tượng giả để dẫn dụ họ. Khi đối phương đã bộc lộ hình tích, thì lấy lực lượng thật sự

của ta ra để đánh họ. “Hư” và “thực” lại còn nói về việc mạnh yếu cứng mềm, khi đón đánh vào
cái hữu hình của đối phương, còn cần “tránh chỗ mạnh của nó, đánh vào chỗ hư”, phải giỏi về
việc tránh khỏi sở trường của đối phương, tấn công vào sở đoản của họ. Nhưng mà, hư thực lại là
“dựa vào thế mà làm cho thích hợp”, dựa vào biến hóa của hình thế, mà thực có thể hóa ra hư,
hư có thể hóa ra thực, “người đánh giỏi, không thể không hư, không thể không thực”, “hư và
thực sinh ra nhau như vòng tuần hoàn không đầu mối”, làm cho đối phương khó đoán được đâu
là đầu và cuối. Người giỏi về phát sinh hư và thực tiếp nối nhau, đánh không sợ thua.
4) Công pháp của môn Hoa quyền : chia ra trạm trang (trụ tấn), đả trang (đánh vào cọc),
thích trang (đá vào cọc), đánh bao cát, trích tinh hoán nguyệt.
Sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa thành lập, Hoa quyền được xếp vào tiết mục biểu
diễn và thi đấu của võ thuật toàn quốc, và đã từng được chỉnh lý, xuất bản lần lượt 4 cuốn sách
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (16 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
là “Nhất lộ Hoa quyền”, “Nhò lộ Hoa quyền”, “Tam lộ Hoa quyền” và “Tứ lộ Hoa quyền”. Bài
“Nhất lộ Hoa quyền” và “Tứ lộ Hoa quyền” Thái Long Vân (sinh tháng 11 năm1928), người ở
Tế Ninh, tỉnh Sơn Đông biểu diễn đạt huy chương vàng trong đại hội thi đấu và biểu diễn hình
thức thể dục dân tộc toàn quốc (Trung quốc) năm 1953. Thái Vân Long đã xuất bản cuốn “Hoa
quyền” (1956), “Tứ lộ Hoa quyền và Nga My kiếm” (tháng 2 năm 1991).
3. TAM LỘ PHÁO QUYỀN
Theo tên gọi, có nghóa đây là một môn võ chú trọng đến sức lực, hình dung tư thế oai phong tựa
như một khẩu đại pháo ngoài chiến trận, uy lực công kích của môn võ này giống như đạn pháo.
Trong võ thuật, có vài môn dùng chữ “pháo” làm tên gọi bài quyền hoặc bài quyền dùng chữ
“pháo” làm từ để hình dung.
Tam lộ pháo quyền này thuộc loại Trường quyền, khi xưa thuộc môn Thiếu lâm, do Vương Tử
Bình truyền lại, nằm trong 4 môn võ lớn cùng với các môn là Tra quyền, Hoạt quyền, Hồng
quyền (lại có người còn gộp thêm cả Đàn thoái, thành ra 5 loại, đều nhập vào môn Tra quyền).
Trong tài liệu “võ thụât” của học viện thể dục Trung quốc hiện nay, nó cũng được đưa vào loại
Trường quyền, và còn được xếp vào loại bài bản Trường quyền truyền thống có danh tiếng.
Pháo quyền là một loại quyền thuật có tư thế khai mở, cứng mạnh có lực, chiêu thức rành mạch,

tính chiến đấu rõ ràng. Khi tập luyện yêu cầu mau lẹ có lực, mức độ trồi lên sụp xuống ngoặt
chuyển khá lớn. Phong cách kỹ thuật thì dũng mãnh uy nghiêm đi kèm với sự trầm tónh, tiến tới
mức độ “động như điện chớp, phát ra mau như gió mưa, một mình ra vào, không gì ngăn cản
nổi”. Trong kỹ thuật động tác, có hàm ẩn khá nhiều phương pháp kỹ thuật của Thập lộ đàn
thoái. Có thể nói kết cấu trong Tam lộ pháo quyền là lấy cơ sở kỹ thuật của thập lộ đàn thoái.
Mọi người chẳng khó khăn gì để nhìn ra quan hệ kế thừa gắn bó mật thiết giữa hai môn này.
Tuy nói Pháo quyền cũng có Thập lộ (10 đường), nhưng qua sửa đổi chỉnh lý chỉ có 3 bài là tam
lộ, lục lộ và cửu lộ được lưu truyền. Trong số đó, Tam lộ pháo quyền được lưu hành rộng rãi
nhất, ảnh hưởng lớn nhất và có tính đại biểu hơn cả. Người ta quen gọi nó đơn giản là “Tam lộ
pháo”. Nhìn chung, trong môn Pháo quyền được tryền dạy qua 30 đời các vò quyền sư nổi tiếng
trong người Hồi cho đến các vùng trên khắp lãnh thổ Trung hoa, đều lấy Tam lộ pháo làm chủ
yếu. Giống như trong 10 đường Tra quyền cũng có Ngũ lộ Tra quyền và Tứ lộ Tra quyền có ảnh
hưởng khá lớn vậy.
Động tác toàn bài Tam lộ pháo quyền chia ra 8 đoạn, cũng tức là đi về 8 lượt trong cả bài. Tổng
cộng có 70 động tác.
Kết cấu đường đi của bài là:

Đoạn thứ nhất: từ Thượng bộ dẫn thủ khiêu chưởng cho đến động tác thứ 8 là “Phiên thân
phách quyền Mã bộ bổng quyền” là đi xéo qua góc trái, bước tới hướng tây nam.

Đoạn thứ hai: bắt đầu từ động tác thứ 16 là “Tính bộ chấn đóa bổng chưởng” là bước tới góc
đông bắc.

Đoạn thứ ba: vẫn hướng về góc tây nam.

Đoạn thứ tư: bắt đầu từ động tác “Phiên thân phó bộ xuyên chưởng” là chạy
thẳng; sau khi đến động tác thứ 8 là “Yết bộ bão chưởng” là bật đá về hướng bắc.

Đoạn thứ năm: từ “Song thôi chưởng” là đi tới theo hình tam giác sau đó lại đi xéo về góc
tây nam.

file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (17 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
− Đoạn thứ sáu đi thẳng giống đoạn bốn.

Đoạn bẩy và tám đều đi qua lại theo đường thẳng. Duy trong động tác đoạn bẩy có 3 động
tác lật người khá phức tạp, người học cần chú ý.
Tam lộ pháo quyền do khi rèn luyện thì dũng mãnh mau lẹ mà có lực, yêu cầu phát kình cao,
động tác liên hoàn cần giống như cây pháo dây, phạm vi hoạt động lớn, cất lên sụp xuống lớn,
có nhiều ngoặt chuyển, bởi vậy lượng vận động khá lớn, rèn luyện lâu dài, có ích lợi rất lớn
trong việc tăng cường sức khỏe, phòng thân và nâng cao tố chất cơ thể.
4. PHÁO CHÙY
Là một môn quyền thuật của Trung quốc, còn gọi là “Tam hoàng pháo chùy”. “Tam hoàng” ý
nói đến 3 vò vua là Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế có trong truyền thuyết của Trung quốc.
“Pháo chuỳ” ý chỉ cho uy lực lớn mạnh giống như đạn pháo hay như dạng quả chùy đánh ra trầm
trọng và hung mãnh khi đánh quyền.
Môn này được sáng chế từ cuối đời Minh, phát triển tới thời Trung diệp của đời Thanh. Tương
truyền vào cuối đời Minh, đầu đời Thanh, nhà sư Phổ Chiếu ở chùa Thiếu lâm đem môn võ này
truyền cho Cam Phượng Trì và Kiều Tam Tú. Kiều Tam Tú lại truyền cho con mình là Kiều Hạc
Linh, Kiều Hạc Linh khi ngao du ở núi Nga My, vừa khéo gặp được Vu Liên Đăng người ở Sơn
Đông và Tống Mại Luân, người ở Hà Bắc, cùng bàn luận về đạo và võ, thấy khá hợp ý, liền thu
2 người này làm đồ đệ. 2 người họ Vu và Tống học thành nghề xong trở về cố hương, lại có chỗ
sáng tạo và phát triển đối với môn Pháo chùy, hình thành dần nên 2 hệ phái lớn là Vu và Tống
lưu truyền đến nay. Từ đó xuất hiện câu nói “Vu quyền Tống thủ”, đặt cơ sở cho sự phát triển
của môn Pháo chùy sau này. Cuối đời Thanh, xã hội bắt đầu loạn, nghề bảo tiêu do đó thònh
hành. Đa số võ sư nổi tiếng thời đó về môn Pháo chùy đều làm nghề bảo tiêu, thu thập đệ tử.
Pháo chùy lưu truyền khá rộng ở một dải vùng Bắc Kinh, trở thành một loại quyền thuật đặc sắc
có tính đòa phương của vùng Bắc Kinh.
Đặc điểm kỹ thuật: Bài bản của Pháo chùy ngắn, ít bài quyền, đòn thế gọn gàng, kết cấu đơn
giản, động tác giản dò dứt khoát, không cầu kỳ, lối ra đòn cấp tập, mỗi một chiêu thức, mỗi lần

súc tích hay phát ra đều đầy đủ kình lực cứng mạnh, có tính chiến đấu cao. Ngạn ngữ võ thuật
nói “Chùy đánh chữ thập, phóng qua trái phải, phía trước đánh vào sườn, đằng sau đánh vào
ngực”. Qua đó đã tỏ rõ đầy đủ đặc điểm kỹ thuật của môn Pháo quyền. Luyện Pháo quyền có 5
yêu cầu như sau :
1)
Khí chìm xuống cần tụ lại
2)
Lực ở gốc cần mạnh.
3)
Hổ khẩu và cổ tay cần ưỡn ra.
4)
Eo và mắt cần linh hoạt
5)
Tâm trí cần hoạt bát.
Pháo quyền vốn có 12 bài, hiện tại chỉ còn có 7 bài. Phương pháp cơ bản của Pháo chùy có Thập
nhò pháo tức: Khai môn pháo ; Phách sơn pháo ; Liên hoàn pháo ; Chuyển giác pháo ; Thập tự
pháo ; Não hậu pháo ; Tiết đỗ pháo ; Xung thiên pháo ; Liêu âm pháo ; Trát đòa pháo ; Oa tâm
pháo và Thất tinh pháo.
Khí giới diễn luyện thường dùng của Pháo quyền có : thương, kiếm, đao, côn.
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (18 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
Sau khi nước cộng hòa nhân dân Trung hoa thành lập, Pháo chùy được chọn là tiết mục biểu
diễn và thi đấu của võ thuật toàn quốc.
Đường thảo thứ 2 của Thái cực quyền Trần gia cũng được gọi là Pháo chùy, ngoài ra còn có môn
Pháo quyền, nhưng cả hai đều khác với môn Tam hoàng pháo chùy này.
5. ĐỊA CHI PHÁO QUYỀN :
Thuộc hệ thống Bát môn quyền. Môn võ này tương ứng với Thập nhò đòa chi là tý, sửu, dần,
mão, thìn, tỵ, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi. Lối đánh quyền mãnh liệt, như pháo nổ sấm kêu,
cho nên có tên là Pháo quyền. Nghe nói môn này do một người tên là Thường Ba Ba sáng chế

trong khoảng năm Gia Khánh đời Thanh. Nhân vật đại biểu chủ yếu cho môn này có Lý Văn
Hỷ, người ở An Ninh Bảo, tỉnh Lan Châu; Trònh Giang, người ở thành phố Tây Cố và Vương
Đức Thành.
Đòa chi pháo quyền tổng cộng có 12 đường. Kết cấu bài bản chặt chẽ, thế quyền thư duỗi vung
rộng, kình lực đầy đủ chắc chắn; động tác linh hoạt, thân pháp tự nhiên, tiết tấu rõ ràng, đi liền
một mạch. Nổi bật là đặc điểm kỹ thuật chiến đấu, chú ý đến tấn công và phòng thủ, coi trọng
thực dụng, gồm đủ cả thể và dụng. Động tác chủ yếu có : “Tả hữu ủng thủ” (ôm tay bên trái và
phải), “Yến tử hàm nê” (chim én ngậm bùn), “Thái tử thượng điện”, “Quỷ xả toàn” (quỷ kéo
dùi khoan), “Đại pháo đoạt oa” (bắn pháo lớn cướp hang ổ), “Hoa thủ pháo”, “Thiểm pháo”,
“Lộc lô ai kiên”.
Thủ pháp lấy quyền làm chủ, đan xen vào có các loại chưởng pháp. Thoái pháp dùng Đại bôn
thoái (chạy bước dài), Tiểu bôn thoái (chạy bước ngắn), Lý nhu thoái (đạp chân phía trong),
Ngoại thái thoái, Tả hữu đóa tử cước làm chủ, kiêm có các
cách quật ngã bằng chân như : lý giao, ngoại giao, tiền tảo, hậu tảo.
Công pháp chủ yếu là một số các phương pháp luyện tập eo, chân, vật ngã. Trong lúc diễn
luyện, yêu cầu cẩn thận từng chút một, tiến dần theo thứ tự, duy trì tập thường xuyên. Môn võ
này lưu truyền chủ yếu ở các vùng Cam Túc, Ninh Hạ, Thanh Hải, Tân Cương.
6. THÁI HOÀ QUYỀN
Thái Hòa quyền thuộc loại Trường quyền, chú trọng tu tập cả trong lẫn ngoài, chủ trương chia
võ thuật ra 2 môn là Võ nghệ và Võ đạo.
Võ nghệ thì chú trọng về tư thế, coi trọng khí lực. Võ đạo thì chú ý dưỡng khí, nặng về thần ý.
Phép nội công luyện “Bát khuyên kình”, “Bát thôi Thái hòa công”, “Thái hoà huyền ất công”,
đặc điểm là đều coi trọng cả 3 thứ ý, khí, lực. Lấy ý vận khí, khí tới đâu, lực theo tới đó, dùng cả
hư (giả) và thật, cứng và mềm giúp lẫn nhau. Rèn luyện lâu ngày, sẽ khỏe người, tiêu trừ bệnh
tật, eo và chân thêm nhẹ nhàng mạnh
mẽ.
Bài bản ngoại công có : “Loan linh bát thủ”, “Hắc hổ quyền”, “Trung quyền”, “Tổ chiến ngũ
hầu”, “Uyên ương lộ”, “Lục gia thế”, “Đại hoa sơn”, “Tiểu hoa sơn”, “Long chân đồ”, “Đường
lang đồ”, “Mãnh hổ thượng sơn”, “Mãnh hổ hạ sơn”, “Quán quyền”, “Bát khởi lô”. Thái hòa
quyền đã hòa trộn đưa vào một số kỹ thuật của Đường lang quyền, đầy đủ cả đòn ngắn và dài,

lấy đòn dài làm chủ. Đòn chân có cao, có thấp. Lấy đòn đá thấp làm sở trường, lại mượn thêm
sơ hỗ trợ của Nội công, nên tính chiến đấu khá cao.
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (19 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
7. BÁT CỰC QUYỀN
Tên đầy đủ là “Khai môn bát cực quyền”, còn gọi là “Nhạc Sơn bát cực quyền”. Gọi là “Khai
môn”, là lấy ý dùng “Lục lộ khai pháp” (tức “lục đại khai” – 6 cách mở rộng) làm kỹ thuật hạch
tâm, phá tung cửa nẻo (tư thế phòng thủ) của đối phương. Gọi là “Bát cực”, là sử dụng theo câu
nói quen dùng đời cổ: “ngoài cửu châu có bát dần, ngoài bát dần có bát hoằng, ngoài bát hoằng
có bát cực”, ẩn ý “8 phương cực kỳ xa”. Gọi là “Nhạc Sơn”, nghe nói bát cực xuất phát từ chùa
Nhạc Sơn ở huyện Hà Nam, cho nên có tên là “Nhạc Sơn”.
Bát cực quyền do người nào sáng chế ra, thấy trong ghi chép để lại có hai cách nói: một thuyết
nói do đạo só họ Lại tên là Ngô Chung, người thôn Hậu Trang Khoa, huyện Kháng Vân, tỉnh Hà
Bắc sáng chế nên;
Một thuyết nói do Trương Nhạc Sơn, người huyện Hà Nam truyền cho Ngô Chung. Hai thuyết
này đều cần khảo chứng lại. Ngô Chung truyền nghề cho con gái là Ngô Vinh. Về sau nhà họ
Ngô di cư về trấn Mạnh Thôn, huyện Thương, tỉnh Hà Bắc. Từ đó Mạnh Thôn bèn trở thành
vùng đất truyền bá môn Bát cực quyền.
Đặc điểm kỹ thuật đánh của Bát cực quyền: tư thế nhỏ ngắn, sắc sảo, động tác mau mạnh, kình
lực cứng chắc; chuyển đổi các cách đổ xuống, xô ra, chèn ép, bất chợt lay động bắn đánh ra;
phát lực cứng giòn, dùng khí thúc lực, lấy âm thanh hỗ trợ thế đánh, làm cho người kinh sợ. Ra
đòn như tên bắn, sấn bước như xuyên vào đá, vọt lên mạnh, rơi xuống cứng, từng đoạn ngắn với
thế hiểm. Lúc diễn luyện, uy nghi như hổ, vững vàng ổn đònh như gấu, mạnh mẽ như chim ưng,
xoay chuyển như rắn.
Bài bản chủ yếu có: “Bát cực tiểu giá”, “Bát cực quyền” (còn gọi là “Bát cực đối tiếp”), “Lục
trửu đầu”, “Bát cực tân giá”, “Cương kình bát cực”, “Bát cực song quỹ”, “Bát trận quyền”. Binh
khí chủ yếu lấy :“Lục hợp đại thương”, “Đối trát lục hợp” làm chủ.
8. PHÊ QUẢI và BÁT CỰC
Hai môn này không biết có từ đời nào, do ai sáng tạo. Môn Phê quải rất linh hoạt, có khá nhiều

tính mềm dẻo nhất trong các loại quyền cương mãnh của Bắc phái, sở trường về luyện chưởng.
Môn Bát cực có vẻ chậm chạp hơn.
9. PHIÊN TỬ QUYỀN
Còn có tên là “Phiên tử”, “Phiên quyền”. Vốn có tên là “Bát thiểm phiên”, “Bát
phiên”, tục gọi là “Phiên tử quyền”. Thuộc loại
hình quyền thuật đoản đả, sở trường về luyện tay.
Phiên tử quyền đã sớm lưu hành rộng ở đời Minh.
Thích Kế Quang đời Minh viết trong “Kỷ hiệu tân
thư. Quyền kinh tiệp yếu” như sau: “ …… Bát thiểm
phiên, thập nhò đoản, thử diệc thiện chi thiện giả
dã.” “Bát thiểm phiên” tức là quyền thuật của phái
này, rất phổ biến vào đời Minh. Trong 32 thế của
ông đã hấp thu các chiêu thế “Đương đầu pháo”,
“Ảo bộ loan trửu”, “Thuận loan trửu”, “Kỳ cổ thế”
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (20 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
của Phiên tử quyền. Trước kia, Phiên tử quyền lưu
truyền ở Cao Dương, tỉnh Hà Bắc, cuối đời Thanh
thì truyền đến vùng Đông Bắc. Gần mấy chục năm
khá thònh hành chủ yếu ở các tỉnh Hà Bắc, Liêu
Ninh, Cam Túc, Thiểm Tây. Đời cận đại, Phiên tử quyền xuất phát từ Đoan Thò, tỉnh Hà Bắc.
Ngày nay, tại Hà Bắc có Trần Tử Chính nổi tiếng về môn này. Ông có dạy võ tại Tinh võ hội.
Hiện nay, Phiên tử quyền truyền bá khá rộng ở 2 vùng Tây bắc và Đông bắc tuy đều cùng thuộc
1 mạch, nhưng hơi có chỗ khác nhau về kình lực và phong cách. Môn truyền ở Tây bắc, trải qua
sự diễn hóa của kình lực môn Thông bò, nên chú ý khá nhiều việc dùng eo phát lực, thành một
mạch tự nhiên. Môn truyền ở Đông bắc, chú ý nhiều đến việc đi liền một hơi nhanh nhẹn, dứt
khoát. Môn Phiên tử và Bát phiên ngày nay đã chia thành 2 phái, tuy vậy, các tư thế và dụng ý
không có gì khác nhau. Nếu thông thạo môn Phiên tử thì cũng luyện môn Bát phiên được và
ngược lại, cũng như vậy.

Bài bản chủ yếu của Phiên tử quyền có: “Trạm trang phiên”, “Tụ thủ phiên”, “Khinh thủ
phiên”, “Lỗ thủ phiên”, “Kiện trung phiên”. Ở dải Hà Bắc lưu truyền
“Lục thủ phiên”, “Yến thanh phiên”; vùng đất Tây bắc ở Cam Túc lưu truyền “Mã gia phiên”,
“Ưng trảo phiên”. Vùng đất Đông bắc lưu truyền “Long hình phiên”, “Ngư dược phiên”. Trong
môn Phiên tử, “Ưng trảo liên quyền” là cơ bản.
Khí giới có: “Bát bộ liên hoàn tiến thủ đao”, “Miên chiến đao”.
Đặc điểm: thế thức động tác ngắn gọn mà hay, phát lực nhanh mạnh, lối ra đòn tập trung, tư thế
phủ phục lách tránh, động tác thành một đường liền lạc, cho nên ngạn ngữ võ gọi là “Phiên tử
nhất quải tiên”. Phương pháp tấn công phòng thủ chú trọng: miên (liên miên), nhuyễn (mềm
dẻo), tùng (thả lỏng), thúy(dứt khoát), nội tàng hảo (ẩn giấu ở bên trong cho tốt).
Đòn chân thường đá tầm trung và thấp, chú trọng huấn luyện công phu eo, vai, hông và chân.
Yêu cầu công phu của chân luyện cho linh hoạt đầy biến hóa giống như cánh tay, vận dụng như
mong muốn.
10. YẾN THANH QUYỀN (hay BÍ TÔNG QUYỀN)
Bí Tông quyền là một môn võ của T.quốc, là quyền pháp
truyền thống nổi tiếng của võ thuật Thiếu lâm, có hệ thống và
phong cách độc đáo về nội dung lẫn kỹ thuật. Từ xưa đến nay,
do mỗi người truyền dậy tự lấy hoặc bỏ theo ý mình và sự
khác biệt của khu vực đòa lý, cho nên lại chia thành rất nhiều
lưu phái nhỏ khác, các lưu phái này đều có chỗ độc đáo và
chú trọng đặc điểm kỹ thuật riêng biệt nhưng đều là Thiếu
lâm ngoại gia, thuộc loại Trường quyền. Có khá nhiều truyền
thuyết xung quang nguồn gốc của Bí tông quyền. Tên gọi của
môn võ nhân đó cũng có nhiều cách nói khác nhau, như gọi là
“Mê Lộ quyền”, “Mê Tông Nghệ” hoặc “Nghê Tông (con sư
tử) quyền”, “Bí tông quyền”. Mượn danh nghóa do nhân vật
Yến Thanh trong “Thủy hử” truyền dậy lại. Những tên gọi
này có liên quan tới sự phát sinh ra nó. Ví như :
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (21 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM

TRƯỜNG QUYỀN
− Một truyền thuyết liên quan về nguồn gốc của môn này cho rằng, môn phái khởi nguồn từ
cuối đời Đường, khi truyền đến đời Tống, thì được Lư Tuấn Nghóa (một vò hảo hán Lương Sơn) ở
Thiếu lâm tự chỉnh lý, phát triển thêm mà thành. Về sau Lư Tuấn Nghóa thu nhận Yến Thanh
làm đồ đệ, đem chân truyền dậy cho người hầu là Yến Thanh (cũng là một vò hảo hán Lương
Sơn), rồi cùng nhau lên Lương Sơn Bạc. Sau khi họ Lư thoái ẩn, Yến Thanh mới truyền bá môn
võ này rộng rãi, cho nên nó có tên là Yến Thanh quyền.

Truyền thuyết thứ 2 lại nói là môn đồ của Yến Thanh tuy phục võ nghệ của Yến Thanh, nhưng
vì Yến Thanh đi theo Lương Sơn Bạc tạo phản, cho nên mới phải giấu tên Yến Thanh đi, đổi tên
gọi là Bí Tông quyền.

Lại có truyền thuyết thứ 3 nói là khi Yến Thanh lên Lương Sơn, bò quan binh truy đuổi, đã thi
triển tuyệt kỹ làm cho không để lại tung tích trên mặt tuyết, khiến cho quân đuổi bắt bò lạc mất
phương hướng, quan binh lâm vào mê lộ, cho nên mới gọi kỹ thuật của môn võ này là Mê Tông
Nghệ hoặc“Mê tông quyền” (Mê : lạc, mất; tông :tông tích, dấu vết).

Truyền thuyết thứ 4 là vào đời Đường, có vò hòa thượng Thiếu lâm lúc ra ngoài ngao du, khi đi
sâu vào trong một khu rừng rậm ở Tứ Xuyên thì gặp con toan nghê (một loài mãnh thú trong
truyền thuyết – sư tử) (có sách nói là đến một ngọn núi cao, trông thấy một loài động vật giốâng
như con vượn) đang đánh nhau, động tác của nó linh họat, tự nhiên nhu thuận, cứng mềm kèm
giúp nhau, tàng trữ thần khí bên trong, mới lần hồi đưa đến sự gợi ý, về sau tạo nên môn võ này,
nên mới có tên là Nghê Tông quyền.
Vì vậy trong xã hội mới lưu truyền câu nói: “Đông (Sơn Đông) Yến Thanh, Tây (Hà Nam) Nghê
tông”.
- Truyền thuyết thứ 5 nói do tuyến đường đánh quyền của môn phái này phức tạp, giống như
“dạng tổ nhền nhện”, bộ pháp độc đáo, đủ khả năng có thể làm hoa mắt đòch thủ, cho nên được
gọi là “Mê tông quyền” hoặc “Mê tông nghệ”.
Do sự truyền bá võ thuật thời cổ đa số dựa vào “khẩu thụ thân truyền” (truyền thụ trực tiếp), ít
có văn tự ghi chép, lại có sự nói hùa vào của phần lớn các truyền thuyết nêu trên, cho nên còn

phải đợi sự khảo chứng xem xét lại.
Tình hình truyền bá Bí tông quyền đời cận đại :

Môn này được Tôn Thông, người ở Đại Nhạc, tỉnh Sơn Đông truyền bá ra vào cuối năm Khang
Hy (hoặc khoảng năm Ung Chính) đời Thanh. Một phái gọi là “ Bí tông quyền” do đệ tử của ông
là Trần Thiện người ở huyện Thương (Thương Châu) làm trung tâm. Bài quyền có : Luyện thủ
quyền, Tiểu tiến quyền, Đại, Tiểu ngũ hổ quyền, Báo quyền, Miên chưởng quyền, Bát chiết
quyền, Bát đả quyền, Bí tông trường quyền, Sáo hoàn quyền, Hợp chiến quyền.
Bài bản binh khí có : Tứ môn đao, Song đao, Đại đao, Nhò lang côn, Tam lộ điều, Lục lộ điều,
Đơn quải, Song quải, Thập bát câu, Bát quái kỳ môn thương.

Từ huyện Thương, có một gia tộc họ Hoắc chuyển đến sống ở huyện Tónh Hải, tỉnh Hà Bắc,
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (22 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM
WWW.MAISONLAM.COM
TRƯỜNG QUYỀN
gọi môn võ này là “Mê tông quyền” hoặc “Mê tông nghệ”, con cháu các đời truyền nối cho
nhau. Bài bản quyền cước và binh khí có Đơn luyện quyền và Hoắc thò liên quyền, nội dung gần
giống với phái của Trần Thiện. Sau khi trong gia tộc đó có người tên Hoắc Nguyên Giáp xuất
hiện, danh tiếng của Mê Tông Nghệ mới dần trở nên vang dội và phát triển rực rỡ.

Môn “Yến Thanh quyền” cổ xưa được Trương Diệu Đình, người ở Thương Châu, tỉnh Hà Bắc
truyền bá. Môn này về sau truyền đến Tôn Thông vào đời Thanh. Tôn Thông là người ở Đại
Nhạc, tỉnh Sơn Đông. Ban đầu ông theo họ Trương ở Diễn Châu học môn võ này, sau đó du lòch
qua các nơi, về già, sống ẩn cư dậy võ ở huyện Thương, tỉnh Hà Bắc. Tiếp nối sau Tôn Thông,
môn võ này do các nhà võ thuật Trần Thiện, Dương Hồng Tân, Trần Quảng Trí, Liên Khoát hoà
thượng, Lý Nguyên Trí, Hoắc Nguyên Giáp, Dương Côn Sơn, Lư Chấn Phong, Lưu Chí Thanh ra
sức truyền bá. Các tỉnh ở phía Bắc Trung quốc như Sơn Đông, Hà Bắc đều lưu truyền rộng rãi
môn này. Bài bản có : Yến Thanh đệ nhất lộ và Yến Thanh đệ nhò lộ.

Ngoài ra, môn võ này được truyền từ tỉnh Hà Bắc đến huyện Thanh Châu, tỉnh Sơn Đông, lại

hình thành nên một phái là “Yến Thanh thần chùy”.

Ở một dải Thiên Tân, tỉnh Hà Bắc, nó lại kết hợp với Bát phiên quyền để hình thành một phái
là “Yến Thanh thốn Bát phiên”; cùng với môn “Yếân Thanh quyền” chuyên luyện các kỹ thuật
khấu tỏa cầm nã (móc khóa chụp bắt), tá cốt (tháo khớp), điểm huyệt.
Môn Bí Tông có nội dung phong phú, lập thành một hệ thống riêng, kết cấu chặt chẽ, động tác
hài hòa, chiêu pháp linh lợi, chú trọng thực dụng, tính chiến đấu mạnh. Khi luyện tập, tác dụng
tấn công và phòng thủ của quyền, chưởng, trửu, thoái, túc, tất (gối) đều được phát huy hết mức,
tay mắt thân bộ pháp, tinh thần khí lực công đều được rèn luyện toàn diện. Các loại bài bản
quyền cước và binh khí có gần 100 loại.
Tuy có rất nhiều lưu phái, mỗi môn có kỹ thuật và phong cách riêng biệt, nhưng về thực chất
vẫn có nhiều điểm chung. Đó là phong cách Thiếu lâm ngoại gia mang phong cách Trường
quyền bắc phái. Nó lấy 24 yếu điểm của truyền thống (tức là “tứ kích”, “bát pháp”, “thập nhò
hình”) làm yêu cầu cơ bản, về công pháp lại có đặc điểm của Nội gia quyền, tu luyện cả trong
và ngoài. Khi chuyển thế đi quyền, chú trọng công phu của eo và chân. Động tác trong bài bản
Bí tông Trường quyền vững chắc chậm rãi, hít thở tự nhiên, thuộc lọai hình quyền pháp Nội
công.
Đặc trưng cơ bản của Bí Tông quyền là: quyền pháp tổ chức hợp lý, tư thế ngay ngắn, duỗi mở
rộng, tròn tròa tự nhiên, lách chuyển vọt nhẩy xê dòch, hoạt bát, nhanh chậm xen nhau. Quyền
pháp giản dò không hoa loà, không coi trọng việc tạo dáng, chú trọng công phu thực chất, mỗi
chiêu mỗi thế không phải đánh thì là phòng thủ, đầy đủ cả tấn công và phòng ngự, lấy tấn công
làm chủ.
Vận kình phát lực ra có cương và nhu, bộ vững như bắt rễ xuống mặt đất, thế chắc như núi cao
sừng sững. Khi tiến công, đi quyền trên một đường thẳng, đánh mạnh thọc mạnh, mau lẹ cho lực,
trong công có phòng, chiêu pháp linh hoạt, làm cho người phải vội vàng luống cuống, không thể
chống đỡ nổi.
Tinh hoa kỹ thuật của nó là thế ngay chiêu thức tròn tròa, khí thế liền lạc, cứng mềm theo giúp
nhau, hư và thực xen nhau, lấy tâm làm chủ tể, khí trầm Đơn điền. Các bộ vò toàn thân đều có
thể dùng để tấn công, ôm tì bám dính bắt, phủi nâng cuốn khoác, bẻ chụp triệt cất, thúc chèn
file:///C|/Documents%20and%20Settings/nguyenma g/My%20Documents/GTHL%20TRUONG%20QUYEN%201.htm (23 of 197)7/5/2007 9:17:07 PM

WWW.MAISONLAM.COM

×