Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.19 KB, 9 trang )


BỘ MÔN LUẬT KINH TẾ

BÀI THUYẾT TRÌNH

CÔNG TY CỔ PHẦN


Nhóm lớp Anh 5 _ TCQT B_K 46

1, Ngô Thị Thanh Hà
2, Tô Thị Thu Hà
3, Nguyễn Thị Thu Hằng













Cũng như công ty TNHH, công ty cổ phần cũng là một loại hình doanh
nghiệp thuộc loại “ cổ điển” ở Việt Nam khi chính thức được thừa nhận lần đầu
tiên vào năm 1990 trong Luật Công ty. So với Luật công ty năm 1990 và Luật
Doanh nghiệp 1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 đưa ra khá nhiều điểm mới về
công ty cổ phần. Và sau đây nhóm chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn về công ty


cổ phần dưới góc nhìn của Luật Doanh nghiệp 2005.
I. Khái quát chung

1.Định nghĩa
Căn cứ vào qui định tại điều 77 chúng ta có thể hiểu công ty cổ phần là
doanh nghiệp có tư cách pháp nhân trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau ( cổ phần) và có từ ba thành viên trở lên ( cổ đông ) các cổ
đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong
phạm vi số vốn đã góp.
2.Đặc điểm
Thứ nhất, vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần
bằng nhau và được gọi là cổ phần (điềm a khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005).
Một trong những điểm khác biệt có tính chất cơ bản giữa công ty cổ phần với
các loại hình doanh nghiệp khác chính là ở đặc trưng này. Ở công ty cổ phần,
vốn điều lệ được chia nhỏ thành các phần bằng nhau, các nhà đầu tư khi tham
gia góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được xác định là nắm giữ bao nhiêu cổ phần
của công ty chứ không xác định là nắm giữ số vốn bao nhiêu, chiếm bao nhiêu
phần trăm vốn điều lệ như ở các loại hình doanh nghiệp khác
Thứ hai, công ty cổ phần là doanh nghiệp có số lượng thành viên tối
thiểu là ba và không giới hạn số lượng thành viên tối đa ( điểm b khoản 1 điều
77_ Luật 2005). Như vậy, công ty cổ phần là loại doanh nghiệp mà pháp luật
đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu lớn nhất trong số các loại hình doanh
nghiệp đang tồn tại theo qui định của pháp luật Việt Nam. Trước đây, Luật
công ty năm 1990 đòi hỏi số lượng thành viên tối thiểu của công ty cổ phần là 7
còn Luật Doanh nghiệp 2005 chỉ yêu cầu là 3. Điểm mới này đã tạo điều kiện
hết sức thuận lợi cho các nhà đầu tư khi muốn kinh doanh dưới hình thức pháp
lý này.
Thành viên của công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ phải
chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi
số vốn đã góp (điểm c khoản 1 điều 77 _ Luật DN 2005). Đặc trưng này của

công ty cổ phần xác định sự tách bạch về mặt tài sản của nhà đầu tư – thành
viên với tài sản công ty.
Thứ ba, công ty cổ phần là một pháp nhân kể từ ngày đựơc cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh ( khoản 2 điều 77_Luật DN 2005).
Thứ năm, công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công
chúng theo qui định của pháp luật về chứng khoán ( cổ phiếu, trái phiếu chuyển
đổi và các loại trái phiếu khác theo qui định của pháp luật và Điều lệ công ty)
(theo khoản 1 điều 88 Luật Doanh nghiệp 2005). Trong khi, công ty hợp danh
và doanh nghiệp tư nhân bị cấm phát hành tất cả các loại chứng khoán còn công
ty TNHH ( cả một thành viên và từ hai thành viên trở lên) chỉ được quyền phát
hành các loại chứng khoán không phải là cổ phiếu thì công ty cổ phần có thể
phát hành tất cả các loại chứng khoán mà pháp luật có thừa nhận. Điều này thể
hiện tính đại chúng của công ty cổ phần.
3.Những vấn đề liên quan
a. Cổ phần
Căn cứ vào điểm a khoản 1 điều 77 Luật Doanh nghiệp 2005 “ cổ phần là
phần chia nhỏ nhất vốn điều lệ của công ty cổ phần”. Thông thường mệnh giá
của cổ phần khá nhỏ, đủ để có thể thu hút được nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong
xã hội để đưa vào quá trình kinh doanh. Theo điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005,
cổ phần bao gổm hai loại là cổ phần phổ thông (CPPT) và cổ phần ưu đãi
(CPUD). Lưu ý rằng, CPPT không thể chuyển thành CPUD nhưng CPUD có
thể chuyển thành CPPT theo quyết định của Đại Hội Đồng cổ đông (khoản 6
điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005).
CPPT là loại cổ phần mà pháp luật yêu cầu mọi công ty cổ phần buộc phải
có, nó tạo cho người sở hữu một cách đầy đủ nhất các quyền và nghĩa vụ của
một nhà đầu tư. Khi thành lập công ty, các cổ đông sáng lập phải đăng kí mua ít
nhất 20% tổng số CPPT được quyền chào bán và phải thanh toán đủ trong thời
hạn 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh
doanh(khoản 1 điều 84 Luật Doanh nghiệp 2005 ).
CPUD là loại cổ phần mà người sở hữu nó được hưởng một lợi ích nào đó

lớn hơn so với lợi ích của người sở hữu CPPT. Nhưng việc phát hành loại cổ
phần này tuỳ thuộc vào quyết định của công ty. Có các loại CPUD sau:
- CPUD biểu quyết là cổ phần mà người sở hữu nó có số phiếu biểu quyết cao
hơn so với người sở hữu CPPT ( số phiếu này do Điều lệ công ty qui định)
(khoản 1 điều 81 Luật Doanh nghiệp 2005). Như vậy đây là loại CPUD đối với
quyền quản lý công ty. Người sở hữu nó có ảnh hưởng rất lớn với việc ra các
quyết định quản lý công ty. Do vậy loại cổ phần này không đựơc phép chuyển
nhượng và chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền, các cổ đông sáng lập mới
được quyền nắm giữ. Tuy nhiên, sau ba năm kể từ ngày công ty được cấp giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh, CPUD biểu quyết của cổ đông sáng lập đương
nhiên trở thành CPPT( khoản 3 điều 78 _ Luật DN 2005).
- CPUD cổ tức là cổ phần đựơc trả cổ tức với mức cao hơn so với mức của
CPPT hoặc với mức ổn định hằng năm( khoản 1 điều 82 Luật Doanh nghiệp
2005).
- CPUD hoàn lại là cổ phần sẽ được công ty hoàn lại vốn góp bất kì khi nào
theo yêu cầu của ngừơi sở hữu hoặc theo các điều kiện đựơc ghi tại cổ phiếu
của CPUD hoàn lại( khoản 1 điều 83 Luật Doanh nghiệp 2005).
Người sở hữu CPUD hoàn lại và CPUD cổ tức không làm ảnh hưởng đến
hoạt động quản lý của công ty cổ phần do vậy Luật Doanh nghiệp 2005 không
giới hạn chủ thể sở hữu và quyền chuyển nhượng của hai loại như đối với
CPUD biểu quyết. Theo qui định tại khoản 3 điều 82 và khoản 3 điều 83 Luật
Doanh nghiệp 2005, họ không có quyền biểu quyết, quyền dự họp Đại hội cổ
đông, quyền đề cử người vào Hội Đồng quản trị và ban Kiểm soát. Điều này thể
hiện sự khác biệt của công ty cổ phần với đa số các loại hình doanh nghiệp khác
khi nhà đầu tư bỏ ra bao nhiêu vốn, thông thường họ sẽ có quyền quản lý công
ty tương ứng với số vốn đó

b. Cổ phiếu
Khoản 1 điểu 85 Luật Doanh nghiệp định nghĩa: “cổ phiếu là chứng chỉ do
công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một

hoặc một số cố phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi
tên”.
c.Cổ đông
Khoản 11 Điều 4 : “ Cổ đông là người sở hữu ít nhất một cổ phần đã phát
hành của công ty cổ phần”
Tương ứng với các loại cổ phần đã nêu ở trên, có hai loại cổ đông là cổ
đông phổ thông và cổ đông ưu đãi.
Quyền và nghĩa vụ của cổ đông được Điều lệ công ty đưa ra dựa trên
những quy định cụ thể của Pháp Luật. Điều 79 và 80 Luật Doanh nghiệp 2005
có những qui định về vấn đề này của cổ đông phổ thông, vì thời gian có hạn,
nhóm chúng tôi xin trình bày một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của họ.
Cổ đồng phổ thông có quyền :
- Tham dự, phát biểu và có quyền biểu quyết trong các buổi họp Đại hội cổ
đông.
- Được nhận cổ tức theo quy định của công ty.
- Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỉ lệ cổ phần phổ
thông mà họ sở hữu.
- Được tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ một số trường hợp phải được sự
chấp nhận của Đại hội đồng cổ đông.
( khoản 1 điều 79 Luật Doanh nghiệp 2005)
Bên cạnh các quyền nêu trên, nhóm chúng tôi đưa ra một số các nghĩa vụ
cơ bản của cổ đông phổ thông:
- Thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể
từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ vá các nghĩa vụ tài sản khác của công ty
trong phạm vi số vốn đã góp.
- Không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới
mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần.
( khoản 1 điều 80 Luật Doanh nghiệp 2005)
Quyền và nghĩa vụ của các cổ đông ưu đãi tương tự như của cổ đông phổ

thông đã nêu ở trên, ngoại trừ những trường hợp do luật quy định.
d.Cổ tức
Khoản 9 điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005: “ Cổ tức là khoản lợi nhuận
ròng được trả cho mỗi cổ phần bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản khác từ nguồn
lợi nhuận còn lại của công ty sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài chính”.
II. Vấn đề vốn của công ty cổ phần

Một là, vốn của công ty cổ phần được góp thông qua hình thức đầu tư mua
các cổ phần do công ty đó phát hành. Như đã nói ở trên, công ty cổ phần được
phép phát hành tất cả các loại chứng khoán theo quy định của pháp luật, do đó
khả năng tăng vốn lớn hơn so với công ty TNHH. Trong đó, quyền quyết định
loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán thuộc về Đại
hội đồng cổ đông còn thời điểm, phương thức và giá chào bán do Hội đồng
quản trị quyết định ( điểm b khoản 2 điều 96 và khoản 1 điều 87 _ Luật Doanh
nghiệp 2005). Đặc biệt, giá chào bán cổ phần không được thấp hơn giá thị
trường tại thời điểm chào bán hoặc giá trị được ghi trong sổ sách của cổ phần
tại thời điểm gần nhất trừ một số trường hợp do pháp luật qui định ( khoản 1
điều 87 _ Luật Doanh nghiệp 2005).
Hai là vấn đề chuyền nhượng cổ phần. Việc chuyển nhượng cổ phần trong
công ty cổ phần về nguyên tắc không bị hạn chế như việc chuyển nhượng vốn
trong công ty TNHH và công ty hợp danh trừ một số trường hợp do pháp luật
qui định. Nó có thể đựơc thực hiện dưới hình thức văn bản hoặc trao tay cổ
phiếu (khoản 5 điều 87 Luật Doanh nghiệp 2005).
Ba là vấn đề mua lại cổ phần đã phát hành.Việc này có thể xảy ra theo hai
trường hợp là theo yêu cầu của cổ đông và theo quyết định của công ty. Các cổ
phần mua lại đựơc coi là số cổ phần thu về và công ty có quyền chào bán
chúng.
- Việc mua lại theo yêu cầu của cổ đông được Luật Doanh nghiệp 2005 quy
định tương tự như đối với trường hợp công ty mua lại phần vốn góp của
công ty TNHH. Cụ thể theo điều 90 bộ luật này quy định cổ đông có quyền

yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình trong trường hợp họ biểu quyết
phản đối các quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc tổ chức lại công
ty hoặc việc thay đổi quyền và nghĩa vụ của cổ đông trong Điều lệ công ty.
- Việc mua lại theo quyết định của công ty. Theo điều 91 Luật Doanh nghiệp
2005 thì số cổ phần đựơc mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông
đã bán. Quyền quyết định việc mua lại các cổ phần của công ty thuộc về Đại
hội động cổ đông và Hội đồng quản trị.
III. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có rất nhiều các nhà đầu tư
tham gia góp vốn thông qua việc mua cổ phần do công ty phát hành. Chính vì
vậy nó cần một cơ chế quản lý chặt chẽ và khá phức tạp. Theo điều 95 Luật
Doanh nghiệp 2005 “ Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản
trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ
đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần
của công ty thì phải có Ban kiểm soát”.
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công
ty cổ phần, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết (khoản 1 điều 96
Luật Doanh nghiệp 2005).
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định và thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty
không thuộc thẩm quyển của Đại hội đồng cổ đông( khoản 1 điều 108 Luật
Doanh nghiệp ). Hội đồng quản trị có từ ba đến mười một thành viên. Các
thành viên này có thể là cổ đông hoặc cũng có thể không phải là cổ đông nhưng
phải thoả mãn các tiêu chuẩn theo qui định pháp luật (khoản 1 và 4 điều 109 _
Luật Doanh nghiệp 2005).
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh
hàng ngày của công ty; chịu sự giám sát và trách nhiệm trước Hội đồng quản trị
và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Ngoài ra,
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của doanh nghiệp khác (Điều 116 khoản 2 luật

Doanh nghiệp 2005).
Ban kiểm soát là cơ quan bắt buộc phải có đối với công ty cổ phần có trên
mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng
số cổ phần (Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005). Cơ quan này có từ ba đến năm
thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác (khoản 1 điều 121 Luật
Doanh nghiệm 2005). Nhiệm vụ của Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định
nhưng có thể hiểu chức năng của cơ bản của cơ quan này là thay mặt Đại hội
đông cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và điều hành công ty của Hội đồng
quản trị và (Tổng) Giám đốc; kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, trung thực và mức
độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh và trong công tác
kế toán, thống kê và báo cáo tài chính… ( điều 123 Luật Doanh nghiệp 2005)
Mối quan hệ:
Chủ tịch Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Tổng giám
đốc hoặc Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu ra, chịu sự giám sát và chịu trách
nhiệm trước Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát thay mặt Đại hội đồng cổ đông
giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc.
So sánh Luật 2005_ Luật 1999 (về điều kiện thông qua quyết định của Đại
hội đồng cổ đông)
So với Luật Doanh nghiệp1999 thì Luật Doanh nghiệp 2005 có sự thay đổi
một số điều về điều kiện thông qua quyết định của Đại hội cổ đông. Theo điều
104 Luật Doanh nghiệp 2005, những quyết định không quan trọng của doanh
nghiệp thì phải đạt ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự
họp chấp thuận; điều kiện để tổ chức được đại hội cổ đông theo giấy triệu tập
lần một là có số cổ đông dự họp ít nhất 65% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Còn theo Luật Doanh nghiệp 1999 thì con số này là 51%. Đối với những vấn
đề quan trọng của Doanh nghiệp, theo Luật Doanh nghiệp 2005 thì cần tỷ lệ
biểu quyết là 75%, theo luật Doanh nghiệp 1999 là 65%.
Việc nâng tỷ lệ biểu quyết trong Luật Doanh nghiệp 2005 không những
bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư nhỏ mà còn khiến việc thôn tính công ty trở
nên khó khăn hơn. Phải nắm giữ trên 75% vốn điều lệ của công ty thì người đó

mới có toàn quyền quyết định đường lối phát triển của công ty.
1








1


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×