đo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Đây là chuyên đề rộng lớn và toàn diện bao
trùm toàn bộ sự phát triển xoay quanh con người.
Nếu ta coi phát triển con người là một mục tiêu đầu tiên, là động lực căn bản để
phát triển xã hội, lấy việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển và xem đó là nhân tố quyết
định tháng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hình thái kinh tế xã hội của tất cả thành phần kinh tế trong đó nhà nước đóng vai
trò chủ đạo, cán bộ và công chức nhà nước nói chung, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản
lý kinh tế nói riêng là phương pháp chủ yếu và quyết định.
Đại hội lần thứ IX đã xây dựng một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng
thành thạo chuyên môn nghiệp vụ có khả năng và trình độ để đáp ứng nhu cầu của
tình hình nhiệm vụ trong thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh nền kinh tế
Trong quá trình tiến hành cách mạng cũng có những thuận lợi nhưng bên cạnh đó
có rất nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận và phương pháp khoa
học sáng tạo, phải có quan điểm khách quan toàn diện phát triển.
Chúng ta phải luôn luôn đề cao vai trò của hình thái kinh tế lấy chủ nghĩa mác
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng làm kim chỉ nam
cho công nghiệp ta, cho cách mạng nước ta, cho dân tộc, phát triển đổi mới kinh tế
tư duy ở nước ta, đưa nước ta lên con đường xã hội chủ nghĩa.
Một điều quan trọng nữa là phải khắc phục một số tư tưởng hữu khuynh không tiến
hành cách mạng, tả khuynh chủ quan nóng vội, duy ý chí. Bệnh chủ quan, duy ý chí
là sai lầm khá phổ biến ở nước ta và ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây, gây
tác hại nghiêm trọng với xây dựng xã hội chủ nghĩa.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sai lầm ở lối suy nghĩ và hình thức giản đơn nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ
quan thể hiện trong một số chủ trương và chính sách xã hội với hiện thực khách
quan. Để khắc phục chúng ta cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp, trước hết là đổi
mới tư duy nâng cao nhân lực trí tuệ trình độ lý luận của Đảng. Trong hoạt động
trực tiếp phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế
quản lý, đổi mới tổ chức và phương hướng hoạt động của hệ thống chính trị, chống
bảo thủ, trì trệ quan liêu.
Song để làm được tất cả những chính sách đề ra, phải có một Nhà nước chuyên
chính vô sản, một nhà nước thực sự của dân do dân và vì dân.
+ Học thuyết hình thái kinh tế xã hội là nền tảng chính của mọi quốc gia trên thế
giới vì nó chính là nền tảng kinh tế - xã hội của mọi nước, mà trong đó những yếu
tố để hình thành nên hình thái kinh tế - xã hội bao gồm lực lượng sản xuất , quan hệ
sản xuất, kiến trúc thượng tầng, sinh hoạt, văn hoá xã hội là nhân tố chính của
hình thái kinh tế xã hội .
+ Việc sản xuất ra của cải vật chất là tất yếu và cần thiết của mọi dân tộc, mà muốn
sản xuất ra của cải vật chất lại phải có lực lượng sản xuất . Lực lượng sản xuất là
nhân tố chính của sản xuất vật chất và biểu hiện quan hệ giữa người với người trong
giới tự nhiên. Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên
của loài người của năng lực thực tiễn của con người. Lực lượng sản xuất làm ra tư
liệu sản xuất cho xã hội, từ lực lượng sản xuất này sẽ nảy sinh ra quan hệ sản xuất
là quan lệ giữa người và người trong quá trình sản xuất, và cũng thuộc lĩnh vực đời
sống vật chất của xã hội, tư liệu lao động là xương cốt bắp thịt của sản xuất, trong
quá trình lao động thì công cụ lao động luôn được cải tiến. Trong các quy luật
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
khách quan chi phối sự vận động phát triển của các hình thái kinh tế- xã hội thì quy
luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản
xuất có vai trò quyết định nhất. Từ lực lượng sản xuất sẽ hình thành nên một tổng
thể đó là kiến trúc thượng tầng bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội,
những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại của thượng tầng hình thành
trên một cơ sở hạ tầng nhất định và đều có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển
riêng nhưng không tồn tại tác rời nhau mà liên hệ tác động qua lại lẫn nhau và nảy
sinh trên cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng.Nhưng không phải tất cả các yếu tố
của kiến trúc thượng tầng đều liên hệ như nhau đối với các tổ chức chính trị, pháp
luật có liên hệ trực tiếp với cơ sở hạ tầng, còn các yếu tố khác như triết học, nghệ
thuật, tôn giáo thì ở xa cơ sở hạ tầng và chỉ liên hệ gián tiếp với nó.
Trong hình thái kinh tế - xã hội bao gồm cả tổng thể xã hội và văn hoá, sinh hoạt
đời sống cũng là những mặt riêng lẻ của nó. Nó cũng có tính chất quyết định của xã
hội với việc giáo dục nhân cách con người và con người chính là tổng thể xã hội.
Vậy xây dựng hình thái kinh tế xã hội ở Việt Nam thì nhất thiết các yếu tố lực
lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng, sinh hoạt, văn hoá
không thể thiếu một yếu tố nào được mà nó phải gắn bó, liên kết cùng nhau trên con
đường phát triển của đất nước.Biết tìm ra những phương pháp có hiệu quả phù hợp
với đất nước như xây dựng nền sản xuất hàng hoá nhiều thành phần, xây dựng hệ
thống chính trị theo nguyên tắc nhân dân lao động, mở rộng giao lưu quốc tế sẽ
làm cho hình thái kinh tế nước ta phát triển hơn. Chính những điều đó sẽ có ý nghĩa
rất tốt đối với các mặt trong tổng thể hình thái kinh tế xã hội của nước ta. Nó sẽ thúc
đẩy phát triển kinh tế lực lượng lao động sẽ có việc làm và không bị dư thừa, đời
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
sống văn minh lịch sự, thu nhập quốc dân tăng thì tổng thể hình thái kinh tế - xã hội
của nước ta sẽ phát triển, nó sẽ thúc đẩy nền kinh tế của nước ta đi lên. Muốn vậy
nước ta phải thực hiện tốt đườnglối đổi mới toàn diện mà Đảng đã đề ra.
Kết luận
Tóm lại hình thái kinh tế – xã hội là một trong những thành tựu khoa học mà Cmác
đã để lại cho nhân loại. Lý luận đó đã chỉ ra: xã hội là một hệ thống mà trong đó
quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, và các
quan hệ sản xuất nhất định mà trên đó dựng lên một kiến trúc thượng tầng pháp lý
và chính trị cũng như các hình thái xã hội tương ứng. Đồng thời lý luận cũng chỉ ra
rằng sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội là một quá trình
lịch sử tự nhiên. Thông qua cách mạng xã hội, các hình thái kinh tế – xã hội thay
thế nhau từ thấp lên cao. Tuy nhiên sự vận động và phát triển của các hình thái kinh
tế – xã hội vừa bị chi phối bởi các quy định chung. Ngày nay, xã hội loài người đã
có những phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều ra với thời Cmác. Nhưng sự phát triển
đó vẫn dựa trên cơ sở lý luận hình thái kinh tế chính trị xã hội vẫn giữ nguyên giá
trị của nó trong mọi giai đoạn. Tuy nhiên lý luận hình thái kinh tế – xã hội không có
tham vọng giải thích tất cả các hiện tượng của đời sống xã hội mà nó đòi hỏi được
bổ sung bằng các phương pháp tiếp cận mới về xã hội, không phải vì thế mà lý luận
hình thái kinh tế – xã hội trở nên lỗi thời.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do sự hiểu biết còn hạn chế về hình thái kinh tế -
xã hội nên bài tiểu luận này còn nhiều thiếu sót, bởi bản thân em là người Laos . Em
mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn đọc để lần sau bài viết của em được
hoàn thiện hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Sinh viên: ALu Lao Ly
Lớp : Cao Học 2006 - B4
Hà nội: 25/ 1/ 2007
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -